Chương 5 : NGUYÊN TỬ NHIỀU ELECTRON
c/ Vậy : điện tử cuối của K sẽ vào AO 4s do E4s < E3d
BÀI TẬP
1) Ứng với nguyên tử nào, orbital 4s, 4p, 4d có cùng năng lượng, nguyên tử nào các orbital đó có năng lượng khác nhau ? 2) Trạng thái của mỗi điện tử sau, trạng thái nào có thể chấp nhận được : a) n = 3 ; l = 0 ; m = 1 ; ms = - 1/ 2 b) n = 2 ; l = 2 ; m = 0 ; ms= + 1/ 2. c) n = 4 ; l = 3 ; m = -4 ; ms = - 1/ 2 d) n = 5 ; l = 2 ; m = 2 ; ms = + 1/ 2 e) n = 3 ; l = 2 ; m = -2 ; ms = - 3 / 2 3) Trong một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron ứng với : a) n = 2 b) n= 2, l = 1 c) n = 3, l = 1, m = 0 d) n = 4 , l = 2 , m = 1 , ms = + ½ 4) Chỉ rỏ sự khác biệt giữa 2 electron cuối của mỗi nguyên tử sau : Na, Mg, F, Ne 5) Một nguyên tử có 2 electron K, 8 electron L và 5 electron M. Xác định : a) Số thứ tự nguyên tử. b) Số electron s, p, d. c) Số proton trong nhân. 6) Điện tử cuối của những nguyên tố có lần lượt các số lượng tử sau, xác định các nguyên tố đó : b) n = 2 , l = 0 , m = 0 , ms = - 1/ 2 a) n = 2 , l = 0 , m = 0 , ms = - 1 / 2 c) n = 3 , l = 1 , m = + 1 , ms = - 1/ 2 7) Viết cấu hình electron của Br, Br+, Br - . So sánh độ bền của Br+ và Br -. Bằng thực nghiệm độ bền ấy được nhận thấy như thế nào ? 8) Ion M 3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : ….3d5. Xác định Z của M. 9) Tính điện tích hiệu dụng đối với điện tử cuối của nguyên tử Na (Z = 11) và của nguyên tử Mg (Z = 12). Từ đó so sánh bán kính của 2 nguyên tử đó. 10) Cho Ni (Z = 28) và Cu (Z = 29) a) Viết cấu hình điện tử của Ni và Cu. b) Tính điện tích hiệu dụng của 2 nguyên tử đó đối với điện tử ngoài cùng. c) So sánh bán kính của 2 nguyên tử đó. 11) Dùng quy tắc Slater tính năng lượng của điện tử ngoài cùng của Na (Z = 11) và K (Z = 19). Từ đó so sánh tính kim loại của 2 nguyên tử đó.
36