SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT HESS VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA NÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH HIỆU ỨNG NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý thuyết phản ứng hóa học là một trong những nội dung thường gặp trong các kì thi chọn học sinh giỏi cũng như các kì thi Olympic. Việc sử dụng định luật Hess và các hệ quả của nó có thể giúp chúng ta giải quyết được rất nhiều các vấn đề mà bài tập về hiệu ứng nhiệt yêu cầu. Mặt khác, biên soạn nội dung bài tập về lí thuyết phản ứng hóa học có sử dụng định luật Hess và các hệ quả của nó cũng góp phần thúc đẩy học sinh phát triển tư duy, nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa học. Chính vì thế trong khuôn khổ bài viết lần này tôi trình bày nội dung “Sử dụng định luật Hess và các hệ quả của nó để xác định hiệu ứng nhiệt của phản ứng”. Mong nhận được ý kiến góp ý, trao đổi của quý thầy cô và các em học sinh. II. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1. Năng lượng liên kết và nhiệt phản ứng Mỗi phản ứng hóa học luôn kèm theo sự biến đổi năng lượng (tỏa ra hoặc hấp thụ) thể hiện dưới nhiều dạng: Quang năng (phát sáng), cơ năng (phản ứng nổ), điện năng (pin, acquy) và đặc biệt là nhiệt năng (tỏa hoặc thu nhiệt). Vậy: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học là năng lượng tỏa ra hay hấp thụ vào trong phản ứng, kí hiệu ∆H (đọc là entanpi). Nếu ∆H < 0: Phản ứng tỏa nhiệt; ∆H > 0: Phản ứng thu nhiệt. Nếu có phản ứng tổng quát: A + B → C + D thì hiệu ứng nhiệt của phản ứng: ∆H =
∑E
lk(A + B)
− ∑ E lk(C+ D)
2. Nhiệt tạo thành, nhiệt phân hủy Nhiệt tạo thành ∆Hf của một hợp chất là lượng nhiệt tỏa ra hay hấp thụ trong phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất đó từ các đơn chất tương ứng.