Cẩm nang COVID-19 (Bệnh viện Đa khoa Medlatec)

Page 1

BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC

CẨM NANG COVID-19


MỤC LỤC 1. Đại cương bệnh COVID-19

Lưu hành nội bộ

1

2. Đường lây truyền virus SARS-CoV-2

1-2

3. Triệu chứng của bệnh?

2-3

4. Phân loại các đối tượng cách ly

4

5. Đối tượng cách ly theo quy định của Bộ Y tế

5

6. Hướng dẫn cách ly F0 không triệu chứng tại nhà 7. Hướng dẫn cách ly F1, F2 tại nhà 8. Hướng dẫn cho người chăm sóc F0 tại nhà 9. Uống thuốc gì và không nên sử dụng thuốc gì

6-7 8-10 11-12 13

10. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi với các F

14-15

11. Tập luyện và giữ tinh thần lạc quan

16-17

12. Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19

18


1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH COVID-19 Bệnh dịch do virus corona mới (SARS-CoV-2) còn gọi là COVID-19, bệnh xuất hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2019 tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Sau đó, bệnh lan rộng ra toàn cầu gây đại dịch cho đến nay (ngày 1/8/2021) đã xảy ra ở 228 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 200 triệu người mắc và hơn 4.2 triệu người tử vong. Virus này đã gây ra 4 làn sóng dịch tại Việt Nam và luôn luôn biến đổi tạo thành những biến chủng làm tăng khả năng lây lan và bệnh nặng, đặc biệt là biến chủng Delta. Ở làn sóng thứ 4 từ ngày 27/4/2021, dịch chủ yếu do biến chủng Delta đã lây lan mạnh tại cộng đồng ở các địa phương như Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam với số ca mắc tăng rất cao hơn 8.000 trường hợp/ngày làm quá tải hệ thống y tế và tăng số trường hợp tử vong. Tính đến ngày 1/8/2021, cả nước ghi nhận hơn 150.000 ca nhiễm và hơn 1.300 ca tử vong. Cả nước vẫn đang tập trung hết sức ưu tiên cho chống dịch nhằm giảm khống chế dịch, giảm tỉ lệ mắc và tử vong bằng những biện pháp như thực hiện 5K và giãn cách xã hội kết hợp đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin cho toàn dân.

2. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VIRUS SARS-COV-2 SARS-CoV-2 lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp, theo các phương thức sau: Lây qua giọt bắn: Người nhiễm khi ho hắt hơi, thở, nói chuyện, các virus theo giọt bắn ra ngoài, xâm nhập vào đường hô hấp của người tiếp xúc trong phạm vi dưới 2m.

Virus phát tán ra bề mặt qua các giọt bắn dính vào các bề mặt, khi tay chúng ta chạm vào virus theo tay đưa lên mũi miệng.

Virus đặc biệt là chủng Delta ở trong các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường hẹp, phòng kín, ít thông gió thì có thể lây lan trong đường không khí.

1


Virus SARS-CoV-2 có thể lây bệnh trong thời kỳ ủ bệnh và tuần đầu khi mắc bệnh, mức độ lây truyền phụ thuộc vào các yếu tố:

Nồng độ virus phát tán ra từ người nhiễm.

Thời gian tiếp xúc càng lâu thì khả năng lây càng cao.

Khoảng cách càng gần thì càng dễ lây.

Có sử dụng phương tiện phòng hộ thường xuyên đúng cách hay không: đeo khẩu trang, kính chắn.

Phụ thuộc vào đối tượng có được tiêm phòng vắc xin hay không.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH? Với những ca dương tính với virus SARS - CoV 2 hiện nay cho chúng ta thấy rằng, không phải đối tượng nào bị mắc bệnh cũng sẽ có những triệu chứng bệnh rõ rệt. Thông thường người bệnh sẽ bị ho và sốt, thế nhưng những người bệnh bị mắc COVID-19 chủng mới thậm chí còn không xuất hiện một dấu hiệu nào liên quan đến hệ hô hấp cho đến khi bệnh chuyển nặng.

2


Khi bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, khoảng 60 % là không có biểu hiện lâm sàng ban đầu. Các biểu hiện lâm sàng có thể gặp là: Sốt; Tiêu chảy; Đau mỏi toàn thân; Ho khan; Viêm đường hô hấp trên; Khi xuất hiện viêm phổi, có thể tức ngực, khó thở, nhịp thở nhanh, khi gắng sức khó thở tăng, mệt nhiều; Có những trường hợp bệnh nhân thiếu ôxi máu nhưng trên lâm sàng không có biểu hiện rõ rệt, khi gắng sức nó sẽ dẫn đến biểu hiện chuyển nặng rất nhanh; Những trường hợp diễn biến nặng dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxi máu, gây tổn thương, rối loạn chức năng các cơ quan dẫn đến dễ tử vong. Ai cũng có nguy cơ bị nhiễm, nhưng các đối tượng sau đây có nguy cơ cao, dễ chuyển biến nặng và dễ tử vong:

Người trên 65 tuổi

Phụ nữ có thai

Trẻ em dưới 2 tuổi

Người thừa cân béo phì

Người nhiễm HIV/AIDS

Người có bệnh lý nền như: Đái tháo đường, tai biến mạch máu não ít vận động, xơ gan, suy thận, bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, suy tim, can thiệp tim mạch, ung thư,…

Người dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch kéo dài: hoá chất, corticoid,...

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện nay, khi có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, người dân cần gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.

3


4. PHÂN LOẠI CÁC ĐỐI TƯỢNG CÁCH LY 4.1 Mục đích Quản lý, cách ly người bị nhiễm bệnh để hạn chế lây lan ra cộng đồng. Theo dõi điều trị để giảm tỉ lệ tử vong, chiến lược trong quản lý và điều trị phụ thuộc vào tình hình và mức độ xảy ra dịch do Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia và các địa phương quy định.

4.2 Một số khái niệm

F0

F1

F2

Người nhiễm có biểu hiện lâm sàng thì

F1: là những người

F2: là những người

gọi là người bệnh;

tiếp xúc gần với

tiếp xúc gần

F0 và phụ thuộc

với F1.

F0 là những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm RT PCR. Trong F0 có những trường hợp sau:

Người nhiễm mà chưa có biểu hiện lâm

vào nguy cơ

sàng thì có 2 khả năng:

phơi nhiễm.

+ Sau quá trình theo dõi thời gian ủ bệnh nếu không xuất hiện biểu hiện lâm sàng thì gọi là người lành mang virus. + Sau quá trình theo dõi thời gian ủ bệnh nếu xuất hiện biểu hiện lâm sàng thì gọi là người bệnh.

4


5. ĐỐI TƯỢNG CÁCH LY THEO QUY ĐỊNH BỘ Y TẾ Ở những vùng dịch chưa lan rộng ở cộng đồng thì tất cả các trường hợp F0 phải được cách ly và theo dõi điều trị tại bệnh viện và chia thành các tầng khác nhau: Trường hợp F0: F0 chưa có triệu chứng lâm sàng và không có nguy cơ chuyển nặng F0 chưa có triệu chứng nhưng có nguy cơ chuyển nặng F0 có triệu chứng trung bình, nhẹ F0 có triệu chứng nặng F0 nguy kịch. Trường hợp F1: cách ly tập trung ở các cơ sở cách ly, những người nhập cảnh và từ vùng dịch trở về trong thời gian14 ngày. Trường hợp F2 Theo dõi tại nhà. Ở những vùng dịch lây lan mạnh ra cộng đồng, quá tải y tế thì F0 không có triệu chứng, không có nguy cơ chuyển nặng (tuổi dưới 65, không có bệnh lý nền, đã tiêm vắc xin đủ thời gian) thì có thể cách ly và theo dõi tại nhà. Trường hợp F0: F0 không có triệu chứng nhưng có nguy cơ diễn biến nặng (tuổi dưới 65, không có bệnh lý nền, đã tiêm vắc xin đủ thời gian) thì theo dõi tại các khu cách ly tập trung hoặc bệnh viện dã chiến F0 có triệu chứng thì theo dõi điều trị tại các bệnh viện điều trị COVID-19. F0 có biểu hiện nặng trở lên thì phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện có Trung tâm Hồi sức cấp cứu. Trường hợp F1: Cách ly tại nhà Trường hợp F2: Cách ly tại nhà.

5


6. HƯỚNG DẪN CÁCH LY F0 KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI NHÀ Đối tượng áp dụng: Các trường hợp F0 (có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính hoặc xét nghiệm RT-PCR dương tính) và không có triệu chứng lâm sàng. Không kèm bệnh lý nền hoặc nếu có bệnh lý nền thì đã được điều trị ổn định, không béo phì. Chuẩn bị:

Phòng cách ly: Phòng riêng, thông thoáng, có cửa sổ, khu vực vệ sinh riêng (chỉ sử dụng quạt trong phòng, không nên dùng điều hoà).

Vật dụng cơ bản: Đồ dùng vệ sinh cá nhân, thùng rác riêng, quạt máy, bình đun nước siêu tốc, khẩu trang, găng tay, bát đũa, bột giặt...

Thuốc: Hạ sốt, tiêu hoá, dạ dày, tiêu chảy, chữa đau họng, dầu xoa, oresol, nước muối súc miệng, xịt mũi, các loại tăng sức đề kháng nhất là Vitamin C, Vitamin D3. Thiết bị y tế: Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo oxy trong máu (không bắt buộc).

Ăn uống:

Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước

Bổ sung tỏi, sả... vào thực đơn mỗi ngày

Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều

Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C

Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều

6


Điều trị các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải: Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại, thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới gan

Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ

Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Rối loạn khứu giác, tê lưỡi

Thực hiện đo nhiệt độ cơ thể, mạch đập, nhịp thở, huyết áp, oxy máu và ghi nhật ký triệu chứng, khai báo các chỉ số hàng ngày cho cán bộ y tế bằng các phương thức liên lạc nhanh chóng nhất

Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần

Biểu hiện cần cấp cứu khi cách ly tại nhà: Oxy máu dưới 94%

Nhịp thở nhiều hơn 24 lần một phút

Đau thắt ngực, khó thở khi vận động

Không thể nói đủ câu

Lẫn lộn về thời gian, địa điểm

Da xanh, môi nhợt

Không tự đi, cầm nắm, ăn uống được

Lạnh đầu ngón tay, ngón chân

Đối với người chăm sóc người cách ly tại nhà cần chú ý: Trẻ em, người có bệnh nền nguy hiểm, người già không nên ở cùng bệnh nhân; Người chăm sóc cần mặc đồ bảo hộ, khẩu trang và găng tay; Bỏ rác thải vào thùng riêng, niêm phong và xử lý riêng; Rửa tay sạch, súc miệng nước muối; Bổ sung thêm vitamin C, B1, B6, B12.

7


7. HƯỚNG DẪN CÁCH LY F1, F2 TẠI NHÀ 7.1 Hướng dẫn cách ly F1 tại nhà Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về điều kiện cách ly y tế tại nhà phòng chống dịch COVID-19 với người xác định tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 (gọi là F1), cần phải chấp hành nghiêm các quy định trong thời gian cách ly tại nhà như sau:

KHÔNG Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi...

Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác;

ĐƯỢC Bố trí suất ăn riêng

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 05 lần vào thời điểm ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly.

NÊN Thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định

BLUE ZONE

Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly

Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone

8


Tuân thủ thực hiện: Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày theo hướng dẫn: Hàng ngày bỏ khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp đó bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm ở trong phòng của người cách ly; Các rác thải thông thường được bỏ vào thùng đựng rác thải sinh hoạt, buộc chặt miệng túi và đặt ra trước cửa phòng để thu gom hàng ngày; Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định. Lưu ý: Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly. 7.2 Hướng dẫn cách ly F2 tại nhà Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần F1 (gọi là F2) sẽ cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm PCR của người tiếp xúc F1 và cần tuân thủ nghiêm túc các quy định:

Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc

Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng

Cung cấp suất ăn riêng cho người được cách ly

Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã, chính quyền địa phương sở tại khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở

Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú

9


Trong trường hợp kết quả xét nghiệm RT PCR của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly người tiếp xúc F2 lên thành người tiếp xúc F1. Nếu kết quả xét nghiệm RT PCR của người tiếp xúc F1 âm tính với SARS-CoV-2 thì người tiếp xúc F2 được kết thúc việc cách ly.

Lưu ý: Các trường hợp F2 sau khi kết thúc cách ly phải tiếp tục thực hiện nghiêm quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe; Nếu có các dấu hiệu bất thường như cảm cúm, ho, sốt, mệt mỏi, rát họng, khó thở... phải báo ngay cho cơ quan y tế để được hướng dẫn, xử trí.

10


8. HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂM SÓC F0 TẠI NHÀ Người chăm sóc F0 tại nhà cần tuân thủ những việc sau: Trường hợp F0 không triệu chứng: Đeo khẩu trang thường xuyên khi hỗ trợ F0;

Giữ khoảng cách trên 2m đối với F0;

Rửa tay thường xuyên. Trường hợp F0 cần chăm sóc: Trang bị đồ bảo hộ;

Đeo khẩu trang và yêu cầu F0 cũng đeo khẩu trang;

Mang găng tay khi chạm hoặc tiếp xúc với máu, phân hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh (nước bọt, chất nhầy, chất nôn và nước tiểu);

Vứt găng tay vào thùng rác có lót túi nilon và rửa tay ngay lập tức. Chuẩn bị cho F0: Cửa phòng cách ly phải bố trí một chiếc bàn để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho F0.

Nên yêu cầu F0 sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt, tránh xa những người khác.

Cần bỏ rác thải trong thùng rác riêng biệt, niêm phong và xử lý riêng.

11


Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc F0: Người chăm sóc F0 rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bản thân. Thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt. Phòng cách ly F0 không được dùng điều hòa trung tâm, nhưng có thể dùng điều hòa riêng và đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ để tăng lưu thông không khí.

Người chăm sóc F0 hoặc bất kỳ ai tiếp xúc gần với F0 nên ở nhà, cách ly với cộng đồng, trừ một số trường hợp hạn chế. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bát đĩa, cốc, khăn tắm, bộ đồ giường, thiết bị điện tử như điện thoại di động... với người bị bệnh. Rửa bát đĩa và dụng cụ bằng găng tay và nước nóng. Làm sạch tay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng đã qua sử dụng.

Cải thiện thông gió giúp loại bỏ các giọt hô hấp từ không khí.

Hỗ trợ F0 các nhu cầu cơ bản Giúp F0 làm theo hướng dẫn chăm sóc và thuốc men của bác sĩ nếu có. Cung cấp thuốc hạ sốt cho F0 khi cần thiết.

Giúp F0 mua sắm hàng tạp hóa, thuốc mua các mặt hàng thiết yếu. Cân nhắc mua các mặt hàng thông qua dịch vụ giao hàng, nếu có thể.

Đảm bảo người bệnh uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây ép và nghỉ ngơi.

Chăm sóc vật nuôi của F0, hạn chế tiếp xúc giữa người bị bệnh và vật nuôi.

Chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng Theo dõi các triệu chứng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức, khi F0 có các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp đối với COVID-19, hoặc nếu ai đó có bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu sau:

Khó thở, thở gấp

Đau dai dẳng hoặc tăng áp lực trong ngực

Triệu chứng lú lẫn, lẫn lộn mới

Không có khả năng ý thức hoặc tỉnh táo

Da, môi hoặc móng tay màu tái, nhợt nhạt, xám xanh, tùy thuộc vào tông màu da.

12


9. UỐNG THUỐC GÌ VÀ KHÔNG NÊN SỬ DỤNG THUỐC GÌ? Với những trường hợp chưa cần thiết chăm sóc tại cơ sở y tế, cần chuẩn bị các loại thuốc thông thường như: Đầu tiên, tại nhà nên chuẩn bị các thuốc thông thường như thuốc hạ sốt, tiêu hóa, dạ dày, dầu xoa, các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Dùng nước muối súc miệng, súc họng, xịt mũi. Trường hợp F0 sốt nhẹ, có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch Oresol để tránh mất nước… Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay các thuốc khác tại nhà. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định. Trường hợp sốt trên 38 độ, đau cơ hay đau đầu, người bệnh có thể dùng loại thuốc sau:

Paracetamol: Người lớn cần uống 1- 2 viên paracetamol 500mg hay 650mg, uống 4 lần trong 24 giờ; Thời gian giãn cách 4 giờ giữa các liều thuốc; Người dưới 18 tuổi hoặc cân nặng dưới 50kg nên hỏi nhân viên chăm sóc y tế về liều dùng; Nếu cơn sốt kéo dài, hãy dùng khăn lạnh ẩm chườm lên trán. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốt tăng lên, ho khan, tức ngực, biểu hiện hô hấp, đếm nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút (so với mức bình thường là 16-18 lần/phút), cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, can thiệp kịp thời.

13


10. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ NGHỈ NGƠI VỚI CÁC F CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Để có một sức khỏe tốt phòng chống lại dịch bệnh, chúng ta cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Ngoài ra, đây cũng là tiền đề xây dựng lối sống lành mạnh để tạo thành các thói quen có lợi cho sức khỏe trong thời gian dài. Theo Bộ Y tế khuyến cáo, người dân có thể áp dụng công thức Dinh dưỡng 4 - 5- 1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Cụ thể trong đó:

Chế độ cân bằng về 4 yếu tố: Protein - Lipid Vitamin - Chất khoáng;

Có ít nhất 5 nhóm thực phẩm

thuộc

8

nhóm:

Lương thực - Sữa - Dầu

Dinh dưỡng 1 ngày phải cân đối và an toàn.

ăn/Mỡ - Rau củ quả Thịt/Cá/Hải sản - Trứng Hạt - Rau củ sẫm màu;

Hàng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Một số lưu ý về uống nước trong khi phòng dịch và với các trường hợp là F: Không được để miệng và cổ khô, cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát. Cần uống nước sạch, đã đun sôi, uống ấm. Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần. Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Hạn chế bia, rượu, coffee vì có tác dụng lợi tiểu làm tăng tốc độ mất nước qua thận.

14


CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI Ngoài việc chú ý chế độ dinh dưỡng khi bị nghi lây nhiễm Virus SARS-CoV 2, người bệnh cũng cần chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Cần ngủ đủ giấc, đều đặn. Nên ngủ trước 11 giờ đêm, không nên thức khuya chơi game hay đọc báo, sử dụng điện thoại. Khi thấy mệt và buồn ngủ thì nên ngủ nhiều hơn. Người bệnh cũng cần lên lịch cho mình trong ngày những khung thời gian nào làm việc nào, nên cố gắng tuân thủ theo như giờ ăn, giờ đi ngủ, giờ uống trà, giờ đọc sách, giờ xem phim, giờ tập thể thao...

15


11. TẬP LUYỆN VÀ GIỮ TINH THẦN LẠC QUAN CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN Theo các chỉ thị của Chính phủ, người dân hạn chế và chỉ ra đường trong các trường hợp cấp thiết. Đối với người đang bị lây nhiễm Virus Sars CoV- 2, tập thể dục nhẹ nhàng với các động tác giãn xương cốt của Yoga hoặc tập thiền, tập hít thở sẽ giúp cơ thể tiết ra chất Endorphin giúp tâm trạng bình ổn, tăng cường hệ miễn dịch, giúp chuyển hóa tốt hơn và giảm đau.

Hướng dẫn bài tập thở Các bài tập thở giúp cải thiện tình trạng khó thở. Kiểu thở chúm môi giúp làm dài hơn thở ra, thở ngực và thở bụng kết hợp tay giúp tăng dung tích phổi 1. Kiểu thở chúm môi: Mím môi và hít thửo bằng mũi trong 2 nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau khi hít vào Chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong 4 nhịp 2. Kiểu thở bụng: Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (Để cảm nhận di động của ngực và bụng) Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra thở từ từ bằng miệng môi chúm lại, bụng xẹp xuống Hít vào 1-2 nhịp thở ra 1-2-3-4 nhịp 3. Kiểu thở ngực kết hợp tay: Bước 1: Người bệnh đưa tay lên mở rộng lộng ngực kèm hít vào. Có thể giữ hơi thở khoảng 3-5 giây nếu như không gây khó thở Bước 2: Đưa tay xuống kèm thở ra bằng phương pháp chúm môi. Lưu ý: Tập ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút tập.

16


Tư thế nằm sấp cho người bệnh COVID-19 Người bệnh xoay đầu sang một bên để dễ thở. Lưu ý xoay đầu đều hai bên để tránh co ngắn và đau cơ vai gáy. Đặt gối dưới hông hoặc chân dưới để thoải mái. Đặt một gối dưới đầu, Quay đầu từ bên này sang bên kia ít nhất 30 phút một lần, hoặc thường xuyên hơn khi cần thiết. Lưu ý: Không nằm úp bụng khi vừa ăn xong, thay đổi vị trí từ từ cẩn thận.

TINH THẦN LẠC QUAN Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều người sẽ cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, đau buồn, lo âu. Vì vậy, chúng ta cần làm chủ tinh thần và giữ được sự bình tĩnh. Hãy kết nối, trò chuyện với người khác, người bạn tin tưởng có thể sẻ chia và thông cảm. Dành thời gian thư giãn: Cố gắng làm một số hoạt động mà mình yêu thích.

17


12. KHUYẾN CÁO TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 Vắc xin phòng COVID-19 là một thành tựu to lớn của khoa học, để tạo được miễn dịch cộng đồng để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. Trong một thời gian ngắn các nhà khoa học và các công ty đã sản xuất ra nhiều loại vắc xin và được cấp phép khẩn cấp để phòng chống dịch. Vai trò của vắc xin đối với từng cá nhân người được tiêm: Giúp người được tiêm không bị bệnh hoặc bị bệnh nhưng ở mức độ không tiến triển đến nặng và tử vong. Muốn ra khỏi vụ dịch thì số người tiêm vắc xin cần đạt trên 70% để tạo được miễn dịch cộng đồng. Nếu chủng virus càng lây lan mạnh thì tỉ lệ người đạt miễn dịch cần cao hơn. Chiến lược tiêm phòng vắc xin càng nhanh càng rộng thì càng tốt nên người dân cần nghiêm túc thực hiện tiêm phòng vắc xin. Tỷ lệ phản ứng biến chứng sau tiêm rất thấp nên người dân không nên lo ngại về tác dụng không mong muốn và lựa chọn vắc xin. Tiêm càng sớm càng tốt.

18


XÉT NGHIỆM COVID-19 TẠI HỆ THỐNG Y TẾ MEDLATEC TRÊN TOÀN QUỐC

01 02

TEST NHANH: 179.000 vnđ 30 - 60 phút PCR: 729.000 vnđ 4 - 20 giờ

( Theo lịch hẹn của MEDLATEC)

Hệ thống y tế MEDLATEC: 01 Bệnh viện Ða khoa; 03 Phòng khám Ða khoa, 24 chi nhánh, Phòng khám Chuyên khoa; 24 văn phòng và 45 điểm thu gom mẫu trên toàn quốc.


Khách hàng đặt lịch chủ động qua:

Website: Medlatec.vn

App: MED-ON

Tổng đài

10:10


DANH SÁCH CÁC ÐỊA ÐIỂM LẤY MẪU COVID-19 CỦA MEDLATEC TRÊN TOÀN QUỐC TẠI HÀ NỘI BỆNH VIỆN ÐA KHOA MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng, Ba Ðình, Hà Nội PHÒNG KHÁM ÐA KHOA MEDLATEC TÂY HỒ - 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội PHÒNG KHÁM ÐA KHOA MEDLATEC THANH XUÂN - 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội MEDLATEC Sơn Tây - 79 Trung Sơn Trầm, Trung Sơn Trầm, Sơn Tây, Hà Nội VP Gia Lâm: T51 Ngõ 237 Ngô Xuân Quảng, Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội VP Ðông Anh: Số 216 Cao Lỗ, Uy Nỗ, Ðông Anh, Hà Nội VP Hà Ðông: Số 121 đường 70, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội VP Thường Tín: Số 104 Trần Lư, Phố Ga, Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, Hà Nội VP Hoài Ðức: Tầng 1, toà B, Chung cư Gemek Tower, đường Lê Trọng Tấn, Hoài Ðức, Hà Nội

TẠI CÁC TỈNH MEDLATEC BẮC GIANG

MEDLATEC THÁI NGUYÊN

142B Ðào Sư Tích, Tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang.

Số nhà 12, Tổ 6, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

MEDLATEC BẮC NINH

MEDLATEC PHÚ THỌ

Khu Khả Lễ, đường Bình Than, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.

Số 48 Hàn Thuyên, Phường Tân Dân, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.

MEDLATEC VĨNH PHÚC

MEDLATEC HÒA BÌNH

Số 119 Nguyễn Tất Thành, Khu dân cư số 2, Phường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Tầng 1, Nhà H, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, Thành phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình.

MEDLATEC QUẢNG NINH

MEDLATEC HẢI PHÒNG

Lô C11, KÐT Mới Cao Xanh, Hà Khánh A, Phường Cao Xanh, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

15 Việt Ðức, Phường Lãm Hà, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng

MEDLATEC HƯNG YÊN

MEDLATEC THÁI BÌNH

Ðường Mai Hắc Ðế, Thôn Kim Ðằng, Phường Lam Sơn, Thành phố Hưng yên, Tỉnh Hưng Yên

Số 77, đường Chu Văn An, Tổ 44, Phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.

MEDLATEC HÀ NAM

MEDLATEC NINH BÌNH

505 Lý Thường Kiệt, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam

Ngõ 310 Lê Thái Tổ, Phường Nam Thành, Thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình.

MEDLATEC THANH HÓA

MEDLATEC NGHỆ AN

Số 12-14 Phạm Ngũ Lão, Phường Ðông Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.

91A Hoàng Thị Loan, Khối 4, Phường Bến Thủy, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.

MEDLATEC QUẢNG BÌNH

MEDLATEC ÐÀ NẴNG

28 Hà Văn Quan, Phường Nam Lý, Thành phố Ðồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

21 Thái Văn Lung, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Ðà Nẵng.

MEDLATEC CẦN THƠ 349AA Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Cần Thơ.


HỆ THỐNG BỆNH VIỆN/PHÒNG KHÁM MEDLATEC GROUP

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN/PHÒNG KHÁM MEDLATEC

HỆ THỐNG CHI NHÁNH MEDLATEC GROUP


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.