Kết luận chương 1 Dạy học hợp tác đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử giáo dục của thế giới và hiện nay nó đang được áp dụng ngày càng phổ biến với tất cả cấp học ở Việt Nam. Đây là một phương pháp dạy học tích cực, mang lại hiệu quả học tập cao. Việc vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Toán không chỉ giúp HS lĩnh hội kiến thức mà còn hình thành và phát triển ở người học nhiều năng lực Toán học quan trọng. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận về DHHT, thiết kế các tình huống DHHT hiệu quả, chúng tôi nhận thấy: Việc tổ chức DHHT có những điều kiện thuận lợi giúp nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cũng như giúp cho việc phát triển một số năng lực ở HS. Về mặt thực tiễn, qua nghiên cứu và đánh giá kết quả khảo sát thực tiễn đối với GV và HS chúng tôi nhận thấy: Hầu hết GV và các em HS đều đánh giá cao hiệu quả của dạy học hợp tác đối với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Mặc dù đã có rất nhiều GV đã quan tâm và vận dụng phương pháp dạy học này trong quá trình dạy học môn Toán. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế kế hoạch dạy học, còn yếu trong khâu tổ chức các hoạt động lên lớp nên nhiều GV còn cảm thấy lúng túng khi thực hiện, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Căn cứ vào mặt lí luận và thực tiễn nêu trên, từ những thách thức, khó khăn trong việc thực hiện DHHT, cùng với những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó là cơ sở vững chắc cho chúng tôi xây dựng chương 2: Thiết kế một số tình huống dạy học hợp tác trong dạy học phương trình, bất phương trình mũ-logarit nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Toán.
40