PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM HÓA HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN

Page 1

TÀI LIỆU, CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 MÔN HÓA HỌC

vectorstock.com/7471064

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection DẠY KÈM QUY NHƠN TEST PREP PHÁT TRIỂN NỘI DUNG

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM HÓA HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN WORD VERSION | 2020 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm HÓA HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN 6 dạng bài tập Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong đề thi Đại học có giải chi tiết Dạng 1: Tính chất chung của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Dạng 3: Nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Dạng 4: Bài toán xác định tên kim loại Dạng 5: CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm Dạng 6: Tính lưỡng tính của nhôm Dạng 7: Phản ứng nhiệt nhôm Dạng 8: Các dạng bài tập về muối cacbonat Dạng 9: Các dạng bài tập về nước cứng Bài tập trắc nghiệm 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 1) 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 2) 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 3) 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 1)


100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 2) 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (nâng cao – phần 3) Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 6 dạng bài tập Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong đề thi Đại học có giải chi tiết Dạng 1: Nước cứng và làm mềm nước cứng Phương pháp : Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng Phân loại: - Nước có tính cứng tạm thời: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 . - Nước có tính cứng vĩnh cửu: muối SO42-, Cl-của Ca2+ và Mg2+ - Nước có tính cứng toàn phần : tạm thời + vĩnh cửu Cách làm mềm nước cứng - Phương pháp kết tủa: - Phương pháp trao đổi ion Ví dụ 1 : Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2,… B. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+, Mg2+ C. Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca2+, Mg2+ D. Nước khoáng đều là nước cứng


→ Đáp án B Ví dụ 2 : Trong cốc nước có ch chứaa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3 và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là: A. Nước mềm B. Nước cứng tạm thời C. Nước vĩnh cửu D. Nước cứng toàn phần → Đáp án D Ví dụ 3 : Cho các phản ứng mô ttả phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng ( dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+) như sau:

Phương pháp nào có thể áp ddụng với nước có tính tạm thời? A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. (1), (2), (3), (4) Hướng dẫn giải : → Đáp án Dạng 2: Hỗn hợp kim loại ại ki kiềm, kiềm thổ, nhôm tác dụng với nư ước Phương pháp :

m thổ vào nước thu được dung dịch chứaa ion H+ Cho kim loại kiềm, kiềm


Phương trình phản ứng M + H2O → M+ + OH- + 1/2 H2 M + 2H2O → M2+ + 2OH- + H2 Nhận thấy: n2OH- = 2nH2 Nếu có kim loại Al thì OH- tác dụng với Al Al + H2O + OH- → AlO2- + 3/2H2 Ví dụ 1 : Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng nước dư thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích đo trong cùng điều kiện) A. 39,87% B.77,31% C. 49,87% D.29,87% Hướng dẫn giải : Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng với NaOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư: nNa = 2a (mol); nAl = b (mol)


→ Đáp án D

ớ được 500ml Ví dụ 2 : Cho 2,22 gam hỗn hhợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước ch X có pH = 13. Cô ccạn dung dịch X được m gam chất rắn ắn . m là: dung dịch A. 4,02 B. 3,42 C. 3,07

D. 3,05

Hướng dẫn giải : Ta có pH = 13⇒pOH = 14 – 13 =1 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Ta có: m(bazơ) = m(kim loại) + mOH- = 2,22 + 0,05 .17 = 3,07 g → Đáp án C Ví dụ 3 : Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: A. 0,39; 0,54; 1,40 B. 0,78; 0,54; 1,12 C. 0,39; 0,54; 0,56 D. 0,78; 1,08; 0,56 Hướng dẫn giải : Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng với KOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư Gọi số mol K, Al, Fe trong mỗi hợp lần lượt là: x, y, z (mol)

nH2 = 2x = 0,02 ⇒ x = 0,01, thay vào (1) ⇒ y = 0,02 Hỗn hợp Y gồm Al dư và Fe phản ứng với HCl nAl dư = y – x = 0,01 mol nH2 = 1,5nAl dư + nFe = 0,025 ⇒ z = 0,01


Vậy mK = 0,39g; mAl = 0,54g; mFe = 0,56g → Đáp án C Dạng 3: Bài toán về tính lưỡng tính của nhôm, hợp chất của nhôm Phương pháp : - Al, Al2O3, Al(OH)3 ngoài tác dụng với axit còn có khả năng phản ứng với dung dịch kiềm. - Khi cho muối Al3+ tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ mol mà phản ứng xảy ra theo thứ tự: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 (1) Nếu OH- dư tiếp tục xảy ra phản ứng: Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O (2) - Dung dịch muối có khả năng tác dụng với axit tạo kết tủa: AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 Các dạng bài thường gặp: - Nếu tính được tỉ lệ = T + T ≤ 3 ⇒ Al3+ dư ⇒ chỉ xảy ra phản ứng (1) và tạo kết tủa nOH- = 3n↓ + T ≥ 4⇒ OH- dư sau phản ứng (1) và đủ hoặc dư phản ứng (2) do đó kết tủa bị hòa tan hết, không tạo kết tủa + 3 < T < 4 ⇒ Xảy ra cả phản ứng (1) và (2): Kết tủa tạo ra ở phản ứng (1) và bị tan 1 phần ở phản ứng (2) nOH- = 4nAl3+ - n↓ - Nếu bài toán cho n↓ và nAl3+


+ n↓ = nAl3+ ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1) + n↓ ≠ nAl3+ TH1: Al3+ dư, chỉ xảy ra phản ứng (1) ⇒ nOH- = 3n↓ TH2: OH- dư sau phản ứng (1) ⇒ xảy ra phản ứng (2) và kết tủa bị hòa ton 1 phần - Khi cho từ từ OH- vào dung dịch Al3+, dựa vào số liệu và hiện tượng để xét các trường hợp trên để giải toán Chú ý: + Lượng OH- lớn nhất khi OH- dư và hòa tan kết tủa: nOH- = 4nAl3+ - n↓ +Lượng kết tủa lớn nhất khi kết tủa sinh ra chưa bị hòa tan: n↓ = nAl3+ + Khi cho từ từ H+ ( hoặc sục khí CO2) vào dung dịch chứa AlO2- ( hay Al(OH)4-) thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 (3) Sau đó H+ dư xảy ra phản ứng: Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O (4) Tùy vào tỉ lệ số mol của AlO2- và H+ mà có thể kết tủa lại hoặc tạo kết tủa và kết tủa tan + Nếu AlO2- dư ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (3) nH+ = n↓ + Nếu H+ dư, tạo kết tủa rồi kết tủa lại tan một phần ⇒ Xảy ra cả phản ứng (3) và (4) nH+ = 4nAlO2- - 3n↓


Ví dụ 1 : Cho V ( lít) dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200ml dung dịch Al(NO3)3 0,75M thu được 7,8g kết tủa. Vậy giá trị của V là: A. 0,3 và 0,6 B. 0,3 và 0,7 C. 0,4 và 0,8 D. 0,3 và 0,5 Hướng dẫn giải : n↓ = nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol nAl3+ = 0,75.0,2 = 0,15 ≠ n↓ ⇒ TH2: Al3+ dư ; nOH- = 3n↓ = 0,3⇒ nBa(OH)2 = 0,15⇒ V = 0,3 ⇒ TH2: OH- dư hòa tan một phần kết tủa nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 0,5 ⇒ nBa(OH)2 = 0,25 ⇒ V = 0,5 → Đáp án D Ví dụ 2 : Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là: A. 0,2 B. 0,15 C. 0,1 D. 0,05 Hướng dẫn giải : nAl3+ = 0,2 nOH- : nAl3+ = 0,7 : 0,2 = 3,5 ⇒ Tạo kết tủa Al(OH)3 và kết tủa tan một phần nOH- = 4nAl3+ - n↓ ⇒ n↓ = 4.0,2 – 0,7 = 0,1 mol → Đáp án C


Ví dụ 3 : Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa là 15,6g. Gía trị lớn nhất của V là: A. 1,8 B. 2.4 C. 2 D. 1,2 Hướng dẫn giải : nAl3+ = 0,3 ≠ n↓ = 15,6:78 = 0,2 OH- lớn nhất khi: nOH- = 4nAl3+ - n↓ = 1 mol ⇒ V = 2 lít → Đáp án C Ví dụ 4 : Cho 2,7g Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A. Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 5,46g kết tủa. Nồng độ của HCl là: A. 2,5 và 3,9 B. 2,7 và 3,6 C. 2,7 và 3,5 D. 2,7 và 3,9 Hướng dẫn giải : nAl = 0,1; nNaOH = 0,3 Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2 ⇒ nNaOH dư = 0,2 mol; nAlO2- = 0,1 mol nAl(OH)3 = 5,46 : 78 = 0,07 ≠ nAlO2⇒ TH1: H+ thiếu AlO2- vẫn còn dư nH+ = nOH-dư + n↓ = 0,2 + 0,07 = 0,27 ⇒ CM HCl = 2,7M ⇒ TH2: tạo Al(OH)3 và bị hòa tan một phần bởi H+


nH+ = nOH-dư + 4nAlO2- - 3n↓ = 0,2 + 4.0,1 – 3.0,07 = 0,39 CM HCl = 3,9M → Đáp án D Dạng 4: Bài toán CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ Phương pháp : OH- + CO2 → CO32- + H2O (1) OH- + CO2 → HCO3- (2) Lập tỉ số: K =

ối cacbonat (CO32-), chỉ xảy ta phản ứng (1) Nếu : K ≥ 2: Chỉ tạo muối K ≤ 1: Chỉ tạo axit (HCO3-), chỉ xảy ra phản ứng (2)

ợp mu muối ( HCO3- và CO32-) xảy ra cả 2 phản ản ứng ứ (1) và (2) 1 < K < 2: tạo ra hỗn hợp ki đề bài để Lưu ý: Với những bài toàn không tính được K, ta phải dựa vào dữ kiện ối như: tìm ra khả năng tạo muối + Hấp thu CO2 vào chỉ dung ddịch bazơ dư ⇒ chỉ tạo muối CO32+ Hấp thu CO2 dư vào chỉ dung ddịch bazơ ⇒ chỉ tạo muối HCO3-

ản ứ ứng thêm OH- vào lại sinh ra CO32- ( hoặc đun nóng ) + Nếu dung dịch sau phản ch có HCO3-: ⇒ Trong dung dịch HCO3- + OH- → CO32-

+ Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường ng hợp hợ để giải Ví dụ 1 : Hấp thụ hoàn toàn 4,48l khí CO2 ở (đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp củ m là: gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kkết tủa. Gía trịị của


A. 19,70 B. 17,73 C. 9,85 D. 11,82 Hướng dẫn giải : nCO2 = 0,2 mol; nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,25 mol 1 < nOH- : nCO2 < 2 ⇒ Tạo hỗn hợp muối CO32- và HCO3CO2 + OH- → HCO3- (1) x

x

x

CO2 + 2OH- → CO32- (2) y

2y

y

nCO2 = x + y = 0,2 nOH- = x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,15; y = 0,05 Ba2+ + CO32- → BaCO3 0,1 0,05 ⇒ nBa2+ = nCO32- = 0,05 ⇒ m = 0,05 .197 = 9,85g → Đáp án C Ví dụ 2 : Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3g kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thu được thêm 2g kết tủa nữa. Gía trị của a là: A. 0,05 mol B. 0,06 mol C. 0,07 mol D. 0,08 mol Hướng dẫn giải : nCaCO3 lúc đầu = 0,03 mol Đun thêm nước lọc lại thu được kết tủa → trong dung dịch có muối HCO3-


nCaCO3 thêm = nCO32- = 0,02

Bảo toàn C: nCO2 = nCaCO3 lúc đầu + nHCO3- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol → Đáp án C Ví dụ 3 : Sục CO2 vào dũng ddịch hỗn hợp gồm và KOH ta quan sát hiện tượng ệu được tính theo đơn vị mol). Giá trị của ủa x là? theo đồ thị hình bên (số liệu

A. 0,10 B. 0,11 C. 0,13

D.0,12

Hướng dẫn giải : Quan sát đồ thị ta thấy sốố mol CO2 =0,15 thì kết tủa max ⇒ nCa(OH)2=nCaCO3 max=0,15 mol nCO2 hòa tan kết tủa = 0,5 – 0,45 = 0,05 mol CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 0,05 →

0,05 (mol)

⇒ nCaCO3 bị hòa tan = 0,05 mol ⇒ nCaCO3 còn lạii = x = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol → Đáp án A

ối cacbonat Dạng 5: Bài toán về muối Phương pháp : Với muối cacbonat ta thường ggặp hai dạng bài:


Chú ý : - Khi cho từ từ HCl vào hỗn hhợp muối cacbonat và hiđrocacbonat rocacbonat phản ứng xảy ra theo trình tự: Đầu tiên: H+ + CO32- → HCO3Sau đó: H+ + HCO3- → CO2 + H2O

muối cacbonat và hiđrocacbonat rocacbonat vào dung dịch HCl, xảy - Khi cho từ từ hỗn hợpp muố của 2 muối để tạo khí CO2 ra đồng thời theo đúng tỉỉ lệ củ ối lượng không Ví dụ 1 : Nung nóng 100g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối ợp rắ rắn. % khối lượng củaa NaHCO3 trong hỗn hỗ hợp là: đổi thu được 69kg hỗn hợp A. 80% B. 70% C. 80,66% D. 84% Hướng dẫn giải :

→ Đáp án D


Ví dụ 2 : Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chưa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là: A. 0,03 B. 0,01 C. 0,02 D.0,015 Hướng dẫn giải : nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol Khi cho từ từ HCl vào dung dịch xảy ra phản ứng theo thứ tự: H+ + CO32- → HCO30,02 0,02 0,02 (mol) nH+ còn = 0,01 mol; nHCO32- = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol H+ + HCO3- → CO2 + H2O 0,01

0,04

⇒ nCO2 = nH+ = 0,01 mol → Đáp án B Ví dụ 3 : Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X (K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M) vào 200ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 thu được là: A. 4,48l B. 5,376l C. 8,96l D. 4,48l Hướng dẫn giải : nCO32- = 0,2 mol; nHCO3- = 0,1 mol; nH+ = 0,4 mol nCO32- : nHCO3- = 2:1 ⇒ 5H+ + 2CO32- + HCO3- → 3CO2 + 3H2O 0,4

0,2

0,1

⇒ H+ hết; nCO2 = 3/5 nH+ = 0,24 ⇒ VCO2 = 5,376 lít


→ Đáp án B Dạng 6: Phản ứng nhiệt nhôm (Cho bột Al tác dụng với oxit kim loại) Phương pháp : 2yAl + 3MxOy → yAl2O3 + 3Xm M là các kim loại có tính khử trung bình và yếu Thường gặp: 2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe Các trường hợp có thể xảy ra: - Hiệu suất phản ứng H= 100% ( phản ứng xảy ra hoàn toàn) . Nếu cho sản phẩm tác dụng với dung dịch kiềm có H2 thoát ra, thì sản phẩm có Al dư, Fe và Al2O3 - Nếu H < 100% ( phản ứng không hoàn toàn). Khi đó hỗn hợp sau phản ứng gồm: Al, FexOy, Al2O3, Fe. Ví dụ 1 : Nung hỗn hợp gồm 10,8g Al và 16,0g Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là: A. 5,6g B. 22,4g C. 11,2g D. 16,6g Hướng dẫn giải : nAl = 0,4; nFe2O3 = 0,1 mol 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe ⇒ nAl dư = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol ⇒nFe = 2 nFe2O3 = 0,2 ⇒mkl = mAl + mFe = 0,2.27 + 0,2.56 = 16,6g → Đáp án D Ví dụ 2 : Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ( trong điều kiện không có không khí). Nếu cho những chất sau phản ứng tác dụng với NaOH dư sẽ thu được


0,3mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là: A. 0,3 B. 0,4 C. 0,25 D. 0,6 Hướng dẫn giải : Cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với NaOH → H2 ⇒ Trong hỗn hợp có Al dư; nAl = 2/3nH2 = 0,2 mol Cho tác dụng với HCl: nH2 = 3/2 nAl + nFe⇒ nFe = 0,1 mol Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe 0,1 ←

0,1 ( mol)

⇒ nAl = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol → Đáp án A Ví dụ 3 : Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2) , sau khi phản ứng kết thúc , thu được hỗn hợp X . Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH đặc , nóng , sau phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là : A. 0 ,06 mol B. 0,14 mol C. 0,08 mol D. 0,16 mol Hướng dẫn giải :


→ Đáp án C

ủa kim lo loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Dạng 1: Tính chất chung của ng pháp giải Lý thuyết và Phương họ và phương Đề làm tốt dạng bài này cần nắm vững các tính chất vậtt lý, hóa học ềm, ki kiềm thổ, nhôm và các hợp chất củaa chúng. pháp điều chế kim loại kiềm, Bài 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Khối lượng riêng nhỏ. C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện.


Bài 2: Chọn phát biểu đúng: A. Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh. B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa. C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của axit yếu. D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đung nóng. Bài 3: Để bảo quản kim loại kiềm người ta thường làm như thế nào? A. Để trong bình kín. B. Để trong bóng tối. C. Ngâm trong dầu hỏa. D. Để nơi thoáng mát. Bài 4: Trường hợp nào sau đây không có sự tạo thành Al(OH)3: A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 B. Cho Al2O3 vào nước. C. Cho Al4C3 vào nước. D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. Bài 5: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là A. Thủy luyện B. Điện phân dung dịch C. Nhiệt luyện D. Điện phân nóng chảy. Bài 6: Phát biểu nào không đúng? A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl.


B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước. C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao. D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội. Bài 7: Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là: A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. 2NaCl + 2H2O →2NaOH 2 Cl2 + H2 C. Na2O + H2O → 2NaOH D. Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4. Bài 8: Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không xảy ra? A. Mg(OH)2 → MgO + H2O B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O C. K2CO3 → K2O + CO2 D. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2 Bài 9: Cho viên Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là: A. Bọt khí. B. Bọt khí và kết tủa màu xanh. C. Kết tủa màu đỏ. D. Bọt khí và kết tủa màu đỏ. Bài 10: Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2, hiện tượng quan sát được là: A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan. B. Không có hiện tượng.


C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan một phần. D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết. Bài 11: Chỉ ra phát biểu sai. A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba. C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm. D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm. Bài 12: Cho các chất: NaHCO3 , CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là: A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Bài 13: Phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động là: A. CaCO3 → CaO + CO2 B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O D. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 Bài 14: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là: A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Bài 15: Chất nào sau đây làm mềm nước vĩnh cửu (chứa CaCl2, MgSO4)? A. Ca(OH)2 B. Na2CO3 C. NaOH


D. H2SO4 Bài 16: Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là: A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại. B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện. C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. Đáp án và hướng dẫn giải 1-D

2-A

3-C

4-B

5-D

9-B

10 - D

11 - D

12 - B

13 - C

Bài 1: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối. Bài 4: Al2O3 không tan trong nước PT: AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl 12H2O + Al4C3 → 4Al(OH)3 + 3CH4 2AlCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 Bài 6: Be không tác dụng với nước.


Bài 9: PT: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 Bài 10: PT: HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl Al(OH)3 + 3HCl (dư) → AlCl3 + 3H2O. Bài 11: Ba nặng hơn Al vì có D = 3,5g/cm3 > DAl = 2,7g/cm3 . Bài 12: Các chất: NaHCO3, Al(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O HF + NaOH → NaF + H2O Cl2 + NaOH → NaClO + NaCl + H2O NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O Bài 14: Các phản ứng tạo kết tủa: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → 4 ↓ + 2NaHCO3


Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2CO2 + 2H2O Bài 16: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O CO2 + H2O + CaCO3 ↓ → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 −tº→ CaCO3 + CO2↑ + H2O

ng hóa h học của kim loại kiềm, kiềm thổ,, nhôm Dạng 2: Chuỗi phản ứng A. Phương pháp & Ví dụ

ng pháp giải Lý thuyết và Phương ủa đơn chất, hợp Để làm tốt dạng bài tập này cần nằm vững tính chất hóa học của m, kiề kiềm thổ, nhôm và sự chuyển hóa giữaa chúng. Đặc biệt chất của kim loại kiềm, biệt như tính lưỡng tính của nhôm, trình tự phản ứng lưu ý đến các tính chất đặc bi loại phản ứng, có sự thay đổi số oxi hóa hay không để của các chất. Cần xác định lo lựa chọn chất cần phản ứng cho thích hhợp. Ví dụ minh họa Bài 1: Chọn X, Y, Z, T, E- theo đúng trật tự tương ứng trong sơ đồ sau:

ng theo sơ đồ trên. Hãy viết các phản ứng Hướng dẫn: Phản ứng 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H_2 AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2+ 3NaCl + 2H2O


NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3 2Al(OH)3 −tº→ Al2O3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O H2O + NaAlO2 + HCl → Al(OH)3 + NaCl 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

ng hóa học h sau: Bài 2: Ion Na+ có tồn tại hay không, nnếu ta thực hiện các phản ứng a. NaOH tác dụng vớii dung ddịch HCl.

ới dung ddịch CuCl2. b. NaOH tác dụng với nhiệt. c. Phân hủy NaHCO3 bằng nhi chảy. d. Điệnn phân NaOH nóng ch chảy. e. Điệnn phân NaCl nóng ch Hướng dẫn: a. Có, vì: NaOH + HCl → NaCl + H2O

b. Có, vì: 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2 c. Có, vì: 2NaHCO3 −tº→ Na2CO3 + H2O + CO2↑ d. Không, vì: 4NaOH → 4Na + 2H2O + O2↑ e. Không, vì: 2NaCl → 2Na + 2Cl2↑

họ sau: Bài 3: Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổii hóa học


Hướng dẫn: (1) 4Al + 3O2 → 2AlCl3 + 3H2 (2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (3) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl (4) 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(Al(OH)4)2 (5) 2Al(OH)3 −tº→ Al2O3 + 3H2O (6) Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na(Al(OH)4) (7) Na(Al(OH)4) + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3 B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Viết phương trình phản ứng để giải thích hiện tượng xảy ra khi: a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3. b. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3. c. Cho từ dd Al2(SO4)3 vào dd NaOH và ngược lại. Hiển thị đáp án Đáp án: a) Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3. Xuất hiện kết tủa keo trắng Al(OH)3 AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl b) Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt. 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl


Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

ngược lại. c) Cho từ dd Al2(SO4)3 vào dd NaOH và ng hi kết tủa Nếu cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện Al(OH)3 sau đó kết tủaa tan ngay. Ngược lại cho từ từ dung ddịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa keo trắng Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra. Al2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3↓ Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] Bài 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. Cl2, AgNO3, MgCO3. B. Cl2, HNO3, CO2. C. HCl, HNO3, NaNO3. D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. Hiển thị đáp án Đáp án: D - Đáp án A: Cl2, AgNO3, MgCO3: không xảy ra. - Đáp án B: Cl2. HNO3, CO2: không xảy ra. - Đáp án C: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CaCl2 + HNO3: không xảy ra - Đáp án D: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl


Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH4NO3 Bài 3: Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là: A. K2CO3

B. Fe(OH)3

C. Al(OH)3

D. BaCO3

Hiển thị đáp án Đáp án:C Phương trình phản ứng: K2O + H2O → 2KOH BaO + 2H2O → Ba(OH)2 Al2O3 + 2OH- → 2AlO-2 + H2O Chất rắn Y: Fe3O4, dung dịch X chứa ion AlO-2. AlO-2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + HCO-3 Bài 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:

Hiển thị đáp án Đáp án: (1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl (3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (4) NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3 (5) 2Al(OH)3 −tº, xt→ Al2O3 + 3H2O (6) 2Al2O3 −đpnc→ 4Al + 3O2


Bài 5: Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3, kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của những phản ứng trên. Hiển thị đáp án Đáp án: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O 10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O Bài 6: Phản ứng nào sau đây không xảy ra: A. CaO + CO2 → CaCO3 B. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O C. CaCl2 + MgCO3 → CaCO3 + MgCl2 D. CaO + H2O → Ca(OH)2 Hiển thị đáp án Đáp án: C Bài 7: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) H2(k) + CuO(r) ; (2) C (r) + KClO3; (3) Fe (r) + O2(r) (4) Mg(r) + SO2(k); (5) Cl2(k) + O2(k); (6) K2O (r) + CO2(k) Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là: A. 4

B. 2

C. 3

Hiển thị đáp án Đáp án: D (1) H2 + CuO → H2O + Cu

D. 5


(2) 3C + 2KClO3 → 3 CO2 + 2KCl (3) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (4) 2Mg + SO2 → 2MgO + S (6) K2O + CO2 → K2CO3 Bài 8: Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là: A. FeSO4 + HNO3 B. KOH + Ca(HCO3)2 C. MgS + H2O D. BaO + NaHSO4 Hiển thị đáp án Đáp án: C A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S↑ D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O Dạng 3: Nhận biết, điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm A. Phương pháp & Ví dụ Lý thuyết và Phương pháp giải Để làm tốt dạng bài tập này không những phải nắm vững tính chất hóa học của các phương trình phản ứng mà còn phản nắm vững hiện tượng kèm theo (có kết tủa, màu sắc kết tủa, bọt khí, ...). Một số điểm đặc trưng:


- Ion kim loại kiềm: Hầu hết các muối kim loại kiềm đều tan trong các bài tập nhận biết thường dùng Phương pháp loại trừ để nhận ra muối của kim loại kiềm. Ngoài ra có thể nhận biết bằng màu ngọn lửa ion kim loại kiềm: muối của Na khi đốt cho ngọn lửa màu vàng, muối của K cho ngọn lửa màu hoa tím hoa cà... - Ion kim loại kiềm thổ: Mg2+: dùng ion OH- tạo Mg(OH)2kết tủa trắng. Ca2+: dùng ion CO32- tạo BaCO3 kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl. Ba2+: dùng ion SO42+ tạo BaSO4 kết tủa trắng, kết tủa này không tan trong axit HCl. - Nhận biết Al3+: Dùng dung dịch kiềm mạnh, thấy tạo kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch kiềm dư: Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- Tách và điều chế các chất: + Điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ phải dùng Phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua (muối clorua), do đó sau khi tách riêng phản chuyển các hợp chất của chúng về muối clorua. Ví dụ tách các hợp chất của Mg: chuyển thành Mg(OH)2, lọc tách kết tủa, sau đó cho tác dụng với HCl → MgCl2 −đpnc→ Mg + Tác nhôm và các hợp chất của Al: cho tác dung với dung dịch kiềm dư → dung dịch Na[Al(OH)4] −+ CO2 + H2O→) Al(OH)3 −tº→ Al2O3 −đpnc→ Al Lưu ý: các chất khử thông thường như CO, H2 không khử được các oxit kim loại mạnh như Al2O3,MgO,... Ví dụ minh họa Bài 1: Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?


A. Điện phân muối halogenua hoặc hiđroxit ở dạng nóng chảy. B. Khử oxi của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao. C. Điện phân dung dịch muối halogenua. D. Dùng kim loại kiềm mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. Hướng dẫn: Đáp án A Bài 2: Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt không nhãn: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4 và CaSO4.H2O. Chỉ dùng cặp hóa chất nào sau đây có thể nhận được cả 4 chất trên? A. H2O và Na2CO3. B. H2O và HCl. C. H2SO4 và BaCl2. D. H2O và KCl. Hướng dẫn: Hòa tan vào nước ta chia làm 2 nhóm. Sau đó dùng HCl để nhận biết chất phản ứng với HCl tạo khí là muối CO3-2 Nhóm 1: Na2SO4 và Na2CO3 Nhóm 2: CaCO3 và CaSO4.H2O PT: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Chú ý: Muối cacbonat giải phóng khí CO2 khi tác dụng với axit. Bài 3: Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.


Hướng dẫn: Chia nhỏ các dung dịch thành các phần có đánh số thứ tự. Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra: Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑ Và các hiện tượng sau: - Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl3 2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2 - Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2: FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2↓ 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ - Cốc có kết tủa xanh là CuSO4: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4↓ - Cốc có kết tủa trắng không tan và có khí thoát ra có mùi khai là (NH4)2SO4: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + BaSO4↓ + 2H2O - Cốc có kết tủa trắng là MgCl2: MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2↓ - Cốc còn lại là dung dịch NaCl. Bài 4: Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất nào sau đây có thể nhận biết được cả 5 chất trên? A. Quì tím

B. H2SO4

C. Pb(NO3)2

D. BaCl2

Hướng dẫn: Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất. Cho quỳ tím vào từng dung dịch. HCl làm quì tím hóa đỏ, Na2CO3 làm quì tím hóa xanh.


Cho HCl vào 3 mẫu thử còn lai. Lọ có khí thoát ra có mùi trứng thối là N2S, lọ có khí mùi sốc là Na2SO3, lọ còn lại không hiện tượng là NaCl. PTHH 2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S 2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O. B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, MgCl2 là: A. NaOH, HCl C. NaOH, Na2CO3

B. Quì tím, NaOH D. Quì tím, HCl.

Hiển thị đáp án Đáp án: C - Cho NaOH lần lượt vào các mẫu thử. Có kết tủa trắng là MgCl2 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl - Tiếp tục cho Na2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại ⇒ Xuất hiện tủa trắng là CaCl2 Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl Bài 2: Thuốc thử dùng để nhận biết Na, Ca, Na2O là: A. H2O, quỳ tím

B. H2O, dung dịch Na2CO3

C. Dung dịch HCl, quì tím

D. H2O, dung dịch HCl.

Hiển thị đáp án Đáp án: B - Lần lượt hòa tan các mẫu thử vào nước: tan và có khí thoát ra là Na và Ca; mẫu tan nhưng không có khí là Na2O. PTHH: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2


Na + H2O → NaOH + 3/2H2 Na2O + H2O → 2NaOH - Tiếp tục cho Na2CO3 vào dung dịch thu được từ 2 mẫu có khí thoát ra. Mẫu nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 ⇒ chất ban đầu là Ca. Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH Bài 3: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. Giấy quỳ tím

B. Zn

C. Al

D. BaCO3

Hiển thị đáp án Đáp án: D Dùng quì tím: chỉ nhận biết được dung dịch KOH. - Dùng Zn, Al: không nhận biết được. - Dùng BaCO3: + Cho vào dung dịch KOH không có hiện tượng + Cho vào dung dịch HCl có khí bay lên + Cho vào dung dịch H2SO4: có khí bay lên và kết tủa trắng BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O Bài 4: Nhận biết Al, Mg, Al2O3 dùng: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HNO3. C. Dung dịch CuCl2. D. Dung dịch NaOH.


Hiển thị đáp án Đáp án: D Lần lượt cho NaOH vào các mẫu thử. Chất rắn tan có khí thoát ra là Al, tan không có khí là Al2O3, không tan là MgO. PTHH: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O Bài 5: Điều chế Na bằng cách: 1. Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH. 2. Điện phân dung dịch NaCl. 3. Dùng K đẩy Na khỏi muối. A. 1

B. 2

C. 3

D. 1, 2

Hiển thị đáp án Đáp án: A Bài 6: Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên? A. H2O

B. HCl

C. H2SO4

D. Fe(OH)2

Hiển thị đáp án Đáp án: A - Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2 - Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O Bài 7: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là:


A. Thủy luyện B. Điện phân dung dịch C. Nhiệt luyện D. Điện phân nóng chảy. Hiển thị đáp án Đáp án: D Bài 8: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp: A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. D. Điện phân NaCl nóng chảy.

áp án: C Hiển thị đáp ánĐáp

Dạng 4: Bài toán xác định tên kim loại A. Phương pháp & Ví dụ

ng pháp giải Lý thuyết và Phương - Mỗi nguyên tố có một số đđiện tích hạt nhan (Z) và khối lượng mol nguyên tử xác định (M). Do đóó tùy theo bài toán mà tìm cách xác định: Z hoặc M.

ư biết) thì tìm Lưu ý: Nếu bài toán thiếu ddữ kiện (giả sử hóa trị của kim loại chưa trị n rồi rựa vào điều kiện củaa n (nguyên, 1 ≤ n ≤ 3) sự phụ thuộc củaa M theo hóa tr để tìm M.


nhiều chất cùng thành phần n hóa học, họ phản ứng - Trong các bài tậpp có hai hay nhi tương tự nhau có thể thay chúng bbằng một chất có công thứcc chung, như vậy việc tính toán sẽ rút gọn đượcc số ẩẩn. ng của củ 1 mol hỗn Khối lượng phân tử trung bình của một hỗn hợp là khối lượng hợp đó:

Ví dụ minh họa Bài 1: Cho 3,1 g hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 (đktc). Xác định tên hai kim loại kiềm và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? Hướng dẫn: Gọi R—là kí hiệu và nguyên tử khối chung của 2 kim loại:

⇒ x = 0,1 mol

vì 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì kết tiếp ⇒ 2 kim loại đó là Na (23) và K (39).

ỗn hhợp gồm 2 kim loại ở hai chu kì liên tiếp ế thuộc nhóm Bài 2: Cho 8.8 gam một hỗn ịch HCl dư cho 6,72 lít khí hidro (đktc). ktc). Xác định hai kim IIA tác dụng với dung dịch loại. Hướng dẫn:


ủa hai ki lo loại ở hai chu kì liên tiếp và thuộc ộ phân nhóm Đặt công thức chung của IIA cần tìm là M— .

ng mol nguyên tử trung bình của hai kim loại là: Vậy khối lượng

Trong nhóm IIA, có Mg = 24 < 29,33 < 40 = Ca; Mg thuộcc chu kì 2, Ca thuộc ại cầ cần tìm là Mg và Ca. chu kì 3. Vậy hai kim loại Bài 3: Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g. Xác định tên kim loại. Hướng dẫn:

Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị n Công thức muối clorua là MCln Công thức muối nitrat là M(NO3)2. Có số mol là x Theo

bài

ra

ta

hệ

pt: M là Mg B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước , ứa mộ một chất tan có nồng độ 0,04M vàà 0,224l khí H2 (đktc). thu được 500ml dd chứa Kim loại M là:


A. K B. Na C. Ba D. Ca Hiển thị đáp án Đáp án: C M : x mol ; M2On : y mol

+) n = 1 (KL kiềm ) ⇒ x = 0,02 ; y = 0 ⇒ loại

ổ) ⇒ x = 0,01 , y = 0,05 +) n = 2 (KL kiềm thổ) ⇒ mhh = 0,01.M + 0,05.(2M + 16.2) = 2,9 ⇒ M = Ba

ợp ggồm kim loại M ( hóa trị không đổi ) và Zn (có tỉ lệ Bài 2: Cho 19 gam hỗn hợp ktc), sau các phản ứng mol tương ứng là 1,25:1) và bình đựng 4,48 lít khí Cl2 (đktc), ợp ch chất rắn X. Cho X tan hếtt trong dung dịch dị HCl (dư) hoàn toàn thu được hỗn hợp thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra ((đktc). Kim loại M là A. Mg B. Al C. Ca D. Na


Hiển thị đáp án Đáp án: A

Bảo toàn e ⇒ 1,25nx + 2x = 0,4 + 0,5 = 0,9 Mặtt khác: 1,25M + 65M = 19

(1)

(2)

Từ (1) và (2) ⇒ (1,25M + 65M)/(1,25n + 2) = 19/0,9 ⇒ n = 2; M = 24(Mg) Bài 3: Hòa tan hếtt 10,1 gam hhỗn hợp hai kim loại kiềm thuộcc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu đượcc 3 lít dung ddịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm đó là: A. Na, K B. Li, Na C. K, Rb D. Rb, Cs Hiển thị đáp án Đáp án: A pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ n OH- = 0,3 mol


ợp ggồm kim loại kiềm X và một kim loại ại kiềm ki thổ Y tác Bài 4: Cho 7,1 gam hỗn hợp ktc). Kim loại loạ X, Y là: dụng hết với lượng dư dd HCl loãng, thu được 5,6l khí (đktc). A. Natri , magie B. Liti và beri C. Liti và beri D. Kali , bari Hiển thị đáp án Đáp án: A

⇒ nH2 = 0,5x + y = 0,25 ⇒ 0,25 < x + y < 0,5 ⇒ 7,1/0,5 < M—< 7,1/0,25 ⇒ 14,2 < M—< 28,4

m A = 23 (Na ) , B = 24 (Mg) th thỏa mãn Chỉ có cặp nghiệm loạ kiềm thuộc Bài 5: Hòa tan hòa toàn 6,645g hhỗn hợp muối clorua củaa hai kim loại d hoàn hai chu kì liên tiếp nhau vào nnước được dd X. Cho toàn bộ dd X tác dụng ), thu được 18,655g kết tủa. Hai kim loạii kiềm trên là : toàn với dd AgNO3 (dư), A. Na, K B. Rb, Cs C. Li , Na D. K , Rb Hiển thị đáp án Đáp án: C


Bài 6: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3, MCl với M là kim loạii kiềm. Nung nóng phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam 20,29 gam hỗn hợpp X, sau khi ph em 20,29 gam hhỗn hợp X tác dụng hết vớii 500ml dung dịch d HCl chất rắn. Cũng đem 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch ch Y.Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là A. Na B. Li C. K D. Cs Hiển thị đáp án Đáp án: C +) Nung X:

⇒ ∆m giảm = mCO2 + mH2O ⇒ 31x = 20,29 – 18,74 ⇒ x = 0,05 mol +) X + HCl:

⇒ nCO2 = y + 0,05 = 0,15 ⇒ y = 0, 1 mol


Dung dịch Y chứaa MCl và HCl dư. Gọi z là số mol MCl có trong X ta có:

⇒ nAgCl = 0,5 + z = 74,62/143,5 = 0,52 ⇒ z = 0,02 ⇒(2M + 60).0,1 + (M + 61). 0,05 + (M + 35,5).0,02 = 20,29 ⇒ M = 39(K) Bài 7: Cho 10g một kim loại kiềm thổ tác dụng với H2O, thu được 6,11 lít khí H2 (ở 25y và 1 atm). Hãy xác định tên của kim loại kiềm thổ đã dùng. A. Mg

B. Ca

C. Ba

D. Be

Hiển thị đáp án Đáp án: B

Ta có: Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại.

ảy hoàn toàn 1,9 gam muối clorua của một ột kim loại lo hóa Bài 8: Điện phân nóng chảy loại ở catot. Xác định tên kim loại đó. trị II thu đượcc 0,48 g kim loạ A.Sr

B.

Hiển thị đáp án Đáp án: D

C. Ba

D. Mg


Ta có: Do kim loại cần tìm có hóa trị II nên công thức của muối là MCl2

hợp gồm hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp ế thuộc nhóm Bài 9: Cho 1,67 gam hỗn hợ dịch HCl (dư), thoat ra 0,672 lít khí H2 (đktc). (đ IIA tác dụng hết vớii dung dị Tìm tên hai kim loại đem dùng. A. Ca và Mg

B. Ca và Sr.

C. Mg và Ba

D. Ba và Sr

Hiển thị đáp án Đáp án: B Gọi R—là kim loạii hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA. Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03(mol)

⇒ 2 kim loại cần tìm là: Ca và Sr. Bài 10: Cho 2g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây? A. Be

B. Mg

Hiển thị đáp án

C. Ca.

D. Ba


Đáp án: C

Gọi M là kim loại nhóm II, số mol là x

Theo

đề

bài

ra

ta

trình:

ng vớ với dung dịch kiềm Dạng 5: CO2, SO2 tác dụng A. Phương pháp & Ví dụ

ng pháp giải Lý thuyết và Phương Tác dụng với NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Đối với bài toán này ta tính hệ số k:

Nếu: PTHH tạo muối:

Lưu ý:

hệ

phương


- Hấp thụ CO2 vào NaOH dư/ nước vôi dư chỉ tạo muối Na2CO3/ CaCO3. - Hấp thụ CO2 dư vào NaOH/ nước vôi chỉ tạo muối NaHCO3/ Ca(HCO3)2. - Hấp thụ CO2 vào NaOH tạo dung dịch muối. Sau đó thêm BaCl2 vào dung dịch muối thấy kết tủa. Thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa: tạo ra 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. - Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa. Sau đó thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa: tạo ra 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. - Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nung nóng lọc lại thấy kết tủa trắng nữa: tạo ra 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. - Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải cho trường hợp để giải. Ví dụ minh họa Bài 1: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: A. 5,8 g

B. 6,5 g

C. 4,2 g

D. 6,3 g

Hướng dẫn:

Gọi công thức chung của hai muối cacbonat kim loại hóa trị II là RCO3 RCO3 −tº→ RO + CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCO2 = mRCO3 - mRO = 13,4 - 6,8 = 6,6 (g) nCO2 = 0,15 mol Ta có: nNaOH = 0,075 mol


⇒ tạo ra muối NaHCO3 và CO2 dư.

⇒ mmuối = 0,075.84 = 6,3(g) Bài 2: Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được. Hướng dẫn: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Số mol CaCO3 nCaCO3 = 100/100 = 1 mol Số mol CO2 nCO2 = nCaCO3 = 1 mol Số mol NaOH nNaOH = 60/40 = 1,5 mol Lập tỉ lệ k = nNaOH/nCO2 = 1,5/1 = 1,5 k = 1,5 phản ứng tạo ra hai muối NaHCO3 và Na2CO3

Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3. Theo bài ra ta có hệ


Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42(g) Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g) Bài 3: Cho 2,8 gam CaO tác dụng với một lượng nước lấy dư thu được dung dịch ktc) vào dung dịch A. A. Sục 1,68 lít CO2 (đktc)

ết tủa thu được. a) Tính khối lượng kết b) Khi đun un nóng dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được tối t đa là bao nhiêu? Hướng dẫn: Ta có: nCaO = 2,8/56 = 0,05(mol) và nCO2 = 1,68/22,4 = 0,075(mol) Phản ứng:

Lập tỉ lệ:

ng tạ tạo thành 2 muối: Như vậy, sau phản ứng

⇒ mCaCO3 = 100(0,05 - 0,025) = 2,5(gam) Khi đun nóng dung dịch:


Vậy khi đun nóng, khối lượng kết tủa thu được tối đa là 5 gam.

đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 2,08 Bài 4: Cho V lít SO2 (đktc) gam kết tủa. Tìm V. Hướng dẫn: Ta có: nCa(OH)2= 0,1 × 0,3 = 0,03 (mol) Kết tủa là CaSO3 ⇒ nCaSO3 = 2,6/120 = 0018 (mol) +) Trường hợpp 1: Ca(OH)2 dư:

nSO2 = 0,018 (mol) ⇒ V = 0,4032 (lít)

ảy ra xxả 2 phản ứng. +) Trường hợp 2: xảy

nSO2 = 0,018 + 0,024 = 0,042 (mol) ⇒ V = 0,9408 (lít) B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của X là: A. 1,0

B. 1,4

Hiển thị đáp án

C. 1,2

D. 1,6


Đáp án: B Ta có: nCO2 = 0,1 mol; nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol; nK2CO3 = 0,02 mol Khi sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp K2CO3 và KOH, giả sử chỉ xảy ra phản ứng:

⇒ nK2CO3 trong dung dịch = 0,1 + 0,02 = 0,12 mol

Ta thấy n↓ = 0,12 → n↓ đề cho = 0,06 mol Vậy trong phản ứng CO2 với KOH ngoài muối K2CO3 còn có muối KHCO3

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có: nCtrong CO2 + nCTrong K2CO3 = nCTrong BaCO3 + nCTrong KHCO3 0,1 + 0,02 = 0,06 + x (x là số mol BaCO3) x = 0,06

⇒ nKOH = 0,14 mol → [KOH] = 0,14/0,1 = 1,4M

đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M sau phản ứng thu Bài 2: Sục V lít CO2 (đktc) a. Tính V? được 19,7 gam kết tủa. A. 2,24l

B. 3,36l

C. 4,48l

D. Cả A và C


Hiển thị đáp án Đáp án: D Phản ứng có thể xảy ra là: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O 2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

(1) (2)

Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, kết tủa thu được là BaCO3 Ta có: nBaCO3 = 19,7/197 = 0,1(mol) và nBa(OH)2 = 1.150/1000 = 0,15(mol) So sánh thấy: nBaCO3 ≠ nBa(OH)2 nên có hai trường hợp: Trường hợp 1: xảy ra phản ứng (1), tạo muối BaCO3, Ba(OH)2 còn dư: Lúc đó: nCO2 = nBaCO3 = 0,1(mol) Vậy : VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24(lít) Trường hợp 2: Xảy ra hai phản ứng, tạo muối (CO2 và Ba(OH)2 đều hết). ở phản ứng (1) : nCO2 pư(1) = nBa(OH)2 pư (1) = nBaCO3 = 0,1(mol) ⇒ nBa(OH)2 pư (2) = 0,15 - 0,1 = 0,05 (mol) ⇒ nCO2 pư (2) = 2.0,05 = 0,1(mol) Suy ra tổng số mol CO2: nCO2 = nCO2 pư(1) + nCO2 pư(2) = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol) ⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít) Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là: A. 0,4M Hiển thị đáp án Đáp án: B

B. 0,2M

C. 0,6M

D. 0,1M


Ta có: nCO2 = 0,15 mol; nBa(OH)2 = 0,125 mol; nOH- = 0,25 mol

Ta thấy → tạo ra 2 muối. PTPỨ:

Ta có hệ:

Bài 4: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 0,032

B. 0,048

C. 0,06

D. 0,04

Hiển thị đáp án Đáp án: B Ta có: nCO2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol; nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol Do nCO2 ≠ nBaCO3 nên ngoài BaCO3 còn có Ba(HCO3)2 được tạo thành.


Theo phản ứng: ∑nBa(OH)2 = 0,08 + 0,02 = 0,1 mol a = 0,1/2,5 = 0,04M

ktc) vào m gam dung dịch hỗn hợp Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) ph ứng chứaa 0,05 mol NaOH; 0,05mol KOH; 0,05 mol Ba(OH)2. Dung dịch sau phản có khối lượng? A. (m – 11,65) gam B. (m + 6,6) gam C. (m – 5,05) gam D. (m – 3,25) gam Hiển thị đáp án Đáp án: D

⇒ mdd = m + 0,15.44 – 197.0,05 = (m – 3,25) gam Bài 6: Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là : A. 2,00


B. 0,75 C. 1,25 D. 1,00 Hiển thị đáp án Đáp án: C n OH- = n NaOH + 2n Ca(OH)2 = 0,05 mol n CO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g Bài 7: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 ở (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,70

B. 17,73

C. 9,85

Hiển thị đáp án Đáp án: C Ta có: nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

nNaOH = 0,5.0,1 = 0,05 mol nBa(OH)2 = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Ta thấy:

D. 11,82


Ta có hệ phương trình:

⇒ mBaCO3 = 0,05.197 = 9,85 g Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là: A. 23,2

B. 12,6

Hiển thị đáp án Đáp án: C Pt pư:

Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol NKOH = 0,1 mol

C. 18,0

D. 24,0


Khi cho SO2 vào dung dịch Y thu được 21,7 (g) ↓ BaSO3. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thấy xuất hiện thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch Y có ion HSO-3. Vì: Ba2+ + HSO-3 + OH- → BaSO3↓ + H2O Ta có: nBaCO3 = 0,1 mol Ptpứ:

Ta có: nOH- = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol Theo ptpư (2), (3) ta có: nSO2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol Theo ptpư (1) ta có: nFeS2 = 1/2 nSO2 = 0,15 mol ⇒ mFeSO24 = 120.0,15 = 15 (g) Dạng 6: Tính lưỡng tính của nhôm A. Phương pháp & Ví dụ

ng pháp giải Lý thuyết và Phương - Cho dung dịch OH- tác dụng với dung dịch Al3+ hoặc cho H+ tác dụng với dung dịch AlO-2 (hoặc [Al(OH)4]-


a/ Cho từ từ a mol OH- vào dung dịch chứa b mol Al3+. Tìm khối lượng kết tủa: Al3+ + OH- → Al(OH)3↓ Nếu OH- dư: Al(OH)3 + OH- → AlO-2 + 2H2O - Khi đó tùy theo tỉ lệ số mol OH-: số mol Al3+ mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan. * Để giải nhanh có thể sử dụng công thức:

b/ Nếu cho từ từ H+ vào dung dịch chứa AlO-2 (hoặc [Al(OH)4]- thì có các phản ứng sau: AlO-2 + H+ + H2O → Al(OH)3 Nếu H+ dư: Al(OH)3 + H+ → Al3+ + 3H2O

Khi đó tùy theo tỉ lệ số mol H3+ : số mol AlO-2 mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tảu vừa có muối tan. * Để giải nhanh có thể sử dụng công thức:

Ví dụ minh họa Bài 1: Rót 100 ml dung dịch NaOH 3,5M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thu a. Tính m? được m gam kết tủa. Hướng dẫn: Ta có: nNaOH = 0,35 mol, nAlCl3 = 0,1 mol Vận dụng tỉ lệ T


nOH- = 0,35 mol, nAl3+ = 0,1 mol

→ m↓ = 0,05 . 78 = 3,9 g

hoặc T = 3,5 nên Bài 2: Cho 450 ml dung ddịch KOH 2M tác dụng vớii 100 ml dung dịch d d X? Al2(SO4)3 1M đượcc dung dịch X. Tính nnồng độ mol/l các chấtt trong dung dịch Hướng dẫn: nOH- = 0,9 mol, nAl3+ = 0,2 mol

→ Tạo [Al(OH)4]- và OH- dư

Dung có

ddịch ch

X


ợp bbột Al và Fe tác dụng với dung dịch ịch NaOH dư thấy Bài 3: Cho m gam hỗn hợp thoát ra 6,72 lít khí (đktc). ktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với v dung dịch ủa Al và Fe trong HCl dư thì thấyy thoát ra 8,96 lít khí ((đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu. Hướng dẫn: Ta có: nH2(1) = 6,72/22,4 = 0,3(mol)

Từ (1) ⇒ nAl = 0,2(mol) ⇒ mAl = 0,2*27 = 5,4 (gam) Mà nH2(2)(3) = 8,96/22,4 = 0,4(mol)

Từ (2) và (3) suy ra: mFe = 0,1*56 = 5,6(gam) b) Bài toán ngược

của 1 trong 2 chất tham gia phản ứng vàà số mol kết tủa. Đặc điểm: Biết số mol củ Yêu cầu tính số mol của chấất tham gia phản ứng còn lại. * Kiểu 1: Biết số mol Al(OH)3, số mol Al3+ . Tính lượng OH-.


Phương pháp: - Nếu số mol Al(OH)3 = số mol Al3+: cả 2 chất phản ứng vừa đủ với nhau tạo Al(OH)3. Khi đó: - Nếu nAl(OH)3 < nAl3+ thì có 2 trường hợp: +) Chưa có hiện tượng hoà tan kết tủa hay Al3+ còn dư. Khi đó sản phẩm chỉ có Al(OH)3 và . +) Có hiện tượng ng hoà tan kết tủa hay Al3+ hết. Khi đó sản s phẩm có Al(OH)3 và [Al(OH)4] : Ta có:

Ví dụ minh họa Bài 1: Cho 0,5 lít dung dịch NaOH tác dụng với 300ml dung dịch ch Al2(SO4)3 0,2M a. Tính nnồng độ mol/lít của dung dịch ch NaOH. Biết Bi các phản thu được 1,56g kết tủa. ứng xảy ra hoàn toàn. Hướng dẫn: Số mol Al3+ = 0,12 mol.

p xảy ra. Số mol Al(OH)2 = 0,02 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp + TH1: Al3+ dư → Chỉ ttạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3 . 0,02 = 0,06 mol. → CM(NaOH) = 0,12M

ạo + TH2: Al3+ hết → tạo


→ Số mol OH- = 3 . 0,02 + 4 . 0,1 = 0,46 mol → CM(NaOH) = 0,92M * Kiểu 2: Biết số mol OH-, số mol kết tủa Al(OH)3. Tính số mol Al3+.

ủa. Phương pháp: mol OH- của bài cho với số mol OH- trong kết tủa. t thì đã có + Nếu số mol OH- của bài cho lớn hơn số mol OH- trong kết tủa hiện tượng hoà tan kết tủa. Sản phẩm của bài có Al(OH)3 và [Al(OH)4]-

(Áp dụng bảo toàn nhóm OH-)

+ Nếu trong bài có nhiều lần thêm OH- liên tiếp thì bỏ qua các giai đoạn ổng số mol OH- qua các lần thêm vào rồii so sánh với v lượng trung gian, ta chỉ tính tổng OH trong kết tủa thu được ở lần cuối cùng của bài. Ví dụ minh họa Bài 2: Thêm 0,6 mol NaOH vào dd chứa x mol AlCl3 thu đượcc 0,2 mol Al(OH)3. thấy số mol của Al(OH)3 là 0,5. Thêm tiếp 1,2 mol Thêm tiếpp 0,9 mol NaOH th NaOH nữa thấy số mol Al(OH)3 vẫn là 0,5 mol. Tính x? Hướng dẫn:

nAl(OH)3 = 0,5


ủa là 1,5 mol < 2,7 mol → có tạo [Al(OH)4]Số mol OH- trong kết tủa

* Kiểu 3: Nếu cho cùng một lượng Al3+ tác dụng với lượng OH- khác nhau mà đổi hoặc thay đổi không tương ứng vớii sự thay đổi OH-, lượng kết tủaa không thay đổ chẳng hạn như: TN1: a mol Al3+ tác dụng vvới b mol OH- tạo x mol kết tủa.

hoặ 2x mol kết TN2: a mol Al3+ tác dụng vvới 3b mol OH- tạo x mol kết tủaa hoặc tủa. Khi đó, ta kết luận: TN1: Al3+ còn dư và OH- hết. nAl(OH)3 = nOH-/3 = x. TN2: Cả Al3+ và OH- đều hhết và đã có hiện tượng hoà tan kết tủa.

Ví dụ minh họa

ịch NaOH 1,2M Bài 3: TN1: Cho a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 500ml dung dịch được m gam kết tủa. ch NaOH 1,2M thu TN2: Cũng a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 750ml dung dịch a. Tính a và m? được m gam kết tủa. Hướng dẫn:

nghiệm khác nhau mà lượng kết tủaa không thay đổi nên: Vì lượng OH- ở 2 thí nghiệ TN1: Al3+ dư, OH- hết. Số mol OH- = 0,6 mol → nAl(OH)3 = nOH-/3 = 0,2 mol → m = 15,6 g


TN2: Al3+ và OH- đềuu hết và có hiện tượng hoà tan kết tủa.

Số mol OH- = 0,9 mol → Tạo

Số mol Al2(SO4)3 = 0,1375 mol = a. B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác ddụng với 58,14g Al2(SO4)3 thu được nhất của V? 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nh A. 2,65l

B. 2,24l

C. 1,12l

D. 3,2 l

Hiển thị đáp án Đáp án: A Số mol Al3+ = 0,34 mol.

ảy ra. Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy + TH1: Al3+ dư → Chỉ ttạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3 . 0,3 = 0,9 mol.

→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin

+ TH2: Al3+ hết → tạo → Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol

→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.


Bài 2: Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100cm3 dung dịch Al2(SO4)3 1M. Hãy xác định nồng độ mol của NaOH trong dung dịch sau phản ứng. A. 0,8M

B. 1,2M

C. 1M

D. 0,75M

Hiển thị đáp án Đáp án: C Ta có: nNaOH = 7.0,15 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 1.0,1 = 0,1 mol

Vì NaOH dư nên: Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] Sau phản ứng có 0,2 mol Na[Al(OH)4] và 0,25 mol NaOH dư. Nồng độ mol của Na[Al(OH)4] = 0,2/(0,15 + 0,1) = 0,8M

Bài 3: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là: A. 0,2

B. 0,15

C. 0,1

Hiển thị đáp án Đáp án: C Ta có: nOH- = nNaOH = 0,7 mol nAl3+ = 2.0,1 = 0,2 mol

D. 0,05


→ nOH- dư = 0,7 - 0,6 = 0,1 mol

→ nAl(OH)3 còn = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol Bài 4: Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu. A. 0,75 M

B. 1,75M

C. 1M

D. 1,25M

Hiển thị đáp án Đáp án: B Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol) Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)

Theo pt (3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan. Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)


Nồng độ mol/l CM(NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M Bài 5: Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dung dịch Al(NO3)3 0,75M thu được 7,8 g kết tủa. Vậy V có giá trị là: A. 0,3 và 0,6

B. 0,3 và 0,7

C. 0,4 và 0,8

D. 0,3 và 0,5

Hiển thị đáp án Đáp án: D nBa(OH)2 = 0,5V → nOH- = 1V (mol) nAl3+ = nAl(NO3)3 = 0,75.0,2 = 0,15 (mol) nAl(OH)3 = 7,8/78 = 0,1 mol Trường hợp 1: lượng OH- chỉ đủ tạo 0,1 mol kết tủa: nOH- = 3.nAl(OH)3 = 0,3 mol V = 0,3 (l) Trường hợp 2: lượng OH- dư, hòa tan một phần kết tủa

* Cách khác áp dụng nhanh công thức cho 2 trường hợp:


Bài 6: Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. A. 0,22l

B. 0.2l

C. 0,15l

D. 0,12l

Hiển thị đáp án Đáp án: A Số mol Al = 0,81/27 = 0,03 (mol); số mol HCl = 0,55.0,2 = 0,11 (mol)

Dung dịch A thu được gồm AlCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol.

Để có lượng kết tủa lớn nhất:

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (lít) Bài 7: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là: A. 1,2

B. 1,8

C. 2,4

D. 2


Hiển thị đáp án Đáp án: D Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).

Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol → VNaOH = 1/0,5 = 2 lít Bài 8: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 10,8

B. 5,4

C. 7,8

Hiển thị đáp án Đáp án: B Ta có: nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol Gọi: nAl = x mol → nAl = 2x mol Phản ứng:

D. 43,2


Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư.

Theo phản ứng (1), (2) → mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol → nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol → mAl = 0,2.27 = 5,4 (g) Dạng 7: Phản ứng nhiệtt nhôm

ng pháp giải Lý thuyết và Phương Dựa vào phản ứng: 2yAl + 3MxOy → yAl2O3 + 3xM

M là các kim loại có tính khử trung bình và yếu. 2yAl + 3FexOy → yAl2O3 + 3xFe - Các trường hợp có thể xảy ra: + Hiệu suất phản ứng H = 100% (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Nếu cho sản phẩm tác dụng với dung dịch kiềm có H2 thoát ra, thì sản phẩm có Al dư, Fe và Al2O3.


+ Hiệu suất H < 100% ( phản ứng xảy ra không hoàn toàn). Khi đó sản phẩm ư, Fe. có Al dư, Al2O3, FexOy dư, Ví dụ minh họa Bài 1: Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng nhiệt nhôm tăng 0,96(g). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc), (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Khối lượng của A là: A. 1,08g

B. 1,62g

C. 2,1g

D. 5,1g

Hướng dẫn: 8Al + 3Fe3O4 −tº→ 9Fe + 4Al2O3

Khối lượng nhôm tăng chính là khối lượng của nguyên tố oxi. nO (trong Al2O3) = 0,96/16 = 0,06 mol nAl2O3 = 1/3 n O= 0,06/3 = 0,02 mol Theo phản ứng: nFe = 9/4 .nAl2O3 = 9/4.0,02 = 0,045 mol

Hỗn hợp A sau phản ứng tác dụng với NaOH dư tạo ra khí H2. Chứng tỏ sau phản ứng nhiệt nhôm, nhôm còn dư: Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

Vậy: mA = mAl dư + mAl2O3 = 0,02.27 + 0,045.56 + 0,02.102 = 5,1 (g)

ột Al vvới bột Fe2O3 và CuO rồii nung nóng để tiến hành Bài 2: Trộn 0,81 gam bột phản ứng nhiệtt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lit khí NO (đktc). Giá trị của V là: A. 0,224 lit

B. 2,24 lit.


C. 6,72 lit

D. 0,672 lit

Hướng dẫn: Ta có: nA1 = 0,03 (mol) Các phương trình phản ứng: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

(1)

2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

(2)

Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y. Theo (1): nFe = nAl = x (mol) Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol) Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

(3) (4)

Theo (3): nNO/( 3) = nFe = x (mol). Theo (4): nNO/(4) = 2/3 .nCu = 2/3 .x. 3/2 .x .y = y(mol) ⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (lit). Bài 3: Trộn 5,4g bột Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2 (dktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là: A. 62,5% Hướng dẫn: Ta có:

B. 60%

C. 20%

D. 80%


Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol Vì hiệu suất không đạt 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết.

Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm Al dư, Fe3O4 dư, Al2O3 và Fe. Theo phản ứng: nAl phản ứng = 8/3 x mol ⇒ nAl dư = (0,2 - 8/3 x) mol

Vậy H = 0,06/0,075.100% = 80% B. Bài tập trắc nghiệm


Bài 1: Đốt nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là: A. 0,3

B. 0,4

C. 0,25

D. 0,6

Hiển thị đáp án Đáp án: A

Khi cho Al phản ứng với NaOH hoặc HCl thì số mol H2 thu được là như nhau: nH2 = 0,3 mol ⇒ nAl = 0,2 mol Từ đó suy ra nH2 do Fe tạo ra = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol nFe = 0,1 mol ⇒ nAl đã phản ứng tạo Fe là 0,1 mol vì:

Bài 2: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệtt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy y ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm A. Al2O3 và Fe B. Al, Fe và Al2O3 C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3 D. Al2O3, Fe và Fe3O4 Hiển thị đáp án Đáp án: B 8Al + Fe3O4 −tº→ 4Al2O3↓ + 9Fe


⇒ nFe3O4/nAl = 3/8 < 1/3 ⇒ Al còn Fe3O4 hết

ồm Al2O3, Fe và Al ⇒ Hỗn hợp sản phẩm gồm ồm 10,8 gam gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện Bài 3: Nung hỗn hợp gồm không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được ợ chất rắn Y. Khối lượng kim loạii M trong Y là: A. 5,6 gam B. 22,4 gam C. 11,2 gam D. 16,6 gam Hiển thị đáp án Đáp án: D

⇒ Khối lượng kim loại ại trong Y = mFe + mAl dư = 56.0,2 + 10,8 -27.0,2 = 16,6 g

với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhi nhôm Bài 4: Trộn 10,8 g bộtt Al vớ ắn sau phản ph ứng trong điều kiệnn không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiêt nhôm là A. 80% B. 90% C. 70% D. 60% Hiển thị đáp án Đáp án: A


Ta có : nAl = 10,8 / 27 = 0,4 mol ; nFe3O4 = 34,8 / 232 = 0,15 mol nH2 = 10,752 / 22,4 = 0,48 mol

Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol

h Vì hiệu suất không đạt 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết. ư, Fe3O4 dư , Al2O3 và Fe. ⇒ hỗn hợp chất rắn Al dư Theo phản ứng :

Bài 5: Trộn 8,1 (g) bộtt Al vvới 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhi nhôm ng chất rắn r thu được trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng là: A. 61,5 g B. 56,1 g C. 65,1g


D. 51,6 g Hiển thị đáp án Đáp án: B Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g Bài 6: Trộn 5,4 gam bột Al vvới 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt Giả sử chỉ xảy y ra phản ph ứng khử nhôm (trong điều kiệnn không có không khí). Gi Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn ch chất rắn sau phản ứng bằng ng dung dịch d H2SO4 nhi nhôm và loãng (dư) thu đượcc 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt số mol H2SO4 đã phản ứng là: A. 75 % và 0,54 mol

B. 80 % và 0,52 mol

C. 75 % và 0,52 mol

D. 80 % và 0,54 mol

Hiển thị đáp án Đáp án: D nAl = 0,2 mol ; nFe3O4 = 0,075 mol ; nH2 = 0,24 mol Phản ứng xảyy ra không hoàn toàn:

BT e ta có: 2.nFe + 3.nAl = 2.nH2 ⇒ 9/8.x.2 + (0,2 – x).3 = 0,24.2 → x = 0,16 mol → Hphản ứng = 0,16/0,2 = 80% BT e ⇒ nH+phản ứng = 2.nFe + 3.n Al + 6.nAl2O3 + 8.nFe3O4 = 0,36 + 0,12 + 0,48 + 0,12 = 1,08 mol → nH2SO4phản ứng = 1,08/2 = 0,54mol

ột Al vvới 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt Bài 7: Trộn 0,25 mol bột (giả sử chỉ có phản ứng khử kh Fe2O3 về nhôm trong điều kiệnn không có không khí (gi


ắn X. Cho X tác ddụng với dung dịch NaOH OH (dư) (d thu được Fe) thu được hỗn hợp rắn ất rắ rắn khan Z và 0,15 mol H2. Hiệu suất ất phản ph ứng nhiệt dung dịch Y, m gam chất nhôm và giá trị của m lần lượt là A. 60% và 20,40 B. 60% và 30,75 C. 50% và 20,75 D. 50% và 40,80 Hiển thị đáp án Đáp án: A nAl dư = 2nH2/ 3 = 0,1 mol ⇒ H = (0,25 – 0,1)/0,25 .100% = 60%

⇒ mZ = 160.(0,15 – 0,075) + 56.0,15 = 20,4 g

ki không có Bài 8: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện ắn X. Cho X tác không khí. Sau khi phản ứng xxảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn ch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn n Z và 3,36 lít khí dụng với dung dịch (dư) vào dung dịch Y, thu đượcc 39 gam kết kế tủa. Giá trị H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư của m là: A. 45,6 gam

B. 57,0 gam

C. 48,3 gam

D. 36,7 gam

Hiển thị đáp án Đáp án: C nH2 = 0,15 mol ; nAl(OH)3 = 0,5 mol

m: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol) - Hỗn hợp rắn X gồm:


PTHH: 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4] CO2 + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 + NaHCO3 nH2 = 0,15 mol → y = 0,1 mol Áp dụng ĐLBT nguyên tố với Al: 2x + y = 0,5 → x = 0,2 mol Áp dụng ĐLBT nguyên tố với O: nO(Fe3O4) = nO(Al2O3) = 0,2.3 = 0,6 mol → nFe3O4 = 0,15mol Áp dụng nguyên tố với Fe: n =Fe = 3nFe3O4 = 3.0,15 = 0,45 mol Áp dụng khối lượng: m = 0,45.56 + 0,2.102 + 0,1.27 = 48,3 gam Dạng 8: Các dạng bài tập về muối cacbonat A. Phương pháp & Ví dụ Lý thuyết và Phương pháp giải - Có 2 dạng thường gặp: phản ứng nhiệt phân và phản ứng trao đổi (với axit → khí; với muối → kết tủa) * Lưu ý: Khi cho từ từ dung dịch HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và hiđro cacbonat, phản ứng xảy ra theo trình tự: Đầu tiên: H+ + CO2-3 → HCO-3 Sau đó: HCO-3 + H+ → CO2 + H2O Ví dụ minh họa Bài 1: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là: A. 0,03

B. 0,01

C. 0,02

D. 0,015


Hướng dẫn: Ta có: nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol Pứ:

nH+ còn = 0,01 mol và trong dd đang có nHCO-3 = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol Do H+ dư nên tiếp tục xảy ra phản ứng:

Đáp án B.

tr I và muối Bài 2: Cho 19,2 gam hỗn hhợp muối cacbonat của kim loạii hóa trị cacbonat của kim loạii hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư,, thu được 4,48 lít ktc). Tính khố khối lượng muối tạo ra trong dung dịch. một chất khí (đktc). Hướng dẫn:

ối cacbonat là M2CO3 và M'CO3 Gọi công thức hai muối M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2 O M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2 + H2 O

ng pháp tăng giảm khối lượng: Áp dụng phương 1 mol muốii cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng. 35,5 .2 – 60 = 11 (gam) ⇒ nCO2 = nmuối cacbonat = 0,2(mol) ⇒ mmuối clorua = mmuốii cacbonlat + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4(gam)


Bài 3: Khi nung 30 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu: A. 28,41% và 71,59% C. 40% và 60%

B. 13% và 87%

D. 50,87% và 49,13%

Hướng dẫn: Gọi x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp PTP Ư:

Theo đề bài ta có phương trình: 56x + 40y = (100x + 4y)/2 Hay x/y = 1/3

Vậy: %MgCO3 = 100% - 28,41% B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Dung dịch X chứa ứa hhỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M, KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trịị của V là : A. 4,48 B. 3,36


C. 2,24 D. 1,12 Hiển thị đáp án Đáp án: D nCO32- = 0,15 mol ; nHCO3- = 0,1 mol ; nH+ = 0,2 mol

Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên phản ứng xảy ra theo trình tự Sau phản ứng (1) nH+ còn: 0,2 - 0,15 = 0,05 (mol) nên HCO3- dư. ⇒ VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít Bài 2: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3 và MgCO3) trong hỗn hợp là phương án nào sau đây? A. 35,2% và 64,8% C. 85,49% và 14,51% Hiển thị đáp án Đáp án: B

B. 70,4% và 29,6% D. 17,6% và 82,4%


Số mol CO2 là nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol Gọi x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp Theo bài ra ta có hệ pt:

Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là : A. 2,00 B. 0,75 C. 1,25 D. 1,00 Hiển thị đáp án Đáp án: C nOH- = nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,05 mol nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g


Bài 4: Cho 3,9 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2SO3 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, ta thu được một hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với metan là 3,583 và dung dịch B. Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch B ta phải dùng hết 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Vậy % Na2CO3 và K2SO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 60,5% và 39,5% B. 64% và 36% C. 64,6% và 35,4% D. 25,14% và 74,86% Hiển thị đáp án Đáp án: D Gọi x, y là số mol cảu Na2CO3 và K2SO3 trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng xảy ra:

Theo đề bài ta có: 106x + 158y = 3,9 (I)

Mặt khác: ⇒ X = 0,00925 mol; y = 0,0185 mol


Bài 5: Cho 9,125 gam muối hiđrocacbon phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hiđrocacbon là: A. NaHCO3

B. Mg(HCO3)2

C. Ba(HCO3)2

D. Ca(HCO3)2

Hiển thị đáp án Đáp án: B

Gọi công thức muối hiđrocacbonat: M(HCO3)n PT: 2M(HCO3)n + nH2SO4 → M2(SO4)n + 2nCO2 + 2nH2O Ta thấy: 2 mol M(HCO3)n → 1 mol M2(SO4)n thì khối lượng giảm: 2,61n - 96n = 26n (g) Vậy x mol M(HCO3)n → M2(SO4)n thì khối lượng giảm: 9,125 - 7,5 = 1,625 (g)

Cặp nghiệm phù hợp là: n = 2 và M = 24 (Mg) Công thức của muối hiđrocacbonat là Mg(HCO3)2.

ọt đế đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào ào 100 ml dung dịch Bài 6: Nhỏ từ từ từng giọt chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 0,2M , sau phản ứng thu được số mol CO2 là: A. 0,03 B. 0,01 C. 0,02 D. 0,015


Hiển thị đáp án Đáp án: B

⇒ n CO2 = 0,01mol Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Vậy khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch là: A. 12,8g

B. 14,2g

C. 13,6g

D. 14,6g

Hiển thị đáp án Đáp án: B Khi thay thế 1 mol muối cacbonat bằng muối sunfat của cùng một kim loại. Khối lượng muối kim loại tăng lên là: 96 - 60 = 36g nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol ∆m = 0,05.36 = 2,8 (g) mmuối = 12,4 + 1,8 = 14,2 (g) Bài 8: Nung nóng 100 g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. % khối lượng của NaHCO33 trong hỗn hợp là: A. 80%

B. 70%

C. 80,66%

D. 84%

Hiển thị đáp án Đáp án: D Phản ứng: 2NaHCO3 −tº→ Na2CO3 + CO2 + H2O Cứ 2 mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 2.84 - 106 = 62 (g)


Vậy x mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 100 - 69 = 31 (g) x = 31.2/62 = 1 (mol) mNaHCO3 = 84 (g) ⇒ %NaHCO3 = 84% Dạng 9: Các dạng bài tập về nước cứng Lý thuyết và Phương pháp giải * Lưu ý: - Nước có nhiều ion Ca2+, Mg2+ là nước cứng. - Nước không chứa hoặc chứa ít các ion trên gọi là nước mềm. + Nước cứng tạm thời: chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO-3. + Nước cứng tạm thời: chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl- ,SO2-4. Cách làm mềm nước: Phương pháp hóa học: Đối với nước cứng tạm thời, đun nóng hoặc dùng Ca(OH)2 rồi lọc kết tủa Ca(HCO3)2 −tº→ CaCO3 + CO2↑ + H2O Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓ + 2CaCO3 + H2O Cả 2 loại nước cứng đều có thể dùng dung dịch Na2CO3 CaSO4 + Na2CO3 → CaCO3↓ + Na2SO4 Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + NaHCO3 Ví dụ minh họa Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nước cứng là nước có chứa các muối CaCl2, MgCl2,... B. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+, Mg2+


C. Nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa cation Ca2+, Mg2+. D. Nước khoáng đều là nước cứng. Hướng dẫn: Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. Nếu nước có chứa Ca2+, Mg2+ nhưng dưới mức tới hạn thì không gọi là nước cứng. Bài 2: Trong thể tích nước cứng có chứa 6.105- mol CaSO4 cần số gam Na2CO3 đủ làm mềm thể tích nước đó là: A. 7,20 mg B. 6,82 mg C. 7,00 mg D. 6,36 mg Hướng dẫn: Phản ứng: Na2CO3 + CaSO4 → CaCO3 + Na2SO4 Số mol Na2SO4 = số mol CaSO4 = 6.10-5 (mol) Khối lượng Na2CO3 cần dùng là: 106 . 6.10-5 gam = 636.10-5 (gam) = 6,36 (mg) Bài 3: Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước trong cốc: A. có tính cứng toàn phần C. là nước mềm Hướng dẫn:

B. có tính cứng vĩnh cửu

D. có tính cứng tạm thời.


- Phản ứng khi đun sôi:

- Nhận xét: 2. nCa2+,Mg2+ 2.(0,02 + 0,04) = 0,12 > nHCO3-

Nên sau khi đun nóng HCO3- đã chuyển hết thành kết tủa và CO2. Trong dung dịch còn Cl-,SO42- (Mg2+, Ca2+) dư nên nước còn lại trong cốc có tính cứng toàn phần. Bài 4: Dung dịch A chứa các cation Mg2+, Ca2+, Ba2+ và 0,1 mol Cl-, 0,2 mol NO3. Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là: A. 150 ml B. 300 ml C. 200 ml D. 250 ml Hướng dẫn:

Các phương trình ion rút gọn:

Gọi x, y và z là số mol Mg2+, Ca2+ và Ba2+ trong dung dịch A. Dung dịch trung hòa điện nên: 2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 → x + y + z = 0,15 Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO32- = x + y + z = 0,15 = nK2CO3 ⇒ Vdd K2CO3 = 0,15/1 = 0,15 (lit)=150 (ml)


B. Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu? A. Na2CO3 và Na3PO4 C. HCl và Na2CO3.

B. Na2SO4 và Na3PO4.

D. HCl và Ca(OH)2.

Hiển thị đáp án Đáp án: A Bài 2: Một cốc nướcc có chứ chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 c nước trên mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sối cốc ng xả xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc: ốc: cho đến khi các phản ứng A. Có tính cứng hoàn toàn

ửu B. Có tính cứng vĩnh cửu C. Là nước mềm D. Có tính cứng tạm thời Hiển thị đáp án Đáp án: B

Vì lượng CO32- không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch ứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- đó là nước cứng cứ vĩnh cửu thu được sau phản ứng chứa Bài 3: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là: A. Nước mềm


B. Nước cứng tạm thời C. Nước cứng vĩnh cửu D. Nước cứng toàn phần Hiển thị đáp án Đáp án: D Bài 4: Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+) như sau:

Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có tính cứng tạm thời? A. (1) B. (2) C. (1) và (2) D. (1), (2), (3) và (4) Hiển thị đáp án Đáp án: D Bài 5: Có các chấtt sau : NaCl, Ca(OH)2 ,Na2CO3, HCl . Cặp chất ất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời : A. NaCl và Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 và Na2CO3 C. Na2CO3 và HCl D. NaCl và HCl


Hiển thị đáp án Đáp án: B Bài 6: Có các chất sau: (1) NaCl (4) HCl

(2) Ca(OH)2

(3) Na2CO3

(5) K3PO4

Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: A. 1, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 2, 3, 5 D. 3, 4, 5 Hiển thị đáp án Đáp án: C Bài 7: Ðể làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta có thể dùng: A. HCl B. K2CO3 C. CaCO3 D. NaCl Hiển thị đáp án Đáp án: B Bài 8: Nước cứng tạm thời là nước cứng có chứa ion HCO3- . Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng có chứa ion Cl- hay SO42-. Để làm mềm nước cứng có 3 loại ion trên người ta: A. Đun sôi nước B. Dùng lượng vừa đủ Ca(OH)2


C. Dùng dung dịch Na2CO3 D. Các câu trên đều đúng. Hiển thị đáp án Đáp án: C Bài 9: Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng:

nhiều ion Ca2+ và Mg2+ A. Nước cứng là nướcc có nhi B. Nước cứng tạm thời là nnước cứng có chứa ion HCO3C. Nước cứng vĩnh cữu là nnước cứng có chứa ion CO32- và Cl-

chứa ít ion Ca2+ và Mg2+ D. Nước mềm là nướcc có ch Hiển thị đáp án Đáp án: C Bài 10: Một mẫu nước cứng ứng ch chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl- , SO42- . Chất ớc cứng trên là : được dùng để làm mềm nướ A. Na2CO3 B. HCl C. H2SO4 D. NaHCO3 Hiển thị đáp án Đáp án: A

Bài 11: Dãy gồm các chất ất đề đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của ủa nước là : A. NaOH, Na3PO4 , Na2CO3


B. HCl, NaOH , Na2CO3 C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3. Hiển thị đáp án Đáp án: A

Bài 12: Cho 2 cốc nước chứ chứa các ion: Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cốc 2: Ca2+, ử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả hai cốc ốc người ta: HCO3-, Cl-, Mg2+. Để khử A. Cho vào 2 cốc dung dịịch NaOH dư

cốc B. Đun sôi một hồii lâu 2 cố ợng dư dung dịch Na2CO3 C. Cho vào 2 cốc một lượ dịch NaHSO4 D. Cho vào 2 cốcc dung dị Hiển thị đáp án Đáp án: C

ản ứ ứng làm giảm nồng độ của cation Mg2+ và Ca2+ Cả hai cốc đề xảy ra phản

Bài tập trắc nghiệm


100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 1) Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Khối lượng riêng nhỏ. C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện. Hiển thị đáp án Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối. → Đáp án D Câu 2. Chọn phát biểu đúng: A. Dung dịch Na2CO3 có tính kiềm mạnh. B. Dung dịch Na2CO3 có môi trường trung tính có Na2CO3 là muối trung hòa. C. Dung dịch chứa Na2CO3 có môi trường axit do Na2CO3 là muối của axit yếu. D. Na2CO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng. Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 3. Để bảo quản kim loại kiềm người ta thường làm như thế nào? A. Để trong bình kín. B. Để trong bóng tối. C. Ngâm trong dầu hỏa. D. Để nơi thoáng mát. Hiển thị đáp án → Đáp án C


Câu 4. Tìm mệnh đề sai trong những mệnh đề sau: A. Năng lượng để phá vỡ mạng lưới tinh thể của kim loại kiềm tương đối nhỏ. B. Bán kính của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn những nguyên tử của các nguyên tố khác cùng một chu kì. C. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm lớn nhất so với các nguyên tố cùng chu kì. D. Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs. Hiển thị đáp án Năng lượng ion hóa của các kim loại kiềm nhỏ nhất so với các nguyên tố cùng chu kì. → Đáp án C Câu 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là: A. 1s1

B. 2s1

C. ns1

D. ns2

Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 6. Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là A. Thủy luyện B. Điện phân dung dịch C. Nhiệt luyện D. Điện phân nóng chảy. Hiển thị đáp án → Đáp án D


Câu 7. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm nước cứng trên là : A. Na2CO3 C. H2SO4

B. HCl D. NaHCO3

Hiển thị đáp án Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ → Đáp án A Câu 8. Tiến hành thí nghiệm sau (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4 (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 (3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3 (4) Sục khí khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2 (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thì nghiệm thu được kết tủa là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Hiển thị đáp án (2) H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4 (3) CO2 + Na2SiO3 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓ (5) 3NH3 + Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+ (6) Ba2+ + SO42- → BaSO4


→ Đáp án C Câu 9. Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là: A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 C. Na2O + H2O → 2NaOH D. Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4. Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 10. Điều chế Na bằng cách: 1. Điện phân nóng chảy NaCl 2. Điện phân dung dịch NaCl. 3. Dùng K đẩy Na khỏi muối. A. 1

B. 2

C. 3

D. 1, 2

Hiển thị đáp án 2NaCl -đpnc→ 2Na + Cl2 → Đáp án A Câu 11. Phát biểu nào không đúng? A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl. B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước. C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao. D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội.


Hiển thị đáp án Câu 12. Chỉ ra phát biểu sai. A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba. C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm. D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm. Hiển thị đáp án Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các kim loại: Natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện. D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần. Hiển thị đáp án Câu 14. CO2 không phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. Ba(OH)2 C. K2CO3

B. KOH D. KHCO3

Hiển thị đáp án → Đáp án D Câu 15. Cặp chất không xảy ra phản ứng là: A. Na2O và H2O B. Dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2 C. Dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl D. Dung dịch NaOH và Al2O3


Hiển thị đáp án A. Na2O + H2O → 2NaOH C. AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3 D. 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O → Đáp án B Câu 16. Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2, hiện tượng quan sát được là: A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan. B. Không có hiện tượng. C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện,sau đó kết tủa tan một phần. D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện,sau đó kết tủa tan hết. Hiển thị đáp án HCl + NaAlO2 + H2O → NaCl + Al(OH)3 Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O → Đáp án D Câu 17. Trường hợp nào sau đây không có sự tạo thành Al(OH)3: A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 B. Cho Al2O3 vào nước. C. Cho Al4C3 vào nước. D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. Hiển thị đáp án 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4


3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 → Đáp án B Câu 18. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là: A. nhiệt phân CaCl2 B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2 C. điện phân dung dịch CaCl2 D. điện phân CaCl2 nóng chảy Hiển thị đáp án → Đáp án D Câu 19. Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là: A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Hiển thị đáp án Các chất: NaHCO3, Al(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O HF + NaOH → NaF + H2O Cl2 + NaOH → NaClO + NaCl + H2O NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O → Đáp án B Câu 20. Trong tự nhiên,canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:


A. Thạch cao sống

B. Đá vôi

C. Thạch cao khan

D. Thạch cao nung

Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 21. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là: A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại. B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện. C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. Hiển thị đáp án CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O CO2 + H2O + CaCO3 ↓ → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3 + CO2↑ + H2O → Đáp án D Câu 22. Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dùng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.


Hiển thị đáp án Người ta dùng Al để khử ion kim loại trong các oxit của kim loại trung bình. Phản ứng này gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Vậy Al tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không thuộc phản ứng nhiệt nhôm. → Đáp án D Câu 23. Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Mg.

B. Be, Mg, Ca.

C. Li, Na, Ca.

D. Li, Na, K.

Hiển thị đáp án - Kim loại nhóm IA (kim loại kiềm) có kiểu tinh thể lập phương tâm khối - Kim loại kiềm thổ: Be, Mg (lục phương); Ca, Sr (lập phương tâm diện); Ba (lập phương tâm khối) → Đáp án D Câu 24. Phản ứng nào sau đây không xảy ra: A. CaO + CO2 → CaCO3 B. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O C. CaCl2 + MgCO3 → CaCO3 + MgCl2 D. CaO + H2O → Ca(OH)2 Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 25. Phản ứng điều chế NaOH trong công nghiệp là: A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 B. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 C. Na2O + H2O → 2NaOH


D. Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4. Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 26. Phản ứng nhiệt phân nào sau đây không xảy ra? A. Mg(OH)2 → MgO + H2O B. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O C. K2CO3 → K2O + CO2 D. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2 Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 27. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Hiện tượng quan sát được là: A. Không có hiện tượng. B. Có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết dung dịch trong suốt trở lại. C. Có kết tủa trắng, kết tủa không tan, D. Có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan một phần. Hiển thị đáp án CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 → Đáp án B Câu 28. Cho 2 cốc nước chứa các ion: Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cốc 2: Ca2+, HCO3-, Cl-, Mg2+. Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả hai cốc người ta: A. Cho vào 2 cốc dung dịch NaOH dư B. Đun sôi một hồi lâu 2 cốc


C. Cho vào 2 cốc một lượng dư dung dịch Na2CO3 D. Cho vào 2 cốc dung dịch NaHSO4 Hiển thị đáp án Cả hai cốc đề xảy ra phản ứng làm giảm nồng độ của cation Mg2+ và Ca2+ Ca2+ + CO32- → CaCO3↑ Mg2+ + CO32- → MgCO3↑ → Đáp án C Câu 29. Cho viên Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là: A. Bọt khí. B. Bọt khí và kết tủa màu xanh. C. Kết tủa màu đỏ. D. Bọt khí và kết tủa màu đỏ. Hiển thị đáp án PT: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 → Đáp án B Câu 30. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. D. điện phân NaCl nóng chảy. Hiển thị đáp án


Câu 31. Cho dần dần đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2, hiện tượng quan sát được là: A. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, kết tủa không tan. B. Không có hiện tượng. C. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan một phần. D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện, sau đó kết tủa tan hết. Hiển thị đáp án PTHH: HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl Al(OH)3 + 3HCl (dư) → AlCl3 + 3H2O. → Đáp án D Câu 32. Chỉ ra phát biểu sai. A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba. B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba. C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm. D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm. Hiển thị đáp án Câu 33. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là: A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa ta. B. Chỉ có kết tủa keo trắng. C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên. D. Không có kết tủa, có khí bay lên. Hiển thị đáp án


- Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện. 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl - Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suất. NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O → Đáp án A Câu 34. Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là: A. FeSO4 + HNO3 B. KOH + Ca(HCO3)2 C. MgS + H2O D. BaO + NaHSO4 Hiển thị đáp án A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S↑ D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O → Đáp án C Câu 35. Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là: A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Hiển thị đáp án Các chất: NaHCO3, Al(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường:


NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O HF + NaOH → NaF + H2O Cl2 + NaOH → NaClO + NaCl + H2O NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O → Đáp án B Câu 36. Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) H2(k) + CuO(r) ; (2) C (r) + KClO3; (3) Fe (r) + O2 (r) (4) Mg(r) + SO2(k); (5) Cl2 (k) + O2(k); (6) K2O ( r ) + CO2(k) Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là: A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Hiển thị đáp án (1) H2 + CuO → H2O + Cu (2) 3C + 2KClO3 → 3CO2 + 2KCl (3) 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (4) 2Mg + SO2 → 2MgO + S (6) K2O + CO2 → K2CO3


→ Đáp án D Câu 37. Phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động là: A. CaCO3 → CaO + CO2 B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O D. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 38. Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) H2(k) + CuO(r); (2) C (r) + KClO3; (3) Fe (r) + O2 (r); (4) Mg ( r ) + SO2(k); (5) Cl2 (k) + O2(k); (6) K2O ( r ) + CO2(k) Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là: A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Hiển thị đáp án (1) H2 + CuO → H2O + Cu (2) 3C + 2KClO3 → 3CO2 + 2KCl (3) 3Fe + 2O2 → Fe3O4


(4) 2Mg + SO2 → 2MgO + S (6) K2O + CO2 → K2CO3 → Đáp án D Câu 39. Trong các phát biểu sau: (1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ ( từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện (4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao Các phát biểu đúng là A. (2), (5)

B. (2),(3), (4)

C. (2),(4)

D. (1),(2),(3),(4),(5)

Hiển thị đáp án (1) Theo chiều tăng điện tích hạt nhân, các kim loại kiểm thổ ( từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm từ Be → Mg; tang từ Mg → Ca; giảm từ Ca →Ba (2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện (3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lục phương (4) Be không tác dụng với H2O dù ở nhiệt độ cao (5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao Mg + H2O → MgO + H2 → Đáp án A Câu 40. Chất nào sau đây làm mềm nước vĩnh cửu (chứa CaCl2, MgSO4)?


A. Ca(OH)2 C. NaOH

B. Na2CO3 D. H2SO4

Hiển thị đáp án Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ → Đáp án B 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 2) Câu 41. Để điều chế được kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây? A. Điện phân muối halogenua hoặc hiđroxit ở dạng nóng chảy. B. Khử oxi của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao. C. Điện phân dung dịch muối halogenua. D. Dùng kim loại kiềm mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối. Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 42. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, sau đó lại đun nóng dung dịch sản phẩm thu được. Vậy hiện tượng quan sát được là: A. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tăng dần đến cực đại. B. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần, khi đun nón dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện. C. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch có màu xanh, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra.


D. Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần dung dịch trở nên trong suốt, khi đun nóng dung dịch thì kết tủa lại xuất hiện và có khí bay ra. Hiển thị đáp án CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O CO2 + H2O + CaCO3 ↓ → Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 -to→ CaCO3 + CO2↑ + H2O → Đáp án D Câu 43. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CaO -+X→ CaCl2 -+Y→ Ca(NO3)2 -+Z→ CaCO3 Công thức của X, Y, Z lần lượt là: A. Cl2, AgNO3, MgCO3. B. Cl2, HNO3, CO2. C. HCl, HNO3, NaNO3. D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. Hiển thị đáp án - Đáp án A: Cl2, AgNO3, MgCO3: không xảy ra. - Đáp án B: Cl2, HNO3, CO2: không xảy ra. - Đáp án C: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O CaCl2 + HNO3: không xảy ra - Đáp án D: CaO + 2HCl 2 CaCl2 + H2O CaCl2 + 2AgNO3 2 Ca(NO3)2 + 2AgCl Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 2 CaCO3↓ + 2NH4NO3 → Đáp án D


Câu 44. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp: A. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. B. Điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực. C. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. D. Điện phân NaCl nóng chảy. Hiển thị đáp án 2NaCl + 2H2O -đpmn→ 2NaOH + Cl2 + H2 → Đáp án C Câu 45. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cho Al2S3 vào nước, có khí mùi trứng thối thoát ra B. Cho BaCl2 vào dung dịch KHSO4, xuất hiện kết tủa trắng C. Cho NaHSO3 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa đen D. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CrCl3, thu được kết tủa xanh. Hiển thị đáp án A. Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 (trắng keo) + 3H2S↑ (mùi trứng thối) B . BaCl2 + KHSO4 → BaSO4↓ (màu trắng) + KCl + HCl C. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ (màu trắng) + Na2CO3 + H2O D. CrCl3 + 3NH3 + H2O → Cr(OH)3↓ (màu xanh) + 3NH4Cl → Đáp án C Câu 46. Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là: A. FeSO4 + HNO3 B. KOH + Ca(HCO3)2


C. MgS + H2O D. BaO + NaHSO4 Hiển thị đáp án A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2 ↓ + H2S↑ D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O → Đáp án C Câu 47. Khi nói về kim loại kiềm , phát biểu nào sau đây là sai ? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim B. Trong tự nhiên , các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp Hiển thị đáp án Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần là sai vì tính kim loại mạnh dần nên phản ứng với nước tăng dần. → Đáp án C Câu 48. Cho các nguyên tố: K(Z = 19), N(Z = 7), Si(Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. K, Mg, N, Si B. N, Si, Mg, K C. K, Mg, Si, N D. Mg, K, Si, N


Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 49. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm A. IA.

B. IIIA.

C. IVA.

D. IIA.

Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 50. Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là: A. NaCl C. Ca(OH)2

B. NaHSO4 D. HCl

Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 51. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất B. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi C. Tinh thể nước đá , tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử D. Trong tinh thể nguyên tử , các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Hiển thị đáp án Các tinh thể phân tử đều dễ nóng chảy và dễ bay hơi vì các phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu. → Đáp án B Câu 52. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây ? A. Gây ngộ độc nước uống


B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. C. Làm hỏng các dung dịch cần pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 53. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Các kim loại: natri , bari , beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường B. Kim loại xesi được dung để chế tạo tế bào quang điện C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện D. Theo chiểu tăng dần của điện tích hạt nhân , các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari ) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần Hiển thị đáp án A. Beri không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường B. Kim loại xesi được dung để chế tạo tế bào quang điện . C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lục phương D. Theo chiểu tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari ) có nhiệt độ nóng chảy tăng dần → Đáp án B Câu 54. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) cho dd NaOH vào dd Ca(HCO3)2 (2) Cho dd HCl tới dư vò dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3) Sục khí H2S vào dd FeCl2


(4) Sục khí NH3 tới dư vào dd AlCl3 (5) Sục khí CO2 tới dư vào dd NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6) Sục khí etilen vào dd KMnO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ? A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Hiển thị đáp án (1) 2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O (2) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3 H2O (3) Không xảy ra phản ứng (4) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ +3NH4Cl (5) CO2 + 2H2O + NaAlO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓ (6) 3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3 C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH → Đáp án D Câu 55. Phát biểu nào sau đây là sai ? Hiển thị đáp án A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước. C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh. D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.


→ Đáp án B Câu 56. Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH , Na2CO3 , KHSO4 , Na2SO4, Ca(OH)2 , H2SO4 , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là: A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2 NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O → Đáp án D Câu 57. Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là: A. Ag.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ba.

Hiển thị đáp án → Đáp án D Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Dung dịch đậm đặc của NaSiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng B. Đám cháy magie có thể dập tắt bằng cát khô C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.


D. Trong phòng TN, N2 được điểu chế bằng cách đun nóng dd NH4NO2 bão hòa. Hiển thị đáp án A. Dung dịch đậm đặc của NaSiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng B. Đám cháy magie không thể dập tắt bằng cát khô SiO2 + 2Mg → 2MgO + 2MgO + Si C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon. D. Trong phòng TN , N2 được điểu chế bằng cách đun nóng dd NH4NO2 bão hòa. NH4NO2 -to→ N2 + 2H2O → Đáp án B Câu 59. Phát biểu đúng là: A. Điện phân NaCl nóng chảy sinh ra NaOH B. SiO2 dễ dàng hòa tan trong NaCO3 nóng chảy C. Dung dịch NaHCO3 0,1M có pH < 7 D. Kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô và dư, tạo ra Na2O Hiển thị đáp án A. 2NaCl → 2Na + Cl2 B. SiO2 + Na2CO3 → NaSiO3 + CO2 C. dung dịch NaHCO3 0,1M có pH > 7 D. kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô và dư, tạo ra Na2O2 → Đáp án B Câu 60. Một dung dịch có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước cứng gì: A. Nước cứng tạm thời


B. Nước mềm C. Nước cứng vĩnh cữu D. Nước cứng toàn phần Hiển thị đáp án → Đáp án D Câu 61. Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là: A. Khí hiđro thoát ra mạnh. B. Khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay. C. Lá nhôm bốc cháy. D. Lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng. Hiển thị đáp án 2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước 2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2 → Đáp án A Câu 62. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là: A. NaCl

B. Na2SO4

C. NaOH

D. NaNO3

Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 63. Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là A. Ca.

B. Li.


C. Be.

D. K.

Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 64. Hãy chọn phương pháp đúng: Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể dùng phương pháp sau: A. Cho tác dụng với NaCl B. Tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ C. Đun nóng nước D. B và C đều đúng. Hiển thị đáp án → Đáp án D Câu 65. Tiền hành thí nghiệm sau (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4 (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 (3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3 (4) Sục khí khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2 (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án Câu 66. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là:


A. KNO3

B. FeCl3

C. BaCl2

D. K2SO4

Hiển thị đáp án FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl → Đáp án B Câu 67. Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch A. KNO3.

B. HCl.

C. NaNO3.

D. KCl.

Hiển thị đáp án CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O → Đáp án B Câu 68. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm? A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1 C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện D. Mức oxi hóa đặc trưng +3. Hiển thị đáp án Nhôm thuộc chu kì 3 → Đáp án A Câu 69. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy A. Có kết tủa trắng và bọt khí B. Không có hiện tượng gì C. Có kết tủa trắng


D. Có bọt khí thoát ra Hiển thị đáp án Na2CO3+ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3 → Đáp án C Câu 70. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Thạch cao nung nóng (CaSO4.H2O) B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) C. Đá vôi (CaCO3) D. Vôi sống CaO Hiển thị đáp án → Đáp án A 100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời giải chi tiết (cơ bản – phần 3) Câu 71. Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CaO -+X→ CaCl2 -+Y→ Ca(NO3)2 -+Z→ CaCO3 Công thức X, Y,Z lần lượt là : A. Cl2 , HNO3, CO2 B. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3 C. HCl, HNO3, Na2CO3 D. Cl2, AgNO3, MgCO3 Hiển thị đáp án CaO + 2HCl (X) → CaCl2 + H2O CaCl2 + 2 AgNO3 (Y) → Ca(NO3)2 + 2 AgCl↓


Ca(NO3)2 (Z) + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH4NO3 → Đáp án B Câu 72. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có: A. bọt khí và kết tủa trắng B. bọt khí bay ra C. kết tủa trắng xuất hiện D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần Hiển thị đáp án Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 +2H2O → Đáp án C Câu 73. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ba

B. Mg, Ca, Ba

C. Na, K , Ca

D. Li , Na, Mg

Hiển thị đáp án Kim loại kiềm có kiểu mạng lập phương tâm khối; Be, Mg có kiểu mạng lục phương; Ca, Sr có kiểu mạng lập phương tâm diện; Ba có kiểu mạng lập phương tâm khối. → Đáp án A Câu 74. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. Na2SO4, KOH C. KCl, NaNO3 Hiển thị đáp án → Đáp án B

B. NaOH, HCl D.NaCl, H2SO4


Câu 75. Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là: A. BaCl2.

B. Na2CO3.

C. NaOH.

D. NaCl

Hiển thị đáp án BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl → Đáp án A Câu 76. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: A. R2O3 C. R2O

B. RO2 D. RO

Hiển thị đáp án → Đáp án C Câu 77. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là: A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2 B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2 C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3 D. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2 Hiển thị đáp án HCO3- + H+ → CO2 + H2O HCO3-+ OH- → CO22- + H2O Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O → Đáp án C


Câu 78. Phản ứng vừa tạo kết tủa vừa có khi bay ra là: A. FeSO4 + HNO3 B. KOH + Ca(HCO3)2 C. MgS + H2O D. BaO + NaHSO4 Hiển thị đáp án A. 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O B. 2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O C. MgS + 2H2O → Mg(OH)2↓ + H2S↑ D. BaO + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + H2O → Đáp án C Câu 79. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây ? A. Dung dịch vẫn trong suốt B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết C. Xuất hiện kết tủa và kết tủa này không tan D. Xuất hiện kết tủa và có khí không mùi thoát ra Hiển thị đáp án 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NHCl → Đáp án C Câu 80. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. N, Si, Mg, K.

B. Mg, K, Si, N.


C. K, Mg, N, Si.

D. K, Mg, Si, N.

Hiển thị đáp án -Thứ tự bán kính nguyên tử giảm nhóm IA > IIA > IIA > IVA > VA... Vậy, K(IA) > Mg(IIA) > Si(IVA) > N(VA) → Đáp án D Câu 81. Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là A. K2CO3 C. Al(OH)3

B. Fe(OH)3 D. BaCO3

Hiển thị đáp án Al2O3 + 2OH- + 3H2O → 2Al(OH)4 Al(OH)4 + CO2 → Al(OH)3 + HCO3 → Đáp án C Câu 82. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sối cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc: A. Có tính cứng hoàn toàn B. Có tính cứng vĩnh cửu C. Là nước mềm D. Có tính cứng tạm thời Hiển thị đáp án 2HCO3- -to(0,1) → CO32- (0,05) + CO2 + H2O Mg2+ + CO32- → MgCO3↓


Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Vì lượng CO32- không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch thu được sau phản ứng chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- đó là nước cứng vĩnh cửu → Đáp án B Câu 83. Chọn câu sai: A. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện B. Nhôm là kim loại nhẹ, có màu trắng bạc, dễ kéo sợi và dát mỏng C. Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt D. Nhôm có tính khử mạnh, mạnh hơn tính khử của Mg Hiển thị đáp án → Đáp án D Câu 84. Cho các nhận định sau: 1) Cấu hình electron của ion X2+ là: 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm VIIIB. 2) Các ion và nguyên tử Ne, Na+, F- có điểm chung là có cùng số electron . 3) Khi đốt cháy ancol no thì ta có nH2O > nCO2 4) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải K, Mg, Si, N 5) Tính bazơ của dãy hidroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 giảm dần Số nhận định đúng là A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Hiển thị đáp án Các câu đúng: (1),(2),(4),(5)


→ Đáp án C Câu 85. Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl . Cặp chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời : A. NaCl và Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 và Na2CO3 C. Na2CO3 và HCl D. NaCl và HCl Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 86. Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là: A. NaOH, Na3PO4 , Na2CO3 B. HCl, NaOH, Na2CO3 C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2 , Na2CO3. Hiển thị đáp án Mg2+ + HCO3- + OH- → MgCO3 ↓ + H2O Ca2+ + HCO3- + OH- → CaCO3↓ + H2O 3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2↓ 3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2↓ Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ → Đáp án A


Câu 87. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 ? A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần. D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan, Hiển thị đáp án 3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O → Đáp án B Câu 88. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch: A. NaOH loãng C. H2SO4 đặc, nóng

B. H2SO4 đặc, nguội D. H2SO4 loãng

Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 89. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là: A. quặng pirit. C. quặng manhetit

B. quặng boxit D. quặng đôlômit

Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 90. Phát biểu nào không đúng? A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HCl. B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước.


C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao. D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội. Hiển thị đáp án Câu 91. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Al3+ ? A. 1s22s22p63s23p1

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63s23p3

D. 1s22s22p63s2

Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 92. Chất không có tính chất lưỡng tính là: A. NaHCO3

B. AlCl3

C. Al(OH)3

D. Al2O3

Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 93. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt: A. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). B. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng. D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng. Hiển thị đáp án Câu 94. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là: A. Nước vôi bị vẩn đục ngay B. Nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại C. Nước vôi bị đục dần


D. Nước vôi vẫn trong Hiển thị đáp án CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 → Đáp án B Câu 95. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là: A. 2e

B. 4e

C. 3e

D. 1e

Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 96. Chọn đáp án không đúng về ứng dụng của Magie? A. Chế tạo dây dẫn điện B. Dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ C. Chế tạo hợp kim nhẹ D. Tạo chất chiếu sáng Hiển thị đáp án → Đáp án A Câu 97. Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA: A. Đều phản ứng với dd axit B. Đều phản ứng với oxy C. Đều có tính khử mạnh D. Đều phản ứng với nước Hiển thị đáp án


Be không tác dụng với nước → Đáp án D Câu 98. Nội dung nào sai trong các nội dung sau khi nói về nhôm: A. ZAl = 13

B. thuộc nguyên tố s

C. chu kỳ 3

D. nhóm IIIA

Hiển thị đáp án → Đáp án B Câu 99. Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc: A. Có tính cứng hoàn toàn B. Có tính cứng vĩnh cửu C. Là nước mềm D. Có tính cứng tạm thời Hiển thị đáp án 2HCO3- (0,1) → CO32- (0,05) + CO2 + H2O Mg2+ + CO3- → MgCO3↓ Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Vì lượng CO32- không đủ để kết tủa hết ion Mg2+ hoặc Ca2+ nên trong dung dịch thu được sau phản ứng chứa Na+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42- đó là nước cứng vĩnh cửu → Đáp án B Câu 100. Từ đá vôi (CaCO3), điều chế Ca bằng cách: A. Dùng kali đẩy canxi ra khỏi CaCO3 B. Điện phân nóng chảy CaCO3


C. Nhiệt phân CaCO3 D. Hòa tan với dd HCl rồi ồi đđiện ệ phân nóng chảy sản phẩm Hiển thị đáp án CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O CaCl2 -đpnc→ Ca + Cl2 → Đáp án D 100 câu trắc nghiệm Kim loại ại ki kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời ời giải gi chi tiết (nâng cao – phần 1) Câu 1. Cho 2g kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây? A. Be

B. Mg

C. Ca.

D. Ba

Hiển thị đáp án Gọi M là kim loại nhóm II, số mol là x M (x) + 2HCl → MCl2 x(mol) + H2 Theo đề bài ra ta có hệ phương trình:

→ Đáp án C

hợp gồm hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp ế thuộc nhóm Câu 2. Cho 1,67 gam hỗn hợ dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). (đ Tìm tên IIA tác dụng hết vớii dung dị hai kim loại đem dùng. A. Ca và Mg

B. Ca và Sr.

C. Mg và Ba

D. Ba và Sr

Hiển thị đáp án


Gọi R là kim loại hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA. Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03(mol) Phương trình hóa học: R (0,03) + 2HCl → RCl2 + H2 (0,03) (1) ⇒ MR = 1,67/0,03 = 55,667 ⇒ 2 kim loại cần tìm là: Ca và Sr. → Đáp án B Câu 3. Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là: A. 61,5 g

B. 56,1 g

C. 65,1g

D. 51,6 g

Hiển thị đáp án Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g → Đáp án B Câu 4. Nhận biết Al, Mg, Al2O3 dùng: A. Dung dịch HCl. C. Dung dịch CuCl2.

B. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch NaOH.

Hiển thị đáp án Lần lượt cho NaOH vào các mẫu thử. Chất rắn tan có khí thoát ra là Al, tan không có khí là Al2O3, không tan là MgO. Phương trình hóa học: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2


Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O → Đáp án D Câu 5. Cho 10g một kim loại kiềm thổ tác dụng với H2O, thu được 6,11 lít khí H2 (ở 25oC và 1 atm). Hãy xác định tên của kim loại kiềm thổ đã dùng. A. Mg C. Ba

B. Ca D. Be

Hiển thị đáp án Ta có: Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại. A (10/A) + 2H2O → A(OH)2 + H2 (0,25) ⇒ 10/A= 0,24 → A = 40 (Ca) → Đáp án B

m M2CO3, MHCO3, MCl với M là kim loại ạ kiềm. Nung Câu 6. Hỗn hợp X gồm ợp X, sau khi ph phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 nóng 20,29 gam hỗn hợp em 20,29 gam hhỗn hợp X tác dụng hết vớii 500ml dung dịch d gam chất rắn. Cũng đem HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch ch Y.Cho Y tác dụng d ư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại ại M là với dung dịch AgNO3 dư A. Na C. K

B. Li D. Cs

Hiển thị đáp án +) Nung X:

⇒ ∆m giảm = mCO2 + mH2O ⇒ 31x = 20,29 – 18,74 ⇒ x = 0,05 mol


+) X + HCl:

⇒ nCO2 = y + 0,05 = 0,15 ⇒ y = 0, 1 mol Dung dịch Y chứa MCl và HCl ddư. Gọi z là số mol MCl có trong X ta có:

⇒ nAgCl = 0,5 + z = 74,62/143,5 = 0,52 ⇒ z = 0,02 ⇒(2M + 60).0,1 + (M + 61). 0,05 + (M + 35,5).0,02 = 20,29 ⇒ M = 39(K) → Đáp án C

loạ kiềm thuộc Câu 7. Hòa tan hòa toàn 6,645g hhỗn hợp muối clorua củaa hai kim loại d hoàn hai chu kì liên tiếp nhau vào nnước được dd X. Cho toàn bộ dd X tác dụng ), thu được 18,655g kết tủa. Hai kim loạii kiềm trên là toàn với dd AgNO3 (dư), A. Na, K C. Li , Na

B. Rb, Cs

D. K , Rb

Hiển thị đáp án MCl (0,13) + AgNO3 → AgCl (0,13) + MNO3 nAgCl = 18,655/143,5 = 0,13 ⇒ M = (6,645/0,13) - 35,5 = 15,61 ⇒ M1 = 9 (Li) < 15,61 < M2 = 23(Na) → Đáp án C Câu 8. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là


A. Giấy quỳ tím C. Al

B. Zn

D. BaCO3

Hiển thị đáp án Dùng quì tím: chỉ nhận biết được dung dịch KOH. - Dùng Zn, Al: không nhận biết được. - Dùng BaCO3: + Cho vào dung dịch KOH không có hiện tượng + Cho vào dung dịch HCl có khí bay lên + Cho vào dung dịch H2SO4: có khí bay lên và kết tủa trắng BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O → Đáp án D Câu 9. Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dd HCl loãng, thu được 5,6l khí (đktc). Kim loại X, Y là: A. Natri , magie C. Liti và beri

B. Liti và beri D. Kali , bari

Hiển thị đáp án A (x) + HCl → ACl + 1/2 H2 (0,5 x) B (y) + 2HCl → BCl2 + H2 (y)↑ ⇒ nH2 = 0,5x + y = 0,25 ⇒ 0,25 < x + y < 0,5 ⇒ 7,1/0,5 < M < 7,1/0,25 ⇒ 14,2 < M < 28,4 Chỉ có cặp nghiệm A = 23 (Na ), B = 24 (Mg) thỏa mãn


→ Đáp án A Câu 10. Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm đó là: A. Na, K

B. Li, Na

C. K, Rb

D. Rb, Cs

Hiển thị đáp án pH = 13 ⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,3 mol M (0,3 ) + H2O → M+ + OH- (0,3) + 1/2 H2 ⇒ 23(Na) < M = 10,1/0,3 = 33,67 < 39 (K) → Đáp án A Câu 11. Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 3 chất trên? A. H2O C. H2SO4

B. HCl D. Fe(OH)2

Hiển thị đáp án - Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2 - Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O → Đáp án A Câu 12. Cho 19 gam hỗn hợp gồm kim loại M ( hóa trị không đổi ) và Zn (có tỉ lệ mol tương ứng là 1,25:1) và bình đựng 4,48 lít khí Cl2 (đktc), sau các phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl (dư) thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra (đktc). Kim loại M là:


A. Mg

B. Al

C. Ca

D. Na

Hiển thị đáp án M (1,25x) → Mn+ + ne (1,25nx) Zn (x) → Zn2+ + 2e (2x) Cl2 (0,2) + 2e (0,4) → 2Cl2H+ + 2e (0,5) → H2 (0,25) Bảo toàn e ⇒ 1,25nx + 2x = 0,4 + 0,5 = 0,9 (1) Mặt khác: 1,25M + 65M = 19 (2) Từ (1) và (2) ⇒ (1,25M + 65M)/(1,25n + 2) = 19/0,9 ⇒ n = 2; M = 24(Mg) → Đáp án A Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước , thu được 500ml dd chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224l khí H2 (đktc). Kim loại M là: A. K C. Ba

B. Na D. Ca

Hiển thị đáp án M: x mol; M2On: y mol M (x) + nH2O → M(OH)n (x) + n/2 H2 (xn/2) ⇒ nx/2 = 0,01 ⇒ nx = 0,02 M2On (y) + nH2O → 2M(OH)n (2y) ⇒ nM(OH)n = x + 2y = 0,02 +) n = 1 (KL kiềm ) ⇒ x = 0,02; y = 0 ⇒ loại


+) n = 2 (KL kiềm thổ) ⇒ x = 0,01, y = 0,05 ⇒ mhh = 0,01.M + 0,05.(2M + 16.2) = 2,9 ⇒ M = Ba → Đáp án B Câu 14. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2 , NaOH, Na2 CO3, KHSO4, Na2 SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là: A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án Các phản ứng tạo kết tủa: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 ↓ + Na2CO3 + H2O Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 ↓ + CaCO3 ↓ + 2H2O Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2CO2 + 2H2O → Đáp án D Câu 15. Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt không nhãn: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4 và CaSO4.H2O. Chỉ dùng cặp hóa chất nào sau đây có thể nhận được cả 4 chất trên? A. H2O và Na2CO3. B. H2O và HCl. C. H2SO4 và BaCl2.


D. H2O và KCl. Hiển thị đáp án Hòa tan vào nước ta chia làm 2 nhóm. Sau đó dùng HCl để nhận biết chất phản ứng với HCl tạo khí là muối CO32Nhóm 1: Na2SO4 và Na2CO3 Nhóm 2: CaCO3 và CaSO4.H2O PT: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O Chú ý: Muối cacbonat giải phóng khí CO2 khi tác dụng với axit. → Đáp án B Câu 16. Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: A. 5,8 g

B. 6,5 g

C. 4,2 g

D. 6,3 g

Hiển thị đáp án Gọi công thức chung của hai muối cacbonat kim loại hóa trị II là RCO3 RCO3 -to→ RO + CO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCO2 = mRCO3 - mRO = 13,4 - 6,8 = 6,6 (g) nCO2 = 0,15 mol Ta có: nNaOH = 0,075 mol

→ tạo ra muối NaHCO3 và CO2 dư.


CO2 + NaOH (0,075) → NaHCO3 (0,075) → mmuối = 0,075.84 = 6,3(g) → Đáp án D Câu 17. Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác ddụng với 58,14g Al2(SO4)3 thu được nhất của V? 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nh A. 2,65l

B. 2,24l

C. 1,12l

D. 3,2 l

Hiển thị đáp án Số mol Al3+ = 0,34 mol.

ảy ra. Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3. 0,3 = 0,9 mol. + TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo → V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin

+ TH2: Al3+ hết → tạo → Số mol OH- = 3. 0,3 + 4. 0,04 = 1,06 mol → V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax → Đáp án A Câu 18. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng chất rắn. Giá trị của m là: xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam ch A. 2,88

B. 4,32

C. 5,04

D. 2,16

Hiển thị đáp án nFe = 3,36/56 = 0,06 mol


→ m = 0,12. 24 = 2,88 gam → Đáp án A Câu 19. Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với Fe3O4 thu được chất rắn A và nhận thấy khối lượng nhiệt nhôm tăng 0,96(g). Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí (đktc), (giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%). Khối lượng của A là: A. 1,08g C. 2,1g

B. 1,62g D. 5,1g

Hiển thị đáp án 8Al + 3Fe3O4 -to→ 9Fe + 4Al2O3

Khối lượng nhôm tăng chính là khối lượng của nguyên tố oxi. nO (trong Al2O3) = 0,96/16 =0,06 mol nAl2O3 = 1/3. nO = 0,06/3 = 0,02 mol Theo phản ứng: nFe = 9/4. nAl2O3 = (9/4). 0,02 = 0,045 mol

Hỗn hợp A sau phản ứng tác dụng với NaOH dư tạo ra khí H2. Chứng tỏ sau phản ứng nhiệt nhôm, nhôm còn dư: Ta có: nH2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol Al (0,02) + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 (0,03) Vậy: mA = mAl dư + mAl2O3 = 0,02.27 + 0,045.56 + 0,02.102 = 5,1 (g) → Đáp án D


thi cho rằng Câu 20. Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55g/cm3. Giả thiết m 74% thể tích tinh thể th , trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm ng. Bán kính nguyên tử canxi theo lý thuyết là : phần còn lại là khe rỗng. A. 0,185 nm

B. 0,196 nm

C. 0,155 nm

D. 0,168 nm

Hiển thị đáp án d = mNT/VTT = 0,74. mNT/VTT ⇒ VTT = 4πr3/3 = 0,74. mNT/d = (0,74.40)/(6,02.1023.2,55)

→ Đáp án B Câu 21. Hòa tan 7,8 gam một kim loại R vào nước thu được 100ml dung dịch D và 2,24 lít H2 (đktc). Vậy R và nồng độ mol của dung dịch D là: A. Na và 1M.

B. K và 2M.

C. K và 1M.

D. K và 1,5M.

Hiển thị đáp án Số mol H2 = 0,1 mol Phương trình phản ứng: 2M (0,2) + 2H2O (0,2) → 2MOH + H2 (0,1) Tính được M = m : n = 7,8 : 0,2 = 39. Vậy kim loại cần tìm là K. CM = 0,2/0,1 = 2M → Đáp án B Câu 22. Cho m gam NaOH vào 2 lít dd NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấyy 1 lít dung ddịch X tác dụng với dd BaCl2 (dư ) thu được 11,82g un nóng. Sau khi kết k thúc kết tủa . Mặtt khác , cho 1 lít dd X vào dd CaCl2(dư) rồi đun các phản ứng thu được 7,0g kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là: A. 0,04 và 4,8

B. 0,07 và 3,2


C. 0,08 và 4,8

D. 0,14 và 2,4

Hiển thị đáp án +) 1/2 X + BaCl2:

+) 1/2 X + CaCl2:

⇒ x = 0,04 mol

⇒ tổng nHCO3- = 0,12 + 0,04 = 0,06 mol ⇒ a = 0,08 mol/l ⇒ m = 40.0,12 = 4,8 g → Đáp án C Câu 23. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào m gam dung dịch hỗn hợp chứaa 0,05 mol NaOH; 0,05mol KOH; 0,05 mol Ba(OH)2. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng ? A. (m – 11,65) gam B. (m + 6,6) gam C. (m – 5,05) gam D. (m – 3,25) gam Hiển thị đáp án


⇒ mdd = m + 0,15.44 – 197.0,05 = (m – 3,25) gam → Đáp án D Câu 24. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của X là: A. 1,0

B. 1,4

C. 1,2

D. 1,6

Hiển thị đáp án Ta có: nCO2 = 0,1 mol; nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol; nK2CO3 = 0,02 mol Khi sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp K2CO3 và KOH, giả sử chỉ xảy ra phản ứng:

⇒ nK2CO3 (trong dd) = 0,1 + 0,02 = 0,12 mol

Ta thấy n↓ = 0,12 → n↓ đề cho = 0,06 mol Vậy trong phản ứng CO2 với KOH ngoài muối K2CO3 còn có muối KHCO3

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có: nC(trong CO2) + nC(trong K2CO3) = nC(trong BaCO3) + nC(trong KHCO3)


⇒ 0,1 + 0,02 = 0,06 + x (x là số mol BaCO3) ⇒ x = 0,06

→ nKOH = 0,14 mol → [KOH] = 0,14/0,1 = 1,4M → Đáp án B Câu 25. Cho 0,96 gam bột Cu và dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sau phản ứng hấp thụ hết khí thoát ra vào 0,4 lít dung dịch KOH 0,1M thu được 0,4 lít dung ch X có giá tr trị pH là( bỏ qua sự điện li của H2O) và phản ứng của dịch X. Dung dịch các muối) A. 12,4 C. 1,6

B. 13,4 D. 2,6

Hiển thị đáp án nNO2 = 2nCu = 0,03 mol 2NO2 (0,03) + 2NaOH (0,03) → NaNO2 + NaNO3 + H2O ⇒ nNaOH còn = 0,04 - 0,03 = 0,01 mol ⇒ [OH-] = 0,01/0,04 = 0,025 M ⇒ pH = 14 + lg 0,025 = 12,4 → Đáp án A

ch b mol Câu 26. Cho từ từ dung ddịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa ấ đề đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho Na2CO3 đồng thời khuấy a. Biểu thức th liên hệ dư nước vôi trong vào dung ddịch X thấy có xuất hiện kết tủa. giữa V với a, b là:


A. V = 22,4(a - b).

B. V = 11,2(a - b).

C. V = 11,2(a + b).

D. V = 22,4(a + b).

Hiển thị đáp án -Nếu cho từ từ HCl vào Na2CO3 sẽ có hai phản ứng : H+ + CO32- → HCO3H+ + HCO3- → H2O + CO2 Phân tích: H+ + CO32- → HCO3vì có khí nên H+ dư, tính theo CO32-: H+ dư = a - b H+ + HCO3- → H2O + CO2 (∗) Vì cho Ca(OH)2 có kết tủa nên HCO3- dư , tính theo H+ Ca(OH)2 + HCO3- → CaCO3 + H2O → Thể tích khí: V = (a - b).22,4 → Đáp án A Câu 27. Đốt cháy 16,1 gam Na trong bình chứa đầy khí O2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Na2O, Na2O2 và Na dư. Hòa tan hết toàn bộ lượng Y trên vào nước nóng, sinh ra 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí Z, có tỉ khối so với He là 3. Giá trị của m là A. 18,8

B. 21,7

C. 18,5

D. 21,4

Hiển thị đáp án Z gồm H2, O2. mZ = 4.3.0,225 = 2,7 g Gọi a, b lần lượt là số mol H2, O2 Ta có hệ : a + b = 0,225 (1)


2a + 32b = 2,7 (2) ⇒ a = 0,15 , b = 0,075

⇒ nNa còn = 0,7 - (x + y)

⇒ nO2 = 0,25x = 0,075 mol ⇒ x = 0,3 mol ⇒ nH2 = 0,35 - 0,5(x + y) = 0,15 ⇒ y = 0,1 mol ⇒ m = mNa2O2 + mNa2O + mNa dư = 78.0,15 + 62.0,05 + 23.0,3 = 21,7 g → Đáp án B Câu 28. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: Hướng dẫn: Hiển thị đáp án Ta có: nH2 = 0,04 mol Gọi: nNa = x mol → nAl = 2x mol


Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư. Theo phản ứng (1), (2) ⇒ mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol → nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol ⇒ mAl = 0,2.27 = 5,4 (g) Câu 29. Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100cm3 dung dịch Al2(SO4)3 1M. Hãy xác định nồng độ mol của NaOH trong dung dịch sau phản ứng. A. 0,8M C. 1M

B. 1,2M D. 0,75M

Hiển thị đáp án Ta có: nNaOH = 7.0,15 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 1.0,1 = 0,1 mol

Vì NaOH dư nên: Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4] Sau phản ứng có 0,2 mol Na[Al(OH)4] và 0,25 mol NaOH dư. Nồng độ mol của Na[Al(OH)4]


→ Đáp án C Câu 30. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, MgCl2 là: A. NaOH, HCl C. NaOH, Na2CO3

B. Quì tím, NaOH

D. Quì tím, HCl.

Hiển thị đáp án - Cho NaOH lần lượt vào các mẫu thử. Có kết tủa trắng là MgCl2 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl

ắng là CaCl2 - Tiếp tục cho Na2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại → Xuất hiện tủa trắng Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl → Đáp án C Câu 31. Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm điều chế được NaOH là: A. II, V và VI. B. II, III và VI. C. I, II và III.


D. I, IV và V. Hiển thị đáp án Các thí nghiệm (II), (III) và (VI) điều chế được NaOH: Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH 2NaCl + 2H2O -đpdd c.m.n→ 2NaOH + H2 + Cl2 Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH → Đáp án B Câu 32. Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp Na và K vào nước được dung dịch A và V lít khí ở đktc. Để trung hòa hòa toàn dung dịch A phải dùng 75 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Vậy V có giá trị là: A. 0,56 lít

B. 0,672 lít

C. 0,84 lít

D. 1,12 lít

Hiển thị đáp án Bài toán này có thể giải ngắn gọn như sau: Số mol OH- tạo ra = số mol H+ trung hòa = 2. Số mol H2 Số mol H2 = 0,075 : 2 = 0,00375 → V = 0,84 lít → Đáp án C Câu 33. Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước , thu được 500ml dd chứa một chất tan có nồng độ 0,04M, và 0,224l khí H2 (đktc). Kim loại M là A. K C. Ba

B. Na D. Ca

Hiển thị đáp án M: x mol; M2On: y mol


⇒ nx/2 = 0,01 ⇒ nx = 0,02

⇒ nM(OH)n = x + 2y = 0,02 +) n = 1 (KL kiềm ) ⇒ x = 0,02; y = 0 ⇒ B.C loại +) n = 2 (KL kiềm thổ) ⇒ x = 0,01, y = 0,05 ⇒ mhh = 0,01.M + 0,05.(2M + 16.2) = 2,9 ⇒ M = Ba → Đáp án C Câu 34. Cho 3,9 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2SO3 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, ta thu được một hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với metan là 3,583 và dung dịch B. Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch B ta phải dùng hết 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Vậy % Na2CO3 và K2SO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 60,5% và 39,5% B. 64% và 36% C. 64,6% và 35,4% D. 25,14% và 74,86% Hiển thị đáp án Gọi x, y là số mol cảu Na2CO3 và K2SO4 trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng xảy ra:


Theo đề bài ta có: 106x + 158y = 3,9 (I) Mặt khác: (44x+16y)/(x+y) = 33,586.16 ⇒ -13,328x + 6,672y = 0 (II)

x = 0,00925 mol; y = 0,0185 mol → %K2SO3 = 74,86% → Đáp án D Câu 35. Cho 6,2 gam hỗn hợp gồm Na và một kim loại kiềm M có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với 104 gam nước, người ta thu được 110 gam dung dịch có khối lượng riêng là 1,1 g/ml. Vậy kim loại kiềm M là: A. Li

B. K

C. Rb

D. Cs

Hiển thị đáp án Phương trình phản ứng

Theo đề bài ta có: 23x + Mx = 6,2 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:


mkim loại + mnước = mdd + mhiđro Từ đó: mhiđro = mkim loại - mnước = mdd = 6,2 + 104 - 110 = 0,2 (g) → x = 0,1 mol, thay vào (1) ta được M = 39 (K) → Đáp án B Câu 36. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là: A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án Các phản ứng tạo kết tủa: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 ↓ + Na2CO3 + H2O Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 ↓ + CaCO3 ↓ + 2H2O Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2CO2 + 2H2O → Đáp án D Câu 37. Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là: A. 0,2

B. 0,15

C. 0,1

D. 0,05

Hiển thị đáp án Ta có: nOH- = nNaOH = 0,7 mol


nAl3+= 2.0,1 = 0,2 mol

→ nOH- dư = 0,7 - 0,6 = 0,1 mol

→ nAl(OH)3 = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol → Đáp án C

ột Al vvới bột Fe2O3 và CuO rồii nung nóng để tiến hành Câu 38. Trộn 0,81 gam bột phản ứng nhiệtt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lit khí NO ((đktc). Giá trị của V là: A. 0,224 lit C. 6,72 lit

B. 2,24 lit. D. 0,672 lit

Hiển thị đáp án Ta có: nAl = 0,03 (mol) Các phương trình phản ứng: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (1) 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu (2) Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y. Theo (1): nFe = nAl = x (mol) Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol) Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (3) 3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (4)


Theo (3): nNO/(3) = nFe = x (mol). Theo (4): nNO/(4) = 2/3 nCu = 2x/3. 3x/2 .y = y(mol) ⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (lit). → Đáp án D Câu 39. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là: A. 0,4M

B. 0,2M

C. 0,6M

D. 0,1M

Hiển thị đáp án Ta có: nCO2 = 0,15 mol; nBa(OH)2 = 0,125 mol; nOH-= 0,25 mol

Ta thấy Phương trình phản ứng

Ta có hệ: ⇒ [Ba(HCO3)2] = 0,025/0,125 = 0,2M → Đáp án B

→ tạo ra 2 muối.


ột Al vvới 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhi nhôm Câu 40. Trộn 8,1 (g) bột ng chất rắn r thu được trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng là: A. 61,5 g

B. 56,1 g

C. 65,1g

D. 51,6 g

Hiển thị đáp án Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có : mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g → Đáp án B

ại ki kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời ời giải gi chi tiết 100 câu trắc nghiệm Kim loại (nâng cao – phần 2) Câu 41. Cho 19 gam hỗn hợ hợp gồm kim loại M ( hóa trị không đổi ) và Zn (có tỉ lệ ktc), sau các phản ứng mol tương ứng là 1,25:1) và bình đựng 4,48 lít khí Cl2 (đktc), ợp ch chất rắn X. Cho X tan hếtt trong dung dịch dị HCl (dư) hoàn toàn thu được hỗn hợp thấy có 5,6 lít khí H2 thoát ra ((đktc). Kim loại M là A. Mg

B. Al

C. Ca

D. Na

Hiển thị đáp án

BT e ⇒ 1,25nx + 2x = 0,4 + 0,5 = 0,9 (1) Mặtt khác: 1,25M + 65M = 19 (2) Từ (1) và (2) ⇒ (1,25M +65)/(1,25n + 2) = 19/0,9 ⇒ n = 2; M = 24(Mg)


→ Đáp án A Câu 42. Cho m gam bộtt Al vào cốc chứa V lít dung dịch ch NaOH 2M, sau phản ph ứng ủa tan hết h thấy cần hoàn toàn cho tiếp vào dung dịch HCl vào cốc đó đến khi kết tủa ch HCl 1M và có 3,36 lít khí thoát ra (ở đktc). ktc). Giá trị tr của m dùng 800ml dung dịch và V lần lượt là A. 6,075 và 0,2500 B. 7,425 và 0,0625 C. 3,375 và 0,2500 D. 6,075 và 0,0625 Hiển thị đáp án

⇒ m = (0,125 + 0,1).27 = 6,075 g ⇒ Vdd NaOH = 0,125/2 = 0,0625 lít → Đáp án D

ch chứ chứa 6,595 gam muối clorua của kim loại ại kiềm kiề thuộc hai Câu 43. Cho dung dịch k tủa. Phần chu kì liên tiếp và dung dịch AgNO3 (dư), thu đượcc 15,785 gam kết ối có kh khối lượng phân tử nhỏ là: trăm khối lượng của muối A. 92,719% C. 7,281%

B. 11,296% D. 88,704%

Hiển thị đáp án

⇒ M + 35,5 = 6,595/0,11


⇒ M = 24,45 ⇒ M1 = 23 (Na) < M < M2 = 39 (K) Ta có: a + b = 0,11 (1) 58,5a + 74,5b = 6,595 (2) ⇒ a = 0,1, b = 0,01 ⇒ % mNaCl = (0,1.58,5.100%)/6,595 = 88,7% → Đáp án D Câu 44. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là A. 0,24M. C. 0,2M.

B. 0,48M. D. 0,4M.

Hiển thị đáp án nKCl = 35,25/74,5 = 0,5 mol; nCl2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol 2KOH (1mol) + Cl2 (0,6) → KCl (0,5) + KClO + H2O CM KOH = 1/2,5 = 0,4 M → Đáp án D Câu 45. Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M , KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là : A. 4,48

B. 3,36

C. 2,24

D. 1,12

Hiển thị đáp án nCO32- = 0,15 mol; nHCO3- = 0,1 mol; nH+ = 0,2 mol


nH+ còn lại = 0,2 – 0,15 = 0,05 mol nHCO3- = 0,1 + 0,15 = 0,25 mol

⇒ V = 0,05.22,4 = 1,12 lít → Đáp án D Câu 46. Cho 3,024 gam mộột kim loại M tan hết trong dung dịch ch HNO3 loãng, thu (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) ktc) có tỉ khối kh đối với được 940,8 ml khí NxOy (s H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là A. NO và Mg.

B. N2O và Al

C. N2O và Fe.

D. NO2 và Al.

Hiển thị đáp án MKhí = 22 chứng tỏ NxOy là N2O duy nhất nN2O = 0,042 mol

BT e ⇒ ne = 0,036 mol ⇒ nM = 0,036/n

Khi đóó M = 3,024/(0,336:n) M = 9n ⇒ n = 3, M = 27 ⇒ Chọn Al → Đáp án B

ứa hhỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ Câu 47. Dung dịch X chứa ào 100 ml dung dịch X, sinh ra từng giọt cho đến hếtt 200 ml dung ddịch HCl 1M vào V lít khí (ở đktc). Giá trịị của V là A. 4,48. B. 1,12.


C. 2,24. D. 3,36. Hiển thị đáp án Số mol CO32- = 0,15 (mol); số mol HCO3- = 0,1(mol); số mol H+ = 0,2(mol)

Tổng số mol HCO3- = 0,25 mol;

VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 (lít) → Đáp án B Câu 48. Cho m gam bột Mg vào 500ml dung dịch FeCl3 1M. Sau khi phản ứng d ban đầu xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung ddịch thay đổi 2,4 gam so vớii dung dịch ( nước bay hơi, không đáng kể). Giá trị nào củaa m trong các giá trị sau là không thỏa mãn ? A. 2,4

B. 12,3

C. 8,7

D. 9,6

Hiển thị đáp án Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ (1) +) Nếu Mg hết Fe3+ còn ⇒ m = 2,4 +) Nếu Mg còn, Fe3+ hết (1) ⇒ nMg = 1/2 nFe3+ = 0,25 mol Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2) • Nếu ∆m↓ = 24(x + 0,25) – 56x = 2,4 ⇒ x = 0,1125 mol ⇒ m = (0,25 + 0,1125).24 = 8,7 g • Nếu ∆m↑ = -24(x + 0,25 ) + 56x = 2,4 ⇒ x = 0,2625 mol


⇒ m = (0,25 + 0,2625).24 = 12,3 g → Đáp án D Câu 49. Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu. A. 0,75 M C. 1M

B. 1,75M D. 1,25M

Hiển thị đáp án Số mol AlCl3 là: nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol) Số mol Al2O3 là: nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)

Theo pt(3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan. Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol) Nồng độ mol/l CM (NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M → Đáp án B Câu 50. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 0,032

B. 0,048


C. 0,06

D. 0,04

Hiển thị đáp án Ta có: nCO2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol; nBaCO3 = 11,82/197 = 0,06 mol Do nCO2 ≠ nBaCO3 nên ngoài BaCO3 còn có Ba(HCO3)2 được tạo thành.

Theo phản ứng: ∑nBa(OH)2 = 0,08 + 0,02 = 0,1 mol a = 0,1/2,5 = 0,04M → Đáp án D Câu 51. Trộn 5,4g bột Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2 (dktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là: A. 62,5% C. 20%

B. 60% D. 80%

Hiển thị đáp án Ta có: nAl = 5,4/27 = 0,2 mol nFe3O4 = 17,4/232 = 0,075 mol nH2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol 8Al (8/3 x) + 3Fe3O4 (x) → 9Fe (3x) + 4Al2O3 Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol


Vì hiệu suất không đạt 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết.

Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm Al dư, Fe3O4 dư, Al2O3 và Fe. Theo phản ứng: nAl phản ứng = 8/3 x mol ⇒ Al dư = (0,2 - 8/3 x) mol

⇒ 3/2. (0,2 - 8x/3) + 3x = 0,24 ⇒ x = 0,06 mol Vậy H = (0,06/0,075). 100% = 80% → Đáp án D Câu 52. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa ủa. Giá trị tr của m hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. là A. 3,940.

B. 1,182.

C. 2,364.

D. 1,970.

Hiển thị đáp án nOH- = 0,006 + 2.0,012 = 0,03(mol)

b nhau = nCO2 = 0,02(mol). Có: 1 < (nOH-)/nCO2 < 2 nên tạo ra 2 ion số mol bằng 0,01mol

Khối lượng kết tủaa = 0,01. 197 = 1,97(g) → Đáp án D

ng giọ giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung Câu 53. Nhỏ từ từ từng ố mol CO2 là: dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaOH 0,2M , sau phản ứng thu được số


A. 0,03

B. 0,01

C. 0,02

D. 0,015

Hiển thị đáp án

⇒ nCO2 = 0,01 mol → Đáp án B

một kim loại kiềm vào một lượng nước du thu Câu 54. Hòa tan hếtt 17,94 gam m ch X. Cho dung ddịch X tác dụng với 36,92 gam P2O5 thì thu được được dung dịch muối có nồng độ mol bằng nhau. Kim loại ại kiềm ki là dung dịch Y chỉ chứaa hai mu A. Na C. K

B. Rb D. Li

Hiển thị đáp án nH3PO4 = 2nP2O5 = 2.36,92/142 = 0,52 mol M + H2O → MOH + 1/2 H2 ↑

ứ tự: Phản ứng xảy ra theo thứ H3PO4 + MOH → MH2PO4 + H2O MH2PO4 + MOH → M2HPO4 + H2O MH2PO4 + MOH → M3PO4 + H2O Xét hai trường hợp: TH1: Hai muối là M2HPO4 và MH2PO4 ⇒ nMH2PO4 = nM2HPO4 = 0,26 nM = nMH2PO4 + 2nM2HPO4 = 0,78 mol ⇒ M = 17,94/0,78 = 23(Na) TH2: Hai muối là: M2HPO4 và M3PO4 ⇒ nM2HPO4 = nM3PO4 = 0,26


nM = 2nM2HPO4 + 3nM3PO4 = 1,3 mol ⇒ M = 17,94/1,3 = 13,8(loại) → Đáp án A Câu 55. Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là: A. 75 % và 0,54 mol

B. 80 % và 0,52 mol

C. 75 % và 0,52 mol

D. 80 % và 0,54 mol

Hiển thị đáp án nAl = 0,2 mol; nFe3O4 = 0,075 mol; nH2 = 0,24 mol Phản ứng xảy ra không hoàn toàn: 8Al (x) + 3Fe3O4 → 4Al2O3 (0,5x) + 9Fe Hòa tan chất rắn (Fe, Al dư) vào H2SO4 ⇒ H2 BT e ta có: 2.nFe + 3.nAl = 2.nH2 ⇒ 9/8.x.2 + (0,2 – x).3 = 0,24.2 → x = 0,16 mol → Hphản ứng = 0,16/0,2 = 80% BT e ⇒ nH+phản ứng = 2.nFe + 3.nAl + 6.nAl2O3 + 8.nFe3O4 = 0,36 + 0,12 + 0,48 + 0,12 = 1,08 mol → nH2SO4 phản ứng = 1,08/2 = 0,54mol → Đáp án D Câu 56. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào m gam dung dịch hỗn hợp chứa 0,05 mol NaOH; 0,05mol KOH; 0,05 mol Ba(OH)2. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng? A. (m – 11,65) gam B. (m + 6,6) gam C. (m – 5,05) gam


D. (m – 3,25) gam Hiển thị đáp án

⇒ mdd = m + 0,15.44 – 197.0,05 = (m – 3,25) gam → Đáp án D Câu 57. Trộnn 100 ml dung ddịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch d X. ml dung dịch hỗn hợp gồm Dung dịch X có pH là A. 1,2 C. 12,8

B. 1,0 D. 13,0

Hiển thị đáp án nH+ = 0,1(2. CM H2SO4 + CM HCl ) = 0,02; nNaOH = 0,1[CM NaOH + 2CM Ba(OH)2] = 0,04. H+ + OH- → H2O dư 0,02 mol OH-. [OH-] = 0,02/(0,1 + 0,1) = 0,1 = 10-1. [H+] = 10-13 ⇒ pH = 13 → Đáp án D Câu 58. Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nư n ớc, thu m HCl và H2SO4, tỉ được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm ịch Y, tổng t khối lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung ddịch X bởi dung dịch ạo ra là lượng các muối được tạo A. 13,70 gam.

B. 18,46 gam.


C. 12,78 gam.

D. 14,62 gam.

Hiển thị đáp án nH2 = 0,12 mol; nOH- = 0,24 mol Để trung hòa dd X thì dung dịch Y cần dùng với số mol H+ là 0,24 mol Gọi số mol của H2SO4 là x thì số mol của HCl là 4x 2x + 4x = 0,24 nên x = 0,04; Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axi = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46 g → Đáp án B Câu 59. Nhận biết Al, Mg, Al2O3 dùng: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HNO3. C. Dung dịch CuCl2. D. Dung dịch NaOH. Hiển thị đáp án Lần lượt cho NaOH vào các mẫu thử. Chất rắn tan có khí thoát ra là Al, tan không có khí là Al2O3, không tan là MgO. Phương trình hóa học: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O → Đáp án D Câu 60. Hòa tan hoàn toàn a gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) gồm hỗn hợp hai khí NO và N2O có tỉ lệ số mol là 1 : 3. Giá trị của a là: A. 32,4

B. 24,3


C. 15,3

D. 29,7

Hiển thị đáp án

-BT e→ 3nAl = 3nNO + 8nN2O = 2,7 mol ⇒ nAl = 0,9 mol → a = 24,3g → Đáp án B Câu 61. Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. A. 0,22l

B. 0.2l

C. 0,15l

D. 0,12l

Hiển thị đáp án Số mol Al = 0,81/27 = 0,03 (mol); số mol HCl = 0,55.0,2 = 0,11 (mol)

Dung dịch A thu được gồm AlCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol. Để có lượng kết tủa lớn nhất:

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (lít) → Đáp án A


ktc) vào 1 lít dd gồm NaOH Câu 62. Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) ủa x là : 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của A. 2,00

B. 0,75

C. 1,25

D. 1,00

Hiển thị đáp án nOH- = nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,05 mol nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol

⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g → Đáp án C Câu 63. Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng ( Giá thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). trị của V là A. 2,24

B. 2,80

C. 1,12

D. 1,68

Hiển thị đáp án + Đặt nNH4NO3 = a, nN2 = b ⇒ 10nNH4NO3 + 8nN2 = 3nAl = 1,62 (1) ⇒ 12nNH4NO3 + 10nN2 = nHNO3 = 2 (2) + Giải hệ (1) và (2) ⇒ b = nN2 = 0,05 mol ⇒ VN2 = 1,12 lít


→ Đáp án C Câu 64. Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là A. Ba(OH)2.

B. Ca(OH)2.

C. NaOH.

D. Na2CO3.

Hiển thị đáp án Lượng kết tủa thu được lớn nhất khi: - X chứa cation cũng tạo được kết tủa với . - Cation có nguyên tử khối lớn nhất. Kết hợp hai điều kiện trên chọn được chất X phù hợp là Ba(OH)2. Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O + BaCO3↓ → Đáp án A Câu 65. Cho các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3 là: A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Hiển thị đáp án Có 3 dung dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3: HNO3, Ca(OH)2, KHSO4. HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + H2CO3 Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + 2H2O + Na2CO3 2NaHCO3 + 2KHSO4 → 2H2O + Na2SO4 + K2SO4 + 2CO2 → Đáp án A Câu 66. Hỗn hợp X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3. Cho m gam X vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Hấp


ktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu thụ 8V lít CO2 (đktc) a. Giá tr trị của m là được 98,5 gam kết tủa. A. 105,16. C. 95,60.

B. 119,50. D. 114,72.

Hiển thị đáp án Đặt nBa = a, nBaO = 2a và nBa(OH)2 = 3a ⇒ nH2 = nBa = a ⇒ ∑nBa(OH)2 = a + 2a 3a = 6a = 6V/22,4

⇒ nBaCO3 = (4V/22,4) x 197 = 98,5 → V = 2,8. ⇒ nBa = 2,8/22,4 = 0,125 mol ⇒ nBaO = 0,25, nBa(OH)2 = 0,375. ⇒ m = 0,125 x 137 + 0,25 x 153 + 0,375 x 171 = 119,5 gam → Đáp án B Câu 67. Đốt nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là: A. 0,3 C. 0,25

B. 0,4 D. 0,6

Hiển thị đáp án Khi cho Al phản ứng với NaOH hoặc HCl thì số mol H2 thu được là như nhau: nH2 = 0,3 mol ⇒ nAl = 0,2 mol Từ đó suy ra nH2 do Fe tạo ra = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol → nFe = 0,1 mol ⇒ nAl đã phản ứng tạo Fe là 0,1 mol vì: Fe2O3 + 2Al (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,1)


→ ∑nAl trong X = 0,1 + 0,2 = 0,3mol → Đáp án A Câu 68. Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là: A. 1,2

B. 1,8

C. 2,4

D. 2

Hiển thị đáp án Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).

Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol ⇒ VNaOH = 1/0,5 = 2 lít → Đáp án D Câu 69. Cho 19,02 gam hỗỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng ợp khí X (đktc). ( vừa đủ vớii m gam dung dịch HCl 10% thu được 4,704 lít hỗn hợp ản ứng chứa ch 19,98 Biết khối lượng hỗn hợpp khí X là 5,25 gam và dung dịch sau phản gần giá trị nào nhất sau đây? gam CaCl2. Giá trị củaa m gầ A. 229,95.

B. 153,30.

C. 237,25.

D. 232,25.

Hiển thị đáp án X gồm H2 và CO2. Đặt nCO2 = x; nH2 = y ⇒ nX = x + y = 0,21 mol;


mX = 5,25g = 44x + 2y. Giải hệ có: x = 0,115 mol; y = 0,095 mol. Quy đổi hỗn hợp ban đầu về Mg, Ca, O và CO2 ⇒ nCa = nCaCl2 = 0,18 mol. Đặt nMg = x; nO = y ⇒ 24x + 0,18 x 40 + 16y + 0,115 x 44 = 19,02g Bảo toàn electron: 2x + 0,18 × 2 = 0,095 × 2 + 2y. Giải hệ có: x = 0,135 mol; y = 0,22 mol. ⇒ nHCl = 2nMg + 2nCa = 2 x 0,135 + 2 x 0,18 = 0,63 mol ⇒ m = 0,63 x 36,5 : 0,1 = 229,95(g). → Đáp án A Câu 70. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 ở (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,70

B. 17,73

C. 9,85

D. 11,82

Hiển thị đáp án Ta có: nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol nNaOH = 0,5.0,1 = 0,05 mol nBa(OH)2 = 0,2.0,5 = 0,1 mol nOH- = 0,1.2 + 0,05 = 0,25 mol nBa2+ = 0,1 mol Ta thấy: → tạo ra 2 ion CO32- và HCO3-


Ta có hệ phương trình: Ba2+ + CO32- → BaCO3↓ ⇒ mBaCO3 = 0,05.197 = 9,85 g → Đáp án C

ại ki kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có lời ời giải gi chi tiết 100 câu trắc nghiệm Kim loại (nâng cao – phần 3) Câu 71. Nhỏ từ từ từng ng giọ giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A. 0,030.

B. 0,010.

C. 0,020.

D. 0,015.

Hiển thị đáp án ng HCl sẽ phản ứng với Na2CO3 trước, lượng dư mới phản ứng Theo thứ tự phản ứng với NaHCO3.

→ Đáp án B Câu 72. Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 10,8

B. 5,4


C. 7,8

D. 43,2

Hiển thị đáp án Ta có: nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol Gọi: nNa = x mol → nAl = 2x mol

Phản ứng: Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư. Theo phản ứng (1), (2) ∑nH2 = x/2 + 3x/2 = 0,4 → x = 0,2 mol mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol → nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol mAl = 0,2.27 = 5,4 (g) → Đáp án B Câu 73. Hỗn hợp X gồm m Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương t ứng ng vớ với H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn là (2 : 1). Cho X tác dụng Bi các bộ Y tác dụng vớii dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu đượcc 0,25V lít khí. Biết n, các ph phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệệ số mol của Fe khí đo ở cùng điều kiện, và Al trong X tương ứng là A. 1 : 2. C. 5 : 16. Hiển thị đáp án

B. 5 : 8.

D. 16 : 5.


Ta có: a = 0,25V;

còn: x + 3x/2 = 5x/2 = 2,5x = V suy ra x = V/2,5 Vậyy a/x = 0,25V/0,4V = 5/8 → Đáp án B Câu 74. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, MgCl2 là: A. NaOH, HCl

B. Quì tím, NaOH

C. NaOH, Na2CO3

D. Quì tím, HCl.

Hiển thị đáp án - Cho NaOH lần lượt vào các mẫu thử. Có kết tủa trắng là MgCl2 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl

ắng là CaCl2 - Tiếp tục cho Na2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại ⇒ Xuất hiện tủa trắng Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl → Đáp án C Câu 75. Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kếtt thúc, thu được 1,008 lít củ m là khí N2O (đktc) duy nhất và dung ddịch X chứa m gam muối. Giá trịị của A. 34,10

B. 31,32

C. 34,32

D. 33,70

Hiển thị đáp án Số mol N2O = 1,008/22,4 = 0,045 mol; 4M + 10HNO3 (0,5) → 4M(NO3)2 + N2O (0,045) + 5H2O


Số mol HNO3 phản ứng = 0,045.10 = 0,45 mol < 0,5 suy ra có tạo sản phẩm khử khác là NH4NO3 4M + 10HNO3 (0,05) → 4M(NO3)2 + NH4NO3 (0,005) + 3H2O Vậy m = 8,9 + 62.( 8.0,045 + 8.0,005)+ 80.0.005=34,1g → Đáp án A Câu 76. Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m lần lượt là A. 60% và 20,40 B. 60% và 30,75 C. 50% và 20,75 D. 50% và 40,80 Hiển thị đáp án nAl dư = 2nH2/3 = 0,1 mol ⇒ H = [(0,25 – 0,1)/0,25]. 100% = 60% 2Al (0,15) + Fe2O3 → Al2O3 +2Fe ⇒ mZ = 160.(0,15 – 0,075) + 56.0,15 = 20,4 g → Đáp án A Câu 77. Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 7,190

B. 7,020


C. 7,875

D. 7,705.

Hiển thị đáp án Có dung dịch X gồm NaCl (0,12 mol), và (NH4)2SO4 (0,025 mol) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O Sau phản ứng dư: 0,005 mol Ba(OH)2 trong dung dịch m = 0,12.58,5 + 0,005.171 = 7,875 gam → Đáp án C Câu 78. Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là: A. 167,5. C. 156,25.

B. 230. D. 173,75.

Hiển thị đáp án Bảo toàn khối lượng: mdung dịch tăng = mMg – mX ⇒ mX = 3,6 – 3,04 = 0,56(g). ⇒ MX = 0,56 : 0,02 = 28 (N2) Chú ý: "hòa tan hoàn toàn" ⇒ Mg hết. Bảo toàn electron: 2nMg = 10nN2 + 8nNH4NO3 ⇒ nNH4NO3 = 0,0125 mol. Bảo toàn nguyên tố Nitơ: ∑nNO3-/Y = 0,4 – 0,02 x 2 – 0,0125 = 0,3475 mol. ⇒ Bảo toàn nguyên tố Natri: nNaOH = nNaNO3 = 0,3475 mol ⇒ V = 173,75 ml → Đáp án D Câu 79. Cho 8,96 lít CO2 (đktc) sục vào dung dịch chứa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 2M và NaOH 1,5M thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng kĩ dung dịch X thu được thêm b gam kết tủa. Giá trị (a + b) là


A. 5 gam

B. 15 gam

C. 20gam

D. 40gam

Hiển thị đáp án

→ Đáp án C Câu 80. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện ki không có ắn X. Cho X tác không khí. Sau khi phản ứng xxảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn ch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn n Z và 3,36 lít khí dụng với dung dịch (dư) vào dung dịch Y, thu đượcc 39 gam kết kế tủa. Giá trị H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư của m là: A. 45,6 gam

B. 57,0 gam

C. 48,3 gam

D. 36,7 gam

Hiển thị đáp án nH2 = 0,15 mol ; nAl(OH)3 = 0,5 mol

m: Fe, Al2O3 (x mol) và Al dư (y mol) - Hỗn hợp rắn X gồm: Phương trình hóa học: 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4] CO2 + Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 + NaHCO3 nH2 = 0,15 mol → y = 0,1 mol

với Al: 2x + y = 0,5 → x = 0,2 mol Áp dụng ĐLBT nguyên tố vớ


Áp dụng ĐLBT nguyên tố với O: nO(Fe3O4) = nO(Al2O3) = 0,2. 3 = 0,6 mol → nFe3O4 = 0,15 mol Áp dụng nguyên tố với Fe: nFe = 3nFe3O4 = 3. 0,15 = 0,45 mol Áp dụng khối lượng: m = 0,45.56 + 0,2.102 + 0,1.27 = 48,3 gam → Đáp án C Câu 81. Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm A. Al2O3 và Fe B. Al, Fe và Al2O3 C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3 D. Al2O3 , Fe và Fe3O4 Hiển thị đáp án 8Al + 3Fe3O4 -to→ 4Al2O3↓ + 9Fe ⇒ nFe3O4 / nAl = 3/8 < 1/3 ⇒ Al còn Fe3O4 hết ⇒ Hỗn hợp sản phẩm gồm Al2O3, Fe và Al → Đáp án B Câu 82. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là: A. 23,2

B. 12,6

C. 18,0

D. 24,0

Hiển thị đáp án


Pt pư: 4FeS2 (0,15) + 11O2 -to→ 2Fe2O3 (0,3) + 8SO2 (1) Ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol nKOH = 0,1 mol => nBa2+ = 0,15 mol; nOH- = 0,4 mol Khi cho SO2 vào dung dịch Y thu được 21,7 (g) ↓ BaSO3. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thấy xuất hiện thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch Y có ion HSO3-. Vì: Ba2+ + HSO3- + OH- → BaSO3↓ + H2O Ta có: nBaCO3 = 0,1 mol Phương trình hóa học:

Ta có: nOH- = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol Theo ptpư (2), (3) ta có: nSO2 = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol Theo ptpư (1) ta có: nFeS2 = 1/2 nSO2 = 0,15 mol ⇒ mFeS2 = 120.0,15 = 15 (g) → Đáp án C Câu 83. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là: A. 4

B. 7

C. 5

D. 6


Hiển thị đáp án Các phản ứng tạo kết tủa: Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 ↓ + Na2CO3 + H2O Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → BaSO4 ↓ + K2SO4 + 2CO2 + 2H2O Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3 Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 ↓ + CaCO3 ↓ + 2H2O Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2CO2 + 2H2O → Đáp án D Câu 84. Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 2,44 gam

B. 2,22 gam

C. 2,31 gam

D. 2,58 gam.

Hiển thị đáp án Ta có: số mol CO2 = 0,015 mol; Số mol OH- = 0,02 + 0,02 = 0,4 mol; Vậy k > 2 nên tạo muối trung hòa, dư OH-: khối lượng rắn = 23.0,02 + 39.0,02 + 0,015.60 + 0,01.17 = 2,31g → Đáp án C Câu 85. Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại M trong Y là: A. 5,6 gam

B. 22,4 gam


C. 11,2 gam

D. 16,6 gam

Hiển thị đáp án 2Al (0,2) + Fe2O3 (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,2) ⇒ Khối lượng kim loại trong Y = mFe + mAl dư = 56.0,2 + 10,8 - 27.0,2 = 16,6 g → Đáp án D Câu 86. Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là A. 3,94 gam.

B. 7,88 gam.

C. 11,28 gam.

D. 9,85 gam.

Hiển thị đáp án Dung dịch Y có HCO3- phản ứng NaOH tỉ lệ mol 1:1 nên nHCO3- trong Y= 0,2 mol Gọi số mol K2CO3 là x và Ba(HCO3)2 là y. Khi phản ứng HCl ta có số mol HCl = 2x + x + 2y = 0,28 hay 3x + 2y = 0,28; nHCO3- = x + 2y = 0,2 nên x = 0,04 và y = 0,08. Vậy nBaCO3 = x = 0,04 ⇒ m = 7,88g → Đáp án B Câu 87. Hòa tan hoàn toàn 13,44 gam kim loại M bằng dung dịch HCl, thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là A. Mg. C. Zn.

B. Al. D. Fe.

Hiển thị đáp án Đặt n là hóa trị của M. Bảo toàn electron: n x nM = 2nH2.


⇒ nM = 0,48/n ⇒ MM = 13,44/(0,48:n) = 28n. ⇒ n = 2 và MM = 56 (Fe) → Đáp án D Câu 88. Cho dãy các kim loại: Fe, Zn, Al, Mg, Ag, Cu. Số lượng kim loại vừa phản ứng được với dung dịch NaHSO4, vừa phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Hướng dẫn: NaHSO4 có tính axit mạnh (điện li hoàn toàn ra H+). NaHSO4 → Na+ + H+ + SO42–. Al, Fe và Cr bị thụ động với HNO3 đặc, nguội. ⇒ Các kim loại thỏa mãn điều kiện trên là Zn và Mg → Đáp án C Hiển thị đáp án → Đáp án Câu 89. Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe, hỗn hợp Y gồm Al và kim loại R. Biết rằng, khối lượng của Al có trong X và Y bằng nhau, tổng khối lượng của Na và Fe có trong X gấp 2 lần khối lượng của R có trong Y. Hòa tan hoàn toàn lần lượt X, Y băng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thì cả 2 trường hợp đều thu được V lít khí H2 (đktc). Kim loại R là A. Ca.

B. Be.

C. Zn.

D. Mg.

Hiển thị đáp án Do lượng Al trong X và Y như nhau ⇒ khác nhau là do Na, Fe và R


⇒ Bỏ Al ra để tiện xét bài toán ⇒ Xét hỗn hợp X gồm Na, Fe và Y chỉ chứa R. Giả sử mY = 100g ⇒ ∑mX = 200g.

ứa Na ⇒ nNa = 200 : 23 mol ⇒ nH2 = 100/23 mol. • Giả sử hỗn hợp X chỉ chứa ứa Fe ⇒ nH2 = nFe = 200 : 56 mol = 25/7 mol. • Giả sử hỗn hợp X chỉ chứa Thực tế X chứa cả Na và Fe ⇒ 25/7 < nH2 < 100/23 mol. Gọi hóa trị của R là n. Bảo toàn electron: nR = 2nH2/n. ⇒ 50 / 7n < nR < 200 / 23n ⇒ 11,5n < MR = 100/nR < 14n. TH1: n = 1 ⇒ 11,5 < MR < 14 ⇒ không có kim loại nào. TH2: n = 2 ⇒ 23 < MR < 28 ⇒ R là Magie(Mg) ⇒ chọn D. TH3: n = 3 ⇒ 34,5 < MR < 42 ⇒ không có kim loại nào. → Đáp án D

ư) và KNO3 thu Câu 90. Cho 7,2 gam bột Mg tan hhết trong dd hỗn hợp HCl (dư) muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có được dung dịch X chứaa m gam mu ng 0,76 gam. Giá trị của m là khối lượng A. 28,50.

B. 30,5.

C. 34,68.

D. 29,84.

Hiển thị đáp án Từ nHỗn hợp 2 khí và khối lượng 2 khí ⇒ nN2 = 0,01 và nH2 = 0,1 mol. Bảo toàn e ta có nNH4+ = ⇒ nHCl = 12nN2 + 2nH2 + 10nNH4+ = 0,69 mol. Sơ đồ bài toán:

= 0,025 mol.


ặc bả bảo toàn nitơ ⇒ nK+ = 0,065 mol. + Bảo toàn điện tích hoặc ⇒ mMuối = 0,3x24 + 0,065x39 + 0,025x18 + 0,69x35,5 = 34,68 gam. → Đáp án C Câu 91. Cho 86,3 gam hỗn hhợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó đ oxi chiếm ng) tan hhết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí 19,47% về khối lượng) ktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch ch Y. Sau khi các phản ph H2 (đktc). ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 10,4

B. 27,3

C. 54,6

D. 23,4

Hiển thị đáp án - Theo đề ta có :

ằng nước. Xét dung dịch Y ta có: - Khi hòa tan hỗn hợp X bằng + nAlO2 = 2nAl2O3 = 0,7 mol -BTDT→ nOH- = 2nH2 - 2nAlO2- = 0,5 mol

ch Y tác dụ dụng với 2,4 mol HCl, vì: - Khi cho dung dịch nAlO2- + nOH- < nH+ < 4nAlO2- + nOH-

→ Đáp án D

ch X ch chứa 0,01 mol Ba2+, 0,01 mol NO3-, a mol OH-, b mol Câu 92. Một dung dịch ng dung ddịch X này cần dùng 400 ml dung dịch HCl có pH Na+. Để trung hòa lượng = 1. Khối lượng chất rắnn thu được sau khi cô cạn dung dịch X nói trên là


A. 1,68 gam.

B. 2,56 gam.

C. 3,36 gam.

D. 3,42 gam.

Hiển thị đáp án Số mol nHCl = 0,04 mol ⇒ nOH- = 0,04 mo. ⇒ Bảo toàn điện tích ta có: nNa+ = 0,03 mol. ⇒ Chất rắn thu được khi cô cạn dd X = 0,01 x 137 + 0,01 x 62 + 0,04 x 17 + 0,03 x 23 = 3,36 gam. → Đáp án C Câu 93. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 80

B.160

C.60

D. 40

Hiển thị đáp án Có nCO32- = nHCO3- = 0,03 mol > nBa2+ = 0,02 mol (có 0,02 mol BaCO3) ⇒ dung dịch X có 0,01 mol CO32Và nOH- dư = 0,04 – 0,03 = 0,01 mol, Để vừa bắt đầu xuất hiện bọt khí thì nH+ = nOH- + nCO32- = 0,01 + 0,01 = 0,02 =0,25V ⇒ V = 80 ml → Đáp án A Câu 94. Trộn 10,8 g bột Al với 34,8g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau


ịch H2SO4 loãng (dư) thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). phản ứng bằng dung dịch Hiệu suất của phản ứng nhiêt nhôm là A. 80%

B. 90%

C. 70%

D. 60%

Hiển thị đáp án Ta có: nAl = 10,8/27 = 0,4 mol; nFe3O4 = 34,8/232 = 0,15 mol; nH2 = 10,752/22,4 = 0,48 mol

Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol

h Vì hiệu suất không đạtt 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết. ⇒ hỗn hợp chất rắn Al dư, Fe3O4 dư , Al2O3 và Fe. Theo phản ứng:

→ Đáp án A Câu 95. Hỗn hợp X chứa ứa Al và Na có khối lượng ng a gam. Cho hỗn hỗ hợp X vào l ợng KOH lượng nước dư, thấyy thoát ra 4,48 lít khí H2. Nếu cho hỗn hợp X vào lư n chuẩn. chuẩ Giá trị của dư, thấyy thoát ra 7,84 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện a là A. 7,7.

B. 7,3.


C. 5,0.

D. 6,55.

Hiển thị đáp án Vì thể tích H2 sinh ra khi cho X tác dụng với H2O < thể tích khí H2 sinh ra khi cho X tác dụng với KOH dư. ⇒ Khi X tác dụng với H2O Al vẫn còn dư. Đặt số mol Al = a và nNa = b. + Phản ứng với H2O Al còn dư ⇒ nAl pứ = nNa = b. ⇒ Bảo toàn e: 3b + b = 0,2x2 = 0,4 (1). + Phản ứng với KOH dư ⇒ Tan hoàn toàn. ⇒ Bảo toàn e: 3a + b = 0,35x2 = 0,7 (2). + Giải hệ (1) và (2) ⇒ nAl = 0,2 và nNa = 0,1. ⇒ mX = 0,2 x 27 + 0,1 x 23 = 7,7 gam → Đáp án A Câu 96. Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là : A. 2,00

B. 0,75

C. 1,25

D. 1,00

Hiển thị đáp án nOH- = nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,05 mol nCO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol


⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g → Đáp án C Câu 97. Hỗn hợp X gồm ồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm ềm thổ. th Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nnước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí ồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol của ủa HCl gấp g hai lần H2 (đktc). Dung dịch Z gồm ạo ra m gam hỗn số mol của H2SO4. Trung hòa dung ddịch Y bằng dung dịch Z tạo hợp muối. Giá trị của m là A. 4,656

B. 4,460

C. 2,790

D. 3,792

Hiển thị đáp án Có nH2SO4 = x mol; nHCl = 2x mol 4x = 0,024.2 ⇒ x = 0,012 mol ⇒ mmuối = 1,788 + 0,024.35,5 + 0,012.96 = 3,792 gam → Đáp án D

sau:: NaCl, Na2CO3, Câu 98. Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất nào sau đây có thể nhận biết được cả 5 chất trên? A. Quì tím C. Pb(NO3)2

B. H2SO4

D. BaCl2

Hiển thị đáp án Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất


Cho quỳ tím vào từng dung dịch: HCl làm quì tím hóa đỏ, Na2CO3 làm quì tím hóa xanh. Cho HCl vào 3 mẫu thử còn lai. Lọ có khí thoát ra có mùi trứng thối là Na2S, lọ có khí mùi sốc là Na2SO3, lọ còn lại không hiện tượng là NaCl. Phương trình hóa học: 2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S 2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O. → Đáp án A Câu 99. Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là: A. K2CO3 C. Al(OH)3

B. Fe(OH)3 D. BaCO3

Hiển thị đáp án Phương trình phản ứng: K2O + H2O → 2KOH BaO + 2H2O → Ba(OH)2 Al2O3 + OH- → 2AlO2- + H2O ⇒ Chất rắn Y: Fe3O4, dung dịch X chứa ion AlO2AlO2- + CO2 + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? → Đáp án C Câu 100. Thuốc thử dùng để nhận biết Na, Ca, Na2O là:


A. H2O, quỳ tím B. H2O, dung dịch Na2CO3 C. Dung dịch HCl, quì tím D. H2O, dung dịch HCl. Hiển thị đáp án - Lần lượt hòa tan các mẫu thử vào nước: tan và có khí thoát ra là Na và Ca; mẫu tan nhưng không có khí là Na2O. PTHH: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 Na + H2O → NaOH + 3/2 H2 Na2O + H2O → 2NaOH - Tiếp tục cho Na2CO3 vào dung dịch thu được từ 2 mẫu có khí thoát ra. Mẫu nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 ⇒ chất ban đầu là Ca. Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH → Đáp án B


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.