7 minute read

3.3.7 Bồi dưỡng tâm lý và ý chí thi đấu của học sinh 3.3.8 Tổ chức thi đấu để hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật và ổn định tâm lý

luyện tốt. Lấy động viên, thuyết phục là chính chứ không gò ép, nóng nảy. Qua đó dần dần giáo dục cho các em có tính kiên cường, biết tự kiềm chế và có ý chí. Người Giáo viên – HLV phải làm cho các em hiểu rằng muốn có một sức khỏe tốt và đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao thì phải luyện tập thường xuyên và phải có sự mệt nhọc cần thiết. Các chuyên gia tâm lý và các HLV thể thao chuyên nghiệp cho rằng 70% sự thắng bại trong thi đấu thể thao là nhờ các tố chất và quá trình tập luyện còn 30% là yếu tố tâm lý. Tất cả những yêu cầu trên có thể giúp cho Giáo viên - HLV nâng cao được uy tín đối với học sinh, mặt khác trong huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi TDTT người giáo viên cần phải nắm vững và phát huy nghệ thuật của một nhà giáo dục mới có thể phát huy tính chủ đạo được. Bên cạnh đó người HLV- Giáo viên phải hiểu được rằng một VĐV ưu tú ngoài trình độ trí lực cao, trạng thái tâm lý thích hợp và năng lực cao về ý thức vận động động, còn cần phải có các cá tính khác thích ứng với trình độ thể thao hiện đại như: tính cách, tình cảm, ý trí quyết đấu, nghị lực quyết tâm, năng lực tư duy…Có thể dùng phương pháp trò chuyện, quan sát và đo một số chỉ số tâm lý đơn giản khác để điều tra các vấn đề sau: - Tâm tư, suy nghĩ đối với quá trình luyện tập gian khổ. - Khả năng tập trung sức phấn đấu thông qua tập luyện hàng ngày. - Thái độ hợp tác HLV và các nhân viên chăm sóc y tế. - Tinh thần, thái độ tham gia thi đấu, có ý chí quyết đấu kể cả với đối thủ mạnh hơn mình, có ý thức cạnh tranh vươn lên đúng đắn, sự hồ hởi, phấn khởi trong tập luyện và thi đấu. - Thông thường hồi hộp trước thi đấu là điều dễ xảy ra với các VĐV học sinh. Ở một số học sinh sự hồi hộp có thể dẫn đến quá căng thẳng thần kinh. Sự gắng sức, bình tĩnh và sáng suốt, lựa chọn phương pháp tối ưu để dành chiến thắng. Đối với trường hợp này trong quá trình huấn luyện người Giáo viên –

HLV cần chú ý tạo ra không khí tương đồng với những buổi thi đấu để học sinh quen dần và không bị ngợp khi bước vào sân thi đấu. - Trong quá trình huấn luyện luôn xây dựng cho mình một niềm tin, tinh thần thái độ tập luyện tự giác, nghiêm túc. 3.3.8 Tổ chức thi đấu để hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật và ổn định tâm lý. Sau khi trang bị cho học sinh các kỹ, chiến thuật và các yếu tố tâm lý cần thiết cùng với tâm lí vững vàng và qua quá trình tập luyện nên tiến hành tổ chức các cuộc thi đấu cho học sinh để hoàn thiện kĩ, chiến thuật và ổn định tâm lý. Vận dụng đúng luật thi đấu và đủ dường chạy để các em có thể phát huy sở trường của mình, từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm thực tế để chuẩn bị tốt cho các cuộc thi đấu chính thức.

Advertisement

Đối với đội tuyDDoongrlaan6cuwj ly ngắn của trường THPT Thịnh Long do điều kiện sân bãi nhà trường không đảm bảo nên các buổi tập kỹ thuật và phối hợp vị trí thường xuyên phải tập luyện tại khu du lịch với đường nhựa cứng và đường vòng hẹp nên cảm giác đường chạy của các em học sinh không tốt, đặc biệt là với đội tuyển chạy tiếp sức 4 x 100m, ảnh hưởng đến thành tích, khả năng phối hợp trao nhận gậy giữa các vị trí dẫn đến kết quả khi đi thi đấu trong các năm trước chưa thực sự cao. Khắc phục vấn đề này trong năm học 2015 – 2016 để chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ IX - năm 2016. Bản thân tôi đã khắc phục bằng cách thường xuyên cho các VĐV tập chạy bắt tốc độ đoạn ngắn với giày đinh trên mặt sân cỏ đồng thời đề xuất với BGH nhà trường cấp kinh phí thuê ô tô chở các thành viên trong đội tuyển lên SVĐ Thiên Trường 3 lần để các em học sinh làm quen với cảm giác đường chạy và cảm giác chính xác của cự ly, vị trí thi đấu. Qua đó các em học sinh đã khắc phục được sự ngỡ ngàng khi thi đấu trên sân vận động, tâm lý hưng phấn, thành tích tốt hơn rất nhiều khi tập luyện trên đường nhựa cứng.

Bên cạnh việc tổ chức thi đấu thì việc kiểm tra đánh giá các thông số của VĐV học sinh thông qua các test là cơ sở quan trọng để người GV – HLV dự báo khả năng phát triển, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để có kế hoạch phát triển năng lực hay khắc phục nhược điểm cho từng VĐV.

Đối với đội tuyển chạy cự ly ngắn của trường THPT Thịnh Long thường được áp dụng các test kiểm tra đánh giá sau: - Test đánh giá năng lực tốc độ: + Thời gian phản ứng ( giây) + Thời gian xuất phát ( giây) + Chạy 30m, 50m, 60m, 100m xuất phát thấp ( giây) + Chạy tốc độ cao 10m, 20m, 30m, 50m ( giây) + Tần số bước ( bước/ giây) + Độ dài bước chạy ( m) - Test đánh giá năng lực sức mạnh tốc độ + Gánh tạ ngồi xuống – đứng lên, trọng lượng tạ bằng 50 – 100% trọng lượng cơ thể, thực hiện 5 lần, tính thời gian ( giây) + Ném tạ 3 – 5 kg từ dưới lên trên ra trước và ra sau ( m) + Bật 3 bước, 5 bước, 10 bước tại chỗ ( m) + Chạy 30 – 100m có mang trọng lượng dưới 10kg ( giây) - Test đánh giá năng lực sức bền: * Sức bền chung: chạy từ 10 – 20 phút. Xác định độ dài đoạn đường đã chạy được và tính tốc độ trung bình theo công thức V = s/t ( m/giây). Trong đó V: tốc độ trung bình S: độ dài quãng đường chạy qua t: Thời gian chạy Khi sức bền chung tăng đồng nghĩa với hệ số tăng của tốc độ chạy trung bình.

* Sức bền chuyên môn: + Đánh giá bằng cách tính hệ số sức bền theo công thức K = tbt/tc. Trong đó K là hệ số sức bền, tbt là thời gian thực hiện bài tập, tc là thời gian thực hiện một phần bài tập. + Test đánh giá sức bền chuyên môn: chạy 150m xuất phát cao ( giây), chạy 200m xuất phát cao ( giây), Sự khác biệt giữa tốc độ chạy giữa cự ly với tốc độ chạy cuối cự ly (m/giây;%), Hệ số sức bền 3.3.9 Chuẩn bị lực lượng dự bị khi thi đấu Công tác chuẩn bị lực lượng VĐV dự bị luôn đóng vai trò quan trọng. Thực tế chuẩn bị đến ngày thi đấu hoặc trong ngày thi đấu do nguyên nhân khách quan nhiều em trong thành phần chính thức lại không thể thi đấu. Nếu không có sự chuẩn bị lực lượng dự bi thì sẽ phải bỏ nội dung thi đấu hoặc có thi đấu cũng sẽ cầm chắc sự thất bại. Chính vì vậy đối với đội tuyển chạy cự ly ngắn của trường THPT Thịnh Long đều phải có sự chuẩn bị lực lượng 01 VĐV dự bị cho mỗi nội dung, hay mỗi vị trí trong chạy tiếp sức. Những VĐV này có trình độ và khả năng gần tương xứng với các VĐV chính thức và được coi là đội hình 2, mọi VĐV dự bị đều phải sẵn sàng vào sân thi đấu với khả năng chuyên môn và tinh thần như một VĐV chính thức.

This article is from: