HÓA ĐẠI CƯƠNG (CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẤU TẠO CHẤT & LÝ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC) NGUYỄN VĂN ĐÁNG

Page 191

Chương 4 : DUNG DỊCH

18) Cho TAgCN = 1,6.10- 14 . a) Tính theo mol/l độ hoà tan của muối này trong nước. b) Một lít dung dịch chứa 10- 8 mol Ag+. Phải thêm tối thiểu bao nhiêu mol CN- để AgCN bắt đầu kết tủa. 19) Mg(OH)2 có T = 8,9.10- 12. Tính : a) Độ hoà tan của chất này trong nước. b) Độ hoà tan của chất này trong KOH 0,01M. c) Ở dung dịch có pH = 5, một dung dịch chứa 0,01M Mg2+ đã kết tủa dưới dạng Mg(OH)2 chưa ? 20) CaC2O4 có T = 3,6.10- 9. Có 0,768g CaC2O4 a) Tính thể tích tối thiểu của nước nguyên chất cần để hoà tan hoàn toàn lượng CaC2O4 trên. b) Nếu dùng dung dịch CaCl2 0,06M để hoà tan hoàn toàn lượng CaC2O4 trên thì cần thể tích tối thiểu bao nhiêu ? 21) Tính khối lượng chất kết tủa có được (nếu có) trong mỗi trường hợp sau : a) 100 ml dung dịch BaCl2 10 -4 M + 10 -5 mol Na2SO4. b) 50 ml dung dịch AgNO3 2.10 - 4M + 50 ml dung dịch HCl 2.10 --4M Biết BaSO4 có T = 10-10 và AgCl có T = 1,6.10 - 10 22) Nồng độ H+ sinh ra trong dd Al3+ chủ yếu do pư : Al3+ + H2O Al(OH)2+ + H+ có Ka = 10-5. 3+ Tính nồng độ ban đầu của Al khi Al(OH)3 bắt đầu kết tủa và pH của dd này, biết rằng tích số tan của Al(OH)3 là 10-32. 23) Tính lượng tối đa CuS tan trong 1 lít dd HCl 1M, biết : CuS có T = 10 -40. H2S có K1 = 10 -7 và K2 = 1,3.10 -13 24) Người ta dự định làm kết tủa CdS từ 1 dung dịch có chứa Cd2+ và Zn2+ (có nồng độ [Cd 2+] = [Zn2+] = 0,02M) bằng cách làm bảo hoà một cách liên tục dung dịch với H2S . a) Người ta phải điều chỉnh pH của dung dịch trong giới hạn nào để có thể làm kết tủa một số lượng tối đa CdS mà không làm kết tủa ZnS ? b) Tính số mol Cd 2+ còn lại trong dung dịch khi ZnS bắt đầu kết tủa, biết rằng :  Dung dịch bảo hoà H2S có [H2S] = 0,1M.  H2S có K1= 10- 7 và K2= 1,3.10 - 13  CdS có T = 10 - 28  ZnS có T = 10 - 22 25) Xét phản ứng : Fe3+ + 2H2O Fe(OH)2+ + H3O+ có Ka = 10- 2,2. Hỏi ở nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3. Tính pH của dung dịch đó. Biết Fe(OH)3 có T = 10- 38 26) Có 1 mẫu dung dịch acid propionic bị lẫn tạp chất acid acetic. Pha loãng 10g dung dịch này thành 100ml (dung dịch A). Giá trị pH của dung dịch A bằng 2,91. Để trung hoà 20ml dung dịch A cần dùng 17,6ml dung dịch NaOH 0,125M. Tính nồng độ % của các acid trong dung dịch ban đầu. Biết CH3COOH có Ka = 1,75.10-5 ; C2H5COOH có Ka = 1,34.10-5. 27) Sục khí H2S (pK1 = 7 và pK2 = 14) vào nước. Dung dịch bão hoà H2S ở bất kỳ đều bằng 0,1M. a) Thiết lập phương trình pS = -lg [S2-] = f(pH). b) Một dd chứa các ion Pb2+, Zn2+, Fe2+ và Mn2+ đều có nồng độ 10-2M. Các giá trị tương ứng pTt = -lgTt là 28 ; 22 ; 17 và 10. Hỏi ở pH1 nào thì bắt đầu kết tủa từng sunfua một và ở pH2 nào thì từng sunfua ấy kết thúc sự kết tủa. Sự kết thúc kết tủa được coi gần đúng khi [M2+] = 10 -4M. 28) Nếu pha loãng dd Al3+ thì thấy Al(OH)3 bắt đầu kết tủa ở pH = 5. Tính nồng độ mol ban đầu của Al3+ khi bắt đầu xuất hiện kết tủa, biết tích số tan của Al(OH)3 là T = 10-32. 29) Dd Mn2+ 10-2M được bão hoà bằng H2S nồng độ 0,1M. Có kết tủa MnS không ? Biết MnS có T = 1015 và H2S có K1 = 10-7 và K2 = 10-14. 30) Trong 1 lít dd chứa 1 mol AgNO3 và 2 mol NH3. a) Tính nồng độ các ion Ag+, [Ag(NH3)2]+ và NH3 khi cân bằng. b) Thêm HNO3 vào dd trên (xem thể tích dd không biến đổi). Tính pH của dd khi 99% [Ag(NH3)2]+ bị phân huỷ. Cho : Hằng số không bền của [Ag(NH3)2]+ là Kkb = 10-7,2 và NH3 có Kb = 1,58.10 -5.

71

HÓA ĐẠI CƯƠNG 2


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
HÓA ĐẠI CƯƠNG (CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẤU TẠO CHẤT & LÝ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC) NGUYỄN VĂN ĐÁNG by Dạy Kèm Quy Nhơn Official - Issuu