
2 minute read
E. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỀ TÀI ĐƯỢC NHÂN RỘNG
Bảng 20: Khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh khi được học 2 chủ đề Mức độ
Nhóm HS Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú
Advertisement
Nhóm đối chứng 87/155 em chiếm 56,13% 19/155 em chiếm 12,25% 19/155 em chiếm 12,25% 30/155 em chiếm 19,37%
Nhóm thực nghiệm 125/156 em chiếm 80,12% 22/156 em chiếm 14,10%
9/156 em chiếm 5,78% 0/156 em chiếm 0%
Sau khi kết thúc dạy học chủ đề, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra năng lực đối với nhóm lớp để đánh giá mức độ vận dụng của các em sau khi học 2 chủ đề thì thu được kết quả: Bảng 21: Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh
Bài kiểm tra
PHÂN LOẠI KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH (%) Yếu, kém (dưới 5đ) Trung bình (từ 5 - 6đ) Khá (từ 7 - 8đ) Giỏi (từ 9 - 10đ) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
15’ 15,27 26,31 36,11 50,00 38,88 21,05 9,74 2,64 45’ 13,09 34,17 35,71 44,30 38,09 17,72 13,11 3,81 Từ kết quả kiểm tra trên cho thấy: Ở nhóm đối chứng có điểm trung bình và yếu chiểm tỉ lệ cao. Chứng tỏ học sinh chưa vận dụng tốt kiến thức lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn và ngược lại. Ở nhóm thực nghiệm, tỉ lệ học sinh giỏi tăng cao, có sự phân hóa rõ rệt. Qua đó ta nhận thấy, khi áp dụng dạy học chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực đã phát huy được năng lực cho học sinh. E. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỀ TÀI ĐƯỢC NHÂN RỘNG Việc xây dựng một chủ đề dạy học theo định hướng phát triển NLHS đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, làm chủ kiến thức và đôi khi cần được trải nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Bởi vậy, người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng lí luận về phương pháp dạy học và tâm huyết với nghề. Để dạy học đạt kết quả cao, Nhà trường THPT cần liên kết với các trường
ĐH, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, …. để có thể thực hiện tốt các khâu của dự án dạy học “học qua hành”. Chương trình SGK còn nặng về kiến thức lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn và vận dụng. Mặt khác, vấn đề “học để thi” vẫn được nhiều bậc cha mẹ, học sinh và Nhà trường quan tâm. Việc dạy học theo dự án, tăng cường rèn luyện kỹ năng, vận dụng thực tiễn, qua đó học sinh tiếp thu kiến thức nên những học sinh học theo cách này rất khó có thể đạt điểm cao trong bối cảnh thi cử hiện nay. Vì vậy, việc cải tiến thi cử là việc làm cần thiết trong công tác đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện.