Tổng hợp lý thuyết hóa 12 THPT QG (103 pages)

Page 1

THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương 1: ESTE - LIPT A-ESTE. I – KHÁI NIỆM, DANH PHÁP 1. Khái niệm. - Tổng quát: RCOOH + R'OH

H2SO4 ñaëc, t0

RCOOR' + H2O

Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este. CTCT của este đơn chức: RCOOR’ R: gốc hiđrocacbon của axit hoặc H. R’: gốc hiđrocacbon của ancol (R # H) - Đối với hợp chất chứa các nguyên tố C, H hoặc C, H, O thì CTTQ là CnH2n+2-2kOz ( trong đó k là độ bất bão hòa và k =π + v). Nên ta có các CTTQ của este như sau: + CTCT chung của este no đơn chức (k=1 và z = 2): CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1) hoặc CnH2nO2 (n ≥ 2) hoặc RCOOR’ với R và R’ là những gốc HC no, R’ có thể là H + CTTQ của este không no, 1 liên kết đôi, đơn chức là ( k=2): CnH2n-2O2 (n≥3) hoặc RCOOR’ với R ’ hoặc R có chứa nối đôi. 2. Danh pháp: Tên gọi este: Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi “at”). - Tên gốc axit: Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic→at. Thí dụ: CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat. HCOOCH3: metyl fomat - Tên một số gốc HC: * Gốc HC no: *Gốc HC không no: + CH3metyl + CH2=CH- vinyl +-CH2metylen + C2H5etyl + CH2=CH-CH2- anlyl + CH3CH2CH2propyl *Gốc HC thơm + CH3CH(CH3)isopropyl + C6H5- phenyl + CH3CH2CH2CH2- butyl + C6H5-CH2- benzyl + CH3CH(CH3)CH2- isobutyl + CH3CH2CH(CH3)- secbutyl + (CH3)3CHtert-butyl + CH3CH2CH2CH2CH2- pentyl +CH3CH(CH3)CH2CH2- isoamyl - Tên một số axit hữu cơ thường gặp: Một số axit hữu cơ đơn chức H-COOH Axit metanoic (Axit fomic) CH3COOH Axit etanoic (axit axetic) CH3CH2COOH Axit propanoic (C2H5COOH; C3H6O2 Axit propionic; Axit metylaxetic) CH3CH2CH2COOH Axit butanoic (C3H7COOH; C4H8O2 Axit butiric; Axit etylaxetic) CH3-CH(CH3)-COOH Axit 2-metylpropanoic (C3H7COOH; C4H8O2 Axit isobutiric) CH3CH2CH2CH2COOH Axit pentanoic (C4H9COOH; C5H10O2 Axit valeric) CH3-CH(CH3)-CH2-COOH Axit 3-metylbutanoic (C4H9COOH; C5H10O2 Axit isovaleric) CH3CH2CH2CH2CH2COOH Axit hexanoic (C5H11COOH; C6H12O2 Axit caproic) CH3CH2CH2CH2CH2CH2COOH Axit heptanoic (C6H13COOH; C7H14COOH Axit enantoic) CH3[CH2]6COOH Axit octanoic (C7H13COOH; C8H14O) Axit caprilic) CH3[CH2]7COOH Axit nonanoic (C8H17COOH; C9H18O2 Axit pelacgonic) CH3[CH2]8COOH Axit decanoic (C9H19COOH; C10H20O2 Axit capric) Một số axit béo thường gặp (axit béo cao, gặp trong chất béo, ) C13H27COOH Axit miristic; Axit tetradecanoic C15H31COOH Axit panmitic; Axit hexadecanoic C15H29COOH Axit panmitoleic C17H35COOH Axit stearic; Axit octadecanoic C17H33COOH Axit oleic; Axit cis-9-octadecenonic C17H31COOH Axit linoleic; Axit cis, cis-9, 12-octadecadienoic C17H29COOH Axit linolenic; Axit cis, cis, cis–9, 12, 15-octadecatrienoic

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 1

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Một số axit hữu cơ đơn chức không no CH2=CH-COOH Axit propenoic; Axit acrylic CH2=C(CH3)-COOH Axit 2- metylpropenoic; Axit metacrylic CH3-CH=CH-COOH Axit 2-butenoic; Axit crotonic (dạng trans) CH2=CH-CH2-COOH Axit 3-butenoic; Axit vinylaxetic CH2=CH-CH2-CH2-COOH Axit 4-pentenoic; Axit alylaxetic CH3-C≡C-COOH Axit 2-butinoic; Axit tetrolic CH≡C-COOH Axit propinoic; Axit propiolic Một số axit hữu cơ đa chức HOOC-COOH Axit etandioic; Axit oxalic HOOC-CH2-COOH Axit propandoic; Axit malonic HOOC-CH2-CH2-COOH Axit butandioic; Axit sucxinic (Axid succinic) HOOC-(CH2)3-COOH Axit pentandioic; Axit glutaric HOOC-(CH2)4-COOH Axit hexandioic; Axit adipic (Axid adipic) HOOC-(CH2)5-COOH Axit heptandioic; Axit pimelic HOOC-(CH2)6-COOH Axit octandioic; Axit suberic; Axit terephtalic; HOOC-C6H4-COOH Axit p – benzendicacboxilic; 1,4 – Ðicacboxibenzen Một số axit hữu cơ tạp chức CH3-CH(OH)-COOH Axit lactic; Axit 2-hidroxipropanoic; Axit α-hidroxipropionic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Axit glutamic; Axit α-aminoglutaric; Axit 2-aminopentandioic CH2(OH)-[CH(OH)]4-COOH Axit gluconic; Axit 2,3,4,5,6-hexahidroxihexanoic HOOC-CH2-(HO)C(COOH)-CH2-COOH Axit xitric (Axid citric); Axit limonic; Axit 2-hidroxi-1,2,3-propantricacboxilic II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước. - Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon. Thí dụ: CH3CH2CH2COOH CH3[CH2]3CH2OH CH3COOC2H5 (M = 88) (M = 88), t s0 = (M = 88), t s0 = 0 0 t s =163,5 C 770C 1320C Tan ít trong nước Không tan Tan nhiều trong nước trong nước Nguyên nhân: Do giữa các phân tử este không tạo được liên kết hiđro với nhau và liên kết hiđro giữa các phân tử este với nước rất kém. - Các este thường có mùi đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng…

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Thuỷ phân trong môiH2SO trường axit. 4đ,to ’ RCOOR + H2O RCOOH + R’OH CH3COOC2H5 + H2O

H2SO4 ñaëc, t0

C2H5OH + CH3COOH

* Đặc điểm của phản ứng: Thuận nghịch và xảy ra chậm 2. Thuỷ phân trong môi trường bazơ (Phản ứng xà phòng hoá) t0

CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH • Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều. IV. ĐIỀU CHẾ 1. Phương pháp chung: Bằng phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol. RCOOH + R'OH

H2SO4 ñaëc, t0

Trang 2

RCOOR' + H2O

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

2. Phương pháp riêng: Điều chế este của ancol không bền bằng phản ứng giữa axit cacboxylic và ankin tương ứng. CH3COOH + CH CH

t0, xt

CH3COOCH=CH2

V. ỨNG DỤNG - Dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat),... - Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl axetat), poli (metyl metacrylat),.. hoặc dùng làm keo dán. - Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,..), mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl axetat,…),… VI. MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP ESTE 1. Phản ứng đốt cháy este - Khi đốt cháy một este mà thu được số mol CO2 = số mol H2O thì este ban đầu là este no, đơn chức mạch hở CnH2nO2. 2. Số đồng phân este no, đơn, hở là 2n-2 (2≤n<5, C5H10O2 có 9 đồng phân este). 3. Este có thể tham gia phản ứng tráng gương là este của axit fomic HCOOR’ ( 1 mol HCOOR’ cho 2 mol Ag). 4. Lưu ý khi thủy phân este - Thủy phân este đơn chức trong môi trường kiềm mà thu được 1 muối và một ancol thì đó là este thông thường: to RCOOR’ + NaOH → RCOONa + H2O RCOOH + R'OH

H2SO4 ñaëc, t0

RCOOR' + H2O Este này được tạo nên từ axit và ancol tương ứng - Thủy phân este đơn chức trong môi trường kiềm mà thu được 1 muối và một anđehit thì đó là este RCOOCH=CH-R’. to RCOOCH=CH−R’ + NaOH → RCOONa + R’−CH2−CHO Ví dụ: to CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa +t0, xtCH3−CHO CH3COOCH=CH2 Este này được tạo nên từ axit cacboxylic và ank-1-in. CH3COOH + CH CH - Thủy phân este đơn chức trong môi trường kiềm mà thu được 2 muối thì đó là este của phenol RCOOC6H4-R’ to RCOOC6H4-R’ + 2NaOH → RCOONa + R’-C6H4-ONa + H2O

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn to Ví dụ: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O Este này được tạo nên từ phenol và anhiđric tương ứng to Ví dụ: (CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH. - Khi thủy phân một este đơn chức mà chỉ thu được một sản phẩm thì đó là este vòng to R−C=O + NaOH → HO−R−COONa

O Este này được tạo nên từ phản ứng tự este hóa của hợp chất tạp chứa HO-R- COOH − Thủy phân 2 este đơn chức trong môi trường kiềm mà thu được 1 muối và 2 ancol thì 2 este đó chung gốc axit RCOOR1 và RCOOR2. − Thủy phân 2 este đơn chức trong môi trường kiềm mà thu được 2 muối và 1 ancol thì 2 este đó chung gốc ancol R1COOR’ và R2COOR'. − Thủy phân 1 este mà thu được một muối và 2 ancol thì este đó là este 2 chức tạo bới axit 2 chức R(COOH)2 và 2 ancol đơn chức R1OH và R2OH. to R(COOR)2 + 2NaOH → R(COONa)2 + 2ROH to Ví dụ: CH3OOC- CH2-COOC2H5 + 2 NaOH → NaOOC-CH2-COONa + CH3OH + C2H5OH − Thủy phân 1 este mà thu được 2 muối và 1 ancol thì este đó là este 2 chức tạo bới ancol 2 chức R’(OH)2 và 2 axit đơn chức R1COOH và R2COOH to (RCOO)2R’ + 2NaOH → 2RCOONa + R’(OH)2

Trang 3

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

to Ví dụ: HCOO−CH2−CH2−OOC−CH3 + 2NaOH → HCOONa + CH3COONa + C2H4(OH)2. − Khi đề cho công thức có dạng CnH2nO2 có k=1 ( chẳng hạn như C2H4O2) thì có thể là: + Este no, đơn chức, mạch hở RCOOR’ (HCOOCH3). + Axit no, đơn chức, mạch hở RCOOH (CH3COOH). + Hợp chất tạp chức chứa nhóm OH và CHO (HO-CH2-CHO) B-LIPIT. I – KHÁI NIỆM Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực như ete, clorofom, xăng dầu... Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit. Chúng đều là những este phức tạp và ta chỉ nghiên cứa chất béo.

II – CHẤT BÉO 1. Khái niệm Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol. Các axit béo hay gặp: C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH: axit stearic C17H33COOH hay cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit oleic C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH: axit panmitic C17H31COOH : axit linoleic ( chứa 2 liên kết đôi trong gốc HC) Axit béo là những axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no. CTCT chung của chất béo: R1COO CH2 R2COO CH R3COO CH2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.

Hay có thể viết CTTQ chất béo là (RCOO)3C3H5 Thí dụ: (C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin) (C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein) (C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin) 2. Tính chất vật lí Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất rắn. - R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn. - R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo là chất lỏng. Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực: benzen, clorofom,… Nhẹ hơn nước, không tan trong nước. 3. Tính chất hoá học a. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit: H+,to

(RCOO)3C3H5 + 3H2O (CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O tristearin

H+, t0

3RCOOH + C3H5(OH)3 3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3 axit stearic glixerol

b. Phản ứng xà phòng hoá to (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3 Chất béo xà phòng glyxerol

(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH tristearin

t0

3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3 natri stearat glixerol

c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng Trang 4

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chất béo chứa gốc axit không no tác dụng với hidro ở nhiệt độ và áp suất cao có Ni xúc tác. Khi đó H2 cộng vào nối đôi C=C. Đây là quá trình chuyển chất béo lỏng thành rắn. (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 (loûng)

Ni

175 - 1900C

(C17H35COO)3C3H5 (raén)

4. Ứng dụng - Thức ăn cho người, là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động. - Là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ được các chất hoà tan được trong chất béo. - Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và glixerol. Sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,… C-KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP ( Nằm trong nội dung giảm tải) I – XÀ PHÒNG 1. Khái niệm Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia. Thành phần chủ yếu của xà phòng thường: Là muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic. Ngoài ra trong xà phòng còn có chất độn (làm tăng độ cứng để đúc bánh), chất tẩy màu, chất diệt khuẩn và chất tạo hương,… 2. Phương pháp sản xuất (RCOO)3C3H5 + 3NaOH chaát beùo

t0

3RCOONa + C3H5(OH)3 xaø phoøng

Xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau: Ankan

axit cacboxylic

muoái natri cuûa axit cacboxylic

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Thí dụ:

O2, t0, xt

2CH3[CH2]14CH2CH2[CH2]14CH3 4CH3[CH2]14COOH 2CH3[CH2]14COOH + Na2CO3 2CH3[CH2]14COONa + CO2 + H2O

II – CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP 1. Khái niệm Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng được gọi là chất giặt rửa tổng hợp. 2. Phương pháp sản xuất Được tổng hợp từ các chất lấy từ dầu mỏ. Daàu moû

axit ñoñexylbenzensunfonic

natri ñoñexylbenzensunfonat

Na2CO3

C12H25-C6H4SO3H C12H25-C6H4SO3Na axit ñoñexylbenzensunfonic natri ñoñexylbenzensunfonat

3. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp - Muối natri trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da,… do đó vế bẩn được phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn và được phân tán vào nước. - Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hoá trị II thường khó tan trong nước, do đó không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng (nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+). Các muối của axit đođexylbenzensunfonic lại tan được trong nước cứng, do đó chất giặt rửa có ưu điểm hơn xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng.

Trang 5

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

CHƯƠNG 2 : CACBONHIĐRAT A. KHÁI NIỆM VỀ CACBONHIĐRAT Cacbonhiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa nhiều nhóm hyđroxyl (OH) và có nhóm cacbonyl ( -CO- ) trong phân tử, thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Cacbonhiđrat được chia thành 3 nhóm chính: - Monosaccarit là nhóm Cacbonhiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được nữa như glucozơ và fructozơ (C6H12O6) - Đisaccarit là nhóm Cacbonhiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit như saccarozơ và mantozo C12H22O11. - Polisaccarit: là nhóm cacbohidrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều monosaccarit như tinh bột và xenlulozo (C6H10O5)n. B. MONOSACCARIT Monosaccarit là những cacbonhiđrat đơn giản nhất không bị thuỷ phân. Ví dụ : Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử C6H12O6. B.1. GLUCOZƠ. I. Tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên: Chất rắn kết tinh, không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 146oC (dạng α) và 150oc (dạng β), dễ tan trong nước. Có độ ngọt kém đường mía, có nhiều trong các bộ phận của cây và nhất là trong quả chín, đặc biệt là trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho, Glucozơ có trong cơ thể người và động vật (chiếm 0,1% trong máu người). II. Cấu trúc phân tử. Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng. 1. Dạng mạch hở. Glucozơ có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức, có công thức cấu tạo thu gọn là CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O Hoặc viết gọn: CH2OH[CHOH]4CHO 2. Dạng mạch vòng. -Nhóm-OH ở C5 cộng vào nhóm C=O tạo ra 2 dạng vòng 6 cạnh là α và β. -Trong dung dịch, hai dạng này chiếm ưu thế hơn và luôn chuyển hoá lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 6

CH 2OH

H 4

HO

5

O

H

OH 3

H

H

1

2

OH

OH

6

6

H

CH 2OH

CH 2OH

H 4

HO

5

H

O

H

OH 3

H

H C 1

2

5

4

H

HO

O

H

OH 3

H

OH

OH

H

1

2

H

OH

α-Glucozơ Glucozơ β-Glucozơ - Nhóm OH ở vị trí số 1 được gọi là OH hemiaxetal

III. Tính chất hoá học. Glucozơ có các tính chất của nhóm anđehit và ancol đa chức. 1. Tính chất của ancol đa chức (poliancol) a. Tác dụng với Cu(OH)2: dd glucozo hoà tan Cu(OH)2 ở t0 thường tạo dd phức có màu xanh 2C6H12O6 + Cu(OH)2→(C6H11O6)2Cu + 2H2O b. Phản ứng tạo este Khi Glucozơ tác dụng với anhidrit axetic có thể tạo ra este chứa 5 gốc axit :C6H7O(OCOCH3)5 2. Tính chất của nhóm anđehit a. Tính khử. - Oxi hóa Glucozơ bằng phức bạc amoniac (AgNO3 trong dung dịch NH3) CH2OH[CHOH]4CHO+2AgNO3+3NH3+H2O→CH2OH[CHOH]4COONH4+ 2Ag+2NH4NO3. - Oxi hoá Glucozơ bằng Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch. 0

t CH2OH[CHOH]4CHO+2Cu(OH)2+NaOH → CH2OH[CHOH]4COONa+Cu2O+3H2O.

Trang 6

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 natri gluconat - Glucozo làm mất màu dd nước brom: CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 +H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + HBr b. Tính oxihoá Ni ,t 0 CH2OH[CHOH]4CHO+H2  → CH2OH[CHOH]4CH2OH ( Sobitol ) 3. Tính chất riêng của dạng mạch vòng 6

6

CH 2OH

CH 2O H

H

5

H H

4

OH

HO

H 2

3

H

1

+ HOCH 3

OH

H Cl

5

OH

H H

4

H

OH

HO

H

OH

3

+ H2 O

1

OCH 3

2

OH

Metyl α-glucozit Khi nhóm -OH ở C1 đã chuyển thành nhóm -OCH3, thì dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa. 4. Phản ứng lên men   → 2C2H5OH + 2CO2 C6H12O6 enzim 0 0 30 − 35 C

5. Điều chế và ứng dụng a. Điều chế HCl 40 0 0 (C6H10O5)n + nH2O   → nC6H12O6 b. Ứng dụng: Glucozo là chất dinh dưỡng giá trị của con người. Trong y học glucozo làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp dùng để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong quá trình sản xuất ancol etylic từ tinh bột và xenlulozo.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn B.2. FRUCTÔZƠ (Đồng phân của GLUCÔZƠ). - Công thức phân tử C6H12O6 - Công thức câu tạo : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-C-CH2OH || O Hoặc viết gọn: CH2OH[CHOH]3COCH2OH -Trong dd fructozơ có thể tồn tại ở dạng β mạch vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh. -Ở dạng tinh thể: Fructozo ở dạng β vòng 5 cạnh 1 6

1

H O CH 2 5

H

H 4

CH 2 O H OH 3

2

OH

H O CH 2 2

4

OH

OH H

α-Fructozơ

H

OH 3

OH OH 5

H

CH 2 O H 6

β-Fructozơ

Trong môi trường kiềm có sự chuyển hoá:

OH  → Fructozơ Glucozơ ← 

* Tính chất: - Tương tự glucozo, fructozo tác dụng Cu(OH)2 cho dd phức màu xanh, tác dụng H2 cho poliancol (sobitol), tham gia p/ư tráng bạc, p/ư khử Cu(OH)2 /NaOH cho kết tủa đỏ gạch - Khác với glucozo, fructozo không làm mất màu dd nước brom  → Dùng phản ứng này để phân biệt Glucozo với Fructozo C – ĐISACCARIT Đisaccarit là những cacbonhiđrat khi bị thuỷ phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Ví dụ : Saccarozơ và Mantozo công thức phân tử C12H22O11 C.1. Saccarozo I. Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên: Chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong nước, nóng chảy ở nhiệt độ 185oC, có nhiều trong mía, củ cải đường, đường thốt nốt (từ cụm hoa thốt nốt) Trang 7

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

II. Cấu trúc phân tử. Phân tử saccarozo gồm 1 gốc α-glucozo + 1 gốc β-fructozo 6

C H 2O H

H

5

H

4

OH

HO

1

H

H

H

1

2

O

2

3

OH

HOCH2

CH2 OH

4

3

OH

OH

5

OH

H

6

H

Saccarozơ hợp bởi α- Glucozơ và β- Fructơzơ. III. Tính chất hoá học. Saccarozơ không còn tính khử vì không còn -OH hemixetal tự do nên không thể chuyển sang dạng mạch hở. Vì vậy saccarozơ chỉ còn tính chất của ancol đa chức và đặc biệt có phản ứng thuỷ phân của đisaccarit. 1. Phản ứng của ancol đa chức Phản ứng với Cu(OH)2 2C12H22O11+ Cu(OH)2→ (C12H21O11)2Cu+ 2H2O 2. Phản ứng thuỷ phân +

0

H ,t C12H22O11+ H2O  → C6H12O6 + C6H12O6 Glucozơ Fructozơ 3. Phản ứng với sữa vôi Ca(OH)2 cho dung dịch trong suốt (canxi saccarat). C12H22O11+ Ca(OH)2 + H2O → C12H22O11.CaO.2H2O

IV. ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ 1.Ứng dụng: Saccarozo được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất bánh, kẹo, nước giải khát. Trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha chế thuốc 2. Sản xuất đường saccarozơ. C.2. Đồng phân của saccarozơ: mantozơ 1. Cấu tạo. - Phân tử mantozơ do 2 gốc Glucozơ liên kết với nhau ở C1 gốc α - glucozo này với C4 của gốc α glucozo kia qua nguyờn tử oxi. Liờn kết α -C1-O-C4 gọi là l/k α -1,4-glicozit

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 6

6

C H 2O H

C H 2O H

H 4

HO

5

H

H H

OH

H

3

H 2

OH

1

O

4

5

H H

OH

H

H 2

3

1

OH

OH

- Nhóm -OH hemiaxetal ở gốc Glucozơ thứ hai còn tự do nên trong dung dịch gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm -CHO. 2. Tính chất. a. Thể hiện tính chất của poliancol giống saccarozơ, tác dụng với Cu(OH)2 cho phức đồng - mantozơ. b. Có tính khử tương tự Glucozơ (phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc, phản ứng với Cu(OH)2 /NaOH đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch, làm mất mau nước Brom) c. Bị thuỷ phân sinh ra 2 phân tử Glucozơ. D. POLISACCARIT Là những cacbonhiđrat phức tạp khi bih thửy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ: Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức phân tử (C6H10O5)n I - TINH BỘT 1- Tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng tạo dung dịch keo (hồ tinh bột), là hợp chất cao phân tử có nhiều trong các lọai hạt (gạo, mì, ngô...), củ (khoai, sắn..) và quả (táo, chuối..) 2. Cấu trúc phân tử + Tinh bột là hỗn hợp của 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin. Cả 2 đều có công thức (C6H10O5)n là những gốc α-glucozơ. Trang 8

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Cấu trúc phân tử Amilozơ: gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glucozit tạo thành chuỗi dài không phân nhánh, xoắn lại thành hình lò xo. 6

6

H

5

4

....

H

OH

1

3

H

H OH

4

O

2

H

5

H

H H

CH 2OH

CH 2OH

CH 2OH

H

1

4

O

2

3

H

OH

H

5

H H

OH

H

3

H

OH

1

2

O

....

OH

- Cấu trúc phân tử Amilopectin: gốc α-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glucozit tạo và liên kết α-1,6-glucozit tạo thành chuỗi phân nhánh. 6

6

H ....

4

5

H

H

H H OH 3

2

CH 2OH

CH 2OH

CH 2OH 1

O

4

5

H

H

1

4

H H

OH

O

2

3

6

5

3

2

O

2

H OH H

H

H H OH

4

1

OH

CH 2OH

H ....

H

H H 3

H OH

H OH

5

1

O

4

CH 2OH

CH 2OH 5

H H OH 3

H

H

1

4

2

H OH

H OH

O

5

H

H H OH 3

2

1

O

....

H OH

3. Tính chất hoá học Là một polisaccarit có cấu trúc vòng xoắn, tinh bột biểu hiệu rất yếu tính chất của một poliancol, chỉ biểu hiện rõ tính chất thuỷ phân và phản ứng màu với iot. a. Phản ứng thuỷ phân + Thuỷ phân nhờ xúc tác axit =

0

H ,t (C6H10O5)n + nH2O  → n C6H12O6 + Thuỷ phân nhờ enzim

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn H2O H2 O H2O Tinh bét  →§ extrin  → Mantozo  → glucozo α - amilaza

β - amilaza

mantaza

b. Phản ứng màu với dung dịch iot: Nhỏ dung dịch iot vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột hoặc vào mặt cắt của củ khoai lang. + Hiện tượng : Dung dịch hồ tinh bột trong ống nghiệm cũng như mặt cắt của củ khoai lang đều nhuốm màu xanh tím. Khi đun nóng, màu xanh tím biến mất, khi để nguội màu xanh tím lại xuất hiện. + Giải thích: Nhờ liên kết hiđro phân tử amilozơ tạo thành các vòng xoắn bao bọc các phân tử iot tạo ra hợp chất màu xanh tím đặc trưng. Khi đun nóng các phân tử amilozơ duỗi ra, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím đó. Khi để nguội, iot bị hấp phụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. Phản ứng này được dùng đề nhận ra tinh bột bằng iot và ngược lại. 4. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể H 2O H 2O H2O Tinh bét  →§ extrin  → Mantozo  → glucozo α - amilaza

Glucozo

β - amilaza

  → CO

mantaza

[O]

enzim

2

+ H 2O

enzim c enzim glicogen 5. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh ¸nh s¸ng mÆt trêi clorophin

6nCO2 + 5n H2O     → (C6H10O5)n + 6nCO2 II. XENLULOZƠ 1. Tính chất vật lí. Trạng thái tự nhiên. Xenlulozơ là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước, tan được trong dung dịch svayde ( dugn dịch Cu(OH)2 trong NH3 ), có trong gỗ , bông... 2. Cấu trúc phân tử Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β -glucozo nối với nhau bởi cỏc liờn kết β -1,4glicozit có công thức (C6H10O5)n, phân tử xenlulozo không phân nhánh, vòng xoắn Trang 9

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 C H 2O H

H

O

H

H

H

OH

OH

H

n Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm -OH tự do, nên có thể viết công thức của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n 3. Tính chất hoá học Xenlulozơ là polisaccarit và mỗi mắt xích có 3 nhóm -OH tự do nên xenlulozơ có phản ứng thuỷ phân và phản ứng của ancol đa chức. a. Phản ứng của polisaccarit o

H 2 SO 4 , t (C6H10O5)n+ nH2O  → nC6H12O6 b. Phản ứng của ancol đa chức +Xenlulozơ phản ứng với HNO3 có H2SO4 đặc xúc tác o

H 2 SO 4 , t [C6H7O2(OH)3]n+3nHNO3  → [C6H7O2(ONO2)3]n+ 3nH2O. (Xenlulozo trinitrat) + Xenlulozơ phản ứng với anhidrit axetic [C6H7O2(OH)3]n+2n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3)2(OH)]n+ 2n CH3COOH [C6H7O2(OH)3]n+3n(CH3CO)2O → [C6H7O2(OCOCH3)3]n+ 3n CH3COOH +Phản ứng với nước Svayde: [Cu(NH3)4](OH)2 Xenlulozơ phản ứng với nước Svayde cho dung dịch phức đồng- xenlulozơ dùng để sản xuất tơ đồng-amoniac

Bảng tóm tắt tính chất của cacbonhiđrat. Glucozơ Fructozơ

Saccarozơ

Mantozơ

+

-

Ag ↓

Tinh bột Xenlulozơ -

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn +[Ag(NH3)2]OH

Ag ↓

Metyl glicozit Dd xanh lam

+

-

Dd xanh lam

Dd xanh lam

Metyl glicozit Dd xanh lam

(CH3CO)2O

+

+

+

+

+

HNO3/H2SO4

+

+

+

+

+

glucozơ

glucozơ

+ CH3OH/HCl + Cu(OH)2

H2O/H+

glucozơ + fructozơ (+) có phản ứng ; (-) không có phản ứng -

-

Trang 10

-

-

-

Xenlulozơ triaxetat Xenlulozơ triaxetat glucozơ

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

CHƯƠNG 3: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN A. AMIN. I – Khái niệm, phân loại, danh pháp. 1. Khái niệm. Khái niệm: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin. Thí dụ NH 3

CH 3 NH 2

C 6 H 5 -NH

am on i ac m ety l am i n

2

CH 3 -NH-CH

p h en y l am i n

ñ i m ety l am i n

B I

B I

NH 2

3

x i c l oh ex y l am i n

B II

B I

- Bậc của amin: Bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. 2. Phân loại. − Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hidrocacboncó thể chia amin thành amin thơm (như anilin C6H5NH2), amin béo (etulamin C2H5NH2) vào amin dị vòng( pirolidin...). − Dựa vào bậc của amin thì chia thành amin bậc một (CH3CH2CH2NH2), amin bậc hai (CH3CH2NHCH3) và amin bậc ba ((CH3)3N). 3. Đồng phân. - Nhóm định chức : Nguyên tử N còn một cặp electron chưa liên kết nên có khả năng nhận proton (tính bazơ) và có thể tạo liên kết hiđrô. - Đồng phân : Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc của amin. Thí dụ:

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn CH

3

CH

CH

3

CH CH

CH CH

3 3

2

CH

CH

2

CH

2

NH

NH

2

2

2

Ñ o àn g p h a ân v e à m a ïc h c a c b o n

3

CH 2 CH 2 CH CH 3 NH 2

NH

2

Ñ o àn g p h a ân v e à v ò trí n h o ùm c h ö ùc

CH 3 CH 2 NH 2 Ñ oàn g phaân veà baäc cuûa am in CH 3 NH CH 3 4. Danh pháp: Gọi tên theo tên gốc chức (tên gốc hiđrocacbon + amin) và tên thay thế. Thí dụ: CTCT Tên gốc – chức Tên thay thế CH3NH2 Metylamin Metanamin CH3CH2 NH2 Etylamin Etanamin CH3CH2CH2 NH2 Propylamin propan-1-amin (CH3)3N Trimetylamin N,N-đimetylmetanmin CH3[CH2]3 NH2 Butylamin butan-1-amin C2H5NHC2H5 Đietylamin N-etyletanmin C6H5NH2 Phenylamin Benzenamin H2N[CH2]6NH2 Hexametylenđiamin Hexan-1,6-điamin II – Tính chất vật lí. - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, khó chịu, tan nhiều trong nước. Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối - Nhiệt độ sôi : Hiđrocacbon < amin ancol. (có khối lượng phân tử tương đương ). - Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước. Trang 11

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Các amin đều rất độc. III – Cấu tạo phân tử và tính chất hoá học. 1. Cấu tạo phân tử - Tuỳ thuộc vào số liên kết và nguyên tử N tạo ra với nguyên tử cacbon mà ta có amin bậc I, bậc II, bậc III. R-NH

R

2

B a äc I

R1

NH B a äc I I

N R1 R2 B a äc I I I

R

- Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH3 nên các amin có tinh bazơ. Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon. 2. Tính chất hoá học a. Tính bazơ - Tác dụng với nước: Dung dịch các amin mạch hở trong nước làm quỳ tím hoá xanh, phenolphtalein hoá hồng.

CH

3 NH 2

+H

[C H 3N H 3]+ + O H -

2O

Anilin và các amin thơm phản ứng rất kém với nước. - Tác dụng với axit C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl− anilin phenylamoni clorua RNH2 + HCl RNH2 + HNO3 RNH2 + H2SO4 RNH2 + CO2 + H2O R’NH2 + RCOOH R’NH2 + H2NRCOOH R’NH2 + R(COOH)2

RNH3Cl RNH3NO3 RNH3HSO4 hoặc RNH2 + H2SO4 → (RNH3)2 SO4 (RNH3)2CO3 hoặc RNH2 + CO2 + H2O → RNH3HCO3 RCOOH3NR’ H2NRCOOH3NR’ R(COOH3NR’)2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Nhận xét: - Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,…có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl. - Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì tính bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol). Tính bazơ: NaOH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2. Nếu gốc R là gốc đẩy electron (gốc HC no) thì làm tăng tinh bazơ, còn nếu gốc R hút electron (gốc HC không no và thơm) thì làm giảm tính bazơ. b. Phản ứng với axit nitrơ ( HNO2) − Amin béo tạo ancol và giải phóng N2 ( phản ứng trong môi trường axit ) HCl C2H5NH2 + HO-N=O   → C2H5OH + N2 + H2O − Amin thơm tạo muối điazoi bền : 0 −5 C C6H5NH2 + HO-N=O + HCl  → C6H5N2+Cl- + H2O. c. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Viết gọn : C6H5NH2 + 3Br2 → C6H5Br3NH2 ↓ + 3HBr. kết tủa màu trắng Nhận biết anilin o

:NH 2

+ 3 B r2

H 2O

Br

NH 2

Br + 3H B r

Br (2 ,4 ,6 -tri b rom an i l i n )

IV. Điều chế : Trang 12

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 - Từ NH3 và ankyl halogenua. + CH 3 I + CH 3 I + CH 3 I NH3  → CH3NH2  → (CH3)2NH  → (CH3)3N. − HI − HI − HI - Điều chế anilin từ benzen. C6H6 → C6H5NO2 → C6H5NH2 Fe + HCl Phương trình : C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O. to

V- MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP AMIN. 1. Phản ứng đốt cháy amin. - Hợp chất chứa C,H, N có CTTQ là CxHyNt hay có thể viết là CnH2n+2-2k+tNt. - Phản ứng đốt cháy:

3n + 1 − k + t / 2 t t to O2 → nCO2 +( n + 1 − k + )H2O + N2 2 2 2 nH 2O − nCO 2 − nN 2 nX = 1− k - Đối với amin no, đơn chức, mạch hở (k=0, t=1) CnH2n+3N:

CnH2n+2-2k+tNt +

CnH2n+3N +

3n + 3 / 2 1 to O2 → nCO2 +( n + 1,5 )H2O + N2 2 2

nX = nH2O – nCO2 – nN2

2. Phản ứng thể hiện tính bazơ của amin. n − Dựa vào tỉ lệ mol H + ta xác định được đó là amin đơn chức hay đa chức. na min − Tương tự như NH3, amin có thể tác dụng với dung dịch muối có hidroxit kết tủa như Fe3+, Mg2+, ... và cũng tạo phức với Cu2+, Zn2+, Ag+...

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn B – AMINOAXIT I – Khái niệm. 1. Khái niệm Thí dụ: CH 3 CH COOH H 2 N CH 2 [CH 2 ] 3 CH COOH NH 2 NH 2 alanin lysin Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). CTTQ: (H2N)x−R−(COOH)y (x ≥ 1, y ≥ 1) 2. Danh pháp - Xuất phát từ tên axit tương ứng (tên hệ thống, tên thường) có thêm tiếp đầu ngữ amino và số hoặc chữ cái Hi Lạp (α, β…) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch là tên thay thế, tên bán hệ thống - Các α-amino axit có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên riêng. Tên gọi của một số amino axit. Tên bán hệ thống Tên thường Ký Công thức Tên thay thế hiệu H2N-CH2-COOH Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly CH3-CH(NH2)-COOH Axit 2Axit α – Alanin Ala aminopropanoic aminopropionic (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH Axit 2-amino-3Axit α – Valin Val metylbutanoic aminoisovaleric H2N- (CH2)4-CH(NH2)-COOH Axit 2,6Axit α,ε – Lysin Lys điaminohexanoic điaminocaproic HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH Axit 2Axit α Axit Glu aminopentanđioic aminoglutaric glutamic Trang 13

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 ( các amino axit có trong cơ thể sinh vật là α – amino axit ).

II – Cấu tạo phân tử và tính chất hoá học. 1. Cấu tạo phân tử: Tồn tại dưới hai dạng: Phân tử và ion lưỡng cực. +

H3N-CH2-COOion löôõng cöïc

H2N-CH2-COOH daïng phaân töû

Các amino axit là những hợp chất ion nên ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân huỷ khi đun nóng). 2. Tính chất hoá học Các amino axit là những hợp chất lưỡng tính, tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng. a. Tính chất lưỡng tính +

HOOC-CH2-NH3Cl-

HOOC-CH2-NH2 + HCl

H2N-CH 2-COOH + NaOH

H2N-CH 2-COONa + H 2O

b. Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit - Giả sử aminoaxit A là (H2N)x-R-(COOH)y. + Nếu x<y thì A làm quỳ tím hóa đỏ + Nếu x>y thì A làm quỳ tím hóa xanh +Nếu x=y thì A không làm đổi màu quỳ tím - Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

H2N CH2 COOH

+

H3N-CH2-COO-

- Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hoá hồng HOOC-CH2CH2CHCOOH OOC-CH2CH2CHCOO-

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn +

NH2

- Dung dịch lysin làm quỳ tím hoá xanh.

NH3

-

H3N[CH2]4 CH COO- + OH +NH 3

H2N[CH2]4CH COOH + H2O NH2

c. Phản ứng riêng của nhóm –COOH: phản ứng este hoá

H2N-CH2-COOH + C2H5OH

HCl khí

H2N-CH2-COOC2H5 + H2O

Thực ra este hình thành dưới dạng muối. H2N-CH2-COOC2H5 + HCl → d. Phản ứng trùng ngưng

Cl − H 3 N − CH 2 COOC 2 H 5

...+ H NH [CH 2]5 CO OH + H NH [CH 2]5 CO OH + H NH [CH 2]5 CO OH + ...

t0

... NH [CH2]5 CO NH [CH2]5 CO NH [CH2]5 CO ... + nH2O hay nH2N-[CH2]5COOH axit ε-aminocaproic

t0

(NH

[CH2]5 CO )n + nH2O

policaproamit

III – Ứng dụng - Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là các α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. - Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan. - Các axit 6-aminohexanoic (ω-aminocaproic) và 7-aminoheptanoic (ε-aminoenantoic) là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon như nilon-6, nilon-7,… IV- MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP VỀ AMINOAXIT. − Tác dụng với NaOH:. Trang 14

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Ptpư: (H2N)a – R – (COOH)b + bNaOH (H2N)a – R – (COONa)b + bH2O n b = NaOH = số nhóm chức axit ( COOH) na min − Tác dụng với HCl: Ptpư: (H2N)a – R – (COOH)b + aHCl (ClH3N)a – R – (COOH)b n a = HCl = số nhóm chức bazo (NH2) na min − Khi cho amino axit X tác dụng với dung dịch axit (HCl...) rồi lấy sản phẩm tác dụng vừa đủ với dung dịch bazơ ( NaOH) thì xem như X và HCl tác dụng vừa đủ với NaOH. − Ngược lại khi cho amino axit X tác dụng với dung dịch bazơ (NaOH...) rồi lấy sản phẩm tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HCl thì xem như X và NaOH tác dụng vừa đủ với HCl. − Hợp chất chứa C, H, O, N có thể viết dưới dạng CxHyOzNt hoặc CnH2n+2+t-2kOzNt (k là độ bội). Do đó amino axit no, chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH (z=2, t=1, k=1) có CTTQ là CnH2n+1O2N − Khi đề cho công thức CnH2n+1O2N ( chẳng hạn như C3H7O2N) thì đó có thể là: + Amino axit H2N-R-COOH. (H2N-C2H4-COOH) + Este của amino axit H2N-R-COOR’. (H2N-CH2-COO-CH3). + Muối amoni của axit cacboxylic R-COO-H3N-R’ có một liên kết đôi (CH2=CH-COONH4, hoặc HCOOH3N-CH=CH2)

C - PEPTIT VÀ PROTEIN I – Peptit 1. Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý. a. Khái niệm. − Peptit là hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit. − Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa 2 đơn vị α-amino axit

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn lieân keát peptit

... NH CH C N CH C ... R1 O H R2 O

* Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm NH2, amino axit đầu C còn nhóm COOH: H2N-R1-CONH-R2-CONH-R3-CONH-.....-Rn-COOH Thí duï: H2N CH2CO NH CH COOH CH3 ñaàu N ñaàu C b. Phân loại: Các peptit chia thành 2 loại: − Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit được gọi là đi, tri, tetrapeptit. − Polipeptit là những phân tử peptit chứa nhiều gốc α-amino axit (từ 10 đến 50) hợp thành. Chúng là cơ sở tạo nên protein. c. Đồng phân − Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc α-amino axit liên kết với nhau theo một trật tự nghiêm ngặt, nếu thay đổi trật tự đó sẽ tạo nên các peptit đồng phân. − Ví dụ từ 2 amino axit Gly và Ala ta có được các peptit là Gly-Gly; Gly-Ala; Ala-Gly; Ala-Ala. − Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit là n! d. Danh pháp. − Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit đầu N rồi kết thúc bằng đầu C (giữ nguyên) − Ví dụ: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH3)-COOH glyxylalanylalanin (Gly-Ala-Ala). e. Tính chất vật lý. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước. 2. Tính chất hoá học a. Phản ứng thuỷ phân Trang 15

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 ...H2N CH CO NH CH CO NH CH CO ...NH CHCOOH + (n - 1)H2O R1 R2 R3 Rn H+ hoaëc OH-

H2NCHCOOH + H2NCHCOOH+ H2NCHCOOH + ... + H2NCHCOOH R1 R2 R3 Rn

b. Phản ứng màu biure Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 tác dụng với peptit cho màu tím (màu của hợp chất phức đồng với peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên). Đipeptit không có phản ứng này do chỉ có 1 liên kết peptit. 3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP PEPTIT. - Peptit (n α-a.a) + (n-1) H2O n α-a.a Trong đó npeptit = na.a − nH2O. - Peptit (n α-a.a) + n NaOH n muối của α-a.a + H2O n muối của a.a - Peptit (n α-a.a) + (n-1)H2O + nHCl - Một amino axit X no, chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH là CnH2n+1O2N. Nếu peptit tạo nên từ những amino axit trên sẽ có dạng: + đipeptit X.2-H2O: C2nH4nO3N2 hay CxH2xO3N2. + tripeptit X.3-2H2O: C3nH6n-1O4N3 hay CxH2x-1O4N3 + tetrapeptit X.4-3H2O: C4nH8n-2O5N4 hay CxH2x-2O5N4 + pentapeptit X.5-4H2O: C5nH10n-3O6N5 hay CxH2x-3O6N5. - Đốt cháy một peptit cũng như đốt cháy các a.a mà nó tạo ra có số mol CO2 như nhau, nhưng số mol H2O phải trừ bớt H2O mà peptit cần để thủy phân tạo a.a II – Prôtein. 1. Khái niệm: Protein là những polipeptit cao phân tử có khối lượng phân tử từ vài chục nghìn đến vài triệu. Phân loại: * Protein đơn giản: Là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit. Thí dụ: anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,… * Protein phức tạp: Được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”. Thí dụ: nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo,… 2. Cấu tạo phân tử : Được tạo nên bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit. ... NH CH C N CH C NH CH C ... h a y NH CH C 1 2 3 R O H R O R O Ri O n (n ≥ 50) 3. Tính chất a. Tính chất vật lí: - Dạng tồn tại: Protein có 2 dạng tồn tại chính là dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng; miozin của cơ bắp; fibroin của tơ tằm, mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trắng trứng, hemoglobin của máu. - Tính tan: Protein hình sợ không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan được trong nước tạo thành dung dịch keo - Sự đông tụ: Khi đun nóng hoặc cho axit, bazo, muối vào dung dịch protein nó sẽ đông tụ lại và tách ra khỏi dung dịch Thí dụ: Hoà tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại. b. Tính chất hoá học - Bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim : Protein → chuỗi polipeptit → α-amino axit - Có phản ứng màu: Protein + dd CuSO4/OH- → dung dịch có màu xanh tím. (phản ứng màu biure) Protein + HNO3 → hợp chất màu vàng.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

III – Khái niệm về enzim và axit nucleic. 1. Enzim a. Khái niệm: Là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật. Trang 16

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

* Tên của enzim: Xuất phát từ tên của phản ứng hay chất phản ứng thêm đuôi aza. Thí dụ: enzim amilazãt cho quá trình thuỷ phân tinh bột (amylum) thành matozơ. b. Đặc điểm của enzim - Hoạt động xt của enzim có tính chọn lọc rất cao: mỗi enzim chỉ xuc tác cho một sự chuyển hoá nhất định. - Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, thường lớn gấp từ 109 đến 1011 lần tốc độ của cùng phản ứng nhờ xúc tác hoá học. 2. Axit nucleic a. Khái niệm: Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C); mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, C, G, T, U). * Axit nucleic thường tông tại dưới dạng kết hợp với protein gọi là nucleoprotein. Axit nucleic có hai loại được kí hiệu là AND và ARN. b. Vai trò - Axit nucleic có vai trò quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của cơ thể, như sự tổng hợp protein, sự chuyển các thông tin di truyền. - AND chứa các thông tinh di truyền. Nó là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử mang thông tinh di truyền mã hoá cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các cơ thể sống. - ARN chủ yếu nằm trong tế bào chất, nó tham gia vào quá trình giải mã thông tinh di truyền. Bảng tóm tắt tính chất :

Chất Vấn đề Công thức RNH2 chung + HCl X + NaOH + R’OH/khí HCl +Br2(dd)/H2O Trùng ngưng Phản ứng biure + Cu(OH)2

Amin bậc 1

Amino axit NH2

X

R CH COOH NH2

Tính chất hoá học X X X

Protein ... HN CH CO NH CH CO ... R1 R2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn X

X X X

Trang 17

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME A-ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME I – KHÁI NIỆM: Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích liên kết với nhau. Thí duï: polietilen ( CH2 CH2 )n, nilon-6 ( NH [CH2]5 CO )n -

n: Hệ số polime hoá hay độ polime hoá. Các phân tử như CH2=CH2, H2N[CH2]5COOH: monome * Tên gọi: Ghép từ poli trước tên monome. Nếu tên của monome gồm hai cụm từ trở lên thì được đặt trong dấu ngoặc đơn. Thí dụ: polietilen ( CH2 CH2 )n ; poli(vinyl clorua) ( CH2 CHCl )n

* Một số polime có tên riêng: Thí dụ: Teflon:

CF2 CF2 n Nilon-6: NH [CH2]5 CO n

Xenlulozơ: (C6H10O5)n II – ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC Mạch không phân nhánh: amilozơ, tinh bột,… Mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen,… Mạng không gian: cao su lưu hoá, nhựa bakelit,…

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn oooooooooooo ooooo oooo o o o o oo o o o o oooooo b) oooooooooooooooo oo oooooooo oo oooooooooo o o o o o o o oo c) oooooooooooo oo ooooooo oo ooooooooooooooooooo oo o ooo o ooooooo oooooo o ooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

a) ooooooooooooooo

a) maïng khoâng phaân nhaùnh b) maïng phaân nhaùnh c) maïng khoâng gian

III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ Các polime hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo. Polime không nóng chảy, khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhiệt rắn. IV – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC (Giảm tải). 1. Phản ứng phân cắt mạch cacbon Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thuỷ phân Thí duï: (C6H10O5)n + nH2O Tinh boät

H+, t0

nC6H12O6 Glucozô

Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp tạo thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu (phản ứng giải trùng hợp hay phản ứng đepolime hoá) Thí duï:

CH CH2 C6H5 n polistiren

3000C

nCH CH2 C6H5 stiren

2. Phản ứng giữ nguyên mạch cacbon CH2 CH C CH2 +nHCl CH3 n poliisopren

Cl CH2 CH2 C CH2 CH3 n poliisopren hiñroclo hoaù

3. Phản ứng tăng mạch polime ( khâu mạch ) Phản ứng lưu hoá chuyển cao su thành cao su lưu hoá. Phản ứng chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit. Trang 18

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 OH

OH

CH2

CH2 n

CH2OH +

CH2

t0

CH2

CH2

OH

n

OH

+ nH2O

n

V – PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ 1. Phản ứng trùng hợp: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime). Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội (CH2=CH2, CH2=CH-Cl, CH2=CH-CH-CH2,…) hoặc là vòng kém bền có thể mở ra như: CH2 CH2 C O CH2 CH2, H2C O CH2 CH2 NH,...

Thí dụ:

xt, t0, p

nCH2 CH Cl

vinyl clorua

CH2 CH Cl n

poli(vinyl clorua)

CH2 CH2 C O H2C CH2 CH2 NH caprolactam

t0, xt

NH[CH2]5CO n capron

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 2. Phản ứng trùng ngưng

nHOOC-C6H4-COOH + nHOCH2-CH2OH

t0

CO C6H4-CO OC2H4 O n + 2nH2O

poli(etylen-terephtalat )

nH2N CH2]6 NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH

t0

NH [CH2]6 NHCO [CH2]4 CO n + 2nH2O poli(hexametylen añipamit) hay nilon-6,6

Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O). Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng. VI – ỨNG DỤNG: Vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ,cao su, keo dán. B- VẬT LIỆU POLIME I – CHẤT DẺO 1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit - Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo. - Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau và không tan vào nhau. Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và các chất phụ gia khác. Các chất nền có thể là nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn. Chất độn có thể là sợi (bông, đay, poliamit, amiăng,…) hoặc bột (silicat, bột nhẹ (CaCO3), bột tan (3MgO.4SiO2.2H2O),… 2. Một số polime dùng làm chất dẻo a) Polietilen (PE):

CH2 CH2 n

PE là chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ trên 1100C, có tính “trơ tương đối” của ankan mạch không phân nhánh, được dùng làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa,… Trang 19

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 CH2 CH Cl n

b) Poli (vinyl clorua) (PVC):

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa. CH2

c) Poli (metyl metacylat) :

CH3 C COOCH3 n

Là chất rắn trong suốt cho ánh sáng truyền qua tốt (gần 90%) nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglat. d) Poli (phenol fomanñehit)

(PPF)

Có 3 dạng: Nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit - Sơ đồ điều chế nhựa novolac: OH

OH

n

+nCH2O

+

n

OH

0

CH2OH H , 75 C -nH2O

CH2

ancol o-hiñroxibenzylic

n

nhöïa novolac

- Điều chế nhựa rezol: Đun nóng hỗn hợp phenol và fomanđehit theo tỉ lệ mol 1:1,2 (xt kiềm), thu được nhựa rezol. - Điều chế nhựa rezit: Nhöïa rezol OH

0 > 140 C

ñeå nguoäi

OH

Nhöïa rezit OH

CH2

CH2

CH2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn CH2OH

Moä t ñoaïn maïch phaâ n töûnhöïa rezol

OH

OH

OH CH2

CH2

CH2

CH2

CH2 CH2

CH2

CH2

Moä t ñoaïn maïch phaâ n töûnhöïa rezit

II – TƠ 1. Khái niệm - Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. - Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau. 2. Phân loại a. Tơ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên) như bông, len, tơ tằm. b. Tơ hoá học (chế tạo bằng phương pháp hoá học) - Tơ tổng hợp (chế tạo từ polime tổng hợp): tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron,…) - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hoá học): tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,… 3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp a. Tơ nilon-6,6 nH2N CH2]6 NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH

t0

NH [CH2]6 NHCO [ CH2]4 CO n + 2nH2O poli(hexametylen añipamit) hay nilon-6,6 Trang 20

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Tính chất: Tơ nilon-6,6 dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. - Ứng dụng: Dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,… b. Tơ nitron (hay olon) nCH2 CH CN

RCOOR', t0

acrilonitrin

CH2 CH CN n poliacrilonitrin

- Tính chất: Dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt. - Ứng dụng: Dệt vải, may quần áo ấm, bện len đan áo rét. c. Tơ enang. xt nH2N-(CH2)6-COOH  → [ -NH-(CH2)6-CO- ]n III – CAO SU 1. Khái niệm: Cao su là vật liệu có tính đàn hồi. 2. Phân loại: Có hai loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. a. Cao su thiên nhiên Cấu tạo: 0

Cao su thieân nhieân 250-300 C isopren Cao su thiên nhiên là polime của isopren: CH2 C CH CH2 n CH3

~ 1.500 - 15.000 n~

Tính chất và ứng dụng - Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton,…nhưng tan trong xăng, benzen. - Cao su thiên nhiên tham gia được phản ứng cộng (H2, HCl, Cl2,…) do trong phân tử có chứa liên kết đôi. Tác dụng được với lưu huỳnh cho cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó hoà tan trong các dung môi hơn so với cao su thường. - Bản chất của quá trình lưu hoá cao su (đun nóng ở 1500C hỗn hợp cao su và lưu huỳnh với tỉ lệ khoảng 97:3 về khối lượng) là tạo cầu nối −S−S− giữa các mạch cao su tạo thành mạng lưới.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn S

S S

S

S

S

S

S

0

,t nS   →

b. Cao su tổng hợp: Là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp. Cao su buna nCH2 CH CH CH2

Na

CH2 CH CH CH2 n

0

t , xt

buta-1,3-ñien

polibuta-1,3-ñien

Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. Cao su buna-S và buna-N t0

nCH2 CH CH CH2 + nCH CH2 xt C6H5 buta-1,3-ñien stiren t0,p

nCH2 CH CH CH2 + nCH2 CH xt CN buta-1,3-ñien acrilonitrin

CH2 CH CH CH2 CH CH2 n C6H5 cao su buna-S

CH2 CH CH CH2 CH CH2 n CN cao su buna-N

IV – KEO DÁN TỔNG HỢP(Giảm tải). 1.Khái niệm: Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính. 2. Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng a. Nhựa vá săm: Là dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ. b. Keo dán epoxi: Làm từ polime có chứa nhóm epoxi Trang 21

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

c. Keo dán ure-fomanđehit nH2N-CO-NH2 + nCH2=O

CH2 CH O t0, xt

HN CO NH CH2 n + nH2O

poli ( ure-fomanđehit )

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 22

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI A- GIỚI THIỆU CHUNG 1 – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN - Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA,IIIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA. - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB). - Họ lantan và actini. 2 – CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI - Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e). Thí dụ: Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1 - Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim. Thí dụ: 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099 . B – TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI 1. Tính chất chung: Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. 2. Giải thích a. Tính dẻo Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách rời nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau. - Những kim loại có đọ dẻo cao là: Au, Ag, Al, Cu...

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn b. Tính dẫn điện - Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện. - Ở nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động. - Một số kim loại dẫn điện tốt như: Ag, Cu, Al, Fe.. c. Tính dẫn nhiệt - Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt độ lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại. - Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt. d. Ánh kim Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim. Kết luận: Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. Không những các electron tự do trong tinh thể kim loại, mà đặc điểm cấu trúc mạng tinh thể kim loại, bán kính nguyên tử,…cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lí của kim loại. Ngoài một số tính chất vật lí chung của các kim loại, kim loại còn có một số tính chất vật lí không giống nhau. - Khối lượng riêng: Nhỏ nhất: Li (0,5g/cm3); lớn nhất Os (22,6g/cm3). - Nhiệt độ nóng chảy: Thấp nhất: Hg (−390C); cao nhất W (34100C). - Tính cứng: Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính). Trang 23

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

C. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI - Trong một chu kì: Bán kính nguyên tử của nguyên tố kim loại < bán kính nguyên tử của nguyên tố phi kim. - Số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. M → Mn+ + ne 1. Tác dụng với phi kim a. Tác dụng với clo 0

0

2Fe +

3Cl2

b. Tác dụng với oxi 0

0

t0

0

0

t0

2Al + 3O2

t0

+3 -1

2FeCl3

+3 -2

2Al2O3 +8/3 -2

3Fe + 2O2 Fe3O4 c. Tác dụng với lưu huỳnh Với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường, các kim loại cần đun nóng. 0

0

0

0

Fe + S

t0

+2 -2

FeS +2 -2

Hg + S HgS 2. Tác dụng với dung dịch axit a. Dung dịch HCl, H2SO4 loãng. KL + dd axit dd muối (KL có hóa trị thấp)+ H2. M + H+ Mn+ + H2. Điều kiện: kim loại M phải đứng trước H trong dãy điện hóa. - Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2: msunfat = mh2 + 96nH2 - Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl giải phóng H2: m clorua = mh2 +71nH2 - Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng: msunfat = mh2 + 80nH2SO4 - Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng dd HCl: m clorua = mh2 +27,5nHCl

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn b. Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: Phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) 0

+5

3Cu + 8HNO3 (loaõng) 0

+6

Cu + 2H2SO4 (ñaëc)

+2

+2

3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

+2

+4

CuSO4 + SO2 + 2H2O .

TH1: M + HNO3 → M(NO3)n + sản phẩm khử (NO, NO2, N2, N2O, NH4NO3) + H2O - Sản phẩm khử là gì tùy thuộc vào bản chất kim loại và nồng độ dung dịch HNO3. + Đối với kim loại trung bình và yếu ( như Fe, Cu, Ag..) tác dụng với HNO3 đặc tạo khí NO2 và với HNO3 loãng cho khí NO. + Đối với các kim loại mạnh như Mg, Al, Zn… với HNO3 đặc cho khí NO2 và với HNO3 loãng nó có thể khử sâu hơn sinh khí N2, N2O, NO, hoặc có thể tạo muối NH4+. Tìm sản phẩm khử dựa vào định luật bảo toàn số mol electron =n ∑ iKL .nKL = ∑ isp khöû .n sp khöû NO3− / taïo muoái

VD : i A .n A + iB .nB = 3n NO + 1.n NO + 10 n N + 8n N O + 8n NH NO 2 2 2 4 3

Với: iKL = số e nhường của kim loại = hóa trị cao nhất của kim loại. isp khử = số e nhận của sp khử. i NO = 3e ; i NO = 1e;i N = 10e;i N O = 8e;i NH NO = 8e Tính khối lượng muối nitrat kim loại thu được khi cho hỗn hợp các kim loại tác dụng HNO3. o mmuối = mkl + 62( 3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2+ 8nNH4NO3) + 80nH4NO3  Lưu ý: +) Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0. 2

Trang 24

2

2

4

3

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 Tìm số mol axit tham gia phản ứng: nHNO = ∑ (isp khöû . + soá N ).n trong spk sp khöû 3

VD : nHNO = 4nNO + 2.nNO + 12 nN + 10nN O + 10 nNH NO 2 2 2 4 3 3

x

TH2: M + H2SO4 → M2(SO4)n + sản phẩm khử S (S, SO2, H2S) + H2O Tìm sản phẩm khử dựa vào định luật bảo toàn số mol electron:

∑ iKL .nKL = ∑ isp khöû .n sp khöû

VD : i A .n A + iB .nB = 2nSO + 8.nH 2 S + 6nS 2

Tìm khối lượng muối sunfat thu được:

m

muôi sunfat

=m

KL pöù

+ (∑ ispk .n spk ).

Tìm số mol axit tham gia phản ứng:

96

=m

2

nH SO = ∑ ( 2 4

KL pöù

isp khöû .

2

+ (3.n +n +4n ).96 S SO H S 2 2

+ soá S trong saûn phaåm khöû).n

sp khöû

VD : nH SO = 4nS + 2.nSO + 5nH S 2 2 2 4

Chú ý: Khi cho Fe tác dụng với HNO3, H2SO4 đ,nóng nếu sau phản ứng Fe dư thì muối sinh ra là muối Fe2+. Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Lưu ý:

+) Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0. +) Giá trị nHNO3 không phụ thuộc vào số kim loại trong hỗn hợp. +)Chú ý khi tác dụng với Fe3+ vì Fe khử Fe3+ về Fe2+ nên số mol HNO3 đã dùng để hoà tan hỗn hợp kim loại nhỏ hơn so với tính theo công thức trên. Vì thế phải nói rõ HNO3 dư bao nhiêu %. + Một số kim loại như Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

3. Tác dụng với nước - Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) như Li, K, Ba, Ca, Na..khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. - Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,…). Các kim loại còn lại không khử được H2O. 0

+1

+1

2Na + 2H2O

0

2NaOH + H2

570 c 570 c Fe + H2O < → Fe3O4 + H2. Fe + H2O > → Fe3O4 + H2 4. Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. Phản ứng xảy ra theo chiều dãy điện hóa và bắt đầu từ Mg.

0

+2

+2

Fe + CuSO4

0

FeSO4 + Cu

5. Tác dụng vớ oxit lim loại. - Những kim loại mạnh như Mg, Al, Na… có thể khử các oxit kim loại thành kim loại yếu hơn. Ví dụ: to Al + Fe O → Al O + Fe 3

4

2

3

D – DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI 1. Cặp oxi hoá – khử của kim loại Ag+ + 1e Cu2+ + 2e Fe2+ + 2e

Ag Cu Fe

[O]

[K] Trang 25

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá – khử của kim loại. Thí dụ: Cặp oxi hoá – khử Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe 2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá – khử Thí dụ: So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá – khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag. Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag Kết luận: Tính khử: Cu > Ag Tính oxi hoá: Ag+ > Cu2+

3. Dãy điện hoá của kim loại

K+ Na+ Mg2+ Al3+

Zn2+

Fe2+

Ni2+

Sn2+

Pb2+

H+ Cu2+

Ag+ Au3+

H2

Ag

Tính oxi hoaùcuû a ion kim loaïi taê ng

K

Na

Mg

Al

Zn

Fe

Ni

Sn

Pb

Cu

Au

Tính khöûcuû a kim loaïi giaû m

4. Ý nghĩa dãy điện hoá của kim loại Dự đoán chiều của phản ứng oxi hoá – khử theo quy tắc α: Phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn. Thí dụ: Phản ứng giữa hai cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu. Fe2+ Cu2+ Fe Cu 2+ Fe + Cu → Fe + Cu Tổng quát: Giả sử có 2 cặp oxi hoá – khử Xx+/X và Yy+/Y (cặp Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y). 2+

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Xx+

Yy+

X

Y

Phương trình phản ứng:

Yy+ + X → Xx+ + Y. 5. MỘT SỐ DẠNG TOÁN VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI. 5.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐI 1.1- Phương pháp: Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung dịch muối,sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy khối lượng lá kim loại thay đổi. Phương trình: kim loạitan + muối Muối mới + kim loại mớibám . + Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau: Khối lương lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có: mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mtăng Khối lương lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có: mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mgiảm + Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như sau: Khối lương lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có: x m kim loại bám vào - mkim loại tan ra = mbđ* 100 Khối lương lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có: x mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mbđ* 100 Với mbđ là khối lượng ban đầu của thanh kim loại hoặc đề sẽ cho sẵn khối lượng kim loại ban đầu. Trang 26

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

5.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA HỖN HỢP MUỐI. 2.1- Phương pháp: Cần lưu ý đến thứ tự các phản ứng: Ion kim loại trong các dung dịch muối lần lượt bị khử theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa. Nghĩa là kim loại sẽ tác dụng với ion kim loại có tính oxi hóa mạnh trước. Ví dụ: Cho Mg (z mol) phản ứng với dung dịch chứa đồng thời FeSO4 a mol và CuSO4 b mol thì ion Cu2+ sẽ bị khử trước và bài toán dạng này thường giải theo 3 trường hợp: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (2) TH 1: Chỉ xảy ra pứ(1). Nghĩa là pứ(1) xảy ra vừa đủ lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4, FeSO4 chưa phản ứng và chất rắn chỉ có Cu. TH 2: Xảy ra cả 2 pứ(1) và (2) vừa đủ. Nghĩa là dung dịch thu được chỉ có MgSO4 và chất rắn gồm Cu và Fe. TH 3: Pứ(1) xảy ra hết và pứ(2) xảy ra một phần, lúc này lại có 2 khả năng xảy ra - Sau phản ứng (2) FeSO4 dư: Số mol FeSO4 dư là (a-x) mol với x là số mol FeSO4 tham gia phản ứng (2). Lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4, FeSO4dư và chất rắn gồm Cu và Fe. - Sau phản ứng (2) Mg dư: Số mol Mg dư là z – (a+b) với (a+b) là số mol Mg phản ứng với 2 muối. Lúc đó dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4 và chất rắn gồm Cu, Fe và Mg dư. Bài toán dạng này thường chỉ xảy ra trường hợp 3, để giải được ta cần chú ý qui tắc sắp xếp của dãy điện hóa, cặp chất nào xảy ra trước và chú ý cách đặt số mol vào phương trình cho phù hợp. Phải xác định được dung dịch và chất rắn sau phản ứng gồm những chất nào với số mol bao nhiêu. 5.3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐI. 3.1- Phương pháp:

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Khi cho hỗn hợp kim loại vào dung dịch chứa 1 muối ta cần chú ý đến thứ tự của các phản ứng xảy ra: Kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ phản ứng với ion kim loại trong dung dịch muối trước. Nếu sau phản ứng ion kim loại vẫn còn thì phản ứng tiếp với kim loại có tính khử mạnh tiếp theo.

Đối với những bài toán chưa cho số mol cụ thể ta phải lập các trường hợp để giải. Ví dụ: Cho hỗn hợp Mg (a mol) và Fe (b mol) tác dụng với dung dịch chứa x mol CuSO4 thì Mg sẽ phản ứng trước, khi nào Mg hết mà CuSO4 vẫn còn thì phản ứng tiếp với Fe. Bài toán này cũng có 3 trường hợp có thể xảy ra theo thứ tự như sau: Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu (1) Mol a ----------->a-------------------->a Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2) Mol x <------------x-------------------->x TH 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1). Lúc đó dung dịch chỉ có MgSO4 và chất rắn gồm Cu, Fe còn nguyên và có thể có Mg còn dư. TH 2: Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) vừa đủ. Lúc đó dung dịch gồm MgSO4 và FeSO4 và chất rắn chỉ có Cu. TH 3: Phản ứng (1) xảy ra hết và phản ứng (2) xảy ra một phần và thường có 2 khả năng - Sau phản ứng Fe còn dư. Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu (1) Mol a ----------->a----------->a------>a Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2) Mol x <------------x-------->x-------->x + Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: a mol,FeSO4: x mol + Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (a+x)mol và Fe dư: (b-x)mol Trang 27

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Sau phản ứng CuSO4 còn dư. Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu (1) Mol a ----------->a----------->a------>a Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2) Mol b ----------->b------------>b----->b + Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: a mol, FeSO4: x mol, CuSO4 dư: [x-(a+b)] mol + Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu (a+b)mol . - Bài toán dạng này có 3 trường hợp, với phần thi trắc nghiệm và bài tập cho hỗn hợp kim loại thường chỉ xảy ra trường hợp 3, trong trường hợp 3 lại có 2 khả năng và thường nếu đề cho khối lượng chất rắn sau phản ứng ta giải trường hợp kim loại dư. Còn nếu bài toán cho dữ kiện sau phản ứng là dung dịch ta giải trường hơp dung dịch muối dư. - Đây chỉ là một trong những phương pháp để giải dạng bài toán này, tuy nhiên tùy thuộc vào câu hỏi và đề bài mà có cách làm phù hợp, đặc biệt là với dạng toán trắc nghiệm nên chú ý thêm đến một số thủ thuật và phương pháp giải nhanh. 5.4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN HỖN HỢP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA HỖN HỢP MUỐI. 4.1- Phương pháp:

Đối với dạng bài tập này có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra, và do biết số mol nên ta áp dụng định luật bảo toàn electron để giải. Ví dụ: Cho hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại thì 3 kim loại này chỉ có thể là: Cu, Ag, Zn (còn nguyên hoặc dư). Do Zn còn nên AgNO3 và Cu(NO3)2 đều đã phản ứng hết. Gọi a, b lần lượt là số mol Mg, Zn ban đầu c là số mol Zn còn dư. x, y là số mol AgNO3, Cu(NO3)2 đã dùng Ta có các quá trình cho và nhận electron như sau

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Qúa trình cho electron Mg → Mg2+ + 2e a---------------> 2a Zn → Zn2+ + 2e (b-c)------------> 2(b-c) ∑ nelectron cho=2a+2(b-c)

Qúa trình nhận electron Ag+ + 1e → Ag x------> x Cu2++ 2e → Cu y------>2y ∑ nelectron nhận= x+2y

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2a +2(b-c) = x + 2y E. PIN ĐIỆN HÓA (giảm tải). 1. Cấu tạo. +Mô tả cấu tạo của pin điện hóa: Là 1 thiết bị gồm: 2 lá kim loại, mỗi lá được nhúng vào 1 dd muối có chứa cation của kim loại đó; 2 dd này được nối với nhau bằng 1 cầu muối (dd điện li trơ: NH4NO3, KNO3) + Suất điện động của pin điện hoá (vd: Zn- Cu) Epin = 1,10 V Đ/v pin điện hóa Zn-Cu ở hình 5.3 ta có : E o pin = E o ( Cu 2 + / Cu ) − E o ( Zn 2 + / Zn ) 2. Giải thích * Điện cực Zn (cực âm) là nguồn cung cấp e, Zn bị oxi hoá thành Zn2+ tan vào dung dịch: Zn → Zn2+ + 2e * Điện cực Cu (cực dương) các e đến cực Cu, ở đây các ion Cu2+ bị khử thành kim loại Cu bám trên bề mặt lá đồng. Trang 28

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Cu2+ + 2e → Cu * Vai trò của cầu muối : Trung hòa điện tích của 2 dd - Cation NH4+ ( hoặc K+) và Zn2+ di chuyển sang cốc đựng dung dịch CuSO4 - Ngược lại : các anion NO3– và SO42-di chuyển sang cốc đựng dung dịch ZnSO4. Sự di chuyển của các ion này làm cho các dung dịch muối luôn trung hoà điện. * Phương trình ion rút gọn biểu diễn quá trình oxi hoá-khử xảy ra trên bề mặt các điện cực của pin điện hoá: Cu2+ + Zn → Cu + Zn2+ Oxh Kh Kh. yếu Oxh yếu 2+ 2+ Zn Cu Zn Cu ChÊt oxi ho¸ yÕu ChÊt oxi ho¸ m¹nh t¹o thµnh

ChÊt khö m¹nh

ChÊt khö yÕu

3. Nhận xét – Có sự biến đổi nồng độ các ion Cu2+ và Zn2+ trong quá trình hoạt động của pin. Cu2+ giảm, Zn2+ tăng – Năng lượng của phản ứng oxi hóa – khử trong pin điện hóa đã sinh ra dòng điện một chiều. – Những yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hóa như: * Nhiệt độ. * Nồng độ của ion kim loại. * bản chất của kim loại làm điện cực. - Trong pin điện hóa: * Cực âm ( anot) : xảy ra qt oxi hóa * Cực dương( catot) : xảy ra qt khử 4. Cấu tạo của điện cực hiđro chuẩn. - Điện cực platin. - Điện cực nhúng vào dd axit H+ 1 M. - Cho dòng khí H2 có p =1 atm liên tục đi qua dd axit để bề mặt Pt hấp phụ khí H2. Trên bề mặt của điện cực hidro xảy ra cân bằng oxi hóa- khử của cặp oxi hoá - khử H+/H2 H2 2H+ + 2e - Người ta chấp nhận một cách quy ước rằng thế điện cực của điện cực hidro chuẩn bằng 0,00V ở mọi nhiệt độ : E o 2 H + / H 2 = 0,00V 5. Thế điện cực chuẩn của kim loại - Thiết lập pin điện hoá gồm: điện cực chuẩn của kim loại ở bên phải, điện cực của hiđro chuẩn ở bên trái vôn kế → hiệu điện thế lớn nhất giữa hai điện cực chuẩn: Suất điện động của pin - Thế điện cực chuẩn của kim loại cần đo được chấp nhận bằng suất điện động của pin tạo bởi điện cực hidro chuẩn và điện cực chuẩn của kim loại cần đo. Trong pin điện hóa: Nếu điện cực kim loại là cực âm → thì thế điện cực chuẩn của kim loại có giá trị âm, nếu điện cực kim loại là cực dương → thì thế điện cực chuẩn của kim loại có giá trị dương * Xác định thế điện cực chuẩn của cặp Ag+/Ag : Các phản ứng xảy ra: – Ag là cực dương (catot): Ag+ + e → Ag – Hidro là cực âm (anot) : H2 → 2H+ + 2e Phản ứng xảy ra trong pin: 2Ag+ + H2 → 2Ag + 2H+ -Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại là dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần thế điện cực chuẩn của kim loại. 6. Ý nghĩa thế điện cực chuẩn của kim loại - Trong dung môi nước, thế điện cực chuẩn của kim loại E 0 M n + / M càng lớn thì tính oxi hóa của cation Mn+ càng mạnh và tính khử của kim loại M càng yếu. Ngược lại thế điện cực chuẩn của kim loại càng nhỏ thì tính oxi hóa của cation càng yếu và tính khử của kim loại càng mạnh. Học sinh phân tích phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa–khử :

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 29

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Cu2+/Cu (E0 = +0,34V) và Ag+/Ag ( E0 = +0,80V) thấy: – ion Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Ag+. – kim loại Cu có tính khử mạnh hơn Ag. – Cặp oxi hóa–khử Cu2+/Cu có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn của cặp oxi hóa –khử Ag+/Ag. 7. Kết luận: + kim loại của cặp oxi hóa–khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn có khử được cation kim loại của cặp oxi hóa– khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn. ( Hoặc : Cation kim loại trong cặp oxi hóa–khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn có thể oxi hóa được kim loại trong cặp có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn.) Hoặc theo quy tắc α : Chất oxi hóa mạnh mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn , sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn 2Ag+ + Cu → Cu2+ + 2Ag Mg + 2H+ → Mg2+ + H2 + Kim loại trong cặp oxi hóa- khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn 0,00 V đẩy được hidro ra khỏi dd axit HCl, H2SO4 loãng. (Hoặc : cation H+ trong cặp 2H+/H2 oxi hóa được kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn ( thế điện cực chuẩn âm) - Suất điện động chuẩn của pin điện hóa (E0pin) bằng thế điện cực chuẩn của cực dương trừ đi thế điện cực chuẩn của cực âm. Suất điện động của pin điện hóa luôn là số dương. Ta có thể xác định được thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa–khử khi biết suất điện động chuẩn của pin điệ hóa (E0pin) và thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa–khử còn lại . Thí dụ: với pin (Ni-Cu) ta có: 0 E Ni0 2 + / Ni = ECu − E 0pin 2+ / Cu

F. LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ ĐIỆN PHÂN. I- Khái niệm Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li. II. Khảo sát quá trình điện phân: Khảo sát quá trình điện phân gồm các bước: 1. Viết phương trình điện ly, xác định các chất, ion trên từng điện cực - Cực âm (-) catot là nơi cation đi về, xảy ra quá trình khử cation - Cực dương (+) anot là nơi anion đi về, xảy ra quá trình oxi hóa anion 2. Viết các bán phản ứng oxi hóa- khử trên từng điệnc cực - Cực âm (-) catot xảy ra quá trình khử cation làm giảm số oxi hóa - Cực dương (+) catot xảy ra quá trình oxi hóa anion làm tăng số oxi hóa Chú ý thứ tự cho và nhận electron trên từng điện cực - Tại cực âm, chất có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ nhận electron trước - Tại cực dương, chất có tính khử mạnh hơn sẽ nhường electron trước 3. Viết phương trình điện phân - Cộng các bán phản ứng oxi hóa và khử ( kèm theo hệ số để electron cho và nhận bằng nhau ) ta được phương trình điện phân. 4. Xét phản ứng phụ xảy ra trên từng điện cực nếu có. - Ta thường chú ý tới môi trường xảy ra sự điện phân, sản phẩm của quá trình điện phân, điện cực… có thể phản ứng với nhau. 5. Tối ưu hóa các điều kiện kĩ thuật. - Xúc tác. - Màn ngăn. 6. Tính sản phẩm thu được AIt Công thức của định luật Faraday m = nF Trong đó: A là khối lương mol (gam/mol) n là số lectron traao đổi I là cường độ dòng điện (A) F là hằng số Faraday (F=96500) t là thời gian điện phân (s) m là khối lượng sản phẩm thu được (g)

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 30

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Tuy nhiên công thức trên ít được sử dụng trong hóa học vì khó xác định được giá trị n, thươngf ta sử dụng It công thức n= F Trong đó n là số mol electron trao đổi ở mỗi điện cực III- Một số kết quả và chú ý quan trọng 1. Thứ tự cho và nhận electron ở các điện cực - Catot (-) xảy ra quá trình khử cation theo thứ tự ưu tiên: chất oxi hóa mạnh hơn sẽ nhận electron trước theo thứ tự ngược chiều dãy điện hóa

Tổng quát: Mn+ + ne → M Chú ý : 2H+ + 2e → H2 ( H+ của dung dịch axit) 2H2O + 2e→ H2 + 2OH− ( H+ trong nước nhận e) - Anot (+) xảy ra quá trình oxi hóa anion theo thứ tự ưu tiên: Chất khử mạnh hơn sẽ nhường electron trước S2− > I−> Br− > Cl− > OH− > H2O> (SO42−, NO3−...) gốc axit có oxi coi như không bị điện phân. Tổng quát: Anion phi kim → phi kim + ne Ví dụ 2Cl− → Cl2 + 2e Chú ý : 4OH− → O2 + 2H2O + 4e ( OH− có trong điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaOH). 2H2O → O2 + 4H+ + 4e. 2. Điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch. - Chỉ khác nhau cơ bản vì sự có mặt của nước a. Đối với điện phân nóng chảy: - Điều kiện chất điện phân nóng chảy: chất điện phân phải bền ở nhiệt độ nóng chảy hoặc cao hơn ( ví dụ từ AlCl3 không thể điện phân nóng chảy ra Al được vì nó thăng hoa), chất phải có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp hoặc có thể hạ thấp bằng xúc tác để đỡ tốn năng lượng, - Chất thường đem điện phân nóng chảy + Muối của axit không có oxi như NaCl, MgCl2, .. + Oxit của kim loại mạnh như Al2O3, ... + Hidroxit của kim loại mạnh như NaOH, KOH... b. Điện phân dung dịch. - Chất đem điện phân phải tan. - Chú ý sự điện phân của nước ở hai điện cực. - Có 4 trường hợp điện phân dung dịch muối. + Muối = Kim loại (Al về trước) + axit có oxi → chính là điện phân H2O → H2 + O2. Ví dụ điện phân dung dịch Na2SO4. Tại catot (-) có Na+, H2O thì 2H2O + 2e→ H2 + 2OH−. Tại Anot (+) có SO42− và H2O thì 2H2O → O2 + 4H+ + 4e. → Phương trình điện phân là 2H2O → 2H2 + O2 + Muối = Kim loại (Al về sau) + axit có oxi → KL + O2 + axit (như CuSO4, AgNO3..) Ví dụ điện phân dung dịch CuSO4. Tại Catot (-) có Cu2+, H2O thì Cu2+ + 2e → Cu Tại Anot (+) có SO42− và H2O thì 2H2O → O2 + 4H+ + 4e. → Phương trình điện phân là CuSO4 + H2O → Cu + ½ O2 + H2SO4. + Muối = Kim loại (Al về trước) + axit không có oxi → bazo + H2 + PK ( như NaCl, CaCl2...). Ví dụ điện phân dung dịch NaCl Tại catot (-) có Na+, H2O thì 2H2O + 2e→ H2 + 2OH−. Tại Anot (+) có Cl− và H2O thì 2Cl− + 2e → Cl2.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

→ Phương trình điện phân là 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2. + Muối = Kim loại (Al về sau) + axit không có oxi → Kl + PK ( ví dụ CuCl2, FeCl3...) Ví dụ điện phân dung dịch CuCl2 Tại catot (-) có Cu2+, H2O thì Cu2+ + 2e → Cu Tại Anot (+) có Cl− và H2O thì 2Cl− + 2e → Cl2. Trang 31

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

→ Phương trình điện phân là CuCl2 → Cu + Cl2. 3. Một số phản ứng phụ xảy ra sau khi điện phân. - Ví dụ điện phân nóng chảy Al2O3 thì sau phản ứng ngoài khí oxi ta còn thu được CO và CO2 do điện cực làm bằng cacbon than chì nên có phản nwgs với oxi sinh ra - Hoặc điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn thì Cl2 sinh ra lại tác dụng với NaOH tạo nước gia-ven 2NaCl + 2H2O dpdd có mn 2NaOH + H2 + Cl2. Nếu không màng ngăn: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. - Hoặc điện phân dung dịch Cu(NO3)2 + H2O → Cu + ½ O2 + 2HNO3. Nếu để nguyên dung dịch sau điện phân thì 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 +2NO +4H2O G- Hợp kim I – KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Thí dụ: - Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khac. - Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic. II – TÍNH CHẤT Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim. Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim. Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn - Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2↑ - Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất. Thí dụ: - Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),… - Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,… - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,… - Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg. III – ỨNG DỤNG - Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,… - Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất. - Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,… - Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền. H- Sự ăn mòn kim loại. I – KHÁI NIỆM: Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Hệ quả: Kim loại bị oxi hoá thành ion dương M → Mn+ + ne II – CÁC DẠNG ĂN MÒN 1. Ăn mòn hoá học: Thí dụ: - Thanh sắt trong nhà máy sản xuất khí Cl2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

0

0

0

0

0

+1

+3 -1

2Fe + 3Cl2 2FeCl3 - Các thiết bị của lò đốt, các chi tiết của động cơ đốt trong 3Fe + 2O2 3Fe + 2H2O

+8/3 -2

t0

t0

Fe3O4 +8/3

0

Fe3O4 + H2 Trang 32

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. 2. Ăn mòn điện hoá a. Khái niệm Thí nghiệm: (SGK) Hiện tượng: - Kim điện kế quay chứng tỏ có dòng điện chạy qua. - Thanh Zn bị mòn dần. - Bọt khí H2 thoát ra cả ở thanh Cu. Giải thích: - Điện cực âm (anot); Zn bị ăn mòn theo phản ứng: Zn → Zn2+ + 2e 2+ Ion Zn đi vào dung dịch, các electron theo dây dẫn sang điện cực Cu. - Điện cực dương (catot): ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra. 2H+ + 2e → H2↑ Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. b. Ăn mòn điện hoá học hợp kim sắt trong không khí ẩm Thí dụ: Sự ăn mòn gang trong không khí ẩm. - Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2, tạo thành dung dịch chất điện li. - Gang có thành phần chính là Fe và C cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số các pin nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot. Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot. Tại catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH− 2+ Ion Fe tan vào dung dịch chất điện li có hoà tan khí O2, Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá, dưới tác dụng của ion OH− tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O. c. Điều kiện xảy ra sự ăm mòn điện hoá học Các điện cực phải khác nhau về bản chất: Cặp KL – KL; KL – PK; KL – Hợp chất hoá học Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qu dây dẫn. Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. III – CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI 1. Phương pháp bảo vệ bề mặt Dùng những chất bền vững với môi trường để phủ mặt ngoài những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,… Thí dụ: Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt được tráng kẽm. Các đồ vật làm bằng sắt được mạ niken hay crom. 2. Phương pháp điện hoá Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ. Thí dụ: Bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép bằng cách gán vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối Zn, kết quả là Zn bị nước biển ăn mòn thay cho thép.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

H- ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. I – NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI Khử ion kim loại thành nguyên tử. Mn+ + ne → M II – PHƯƠNG PHÁP 1. Phương pháp nhiệt luyện Nguyên tắc: Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động như Al, Mg... Trang 33

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Phạm vi áp dụng: Sản xuất các kim loại có tính khử trung bình (Zn, Fe, Sn, Pb,…) trong công nghiệp. Thí dụ: PbO + H2

t0

Fe3O4 + 4CO

Fe2O3 + 2Al

Pb + H2O t0

t0

3Fe + 4CO2

2Fe + Al2O3

2. Phương pháp thuỷ luyện Nguyên tắc: Dùng những dung dịch thích hợp như: H2SO4, NaOH, NaCN,… để hoà tan kim loại hoặc các hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có ở trong quặng. Sau đó khử những ion kim loại này trong dung dịch bằng những kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,… Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu↓ Phạm vi áp dụng: Thường sử dụng để điều chế các kim loại có tính khử yếu. 3. Phương pháp điện phân a. Điện phân hợp chất nóng chảy Nguyên tắc: Khử các ion kim loại bằng dòng điện bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại. Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại hoạt động hoá học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al. Thí dụ 1: Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al. K (-) Al3+ Al3+ + 3e

Al2O3

Al

ñpnc

2Al2O3 4Al + 3O2 Thí dụ 2: Điện phân MgCl2 nóng chảy để điều chế Mg.

A (+) O22O2O2 + 4e

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn K (-) Mg2+ 2+ Mg + 2e

MgCl2

Mg

MgCl2

ñpnc

A (+) Cl2Cl Cl2 + 2e

Mg + Cl2

b. Điện phân dung dịch Nguyên tắc: Điện phân dung dịch muối của kim loại. Phạm vi áp dụng: Điều chế các kim loại có độ hoạt động hoá học trung bình hoặc yếu. Thí dụ: Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu. K (-) CuCl2 A (+) 2+ Cu , H2O (H2O) Cl-, H2O

Cu2+ + 2e

2Cl-

Cu

ñpdd

Cl2 + 2e

CuCl2 Cu + Cl2 c. Tính lượng chất thu được ở các điện cực AIt Dựa vào công thức Farađây: m = , trong đó: nF m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (g). A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực. n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận. I: Cường độ dòng điện (ampe) t: Thời gian điện phân (giấy) F: Hằng số Farađây (F = 96.500).

Trang 34

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

CHƯƠNG 6 – KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM BÀI 1: KIM LOẠI KIỀM I - Vị trí và cấu tạo: 1.Vị trí của kim lọai kiềm trong bảng tuần hoàn. Các kim lọai kiềm thuộc nhóm IA, gồm 6 nguyên tố hóa học: Liti(Li), Kali(K), Natri(Na), Rubiđi(Rb), Xesi(Cs), Franxi(Fr). Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Sở dĩ được gọi là kim lọai kiềm vì hiđroxit của chúng là chất kiềm mạnh.

2.Cấu tạo và tính chất của kim lọai kiềm. - Cấu hình electron chung: ns1 - Năng lượng ion hóa: Các nguyên tử kim lọai kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim lọai khác cùng chu kì. - Năng lượng ion hóa I2 lớn hơn năng lượng ion hóa I1 nhiều lần (6 đến 14 lần ), năng lựợng ion hóa I1 giảm dần từ Li đến Cs. - Liên kết kim loại trong kim lọai kiềm là liên kết yếu. - Cấu tạo mạng tinh thể: Lập Phương Tâm Khối. (Rỗng nhẹ + mềm).

II - Tính chất vật lí Các kim lọai kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim rất mạnh, biến mất nhanh chóng khi kim loại tiếp xúc với không khí. (Bảo quản trong dầu hỏa).

1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim lọai kiềm thấp hơn nhiều so với các kim lọai khác, giảm dần từ Li đến Cs do liên kết kim lọai trong mạng tinh thể kim lọai kiềm kém bền vững, yếu dần khi kích thước nguyên tử tăng lên.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 2. Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của kim lọai kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim lọai khác do nguyên tử của các kim lọai kiềm có bán kính lớn và do cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.

3. Tính cứng: Các kim lọai kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao do liên kết kim lọai trong mạng tinh thể yếu. 4. Độ dẫn điện: Các kim loại kiềm có độ dẫn điện cao nhưng kém hơn nhiều so với bạc do khối lượng riêg tương đối bé làm giảm số hạt mang điện tích. 5. Độ tan: Tất cả các kim lọai kiềm có thể hòa tan lẫn nhau và đều dễ tan trong thủy ngân tạo nên hỗn hống. Ngoài ra chúng còn tan đuơc trong amoniac lỏng và độ tan của chúng khá cao. * LƯU Ý: Các kim loại tự do cũng như hợp chất dễ bay hơi của chúng khi được đưa vào ngọn lửa không màu làm ngọn lửa trở nên có màu đặc trưng: •Li cho màu đỏ tía

•Na màu vàng

•K màu tím

•Rb màu tím hồng •Cs màu xanh lam. III. Tính chất hóa học Tính khử mạnh hay dễ bị oxi hoá. M → M+ + 1e( quá trình oxi hoá kim loại )

1. Tác dụng với phi kim 1. Ở nhiệt độ thường : tạo oxit có công thức M2O (Li, Na) hay tạo M2O2 (K, Rb, Cs, Fr). 2. Ở nhiệt độ cao : tạo M2O2 (Na) hay MO2 (K, Rb, Cs, Fr) ( trừ trường hợp Li tạo LiO). 3. Phản ứng mãnh liệt với halogen (X2)để tạo muối halogenuA. t 2M + X2  → 2MX Phản ứng với hiđro tạo kim loại hiđrua. o

4.

t 2M + H2  → 2MH to 2Na + O2  → Na2O2 ( r ) o

Thí dụ:

t 2Na + H2  → 2NaH o

Trang 35

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

2. Tác dụng với nước và dung dịch axit ở điều kiện thường: (gây nổ ) Do hoạt động hóa họa mạnh nên các kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt với nước và các dung dịch axit. Tổng quát: 2M + 2H+ → 2M+ + H2 ↑ 2M + 2 H2O → 2MOH ( dd ) + H2 ↑ 3. Tác dụng với cation kim loại to - Với oxit kim loại.: 2Na + CuO  → Na2O + Cu - Với cation kim loại của muối tan trong nước thì kim loại kiềm tác dụng với nước trước mà không tuân theo quy luật bình thường là kim loại hoạt động mạnh đẩy kim loại hoạt động yếu ra khỏi muối của chúng. Thí dụ: Khi cho Na tác dụng với dd muối CuSO4 . 2 Na +2H2O →2NaOH +H2↑ 2 NaOH+ CuSO4→Na2SO4 +Cu(OH)2 4. Tác dụng với các kim loại khác :Một số kim loại kiềm tạo thành hợp kim rắn với các kim loại khác, natri tạo hợp kim rắn với thủy ngân – hỗn hống natri (Na-Hg). 5. Tác dụng với NH3 Khi đun nóng trong khí amoniac, các kim loại kiềm dễ tạo thành amiđua: Thí dụ: 2Na + 2 NH3 → 2NaNH2 + H2↑ IV – Ứng dụng và điều chế 1. Ứng dụng của kim lọai kiềm Kim lọai kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng : Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,… Các kim lọai Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong 1 vài lọai lò phản ứng hạt nhân. Kim lọai xesi dùng chế tạo tế bào quang điện. Điều chế 1 số kim lọai hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. 2. Điều chế kim lọai kiềm: - Trong tự nhiên kim lọai kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. - Phương pháp thường dùng để điều chế kim lọai kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí. Thí dụ : *Na được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp NaCl với 25% NaF và 12% KCl ở nhiệt độ cao, cực dương than chì và cực âm làm bằng Fe. dpnc 2NaCl  → 2Na + Cl2 * Li được điều chế bằng cách điện phân hỗn hợp LiCl và KCl

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn * Rb và Cs được điều chế bằng cách dung kim loại Ca khử các clorua ở nhiệt độ cao và trong chân không: 700 c 2RbCl + Ca  → CaCl2 + 2Rb 700o c CaC2 + 2CsCl  → 2C + CaCl2 + 2Cs o

BÀI 2: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM I. NATRI HIĐROXIT(NaOH). 1.Tính chất a) Tính chất vật lí: - Chất rắn màu trắng, hút ẩm mạnh, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp 328oC. - Tan tốt trong nước và rượu, quá trình tan tỏa nhiều nhiệt. b) Tính chất hóa học: - Là bazơ mạnh( hay còn gọi là kiềm hay chất ăn da), làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng. - Phân li hoàn toàn trong nước: NaOHdd → Na+ + OH¯ - NaOH có đầy đủ tính chất của một hiđroxit. * Với axit : H+ + OH– → H2O * Với oxit axit : CO2 + NaOH → NaHCO3 Trang 36

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O NaOH + SiO2 → Na2SiO3 (*)

Lưu ý: - Phản ứng (*) là phản ứng ăn mòn thủy tinh (NaOH ở nhiệt độ nóng chảy) vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạC. - Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai. OH¯ + CO2 → HCO3¯ 2OH¯ + CO2 → CO32− + H2O * Với dung dịch muối : CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 xanh lam NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

{

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4 keo trắng Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O tan NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O + CO2 NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O * Chú ý : - Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan : Al, Al2O3 , Al(OH)3 NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 3/2H2 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O - Tương tự, NaOH có thể tác dụng với kim loại Be, Zn, Sb, Pb và oxit và hiđroxit tương ứng của chúng * Tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen: Si + 2OH¯ + H2O → SiO32¯ + 2H2 C + NaOHnóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑ 4Ptrắng + 3NaOH + 3H2O → PH3 ↑ + 3NaH2PO2 Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O 3Cl2 + 6NaOH → NaCl + NaClO3 + 3H2O (ở tocao) 2. Ứng dụng: Sản xuất xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, tinh dầu thực vật và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, chế phẩm nhuộm và dược phẩm nhuộm, làm khô khí và là thuốc thử rất thông dụng trong phòng thí nghiệm. 3.Điều chế: - Nếu cần một lượng nhỏ, rất tinh khiết, người ta cho kim loại kiềm tác dụng với nước: Na + H2O → NaOH + ½ H2 - Trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

2NaCl + H2O

dpdd (mnx)  → 2NaOH + H2 +

Cl2

II. NATRI HIDROCACBONAT VÀ NATRI CACBONAT(NaHCO3, Na2CO3 ): Natri hidro cacbonat : NaHCO3 -Tính tan trong H 2O - Nhiệt phân - Với bazơ - Với axit

Tinh thể màu trắng , ít tan 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O − ⇒ ion HCO 3 lưỡng tính. Trang 37

Natri cacbonat : Na2CO3 Natricacbonat (hay soda) là chất bột màu trắng , hút ẩm và tonc = 851oC, Dễ tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt. Không bị nhiệt phân Không phản ứng Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Thuỷ phân

d2 có tính kiềm yếu − HCO 3 + H2O H2CO3 + OHpH > 7 (không làm đổi màu quỳ tím)

- Ứng dụng

- NaHCO3 được dùng trong y khoa chữa bệnh dạ dày và ruột do thừa axit, khó tiêu, chữa chứng nôn mữa , giải độc axit. - Trong công nghiệp thực phẩm làm bột nở gây xốp cho các loại bánh

- Điều chế

Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

2−

CO 3

d2 có tính kiềm mạnh − − + H2O HCO 3 + OH −

HCO 3 + H2O H2CO3 + OHpH > 7 ( Làm quỳ tím hóa xanh) - Nguyên liệu trong Công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng , giấy dệt và điều chế muối kháC. - Tẩy sạch vết mỡ bám trên chi tiết máy trước khi sơn , tráng kim loại. - Công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa NaCl + CO2 + NH3 + H2 NH4Cl

NaHCO3 +

t 2NaHCO3  → Na2CO3 + CO2 + H2O o

III. NATRI CLORUA (NaCl) 1. Trạng thái tự nhiên: - NaCl là hợp chất rất phổ biến trong thiên nhiên. Nó có trong nước biển (khoảng 3% về khối lượng), nước của hồ nước mặn và trong khoáng vật halit (gọi là muối mỏ). Những mỏ muối lớn có lớp muối dày tới hàng trăm, hàng ngàn mét. - Người ta thường khai tác muối từ mỏ bằng phương pháp ngầm, nghĩa là qua các lỗ khoan dùng nước hòa tan muối ngầm ở dưới lòng đất rồi bơm dung dịch lên để kết tinh muối ăn. - Cô đặc nước biển bằng cách đun nóng hoặc phơi nắng tự nhiên, người ta có thể kết tinh muối ăn.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 2. Tính chất:

* Tính chất vật lí: - Là hợp chất ion có dạng mạng lưới lập phương tâm diện. Tinh thể NaCl không có màu và hoàn toàn trong suốt. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, tonc= 800oC, tos= 1454oC. - Dễ tan trong nước và độ tan không biến đổi nhiều theo nhiệt độ nên không dễ tinh chế bằng cách kết tinh lại. - Độ tan của NaCl ở trong nước giảm xuống khi có mặt NaOH, HCl, MgCl2, CaCl2, … Lợi dụng tính chất này người ta sục khí HCl vào dung dịch muối ăn bão hòa để điều chế NaCl tinh khiết. * Tính chất hóa học: - Khác với các muối khác, NaCl không phản ứng với kim loại, axit, bazơ ở điều kiện thường. Tuy nhiên, NaCl vẫn phản ứng với một muối: NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl↓ - Ở trạng thái rắn, NaCl phản ứng với H2SO4 đậm đặc (phản ứng sản xuất HCl, nhưng hiện nay rất ít dùng vì phương pháp tạo ra nhiều khí độc hại, gây nguy hiểm tới hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường). NaCl + H2SO4 đ → NaHSO4 + HCl 2NaCl + H2SO4đ → Na2SO4 + 2HCl - Điện phân dung dịch NaCl: dpdd (mnx) → 2NaOH + H2 + Cl2 2NaCl + 2H2O 

3. Ứng dụng: Là nguyên liệu để điều chế Na, Cl2, HCl, NaOH và hầu hết các hợp chất quan trọng khác của natri. Ngoài ra, NaCl còn được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp như thực phẩm (muối ăn…), nhuộm, thuộc da và luyện kim. BÀI 3: KIM LOẠI KIỀM THỔ I. VỊ TRÍ CẤU TẠO: 1) Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn: Trang 38

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn; trong một chu kì, kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm. - Kim loại kiềm thổ gồm: Beri (Be); Magie (Mg); Canxi (Ca); Stronti ( Sr); Bari (Ba); Rađi (Ra) (Rađi là nguyên tố phóng xạ không bền). 2) Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ: * Mg Ca Sr Ba Nguyên tố Be Cấu hình electron

[He]2s2

[Ne]3s2

[Ar]4s2

[Kr]5s2

[Xe]6s2

Bán kính nguyên tử (nm)

0,089

0,136

0,174

0,191

0,220

Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol)

1800

1450

1150

1060

970

Độ âm điện

1,57

1,31

1,00

0,95

0,89

Thế điện cực chuẩn E◦M2+/M(V)

-1,85

-2,37

-2,87

-2,89

-2,90

Mạng tinh thể

Lục phương

Lập phương tâm Lập diện phương tâm khối

Lưu ý : + Be tạo nên chủ yếu những hợp chất trong đó liên kết giữa Be với các nguyên tố khác là liên kết cộng hóa trị. + Ca, Sr, Ba và Ra chỉ tạo nên hợp chất ion. + Bằng phương pháp nhiễu xạ Rơghen, người ta xác định được rằng trong một số rất ít hợp chất kim loại kiềm thổ có thể có số oxi hóa +1. Thí dụ : Trong hợp chất CaCl được tạo nên từ CaCl2 và Ca (ở 1000◦C )

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ : - Màu sắc : kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc hoặc xám nhạt. - Một số tính chất vật lý quan trọng của kim loại kiềm thổ : Nguyên tố Be Mg ◦

Ca

Sr

Ba

Nhiệt độ nóng chảy ( C)

1280

650

838

768

714

Nhiệt độ sôi (◦C)

2770

1110

1440

1380

1640

1,85

1,74

1,55

2,6

3,5

2,0

1,5

1,8

3

Khối lượng riêng (g/cm )

Độ cứng (lấy kim cương = 10)

* Nhận xét: - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (trừ Be) và biến đổi không theo một chiều. Vì các nguyên tố có cấu trúc tinh thể khác nhau Be, Mg, Caβ có mạng lưới lục phương ; Caα và Sr có mạng lưới lập phương tâm diện ; Ba lập phương tâm khối. - Độ cứng : kim loại kiềm thổ cứng hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp ; độ cứng giảm dần từ Be → Ba (Be cứng nhất có thể vạch được thủy tinh ; Ba chỉ hơi cứng hơn chì). - Khối lượng riêng : tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ Ba). * Lưu ý : Trừ Be, Mg ; các kim loại kiềm thổ tự do và hợp chất dễ bay hơi, cháy khi đưa vào ngọn lửa không màu, làm cho ngọn lửa có màu đặc trưng. • Ca : màu đỏ da cam • Sr : màu đỏ son • Ba : màu lục hơi vàng. III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng từ Be → BA. M → M2+ + 2e

1) Tác dụng với phi kim : Trang 39

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Khi đốt nóng trong không khí, các kim loại kiềm thổ đều bốc cháy tạo oxit, phản ứng phát ra nhiều nhiệt. t Ví dụ : 2Mg + O2  → 2MgO ∆H= - 610 KJ/mol - Trong không khí ẩm Ca, Sr, Ba tạo nên lớp cacbonat (phản ứng với không khí như oxi) cho nên cần cất giữ các kim loại này trong bình rất kín hoặc dầu hỏa khan. - Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ tương tác mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, siliC. o

t Ca + Cl2  → CaCl2 to Mg + Si  → Mg2Si - Do có ái lực lớn hơn oxi, khi đun nóng các kim loại kiềm thổ khử được nhiều oxit bền (B2O3, CO2, SiO2, TiO2, Al2O3, Cr2O3,). 2Be + TiO2 → 2BeO + Ti 2Mg + CO2 → 2MgO + C o

2) Tác dụng với axit: A. HCl, H2SO4 (l) : Kim loại kiềm khử ion H+ thành H2 Mg + 2H+ → Mg2+ + H2 B. HNO3,H2SO4 đđ : Khử N+5, S +6 thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn. 4Ca + 10HNO3 (l) → 4Ca(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O Mg + 4HNO3 đđ → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 3) Tác dụng với nước: - Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑ - Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO. Mg + H2O → MgO + H2↑ - Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat: Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2 Be + 2NaOH(nóng chảy) → Na2BeO2 + H2 IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ 1) Ứng dụng: - Kim loại Be: làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi cao, bền, chắc, không bị ăn mòn. - Kim loại Ca: dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép, làm khô 1 số hợp chất hữu cơ. - Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả: tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô… Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm dùng trong pháo sáng, máy ảnh.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

2) Điều chế kim loại kiềm thổ: - Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dạng ion M2+ trong các hợp chất. - Phương pháp cơ bản là điện phân muối nóng chảy của chúng. Ví dụ:

CaCl2 → Ca + Cl2↑ MgCl2 → Mg + Cl2↑

- Một số phương pháp khác: + Dùng than cốc khử MgO; CaO từ đolomit bằng febositic (hợp chất Si và Fe ) ở nhiệt độ cao và trong chân không. MgO + C → Mg + CO CaO + 2MgO + Si → 2Mg + CaO.SiO2 + Dùng nhôm hay magie khử muối của Ca, Sr, Ba trong chân không ở 1100◦C→1200◦C. 2Al + 4CaO → CaO.Al2O3 + 3Ca 2Al + 4SrO → SrO. Al2O3 + 3Sr 2Al + 4BaO → BaO. Al2O3 + 3Ba Trang 40

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

BÀI 4: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ I. CaO (Canxi oxit) : Vôi sống. - Tác dụng với nước, tỏa nhiệt : CaO + H2O → Ca(OH)2 ít tan. - Với axit : CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O - Với oxit axit : CaO + CO2 → CaCO3 ( vôi chết ) II. Những hiđroxit M(OH)2 của các kim loại kiềm thổ: 1) Tính chất: - Các hiđroxit M(OH)2 khan đều ở dạng màu trắng. - Tính tan: Be(OH)2; Mg(OH)2 rất ít tan trong nướC. Ca(OH)2 tương đối ít tan ( 0,12g/100g H2O). Các hiđroxit còn lại tan nhiều trong nướC. - Độ bền nhiệt của hiđroxit tăng từ Be→Ba: Mg(OH)2 mất nước ở 150◦C; Ba(OH)2 mất nước ở 1000◦C tạo thành oxit. - Tính bazơ: Be(OH)2 là bazơ rất yếu, Mg(OH)2 là bazơ trung bình, Ca(OH)2; Ba(OH)2; Sr(OH)2 là bazơ mạnh. * Ca(OH)2 Canxi hidroxit : Vôi tôi - Ít tan trong nước : Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH − - Với axít : Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O (1) - Với oxit axit : Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O Ca(OH)2 + CO2 → Ca(HCO3)2 (2) - Với d2 muối : Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH 2) Ứng dụng: Hợp chất hidroxit kim loại kiềm thổ Ca(OH)2 ứng dụng rộng rãi hơn cả :trộn vữa xây nhà, khử chua đất trồng, sản xuất cloruavôi dùng để tẩy trắng và khử trùng.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn III. CANXICACBONAT (CaCO3) VÀ CANXI HIDRO CACBONAT (CaHCO3)

Với nước Với bazơ mạnh Với axit mạnh Nhiệt phân Phản ứng trao đổi với CO 32 − ,PO 34 − Với CO2

CaCO3 : Canxi cacbonat Canxi cacbonat là chất rắn màu trắng, không tan trong nướC. nhưng tan trong amoniclorua: t C CaCO3 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3↑ + H2O + CO2↑ o

Không phản ứng CaCO3+2HCl→CaCl2+CO2+H2O Bị phân hủy ở nhiệt độ cao: 1000 C → CaO + CO2 CaCO3  o

Không

Ca(HCO3)2 : Canxi hidro cacbonat Tan trong nước: Ca(HCO3)2→ Ca2+ + 2HCO 3− Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O Ca(HCO3)2+2HCl→CaCl2+2CO2+2H2O ⇒ lưỡng tính Bị phân hủy khi đun nóng nhẹ: to → CaCO3 + CO2 + Ca(HCO3)2  H2O Ca2+ + CO 32 − → CaCO3↓ trắng 3Ca2+ + 2PO43-→ Ca3(PO4)2↓

CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 không tan tan Chiều thuận (1): Giải thích sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi tạo hang động. Chiều nghịch (2): Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động.

Trang 41

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 VI. CANXISUNFAT (CaSO4) 1) Tính chất: - Là chất rắn màu trắng tan ít trong nước ( ở 25◦C tan 0,15g/100g H2O). - Tùy theo lượng nước kết tinh trong muối sunfat, ta có 3 loại: + CaSO4.2H2O : thạch cao sống trong tự nhiên, bền ở nhiệt độ thường. + CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O : thạch cao nung ( hemihiđrat) CaSO4.2H2O → CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O (125◦C) - Đun nóng 200◦C; thạch cao nung thành thạch cao khan. (CaSO4) CaSO4.0,5H2O → CaSO4 + 0,5H2O (200◦C) - CaSO4: không tan trong nước, không tác dụng với nước, chỉ phân hủy ở nhiệt độ rất cao. 2CaSO4 → 2CaO + 2SO2 + O2 ( 960◦C) 2) Ứng dụng:

- Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tao thành thạch cao sống và khi đông cứng thì giãn nở thể tích, do vậy thạch cao rất ăn khuôn. Thạch cao nung thường được đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng trang trí nội thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương… - Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.

V. NƯỚC CỨNG: 1).Khái niệm Nước cứng. Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được gọi là nước mềm. 2) Phân loại: Căn cứ vào thành phần các anion gốc axit có trong nước cứng, người ta chia nước cứng ra 3 loại: a) Nước cứng tạm thời: Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra: Ca(HCO3)2 → Ca2+ + 2HCO3- Goị là tạm thời vì độ cứng sẽ mất đi khi đun sôi: M(HCO3)2 →MCO3 + CO2 + H2O b) Nước cứng vĩnh cửu: Tính cứng vĩnh cửu của nước là do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra,gọi là vĩnh cữu vì khi đun nóng muối đó sẽ không phân hủy: c) Nước có tính cứng toàn phần: Là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. - Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. 3) Tác hại của nước cứng: * Về mặt đời sống thường ngày: - Giặt áo quần bằng xà phòng (natri stearat C17H35COONa) trong nước cứng sẽ tạo ra muối không tan là canxi stearat (C17H35COO)2Ca, chất này bán trên vải sợi, làm cho quần áo mau mục nát. 2C17H35COONa +MCl2 →(C17H35COO)2M +2NaCl - Nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa. - Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị do phản ứng của các ion và các chất trong thực phẩm. * Về mặt sản xuất công nghiệp: - Khi đun nóng,ở đáy nồi hay ống dẫn nước nóng sẽ gây ra lớp cặn đá kém dẫn nhiệt làm hao tổn chất đốt ,gây nổ nồi hơi và tắt nghẻn ống dẫn nước nóng (không an toàn).. - Làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế. - Vì vậy, việc làm mềm nước cứng trước khi dùng có y nghĩa rất quan trọng. 4. Các phương pháp làm mềm nước cứng: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca2+,Mg2+ trong nước cứng. a) Phương pháp kết tủa: * Đối với nước có tính cứng tạm thời - Đun sôi nước có tính cứng tạm thời trước khi dùng, muối hiđrocacbonat chuyển thành muối cacbonat không tan:

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 42

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

t Ca(HCO3)2  → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O to Mg(HCO3)2  → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O → Lọc bỏ kết tủa được nước mềm. - Dùng một khối lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2, Na2CO3 để trung hòa muối hiđrocacbonat thành muối cacbonat kết tủa. Lọc bỏ chất không tan, được nước mềm: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O Mg(HCO3)2 +2Ca(OH)2→Mg(OH)2 +2CaCO3 +2H2O M(HCO3)2 +Na2CO3→MCO3 +2NaHCO3 * Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu: Dùng dung dịch Na2CO3, Ca(OH)2 và dung dịch Na3PO4 để làm mềm nước cứng: Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ 3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2↓ 2+ Mg + CO32- + Ca2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓ + CaCO3↓ B. Phương pháp trao đổi ion: - Phương pháp trao đổi ion được dùng phổ biến để làm mềm nướC. Phương pháp này dựa trên khả năng trao đổi ion của các hạt zeolit (các alumino silicat kết tinh, có trong tự nhiên hoặc được tổng hợp, trong tinh thể có chứa những lỗ trống nhỏ) hoặc nhựa trao đổi ion. - Thí dụ: Cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit thì số mol ion Na+ của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước nhường chỗ cho các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat. o

BÀI 5: NHÔM I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO: 1) Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn: - Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3. - Cấu tạo của nhôm: Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1, hay [Ne] 3s2 3p1 . Al là nguyên tố p, Năng lượng ion hóa: I3 : I2 = 2744 : 1816 = 1,5 : 1. Độ âm điện 1,61. Mạng tinh thể: nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. Có thể dát mỏng được,lá nhôm mỏng 0,01mm. - Nhôm là kim loại nhẹ (2,7g/cm3), nóng chảy ở 660oC. - Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt. Độ dẫn nhiệt bằng 2/3 đồng nhưng lại nhẹ hơn đồng(8,92g/cm3) 3 lần. Độ dẫn điện của nhôm hơn sắt 3 lần.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Nhôm có tính khử mạnh. Al → Al3++ 3e . Nhìn chung tính khử của nhôm yếu hơn các kim loại kiềm và kiềm thổ. 1. Tác dụng với phi kim - Nhôm tác dụng mãnh liệt với các phi kim, điển hình là với các halogen, oxi, lưu huỳnh… - Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen t Ví dụ: 2Al + 3Cl2  → 2AlCl3 o

- Phản ứng với oxi: Bột nhôm cháy trong không khí cho ngọn lửa sáng chói và phát ra một nhiệt lượng lớn tạo ra nhôm oxit và một lượng nhỏ nitrua: t → 2Al2O3 4Al + 3O2  o

∆Ho = -(2 x 1675,7kJ)

t → 2AlN 2Al + N2  - Nhôm phản ứng với oxi tạo ra một màng oxit mỏng (không quá 10-6 cm) ngăn cản không cho oxi tác dụng sâu hơn, màng oxit này lại rất đặc khít không thấm nước, vì vậy nó bảo vệ cho nhôm chống được sự ăn mòn. 2. Tác dụng với oxit kim loại: - Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như ( Fe2O3, Cr2O3,CuO…) thành kim loại tự do. o

Ví dụ:

t 2Al + Fe2O3  → 2Fe + Al2O3 o

Trang 43

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

t 2Al + Cr2O3  → 2Cr + Al2O3 - Nhiệt độ của phản ứng lên tới gần 3000oC làm nhôm oxit nóng chảy. Do đó phản ứng của Al với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm. 3. Tác dụng với nướC. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3↓ + 3H2 Phản ứng nhanh chóng ngừng lại vì lớp Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho nhôm tiếp xúc với nước vật liệu bằng nhôm không phản ứng với nướC. 4.Tác dụng với axit. A. HCl, H2SO4 (loãng): Nhôm khử H+ thành H2 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2 B. Nhôm khử N+5 trong HNO3 ở dung dịch loãng hoặc đặc, nóng và S+6 trong H2SO4 ở dung dịch đặc, nóng xuống số oxh thấp hơn: to Ví dụ: Al + 4HNO3loãng  → Al(NO3)3 + NO + 2H2O o

t 2Al + 6H2SO4đặc  → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O - Nhôm không tác dụng với H2SO4 và HNO3 đặc, nguội. Những axit này đã oxi hóa bề mặt kim loại tạo thành một màng oxit có tính trơ, làm cho nhôm thụ động. Nhôm thụ động sẽ không tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng. 5. Tác dụng với dung dịch kiềm Nhôm bị hòa tan trong dung dịch kiềm như NaOH, Ca(OH)2,… Hiện tượng này được giải thích như sau: - Trước hết, màng bảo vệ là Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O o

t Hay Al2O3 + 2NaOH + 3H2O  → 2Na[Al(OH)4] (1) - Tiếp đến, kim loại nhôm khử H2O: o

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn t 2Al + 6H2O  → 2Al(OH)3 + 3H2 (2) - Màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dung dịch bazơ: Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2 H2O o

t Hay Al(OH)3 + NaOH  → Na[Al(OH)4] (3) - Các phản ứng (2) và (3) xảy ra luân phiên nhau cho đến khi nhôm bị hòa tan hết. - Có thể viết gọn thành: 2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2 o

Hay:

t 2Al + 2NaOH + 6H2O  → 2Na[Al(OH)4] (dd) + 3H2 o

IV. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT 1. Ứng dụng - Nhôm có nhiều ưu điểm nhưng vì nó khá mềm lại kém dai nên người ta thường chế tạo hợp kim nhôm với magie, đồng, silic… để tăng độ bền. Sau đây là vài hợp kim và ứng dụng của nó: + Đura (95% Al, 4%Cu, 1%Mg, Mn, Si). Hợp kim đura nhẹ bằng ⅓ thép, cứng gần như thép. + Silumin (~90% Al, 10%Si): nhẹ, bền. + Almelec (98,5% Al. còn lại là Mg, Si, Fe) dùng làm dây cáp. + Hợp kim electron (10,5% Al, 83,3% Mg, còn lại là Zn, Mn…), hợp kim này chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửA. - Nhôm được dùng chế tạo các thiết bị trao đổi nhiệt và dụng cụ nấu ăn gia đình, nhôm còn được dùng là khung cửa và trang trí nội thất. - Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit (hỗn hợp bột Al và Fe2O3), được dùng để hàn đường ray,… 2. Trạng thái tự nhiên và sản xuất 2.1 Trạng thái tự nhiên. - Trong tự nhiên nhôm chiêm khoảng 5,5% tổng số nguyên tử trong quả đất. - Phần lớn tập trung vào các alumosilicat, ví dụ như orthoclazo(K2O.Al2O3.6SiO2), mica (K2O.2H2O.3Al2O3.6SiO2). nefelin [(Na,K)2O.Al2O3.2SiO2]. - Hai khoáng vật quan trọng đối với công nghiệp của nhôm là boxit(Al2O3.xH2O) và criolit(Na3[AlF6]). Trang 44

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Boxit có hàm lượng lớn ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hải Hưng, Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng. 2.2 Sản xuất: Gồm 3 giai đoạn: *Giai đoạn 1: làm sạch quặng boxit lẫn Fe2O3 .SiO2 - Cho quặng vào dung dịch NaOH dư, SiO2 Al2O3 và tan ra, loc bỏ Fe2O3 SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O - Sục CO2 vào dung dịch sẽ thu được kết tủa Al(OH)3 NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3 - Lọc kết tủa đem đun nung thu được oxit: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O *Giai đoạn 2:Chuẩn bị chất điện ly nóng chảy: criolit 3NaF. AlF3 nhằm: + Giam nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 (20500C 9000C) Tiết kiệm năng lượng + Hỗn hợp chất lỏng dẫn điện tốt hơn. + Criolit Nhẹ, nổi lên ngăn cản nhôm nóng chảy sinh ra tác dụng với không khí. *Giai đoạn 3: đpnc Al2O3 : 2Al2O3 4Al + 3O2 Catot anot Sản phẩm thu được khá tinh khiết và có hàm lượng vào khoảng 99,4 - 99,8%. Điện phân lần hai có thể đến hàm lượng 99,9998%. BÀI 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM I. NHÔM OXIT Al2O3 1. Tính chất vật lí: - Al2O3 là chất rắn màu trắng, chịu nhiệt rất tốt, rất cứng, không tan trong nướC. - Trong tự nhiên tồn tại ở cả dạng ngậm nước như Al2O3.2H2O và dạng khan như emeri, corinđon có độ cứng cao.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn - Dạng thù hình nguyên chất là những tinh thể trong suốt, không lẫn màu của các loại đá quý: màu đỏ ngọc rubi (tạp chất Cr2+, màu xanh ngọc xaphia (tạp chất Fe3+ và Ti4+).

2. Tính chất hóa học: - Tính bền: Ion Al3+ có điện tích lớn(3+) và bán kính nhỏ(0.048nm), bằng ½ bán kính ion Na+ nên lực hút giữa ion Al3+ và ion O2− rất mạnh, tạo ra liên kết rất bền vững. Vì thế Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao(2050oC) và rất khó bị khử thành kim loại Al. - Tính lưỡng tính: Vừa tác dụng với dung dịch kiềm, vừa tác dụng với dung dịch axit. AL2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O - Vì rất bền nên Al2O3 rất khó bị khử thành kim loại: - Khử Al2O3 bằng C không cho Al mà thu được AL4C3: > 2000 C Al2O3 + 9C  → Al4C3 + 6CO - Al2O3 không tác dụng với H2, COở bất kì nhiệt độ nào. O

3. Ứng dụng: - Điều chế đá quý nhân tạo bằng cách nấu chảy Al2O3 với một lượng nhỏ oxít của kim loại tạo màu ở trong ngọn lửa hiđro – oxi hoặc hồ quang rồi cho kết tinh thành những tinh thể lớn. Những đá quý này trong suốt, lấp lánh và có màu rất đẹp nên được dung làm đồ trang sứC. - Tinh thể Al2O3 còn được dùng để chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laze,… - Bột Al2O3 có độ cứng cao(emeri) được dùng làm vật liệu mài. - Phần chủ yếu nhôm oxit được dùng để điều chế nhôm. - Ngoài ra, Al2O3 còn được dùng làm vật liệu chịu lửa: chén nung, ống nung và lớp lót trong các lò điện. Nhôm oxit tinh khiết còn được dùng làm ximăng tram răng. Trang 45

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

4. Điều chế: Trong công nghiệp, Al2O3 được điều chế bằng cách nung Al(OH)3 ở nhiệt độ cao 1200 – 1400oC: 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

II. NHÔM HIĐROXIT Al(OH)3: 1. Tính chất: - Là hợp chất màu trắng, kết tủa keo, không tan trong nước, không bền nhiệt. - Dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit: to 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O - Tính lưỡng tính: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Pt ion: Al(OH)3 + 3H+ →Al3+ + 3H2O Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]2. Điều chế: - Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm (vừa đủ): AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 ↓+ NaCl Nếu dư: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O - Để thu được kết tủa trọn vẹn: 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3CO2 ↑ AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl - Từ muối NaAlO2: 2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2 Al(OH)3↓ + Na2CO3 NaAlO2 + CH3COOH + H2O → Al(OH)3↓ + CH3COONa NaAlO2 + HClvđ + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl III. NHÔM SUNFAT VÀ PHÈN CHUA:

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn - Nhôm sunfat Al2SO4 là chất bột màu trắng, bị phân hủy nhiệt trên 770oC. Nhôm sunfat kết hợp với kim loại kiềm tạo thành loại muối gọi là phèn nhôm, mà quan trọng nhất là phèn chua K2SO4.Al2SO4.24H2O. - Phèn chua có dạng tinh thể, không màu, có vị hơi chua và chát. - Phèn chua được dùng nhiều trong công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và đánh trong nướC. Những công dụng này đều xuất phát từ sự thủy phân khá mạnh trong nước của muối nhôm tạo thành nhôm hiđroxit: KAl(SO4)2.12H2O→K+ +Al3+ +2SO42- +12H2O Al3+ +3H2O ↔Al(OH)3↓+ 3H+ - Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, nên nó được gọi là chất cắn màu. - Tác dụng đánh trong nước cũng là do hiđroxit gây ra, nó kéo các chất bay lơ lửng trong nước cùng lắng xuống. - Trong công nghiệp giấy, nhôm sunfat và phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối ăn. Nhôm clorua được tạo nên do phản ứng trao đổi, bị thủy phân mạnh hơn nên cho hiđroxit. Hiđroxit này sẽ kết dính các phân tử xenlulozơ với nhau làm giấy không bị nhòe mực khi viết. IV. HỢP KIM CỦA NHÔM

Hợp kim

Thành phần

Tính chất

Đuyra

94% Al, 4% Cu (Mn, Mg, Si)

Silumin

Al, Si (10 – 14%)

Almelec

98%Al

Bền hơn Al 4 lần Nhẹ, bền, ăn nhôm Rnhỏ, dai, Trang 46

Ứng dụng chế tạo

Dấu hiệu nhận ra

Máy bay, ôtô

(có mặt Cu)

Cấu tạo bộ phận máy dây cáp điện

Tan hoàn toàn trong xút Tính chất

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Electron

(Mg, Si, Fe) Mg (83,3%) Al, Zn, Mn

bền Nhẹ, bền chịu và chạm

Tàu vũ trụ, vệ tinh

ứng dụng % Al thấp

A. CÁ C

DẠNG BÀI TẬP DẠNG 1: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ - NHÔM TÁC DỤNG VỚI NƯỚC - Khi cho KL kiềm, kiềm thổ (trừ Mg, Be) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường theo phản ứng: M + H2O → M+ + OH- + ½ H2 M + 2H2O → M2+ + 2OH- + H2 Ta thấy: n − = 2.n H OH 2 - Nếu có kim loại Al thì OH- sẽ tác dụng với Al: Al + OH- + H2O → AlO2- + 3/2 H2 DẠNG 2: BÀI TOÁN CO2, SO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH BAZƠ I. TÁC DỤNG VỚI NaOH, KOH - Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với NaOH, KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối. Ta thường lập tỉ lệ n n k = NaOH hoặc k = NaOH nCO2 nSO2 k ≤ 1: Chỉ tạo muối NaHCO3 1< k < 2: Tạo 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 k ≥ 2: Chỉ tạo muối Na2CO3 * Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào. - Hấp thu CO2 vào NaOH dư chỉ tạo muối Na2CO3 - Hấp thu CO2 dư vào NaOH chỉ tạo muối NaHCO3 - Hấp thu CO2 vào NaOH tạo dd muối. Sau đó thêm BaCl2 vào dd muối thấy có kết tủa, thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa: Tạo 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 - Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải. II. TÁC DỤNG VỚI Ca(OH)2, Ba(OH)2 Tương tự như trên, trường hợp này cũng có 3 khả năng tạo muối, ta lập tỉ lệ: n − k = OH nCO2 Nếu :

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn k ≤ 1: Chỉ tạo muối Ca(HCO3)2 1< k < 2: Tạo 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3 lúc đó nCaCO3=nOH- − nCO2 k ≥ 2: Chỉ tạo muối CaCO3 lúc đó nCaCO3 = nCO2 * Chú ý: Với những bài toán không thể tính k, ta có thể dựa vào dữ kiện đề bài đã cho để tìm ra khả năng tạo muối như thế nào. - Hấp thu CO2 vào nước vôi trong dư chỉ tạo muối CaCO3 - Hấp thu CO2 dư vào nước vôi trong (lúc đầu có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan): chỉ tạo muối Ca(HCO3)2 - Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, sau đó thêm NaOH dư vào thấy có kết tủa nữa: Tạo 2 muối - Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy tạo kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa: tạo 2 muối. - Nếu bài toán không cho bất kì dữ liệu nào thì phải chia trường hợp để giải. III. TÁC DỤNG VỚI HỖN HỢP GỒM CẢ NaOH / KOH VÀ Ca(OH)2 / Ba(OH)2 Lập tỉ lệ: n − k = OH nCO2 Nếu :

Nếu :

k ≤ 1: Chỉ tạo ion HCO3 1< k < 2: Tạo 2 ion HCO3- và CO32- lúc đó nCO 2− = nOH − − nCO2 rồi so sánh với nCa 2+ hoặc nBa 2+ 3

để xem chất nào phản ứng hết. Lượng kết tủa tính theo số mol chất phản ứng hết. k ≥ 2: Chỉ tạo ion CO32Trang 47

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

2OH- + CO2 → CO32- + H2O OH- + CO2 → HCO3cần hấp thụ hết vào 1 dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 để thu được 1 lượng kết tủa theo

* Chú ý: PTHH tạo muối: Công thức tính VCO2 yêu cầu:

nCO2 = n↓ Dạng này có 2 kết quả:  nCO2 = nOH − − n↓ DẠNG 3: TOÁN VỀ MUỐI CACBONAT +) Phản ứng nhiệt phân Muối Hidrocacbonat cho muối cacbonat: to → M2CO3 + CO2 + H2O 2MHCO3  to → MCO3 + CO2 + H2O M(HCO3)2  Muối cacbonat của KL kiềm thổ chỉ bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao cho oxit bazo: to MCO3  → MO + CO2 +) Phản ứng trao đổi: Với axit → tạo khí CO2 Với một số muối → tạo kết tủa. - Hay sử dụng: Định luật bảo toàn khối lượng và Định luật tăng giảm khối lượng để giải Lưu ý: Khi cho từ từ dd HCl vào hỗn hợp muối cacbonat và hidrocacbonat, phản ứng xảy ra theo trình tự: Đầu tiên: H+ + CO32- → HCO3Sau đó: HCO3- + H+ → CO2 + H2O → Muối clorua + CO2 + H2O. Tính nhanh khối lượng muối clorua bằng công - Muối cacbonat + ddHCl  thức:

mmuoái clorua = mmuoái cacbonat + 11.nCO2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn m =m + 36.n → Muối sunfat + CO2 + H2O. Tính nhanh khối lượng muối sufat bằng - Muối cacbonat + H2SO4 loãng  CT: muoái sunfat

muoái cacbonat

CO2

DẠNG 4: PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM Cho bột nhôm phản ứng với các oxit kim loại. Tính hiệu suất phản ứng hoặc thành phần khối lượng sau phản ứng.... 2yAl + 3MxOy → yAl2O3 + 3x M - Chú ý: +) Trường hợp phản ứng xảy ra hoàn toàn (H = 100%), nếu cho sản phẩm tác dụng với dung dịch kiềm có khí H2 thoát ra thì sản phẩm sau phản ứng có Al dư , M và Al2O3. +) Trường hợp phản ứng xảy ra không hoàn toàn (H<100%), khi đó sản phẩm có Al dư, Al2O3, MxOy dư, M. + Hay sử dụng Định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố.... DẠNG 5: TOÁN VỀ SỰ LƯỠNG TÍNH CỦA Al(OH)3, Zn(OH)2 Dạng 1: Cho từ từ a mol OH- vào dd chứa b mol Al3+. Tìm khối lượng kết tủa. Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 Nếu OH- dư: Al(OH)3 + OH- → AlO2- + H2O - Khi đó tùy theo tỉ lệ mol OH-; số mol Al3+ mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan. Xét tỉ lệ k = số mol OH−/số mol Al3+ + Nếu k ≤3: chỉ có kết tủa Al(OH)3 và nAl(OH)3= nOH-/3 + Nếu 3<k<4: vừa có Al(OH)3 và AlO2− lúc đó nAl(OH)3 = 4nAl3+ − nOH+ Neeus k≥ 4 : chir cos AlO2−. - Nếu đề cho Al(OH)3 và Al3+ và yêu cầu các định số mol OH−. Daïng naøy phaûi coù hai keát quaû. Coâng thöùc:  n OH − = 3.n ↓   n OH − = 4.n Al3+ − n↓

Dạng 2: Cho từ từ H+ vào dd chứa AlO2- (hay Al(OH)4-) tạo kết tủa. Trang 48

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3 Nếu H+ dư: Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O - Khi đó tùy theo tỉ lệ mol H+; số mol AlO2- mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan. * Để giải nhanh bài toán này ta có công thức tính nhanh:  n H+ = n↓

Daïng naøy phaûi coù hai keát quaû. Coâng thöùc: 

 n H + = 4.n[Al(OH)4 ]− − 3.n↓

Dạng 3: Công thức VddNaOH cần cho vào dd Zn 2+ để xuất hiện 1 lượng kết tủa theo yêu cầu: nOH − = 2n↓ Dạng này có 2 kết quả:  nOH − = 4nZn2+ − 2n↓

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 49

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

CHƯƠNG 7 – CROM- SẮT – ĐỒNG BÀI 1: SẮT I – VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO - Vị trí : Sắt là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 26. - Cấu hình electron nguyên tử : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 ; hoặc viết gọn là [Ar] 3d6 4s2. - Cấu hình electron của ion Fe2+ : [Ar] 3d6 - Cấu hình electron của ion Fe3+ : [Ar] 3d5 - Số oxi hóa : Trong các hợp chất, sắt có các số oxi hóa là +2, +3. • Cấu tạo đơn chất : Tùy thuộc vào nhiệt, kim loại Fe có thể tồn tại ở mạng tinh thể lập phương tâm khối ( ) hoặc lập phương tâm diện ( ) • Năng lượng ion hóa : I1 = 760 (KJ/mol) ; I2 = 1560 (KJ/mol) ; I3 = 2960 (KJ/mol). = 0,076 (nm) ; = 0,064 (nm). • Bán kính nguyên tử và ion : R(Fe) = 0,162 (nm) ; • Thế điện cực chuẩn : = –0,44V ; = –0,036V ; = +0,77V. II – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm). Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất trong các loại quặng, sắt tự do chỉ tìm thấy trong các mảnh thiên thạch. Quặng sắt quan trọng là : quặng hematit đỏ (Fe2O3 khan), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng manhetit (Fe3O4), quặng xiđerit (FeCO3), quặng pirit sắt (FeS2). III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có khối lượng riêng 7,9 g/cm3. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ. IV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu Fe bị oxi hóa thành Fe2+, với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+. Fe Fe2+ + 2e Fe Fe3+ + 3e 1. Tác dụng với phi kim - Sắt khử nhiều phi kim thành ion âm, trong khi đó Fe bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Thí dụ :

t Fe + S → FeS o

t 3Fe + 2O2 → Fe3O4 o

t 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 2. Tác dụng với axit a) Với axit HCl, H2SO4 loãng Fe khử dễ dàng ion H+ trong axit HCl, H2SO4 loãng thành khí H2, đồng thời Fe bị oxi hóa thành Fe2+. → Fe2+ + H2 Fe + 2H+  → FeSO4 + H2 Fe + H2SO4  b) Với axit HNO3, H2SO4 đặc • Sắt bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. • Với axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng, Fe bị oxi hóa mạnh thành Fe3+. o

t 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O o

t Fe + 6HNO3 (đặc) → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O o

t Fe + 4HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O 3. Tác dụng với nước - Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước : o

< 570 C → Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O t o

o

> 570 C → FeO + H2 Fe + H2O t 4. Tác dụng với dung dịch muối o

o

Trang 50

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 - Sắt khử được những ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do. → FeSO4 + Cu Fe + CuSO4  → Fe(NO3)3 + 3Ag Fe + 3AgNO3 (dư) 

BÀI 2: HỢP CHẤT CỦA SẮT I – HỢP CHẤT SẮT (II) - Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1 electron để trở thành ion Fe3+ : → Fe3+ + e Fe2+  Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử. 1. Sắt (II) oxit, FeO - FeO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước và không có trong tự nhiên. - FeO là oxit bazơ, tác dụng với axit HCl, H2SO4,... tạo ra muối Fe2+. → FeCl2 + H2O Thí dụ : FeO + 2HCl  - FeO có tính khử, tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+. Thí dụ :

t 2FeO + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O o

t 3FeO + 10HNO3 (loãng) → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O - FeO có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử mạnh như Al, CO, H2,... tạo thành Fe. o

t Thí dụ : FeO + H2 → Fe + H2O - Điều chế : Nhiệt phân Fe(OH)2, khử Fe2O3, dùng Fe khử H2O ở to > 570oC,... o

Thí dụ :

t Fe(OH)2 → FeO + H2O o

600 C − → 2FeO + CO2 Fe2O3 + CO 500 2. Sắt (II) hiđroxit, Fe(OH)2 - Fe(OH)2 là chất rắn, màu trắng xanh, không tan trong nước. Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa trong thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. → 4Fe(OH)3 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  - Fe(OH)2 là hiđroxit kém bền, dễ bị phân hủy bởi nhiệt. o

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn t - Nhiệt phân Fe(OH)2 không có không khí (không có O2) : Fe(OH)2 → FeO + H2O o

t - Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí (có O2) : 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O - Fe(OH)2 là một bazơ, tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng,... tạo ra muối Fe2+. → FeSO4 + 2H2O Thí dụ : Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng)  - Fe(OH)2 có tính khử, tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+. o

Thí dụ :

t 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O o

t 3Fe(OH)2 + 10HNO3 (loãng) → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O - Điều chế Fe(OH)2 bằng cách cho muối sắt (II) tác dụng với dung dịch bazơ trong điều kiện không có không khí. → Fe(OH)2 + 2NaCl Thí dụ : FeCl2 + 2NaOH  3. Muối sắt (II) - Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như FeSO4.7H2O, FeCl2.4H2O,... - Muối sắt (II) có tính khử, bị các chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối sắt (III). → 2FeCl3 Thí dụ : 2FeCl2 + Cl2  (dd màu lục nhạt) (dd màu vàng nâu) → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  (dd màu tím hồng) (dd màu vàng) - Điều chế muối sắt (II) bằng cách cho Fe hoặc các hợp chất sắt (II) như FeO Fe(OH)2,... tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng (không có không khí). Dung dịch muối sắt (II) thu được có màu lục nhạt. 4. Ứng dụng của hợp chất sắt (II) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật, pha chế sơn, mực và dùng trong kĩ nghệ nhuộm vải. o

Trang 51

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

II – HỢP CHẤT SẮT (III) - Trong các phản ứng hóa học, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron : → Fe2+ Fe3+ + 1e  → Fe Fe3+ + 3e  - Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa. 1. Sắt (III) oxit, Fe2O3 - Fe2O3 là chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước. - Fe2O3 là oxit bazơ, tan trong các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+. → 2Fe(NO3)3 + 3H2O Thí dụ : Fe2O3 + 6HNO3  - Fe2O3 có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử như Al, C, CO, H2,... ở nhiệt độ cao. Thí dụ :

t Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + Fe o

t Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 - Điều chế Fe2O3 bằng cách nhiệt phân Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao. o

t 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O 2. Sắt (III) hiđroxit, Fe(OH)3 - Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước. - Fe(OH)3 là một bazơ, dễ tan trong các dung dịch axit như HCl, H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+. → Fe2(SO4)3 + 3H2O 2Fe(OH)3 + 3H2SO4  Thí dụ : - Điều chế Fe(OH)3 bằng cách cho muối sắt (III) tác dụng với dung dịch bazơ. → Fe(OH)3 + 3NaCl Thí dụ : FeCl3 + 3NaOH  3. Muối sắt (III) - Đa số muối sắt (III) tan trong nươc, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe2(SO4)3.9H2O, FeCl3.6H2O,... - Muối sắt (III) có oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II). → 3FeCl2 Thí dụ : Fe + 2FeCl3  (dd màu vàng) (dd màu xanh nhạt) → CuCl2 + 2FeCl2 Cu + 2FeCl3  (dd màu vàng) (dd màu xanh) → 2FeCl2 + 2KCl + I2 2FeCl3 + 2KI  - Điều chế : Cho Fe tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4 đặc,... hoặc các hợp chất sắt (III) tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng,... Dung dịch muối sắt (III) thu được có màu vàng nâu. - Nhận biết muối sắt (III) nhờ tác dụng với dung dịch muối kali hoặc muối amoni sunfoxianua (KSCN, NH4SCN) để tạo muối sắt (III) sunfoxianua màu đỏ máu: FeCl3 + 3KSCN Fe(SCN)3 + 3KCl Đối với Fe2+ và Fe3+ thì có thể nhận biết qua phức xyanua: → → Fe4[Fe(CN)6]3 Fe2+ + 6CN[Fe(CN)6]4Feroxianua xanh Prusse → Fe3[Fe(CN)6]2 Fe3+ + 6CN- → [Fe(CN)6]3Feroxianua xanh Turn bull 4. Ứng dụng của hợp chất sắt (III) Muối FeCl3 được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng hữu cơ. Fe2(SO4)3 có trong phèn sắt–amoni (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O. Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ o

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

BÀI 3: SẢN XUẤT GANG - THÉP I. SẢN XUÂT GANG 1. Nguyên liệu Quặng sắt (không chứa hoặc chứa rất ít S, P), chất chảy 2. Nguyên tắc Dùng CO để khử dần dần Fe2O3 thành Fe Trang 52

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 +3

+2

+3

+2

+CO +CO +CO Fe2 O3  → Fe3 O4  → Fe O  → Fe t0 t0 t0 3. Các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất gang - Phản ứng tạo chất khử CO t0

C + O2 = CO2 t0

CO2 + C = 2CO - Phần trên thân lò ở 4000C đến 12000C 3Fe3O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2 - Phần giữa của thân lò nhiệt độ (5000C - 6000C) Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 - Phần dưới thân lò nhiệt độ (700 - 8000C) FeO + CO → Fe + CO2 - Sắt chảy qua C xuống dưới thu được sản phẩm gang lỏng ở 1200oC và xảy ra các phản ứng phụ: to  → Fe3C 3Fe + C to 3Fe + 2CO  → Fe3C + CO2 (xementit) - Ngoài ra còn thu được xỉ từ các phản ứng phụ sau: to → CaO + CO2 CaCO3  to → CaSiO3 (xỉ) CaO + SiO2(cát)  Và khí lò cao gồm CO, H2, CH4, .... dùng làm nhiên liệu.

II. SẢN XUẤT THÉP 1. Nguyên liệu Gang trắng, gang xám, sắt phế liệu Không khí hoặc oxi Nhiên liệu: dầu madút hoặc khí đốt Chất chảy: canxi oxit 2. Nguyên tắc Oxi hóa các tạp chất trong gang (Si, Mn, S, P, C) thành oxit nhằm làm giảm hàm lượng của chúng trong thép. 3. Những phản ứng hóa học xảy ra a. Phản ứng tạo thép - Oxi không khí sẽ oxi hóa các tạp chất trong gang Trước hết Si + O2 = SiO2 2Mn + O2 = 2MnO - Tiếp đến C bị oxi hóa thành CO (1.2000C) 2C + O2 = 2CO - Sau đó S + O2 = SO2 4P + 5O2 = 2P2O5 - Một phần Fe bị oxi hóa 2Fe + O2 = 2FeO - Sau khi cho thêm lượng gang giàu Mangan Mn là chất khử mạnh hơn Fe sẽ khử ion sắt trong FeO thành sắt. FeO + Mn = Fe + MnO b. Phản ứng tạo xỉ - Ở nhiệt độ cao SiO2, P2O5 tác dụng với CaO tạo xỉ dễ nóng chảy, có tỉ khối nhỏ nổi trên thép. 3CaO + P2O5 = Ca3(PO4)2 CaO + SiO2 = CaSiO3 Ngày nay có một số phương pháp luyện thép chủ yếu sau đây: 1.Phương pháp Bessemer: Thổi không khí vào trong gang lỏng để đốt cháy các tạp chất trong gang: to 2Mn + O2  → 2MnO to  → Si + O2 SiO2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 53

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 C + O2 2Fe + O2 FeO + SiO2 MnO + SiO2

to  → CO2 to 2FeO  → to FeSiO3  → to MnSiO3  →

xỉ

* Đặc điểm: - Xảy ra nhanh (15 – 20 phút), không cho phép điều chỉnh được thành phần của thép. - Không loại bỏ được P, S do đó không luyện được thép nếu gang có chứa những tạp chất đó. 2. Phương pháp Bessemer cải tiến: a) Phương pháp Thomas: Lót bằng gạch chứa MgO và CaO để loại bỏ P: to 4P + 5O2  → 2P2O5 to P2O5 + 3CaO  → Ca3(PO4)2 * Đặc điểm: Cho phép loại được P nhưng không loại được lưu huỳnh. b) Phương pháp thổi Oxi: thay không khí bằng O2 tinh khiết có áp suất cao (khoảng 10atm) để oxi hóa hoàn toàn các tạp chất. Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. * Đặc điểm: - Nâng cao chất lượng và chủng loại thép - Dùng được quặng sắt và sắt thép gỉ để làm phối liệu - Khí O2 có tốc độ lớn xuyên qua phế liệu nóng chảy và oxi hóa các tạp chất một cách nhanh chóng. Nhiệt lượng tỏa ra trong phản ứng oxi hóa giữ cho phối liệu trong lò luôn ở thể lỏng. - Công suất tối ưu. 3. Phương pháp Martin: chất oxi hóa là oxi không khí và cả sắt oxit của quặng sắt. * Đặc điểm: - tốn nhiên liệu để đốt lò - Xảy ra chậm (6 – 8h) nên kiểm soát được chất lượng thép theo ý muốn. 4. Phương pháp hồ quang điện: nhờ nhiệt độ trong lò điện cao (> 3000oC) nên có thể luyện được các loại thép đặc biệt chứa những kim loại khó nóng chảy như Mo, W, ...

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn BÀI 4: CROM

Crom là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn. Các trạng thái ôxi hóa phổ biến của crom là +2, +3 và +6, với +3 là ổn định nhất. Các trạng thái +1, +4 và +5 là khá hiếm. Các hợp chất của crom với trạng thái ôxi hóa +6 là những chất có tính ôxi hóa mạnh. Trong không khí, crom được ôxy thụ động hóa, tạo thành một lớp mỏng ôxít bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn quá trình ôxi hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới. Trong tự nhienâ nguyeân tố Cr tồn tại ở caùc loại quặng chính naøo? - Khoaùng vật chính của Cr laø : sắt cromit : Fe(CrO2)2 , chì cromat : PbCrO4 - Trong cô thể sống, chủ yếu laø thực vật coù khoảng 1-4% Cr theo khối luợng. - Trong nuớc biển: Crom chiếm 5.10-5 mg/1lit ; I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO - Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 24. - Sự phân bố electron vào các mức năng lượng:1s22s22p63s23p64s13d5 - Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar] 3d54s1 - Crom có số oxi hóa +1 đến +6. Phổ biến hơn cả là các số oxi hóa +2, +3 và +6. - Độ âm điện: 1,61 - Bán kính nguyên tử Cr 0,13 nm (1 nm = 1×10−9 m = 1×10−3 µm) - Bán kính ion Cr2+ là 0,084 nm và Cr3+ là 0,069 nm. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Crom có màu trắng ánh bạc, rất cứng (cứng nhất trong số các kim loại), khó nóng chảy (18900C). Crom là kim loại nặng, có khối lượng riêng 7,2 g/cm3. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tác dụng với phi kim Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng được với nhiều phi kim Trang 54

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 0

t 4Cr + 3O 2  → 2Cr2 O 3 0

t 2Cr + 3Cl 2  → 2CrCl3

∗ Với lưu huỳnh: Nung bột Cr với bột S thu ñuợc caùc sunfua coù thaønh phaàn khaùc nhau nhö : CrS, Cr2S3, Cr3S4 , Cr5S6 ,Cr7S8. Cr + S → CrS 2Cr + 3S → Cr2S3 3Cr + 4S → Cr3S4 2. Tác dụng với nước. Crom có thế điện cực chuẩn nhỏ ( E 0 Cr 3+ / Cr = −0, 74V ) âm hơn so với thế điện cực hidro ở pH = 7 ( E 0 H 2 O / H 2 = −0, 74V ). Tuy nhiên, trong thực tế crom không phản ứng với nước. 3. Tác dụng với axit - Tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối Cr(II). Cr + 2HCl  → CrCl 2 + H 2

Cr + H 2SO 4  → CrSO 4 + H 2

- Khi coù khoâng khí : CrSO4 + O2 + H2SO4 → 2Cr2(SO4)3 + 2H2O * Cr bị H2SO4 ñặc nguội thụ ñộng hoùa (giống Al, Fe), Cr cuõng tan trong H2SO4 ñặc vaø soâi tạo ra SO2 vaø muối Cr(III) . 2Cr + 6H2SO4 → 2Cr2(SO4)3 + 3SO2↑+3H2O ∗ HNO3 loaõng, ñặc, nuớc cuờng toan: Khi nguội khoâng taùc dụng với Cr (nguyeân nhaân laø do "tính thụ ñộng" của Cr), khi ñun noùng Cr taùc dụng yếu, khi ñun soâi ph/ứng xảy ra mạnh tạo muối Cr(III). Cr + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O Cr + HNO3 + 3 HCl → CrCl3 + NO ↑ + 2H2O IV. ỨNG DỤNG - Thép chứa 2,8-3,8% crom có độ cứng cao, bền, có khả năng chống gỉ. - Thép chứa 18% crom là thép không gỉ (thép inox). - Thép chứa 25-30% crom siêu cứng dù ở nhiệt độ cao. - Crom dùng để mạ thép. Thép mạ crom bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho đồ vật. V. SẢN XUẤT Phương pháp nhiệt nhôm: Cr2O3 được tách ra từ quặng cromit FeO.Cr2O3. 4 FeCr2O4 + 8 Na2CO3 + 7 O2 → 8 Na2CrO4 + 2 Fe2O3 + 8 CO2 2 Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O Na2Cr2O7 + 2 C → Cr2O3 + Na2CO3 + CO t0 Cr2 O 3 + 2Al  → 2Cr + Al 2 O 3

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

BÀI 5: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROM I. HỢP CHẤT CROM (II) 1. CROM (II) OXIT CrO: CrO là một oxit bazơ. Màu đen CrO + 2HCl  → CrCl2 + H 2 O CrO + H 2SO 4  → CrSO 4 + H 2 O CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3. +2 +3 4 CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O +2 +3 4Cr(OH)2 +O2 + 2H2O→ 4Cr(OH)3 Tại sao dung dịch CrCl2 ñể ngoøai khoâng khí lại chuyển từ maøu xanh lam sang maøu lục ? CrCl2 trong dung dịch phaân ly ra Cr2+ vaø Cl-. Ion Cr2+ tồn tại ở dạng [ Cr(H2O) ]2+ coù maøu xanh ,neân dung dịch CrCl2 coù maøu xanh. Trang 55

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Mặt khaùc trạng thaùi oxi hoùa +2 của Cr coù tính khử mạnh ,ngay trong dung dịch CrCl2 bị oxi hoùa bởi oxi khoâng khí chuyển thaønh CrCl3 . Ion Cr3+ trong dung dịch tồn tại duới dạng [ Cr(H2O) ]3+ coù maøu lục.Neân trong khoâng khí CrCl2 chuyển từ maøu xanh lam sang maøu lục . 2. Cr(OH)2 - Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng. - Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)3 4Cr(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O  → 4Cr(OH)3 - Cr(OH)2 là một bazơ. Cr(OH) 2 + 2HCl  → CrCl2 + 2H 2 O 3. Muối crom (II) Muối crom (II) có tính khử mạnh. 2CrCl2 + Cl2  → 2CrCl3 III. HỢP CHẤT CROM (III) 1. Cr2O3 *Cr2O3 coù cấu truùc tinh thể, màu lục thẫm, coù nhiệt ñộ noùng chảy cao( 22630C) * Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. Cr2 O3 + 6HCl  → 2CrCl3 + 3H 2 O Cr2 O 3 + 2NaOH  → 2NaCrO 2 + H 2 O

Cr2 O 3 + 2NaOH + 3H 2 O  → 2Na[Cr(OH) 4 ]

Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh. 2. Cr(OH)3 Cr(OH)3 là hiroxit lưỡng tính, kết tủa nhầy, màu lục nhạt, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. → CrCl3 + 3H 2 O Cr(OH)3 + 3HCl 

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Cr(OH)3 + NaOH  → Na[Cr(OH) 4 ]

Cr(OH)3 + NaOH  → NaCrO 2 + 2H 2 O

+ Bị phaân huỷ bởi nhiệt tạo oxit tương ứng : 2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O Vd1 : Viết caùc phản ứng của Cr(OH)3 lần luợt với Na2O2, H2O2, Cl2, Br2, NaOCl, PbO2, KMnO4 trong moâi truờng kiềm.( Cr3+ bò oxi hoùa ñeán +6) Cr(OH)3 +3Na2O2 → 2Na2CrO4 + 2NaOH + 2H2O 2Cr(OH)3 + 3H2O2 + 4NaOH → 2Na2CrO4 + 8H2O 2Cr(OH)3 + 3Cl2 + 10 NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaCl + 8 H2O 2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O 2 Cr(OH)3 + 3NaOCl + 4NaOH → 2Na2CrO4 + 3NaCl + 5H2O 2Cr(OH)3 + 3PbO2 + 4NaOH → 2Na2CrO4 + 3PbO + 5H2O Cr(OH)3 + 3KmnO4 + 5KOH → K2CrO4 + 3K2MnO4 + 4H2O Vd2: Cho NaOH đến dư vaøo dung dịch CrCl3, sau ñoù cho vaøo dung dịch thu duợc một ít tinh thể Na2O2. Neâu hiện tuợng vaø viết PTHH? Hiện tuợng : - Ban dầu xuất hiện kết tủa keo maøu xanh nhạt ,luợng kết tủa taêng dần ñến cực ñại ,do phản ứng : CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaCl - Luợng kết tủa tan dần ñến hết trong NaOH dö Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O - Cho tinh thể Na2O2 vaøo dung dịch thu ñuợc , thấy dung dịch xuất hiện maøu vaøng do tạo muối cromat 2NaCrO2 + 3Na2O2 + 4H2O → 2 Na2CrO4 + 4NaOH 3. Muối crom (III) - Muối crom (III) có tính khử và tính oxi hóa. - Muối Cr(III): CrCl3 màu tím, Cr2(SO4)3 màu hồng. Chú ý khi vào dung dịch, muối Cr(III) có màu tím-đỏ ở nhiệt độ thường và màu lục khi đun nóng. - Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa bị Zn khử thành muối crom (II) Trang 56

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 2CrCl3 + Zn  → 2CrCl 2 + ZnCl 2

Cr2 (SO 4 )3 + Zn  → 2CrSO 4 + ZnSO 4

- Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI). 2CrBr3 + 3Br2 + 16KOH → 2K 2 CrO 4 + 12KBr + 8H 2 O

2CrCl3 + 3Br2 + 16KOH → 2K 2 CrO 4 + 6KBr + 6KCl + 8H 2 O Cr2 (SO 4 )3 + 3Br2 + 16KOH → 2K 2 CrO 4 + 6KBr + 3K 2SO 4 + 8H 2 O 2Cr(NO3 )3 + 3Br2 + 16KOH → 2K 2 CrO 4 + 6KBr + 6KNO3 + 8H 2 O Phương trình ion:

2Cr 3+ + 3Br2 + 16OH −  → 2CrO 24 − + 6Br − + 8H 2 O - Phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tính, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải. III. HỢP CHẤT CROM (VI) 1. CrO3 - CrO3 là chất oxi hóa rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH … bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, CrO3 bị khử thành Cr2O3. 4CrO 3 + 3S  → 3SO 2 + 2Cr2 O 3 10CrO 3 + 6P  → 3P2 O 5 + 5Cr2 O 3 4CrO3 + 3C  → 3CO2 + 2Cr2 O3 C2 H5OH + 4CrO3  → 2CO2 + 3H 2 O + 2Cr2 O3

2CrO 3 + 2NH 3  → Cr2 O3 + N 2 + 3H 2 O

- CrO3 là oxit axit, khi tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7. Hai axit này không thể tách ra ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng bị phân hủy thành CrO3. 2. Muối cromat và đicromat - Ion cromat CrO42 - có màu vàng. Ion đicromat Cr2O7 2- có màu da cam. - Trong môi trường axit, cromat chuyển hóa thành đicromat. 2K 2 CrO 4 + H 2SO 4  → K 2 Cr2 O 7 + K 2SO 4 + H 2 O - Trong môi trường kiềm đicromat chuyển hóa thành cromat. K 2 Cr2 O 7 + 2KOH  → 2K 2 CrO 4 + H 2 O Tổng quát:  → Cr2 O 72 − + H 2 O 2CrO 24 − + 2H + ← 

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn - Muối cromat và đicromat có tính oxi hóa mạnh, chúng bị khử thành muối Cr(III). K 2 Cr2 O 7 + 6FeSO 4 + 7H 2SO 4 → Cr2 (SO 4 )3 + 3Fe 2 (SO 4 )3 + K 2SO 4 + 7H 2 O

K 2 Cr2 O 7 + 6KI + 7H 2SO 4 → Cr2 (SO 4 )3 + 4K 2SO 4 + 3I 2 + 7H 2 O K 2 Cr2 O 7 + 14HCl → 2KCl + 3CrCl3 + 3Cl 2 + 7H 2 O K 2 Cr2 O 7 + 3H 2S + 4H 2SO 4 → Cr2 (SO 4 )3 + K 2SO 4 + 7H 2 O + 3S (NH4)2Cr2O7 bị nhiệt phân theo phản ứng: 0

t (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7  → N 2 + Cr2 O 3 + 4H 2 O

Phèn Crom : Cr2(SO4)3.K2SO4.24H2O Cr2(SO4)3 + 6KOH → 2Cr(OH)3 + 3K2SO4 2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10KOH → 2K2CrO4 + 6KBr + 8 H2O. 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 K2Cr2O7 + H2SO4 đặc → CrO3 + K2SO4 + H2O VD: Theâm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 loaõng vaøo dung dịch K2CrO4 ñến moâi truờng axit; sau ñoù lại theâm tiếp từng giọt dung dịch NaOH loaõng cho ñến moâi truờng kiềm. Neâu hiện tuợng vaø giải thích bằng caùc phuong trình phản ứng? Giải: Trang 57

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

- Dung dịch K2CrO4 coù maøu vaøng ñậm ,coù phản ứng trung hoaø với quỳ, khi cho theâm axit chuyển sang maøu vaøng da cam do phản ứng : 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 +K2SO4 + H2O - Khi cho tiếp NaOH dến moâi truờng kiềm maøu của dung dịch lại chuyển từ maøu vaøng da cam sang vaøng ñậm ,do phản ứng : K2Cr2O7 + 2NaOH → K2CrO4 +Na2CrO4 + H2O BÀI 6: ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG A. ĐỒNG I. Vị trí và cấu tạo: - Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29, Kí hiệu Cu →

64 29

Cu .

- Cấu hình e: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s hoặc: [ Ar ] 3d 4s . - Trong các hợp chất đồng có soh phổ biến là: +1; +2. - Cấu hình e của: Ion Cu+: [ Ar ] 3d10 Ion Cu2+: [ Ar ] 3d9 2. Cấu tạo của đơn chất: - Đồng có BKNT nhỏ hơn kim loại nhóm IA - Ion đồng có điện tích lớn hơn kim loại nhóm IA - Kim loại đồng có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc → liên kết trong đơn chất đồng bền vững hơn. 3. Một số tính chất khác của đồng: - BKNT: 0,128 (nm). - BK các ion Cu2+: 0,076(nm); Cu+: 0,095 (nm) - Độ âm điện: 1,9 - Năng lượn ion hóa I1, I2: 744; 1956 (KJ/mol) - Thế điện cực chuẩn: E0Cu2+/Cu: +0,34(V). II. Tính chất vật lí: - Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng. - Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc = 10830C III. Hóa tính: Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu. 1. Pứ với phi kim: - Khi đốt nóng 2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit) - Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng. PT: Cu + Cl2 → CuCl2 (đồng clorua) Cu + S → CuS (đồng sunfua). 2. Tác dụng với axit: a. Với HCl, H2SO4(l): Không phản ứng nhưng nếu có mặt O2 của không khí thì Cu bị oh → Cu2+ PT: 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O. 2Cu + 2H2SO4 (l) + O2 → 2CuSO4 + 2H2O b. Với HNO3, H2SO4 đặc nóng: 2

2

6

2

6

10

1.

10

1

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

0

+5

+2

+2

3 Cu + 8 H NO3 (l ) → 3 Cu ( N 0 3 ) 2 + 2 NO ↑+ 4 H 2 0 0

+5

0

+6

+2

+4

Cu + 4 H NO3 (đ ) → Cu ( N 0 3 ) 2 + 2 N 0 2 + 2 H 2 0 +2

+4

Cu + 2 H 2 SO 4 ( đ , n ) → Cu ( SO 3 ) 2 + 2 S O 2 + 4 H 2 0

3. Tác dụng với dung dịch muối: - Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa ở trong dd muối → KL tự do VD: Cu + 2AgN03 → Cu(N03)2 + 2Ag↓ Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓ B. Một số hợp chất của đồng: 1. Đồng (II) Oxit: CuO là chất rắn, màu đen +2

t0

0

Tính oxi hóa: TD: Cu O + C 0 → Cu + C 0 2 ↑ Tính oxit bazơ : CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O Trang 58

+2

−3

t0

0

0

Cu O + 2 N H 3 → 3 Cu + N 2 ↑ +3H 2 0

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

2. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh - Tính bazơ: Phản ứng với axit → M + H2O TD: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H20 - Ph¶n øng t¹o phøc: ®ång(II) hidroxit tan ®−îc trong dung dÞch NH3 ®Æc do t¹o thµnh phøc chÊt amoniacac bÒn: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 t0 - Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 → CuO + H20 3. Muối Đồng II : CuS04 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh → dùng CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng. A – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG 1. Crom − Sắt − Đồng - Cấu hình electron nguyên tử Cr : [Ar]3d54s1; Fe : [Ar]3d64s2, Cu : [Ar]3d104s1. - Thế điện cực chuẩn E 0Cr3+ /Cr = -0,74V; E 0Fe2+ /Fe = -0,44V; E 0Fe3+ /Fe2+ = 0,77V, E 0Cu 2+ /Cu = 0,34V. 2. Sơ đồ minh hoạ tính chất hoá học của crom + O2, t0

+ NH3

Cr2O3 (r)

+ bột Al

Nước

+ Cl2, t0

Cr

HCl

CrCl3 (r) + Cl2

+2

H2SO4(l)

CrO3

Cr (dd)

H2CrO4 H2Cr2O7 +Br2

+3

Cr (dd)

+Zn

+6

+SO2, KI

Cr

(dd)

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Kiềm

Axit

Axit

+(O2+H2O)

Cr(OH)2

Cr(OH)3

Kiềm [Cr(OH)4]Số oxi hoá +2 - Tính khử. - Oxit và hiđroxit có tính bazơ.

Số oxi hoá +3 Số oxi hoá +6 - Tính khử và tính oxi hoá. - Tính oxi hoá. - Oxit và hiđroxit có tính - Oxit và hiđroxit có lưỡng tính. tính axit.

3. Sơ đồ minh hoạ tính chất hoá học của sắt và hợp chất + S, t0

FeS (r)

+ O2, t0

Fe3O4

+ CO, t0

(r)

+Không khí và nước

Fe

Fe2O3.xH2O (gỉ)

+Cl2 HCl, H2SO4 (l) dd muối

2+

Fe (dd) OH- H+

Fe(OH)2

+ Cl2, +KMnO4 + Fe, +Cu, +KI (H2O + O2)

FeCl3 (r) Fe3+ (dd) H+

Fe(OH)3 OH-

ddHNO3,H2SO4đặc nóng,ddAgNO3dư

Số oxi hoá +2 - Tính khử.

Fe3+ (dd)

Số oxi hoá +3 - Tính oxi hoá. Trang 59

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 - Oxit và hiđroxit có tính bazơ.

- Oxit và hiđroxit có tính bazơ.

4. Sơ đồ minh hoạ tính chất hoá học đồng [Cu(NH3)4]2+ NH3

Cu(OH)2 -

OH

HCl + O2, HNO3, H2SO4 đ dd FeCl3, AgNO3

+

H

Cu2+ (dd)

CuSO4.5H2O

Kết tinh

Cu(NO3)2.3H2O

+

H

Cu

Không khí, t0

CuO (đen)

Chất khử CO, NH3, t0 Không khi ẩm

Không khí, 10000C

Cu2O (đỏ)

t0

CuCO3.Cu(OH)2 (r)

Khí Clo khô

CuCl2 (r)

Số oxi hoá +2 - Tính oxi hoá. - Oxit và hiđroxit có tính bazơ.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 5. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

Số oxi hoá Eo(V) Tính khử

Ag +1, (+2) Ag+/Ag +0,08 Rất yếu

Au

Ni +2, +1, +3 (+3) Au3+/Au Ni2+/Ni +1,5 -0,26 Rất yếu T.Bình

Zn

Sn

Pb

+2

+2, +4

+2, +4

Zn2+/Zn Sn2+/Sn -0,76 -0,14 Mạnh Yếu

Pb2+/Pb -0,13 Y ếu

Trang 60

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

`

BÀI TẬP ÔN TẬP KHỐI 12

Chương I - RƯỢU – PHENOL- AMIN A. Rượu RƯỢU Nhóm chức: hidroxyl (-OH) A. Chất tiêu biểu: RƯỢU ETYLIC I. Lí tính: Chất lỏng, không màu mùi thơm, khối lượng riêng 0.8g/ml. tan vô hạn trong nước nhờ liên kết hidro với nứơc, có nhiệt độ sôi khá cao( 780C) vì các phân tử tạo được liên kết hidro với nhau. II. Hoá tính: C2H5OH +Na → C2H5ONa + ½ H2 C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O H 2 SO4 d ,180o C C2H5OH   → C2H4 +H2O o

2 SO4 d ,140 C 2C2H5OH H  → C2H5-O-C2H5 + H2O o C C2H5OH + CuO t→ CH3CHO+ Cu+ H2O C2H5OH+ O2 mengiam  → CH3COOH+ H2O CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O III. Điều chế: C6H12O6 Men  2C2H5OH + 2CO2 → 2 SO2 l C2H4 + H2O H → C2H5OH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn o

C C2H5Cl + NaOH t→ C2H5OH B. Dãy đồng đẳng của rượu: ETYLIC CnH2n+1OH (n≥1) - Rượu từ 1C đến 17C: chất lỏng - 3 rượu đầu trong dãy đồng đẳng, tan vô hạn trong nước, từ 4C trở đi độ tamn giảm dần.

1. Dung dịch rượu etilic 25o có nghĩa là: A. 100g dd có 25 mL rượu etilic nguyên chất. B. 100mL dd có 25g rượu etilic nguyên chất. C. 200g dd có 50g rượu etilic nguyên chất D. 200g dd có 50 mL rượu etilic nguyên chất 2. Sản phẩm của phản ứng cộng nước vào propilen ( xúc tác H2SO4 loãng) là chất nào? A. rượu isoproylic B. rượu n-propylic C. rượu etylic D. rược sec-bulylic 3. Rược nào sau đây khi tách nước tạo anken duy nhất? A. rượu metylic B. rượu butanol-2 C. rược benzylic D. rượu isopropylic 4. Cho các chất : C2H5Cl (I), C2H5OH (II), CH3COOH(III), CH3COOC2H5(IV). Trật tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên (từ trái sang phải như thế nào là đúng)? A. (I), (II), (III), (IV) B. (II), (I),(III), (IV) C. (I), (IV), (II), (III) D. (IV), (I), (III), (II) 5.Đốt hai rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 5.6 lít CO2 (đktc) và 6.3g nước. Công thức phân tử của hai rượu là: A. C2H4O và C3H6O B. CH3OH và C2H5OH C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH X

H gSO 4

H 2/ N i

C H OH

H 2O X1 2 5 6. Cho sơ đồ chuyển hoá Công thức cấu tạo của X là công thức nào? A. CH3CHO B. CH2=CH2 C. CH≡CH D. CH3-CH3 7. Dãy dồng đẳng của rược etylic có công thức chung là đáp án nào sau đây? A. CnH2n -1OH (n ≥3) B.CnH2n +1OH (n ≥1) C.CnH2n +2-x (OH)x (n ≥x, x>1) D. CnH2n -7OH (n ≥6) 8.Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là A. Na, HBr, CuO B. CuO, KOH, HBr C. Na, Fe, HBr D. NaOH, Na, HBr

Trang 61

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

9. Tên quốc tế của rượu sau là gì? CH3 │ CH-CH2-CH-CH3 │ │ OH CH3

A.1,3-dimetylbutanol-1 C. 2-metylpentanol-4 B. 4,4-đimetylbutanol-2 D. 4-metylpentanol-2 10. Số đồng phân của C4H10O là: A. 4 B. 6 C. 7 D. 8 11. Rượu nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức CnH2nO? A. CH3CH2OH B. CH2=CH-CH2OH C. C6H5CH2OH D. CH2OH-CH2OH 12. Công thức tổng quát của rượu no, đơn chức, bậc 1 là công thức nào sau đây? A. R-CH2OH B. CnH2n+1OH C. CnH2n+1CH2OH D. CnH2n+2O 13. Tên chính xác theo danh pháp quốc tế (IUPAC) của chất có công thức cấu tạo CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CH3 là đáp án nào sau đây? A. 2-Metylbutanol-3 B. 1,1-Đimetylpropanol-2 C. 3- Metylbutanol-2 D.1,2-Đimetylpropanol-1 14. Đun nóng một rượu A với H2SO4 đậm đặc ở 180oC thì thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của rược A là công thức nào? A. CnH2n+1CH2OH B. CnH2n+1OH C. CnH2nO D. CnH2n-1CH2OH 15. Phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phong thí nghiệm ? A. Cho hh khí etilen và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4. B. Cho etilen tác dụng với dd H2SO4 loãng nóng. C. Lên men glucozơ. D. Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong mt kiềm. 16.Phương pháp sinh hoá điều chế rượu etylic là phương pháp nào? A. hidrat hoá anken. B. thuỷ phân dẫn xuất hoalogen trong dd kiềm. C. lên men rượu. D. hidri hoá andehit. 17. Rượu etylic cò thể điều chế trực tiếp từ chất nào? A. Metan B. Etanal C. Etilenglicol D. Dung dịch saccarozơ 18. Rượu etylic không thể điều chế trực tiếp bằng một phản ứng từ chất nào? A. Etilen B. Etanal C. Metan D. Dung dịch glucozơ 19. Anken sau đây CH3- CH=C-CH3  CH3 Là sản phẩm loại nước của rược nào? A. 2-Metylbutanol-1 B. 2,2-Đimetylpropanol-1 C. 2-Metylbutanol-2 D. 3-Metylbutanol-1 20. Rượu nào sau đây khó bị oxi hoá nhất? A. 2-Metylbutanol-1 B. 2-Metylbutanol-2 C. 3-Metylbutanol-2 D. 3-Metylbutanol-1 21. Bản chất của liên kết hiđro là: A. Lực hút tĩnh điện giữa ngtử H tích điện dương và O tích điện âm. B. Lực hút giữa ion H+ và ion O2-. C. Liên kết cộng hoá trị giữa ngtử H và O. D. Sự cho nhận e giữa ngtử H và O. 22. Rượu etylic được tạo ra khi: A. Thuỷ phân saccarozơ B. Lên men glucozơ C. Thuỷ phân mantozơ D. Lên men tinh bột 23. Khi đun nóng hh 2 rượu metylic và rượu etylic với axit sunfuric đặc ở 140oC thì số ete tối da thu được là: A.2 B. 3 C. 4 D.5

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 62

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 24. Oxi hoá rượu bằng CuO đun nóng thu được anđehit thì rượu đó là rượu bậc: A. 1 B.2 C.3 D. cả A,B, C đều đúng.

25. Phản ứng nào sau đây không xảy ra: A. C2H5OH + CH3OH ( có H2SO4 đặc , to) B. C2H5OH + Na o C. C2H5OH + CuO (t ) D. C2H5OH + NaOH 26. Một loại rượu no đơn chức trong phân tử có 4 C thì số đồng phân của rượu là: A. 2 B.3 C.4 D. 5 27. Cho 3 rượu : rượu metylic, rượu etylic và rượu propylic. Điều nào sau đây là sai A. Tất cả đều nhẹ hơn nước B. Tan vô hạn trong nước. C. Nhiệt độ sôi tăng dần. D. Đều có tính axit. 28. Hãy cho biết công thức của rượu bậc 1 ? A. RCH2OH B. C2H2n+1OH C. R(OH)2 D. C2H2n-1OH 29. Điều nào sau đây đúng khi nói về nhóm chức: A. Là nhóm nói lên bản chất một chất. B. Là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng hoá học đặc trung cho một loại hợp chất hữu cơ. C. Là nhóm nguyên tử quyết định tính chất cho một loại hợp chất hữu cơ. D. Là nhóm đặc trưng để nhận biết chất đó. 30. Rượu nào sau đây tách nước tạo 1 anken duy nhất A. Rượu metylic B. Rượu butanol-2 C. Rượu benzylic D. Rượu isopropylic 31. Hỗn hợp gồm 1.24g hai rượu no đơn chức tác dụng vừa đủ với Natri thấy thoát ra 336mL H2 (đktc). Hỗn hợp các chất chứa Na được tạo ra có khối lượng là bao nhiêu? A. 1.93g B. 2.83g C. 1.8g D. 1.47g 32. Cho 18.8 gam hỗn hợp 2 rưọu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hoàn tàn với Na sinh ra 5.6 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của hia rượu là đáp án nào dưới đây? A. CH3OH và C2H5OH B. C3H7OH và C4H9OH C. C2H5OH và C3H7OH D. C4H9OH và C5H11OH 33. Cho 11 gam hỗn hợp hai rưọu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hoàn tàn với Na thu được 3.36 lít khí H2 (đktc). Hai rượu đó là đáp án nào ? A. C2H5OH và C3H7OH B. C4H9OH và C5H11OH C. C3H7OH và C4H9OH D. CH3OH và C2H5OH 34.Cho 0.1 mol rượu X tác dụng với Na dư cho ra 2.24 lít khí (đktc). A là rượu: D. Không xác định được số nhóm chức A. Đơn chức B. Hai chức C. Ba chức 35. Cho 10,6 gam hỗn hợp hai rưọu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hoàn tàn với Na thu được 224mL khí H2 (đktc). Hai rượu đó là đáp án nào ? A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H5OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H10OH 36. Khi oxi hoá ancol A bằng CuO, thu được andehit B, vậy ancol A là A. ancol bậc 1 B. ancol bậc 2 C. ancol bậc 3 D. ancol bậc 1 hoặc ancol bậc 2 37. Cho 15,2g hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,8g chất rắn vào bao nhiêu lit khí H2 (đktc)? A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,36 lít D. 4,48lít 38. Loại nước một rượu để thu được olefin, thì rượu đó là: A. Rượu bậc 1 B. Rượu no đơn chức mạch hở C. Rượu đơn chức D. Rượu no 39. Đốt cháy hoàn toàn a gam một hỗn hợp 2 rượu thuộc dãy đồng đẳng của rượu etylic thu được 70,4g CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của a là: A. 33,2 B. 21,4 C. 35,8 D. 38,5 40. C5H12O có số đồng phân rượu bậc 1 là: A. 2 B.3 C. 4 D.5 41. Đốt cháy 0,2mol rượu no X dùng đúng0,7 mol oxi. Công thức của X là: A. C2H4(OH)2 B. C4H8(OH)2 C. C3H5(OH)3 D. C2H5OH 42. Đem khử 4,7g hh 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng H2SO4 đặc, 1700C, thu được hh 2 olefin và 5,58 gam nước. Công thức 2 rượu là:

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 63

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

A. CH3OH và C2H5OH B. C3H7OH và C4H9OH C. C2H5OH và C3H7OH D. C4H9OH và C5H11OH 43. Khi cho 0,1 mol rượu X mạch hở tác dụng hết với Na cho 2,24 lít hidro (đktc). A là rượu: A.Đơn chức B. Hai chức C. Ba chức D. không xác định được số nhóm chức.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 64

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

PHENOL Tóm tắt kiến thức cần nắm I / Phân biệt phenol và rượu thơm: - Phenol: nhóm hidroxyl(-OH) gắn trực tiếp vòng bezen - Rượu thơm: Nhóm hidroxly (-OH) gắn trên nhánh của hidrocabon thơm. Phenol và rượu đều phản ứng được với Na, nhưng rượu không phản ứng dd kiềm, cong phe nol thì phản ứng, vì phenol có tính axit, tuy nhiên tính axit của phenol rất yếu, yếu hơn axit yếu H2CO3 nên phenol không làm quỳ tím hoá đỏ. II/ Chất tiêu biểu: cũng có tên là phenol hay axit phenic: C6H5OH. Vài phương trình phản ứng: C6H5OH + Na → C6H5ONa + ½ H2 C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O C6H5ONa + CO2 +H2O → C6H5OH + NaHCO3 - Phản ứng với dd Brom cho kết tủa trắng. - Phản ứng với HNO3 đặc (có H2SO4đ) cho ra axit picric. - Phenol được điều chế trực tiếp từ Clo và bezen. 44. Phenol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử của chúng có nhóm hiđroxyl (-OH) A. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon B. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. C. gắn trên nhánh của hidrocacbon thơm D. liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no. 45. Số đồng phân thơm của C7H8O vừa tác dụng được với Na và vừa tác dụng với NaOH là: A. 3 B.4 C.1 D. 2 46. Nguyên tử hiđro trong nhóm –OH của phenol có thể được thay thế bằng nguyên tử Na khi cho: A. phenol tác dụng với Na B. phenol tác dụng với NaOH C. phenol tác dụng với NaHCO3 D. cả A và B đều đúng. 47.Trong các câu sau đây, câu nào không đúng ? A. Phenol cũng có liên kết hiđro liên phân tử. B. Phenol có liên kết hiđro với nước. B. Nhiệt độ sôi của phenol thấp hơn của etylbenzen C. Phenol ít tan trong nứơc lạnh. 48. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Phenol là axit, còn anilin là bazơ. B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ, còn dd anilin làm quỳ tím hoá xanh. C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và tạo kết tảu trắng với dd brom. D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi tham gia phản ứng cộng với hiđro. 49. Phản ứng: C6H5ONa + CO2 +H2O → C6H5OH + NaHCO3 xảy ra được là do: A. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic C.Phenol có tính oxi hoá mạnh hơn axit cacbonic D. Phenol có tính oxi hoá yếu hơn axit cacbonic 50. Dung dịch phenol không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Na và dd NaOH B. Nước brom C. dd NaCl D. Hỗn hợp axit HNO3 và axit H2SO4 đặc. 51. Phát biểu nào sau đây đúng: (1) Phenol có tính axit mạnh hơn etanol vì nhân bezen hút e của nhóm –OH, trong khi nhóm –C2H5 lại đẩy e vào nhóm –OH. (2) Phenol có tính axit mạnh hơn etanol và được minh hoạ bằng phản ứng phenol tác dụng với dd NaOH còn C2H5OH thì không. (3) Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 vì sục CO2 và dd C6H5Ona ta sẽ được C6H5OH (4)Phenol trong nước cho môi trường axit, làm quỳ tím hoá đỏ. A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (1) D. (1), (2), (3) 52.Hợp chất X tác dụng với Na nhưng không phản ứng với NaOH. X là chất nào trong số các chất dưới đây? A. C6H5-CH2-OH B. p-CH3C6H4OH C. HOCH2C6H4OH D. CH3-O-C6H4 53. Hãy chọn câu đúng khi so sánh tính chất hoá học khác nhau giữa rượu etylic và phenol. A. Cả hai đều phản ứng được với dd NaOH. B. Cả hai đều phản ứng được với axit HBr.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 65

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

C. Rượu etylic phản ứng được với dd NaOH còn phenol thì không. D. Rượu etylic không phản ứng với dd NaOH, còn phenol thì phản ứng. 54. Phát biểu nào sau đây sai? A. Phenol là axit yếu không làm đổi màu quỳ. B. Phenol là axit yếu, nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cacbonic. C. Phenol cho kết tủa trắng với dd nước Brom. D. Phenol rất ít tan trong nước lạnh. 55. Có 3 chất (X) C6H5OH, (Y) C6H5CH2OH, (Z) CH2=CH-CH2OH Khi cho 3 chất trên phản ứng với Na kim loại, dung dịch NaOH, dd nước Brom. Phát biểu nào sau đây là sai: A. (X), (Y), (Z) đều phản ứng với Na. B. (X), (Y), (Z) đều phản ứng được với dd NaOH C. (X), (Z) phản ứng với dd brom, còn (Y) thì không phản ứng với dd brom. D. (X) phản ứng với dd NaOH, còn (Y) (Z) không phản ứng với dd NaOH. 56. Phản ứng nào dưới đây là đúng: A. 2C6H5ONa + CO2 +H2O → 2C6H5OH + Na2CO3 B. C6H5OH + HCl → C6H5Cl + H2O C. C2H5OH + NaOH → C2H5ONa + H2O D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O 57.Để điều chế natri phenolat từ phenol thì ta cho phenol phản ứng với: A. Dung dịch NaCl B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch NaHCO3 D. Cả B, C đều đúng 58. Nguyên nhân nào làm cho phenol tác dụng dễ dàng với dd Brom? Hãy chon phương án đúng: A. Do nhân thơm có hệ thống π bền vững. B. Do nhân thơm bezen hút e làm phân cực hoá liên kết –OH. C. Do nhân thơm bezen đẩy e. D. Do hiệu ứng liên hợp π-p làm tăng mật độ e ở vị trí otho và para. 59. Dùng cách nào sau đây để phân biệt phenol không màu và rượu etylic? A. Cho cả hai chất tác dụng với Natri. B. Cho cả hai chất tác dụng với dd nước Brom. C. Cho cả hai chất thử với quỳ tím. D. Cho cả hai chất tác dụng với đá vôi. 60. Có ba chất lỏng đựng riêng biệt: rượu etylic, axit axetic và dd phenol. Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt ba chất lỏng đó? A. Na B. dd NaOH C. dd Br2 D. dd Br2 và dd Na2CO3. 61.Để điều chế axit picric ( 2,4,6- trinitrophenol) các chất nào đượu sử dụng? A. Axit nitric loãng, axit sunfuric loãng và phenol. B. Axit nitric đặc, axit sunfuric đặc và phenol. C. Axit nitric loãng, axit sunfuric đặc và phenol. D. Axit nitric đặc, axit sunfuric loãng và phenol. 62. Axit picric là tên gọi của chất hữu cơ nào sau đây? A. C6H4(OH)2 B. C6H5(OH)NO2 C. C6H2(OH)(NO2)3 D. C6H6(OH)6

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 66

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

AMIN A. Cấu tạo: Khi thay thế nguyên tử hidro trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon thì được amin. - Amin có 3 loại: Bậc 1 ( R-NH2), Bậc 2 ( R-NH-R’), Bậc 3 ( R-N-R’)  R’’ B. Chất tiêu biểu: Anlin. Anilin là loại amin thơm vì trong phân tử có nhân bezen, có tính bazơ yếu ( yếu hơn NH3), anilin không làm đổi màu quỳ tím. C. Vài phản ứng: C6H5NH2 + HCl → C6H5-NH3Cl C6H5-NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O. C6H5NH2 + 3Br2 → Cho kết tủa trắng Điều chế: C6H5NO2 6[H] Fe , HCl → C6H5NH2 + H2O. 63. Công thức phân tử của C3H9N có bao nhiêu đồng phân ? A. 2 B.3 C.4 D.5 64. Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức C3H7N.? A.1 B. 3 C. 4 D.5 65. Tên gọi của C6H5NH2 là: A. Benzil amoni B. Benzyl amoni C. Hexyl amoni D. Anilin E. Phenyl amin F. cả D và E đều đúng 66.Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon . B. Bậc của amin là bậc cảu nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. C. Tuỳ thuộc cấu trúc của gốc hđrocacbon, ta có thể phân biệt amin thành amin no, amin chưa no và thơm. D. Amin có từ 2 ngtử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân. 67. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Anilin là một bazơ mạnh có khả năng làm quỳ tím háo xanh. B. Anilin cho được kết tủa trắng với dd brôm. C. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac. D. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen 68. Tiến hành thí nghiệm hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai A. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng. B. Cho dd HCl vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm hai lớp. C. Cho dd NaOH vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm hai lớp. D. Cho hai chất vào nước , với phenol tạo dd đục, với anilin hỗn hợp phân làm hai lớp. 69. Một amin đơn chức trong phân tử có chứa 15.05% N. Amin này có công thức phân tử là: A. CH5N B. C2H5N C. C6H7H D. C4H9N

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

70. Cho chuỗi biến hoá sau: B enzen

HNO3 ñ H 2S O 4 ñ

X

Fe HC l dö

Y

dd N aO H

A ilin

I. C6H5NO2 II. C6H4(NO2)2 II. C6H5NH3Cl III. C6H5SO2H X, Y lần lượt là: A. I, II B. II, IV C. II, III D. I, III 71. Amin nào dưới đây là amin bậc 2? A. CH3-CH2-NH2 B. CH3-CH-CH3 C. CH3-NH-CH3 D. CH3-N-CH2-CH3   NH2 CH3 72. Tên gọi nào sau đây không đúng ? A. CH3-NH-CH3 : đimetylamin B. CH3-CH2-CH2-NH2 : n-propylamin Trang 67

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12 NH2

C. CH3-CH-NH2 : propylamin D. : anilin  CH3 73. Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo? A. C2H7N B. C3H9N C. C4H11N B. C5H13N 74. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Phenol là axit còn anilin là bazơ B.Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ, còn anilin làm quỳ tím hoá xanh. C. Phenol và anilin đều dễ dàng than gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dd Brom. D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo được hợp chất vòng no khi cộng với hidro. 75. Sở dĩ, anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do yếu tố nào? A. nhóm NH2 còn một cặp e chưa liên kết. B. Nhóm NH2 có tác dụng đẩy e về phía vòng benzen làm giảm mật độ e của N C. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ e của ngtử N. D. Phân tử khối của Anilin lớn hơn so với NH3 76. Hãy chỉ ra điều sai trong các nhận xét sau: A. Các amin đều có tính bazơ. B. Tính bazơ của anilin yếu hơn của NH3 C. Amin tác dụng với dd axit cho ra muối D. Amin là hchất h/cơ có tính chất lưỡng tính. 77. Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất? A. Anilin B. Metylamin C. Amoniac D. Đimetylamin 78. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. C6H5NH2 B. NH3 C. CH3-CH2-NH2 D. CH3-NH-CH2-CH3. 79.Phát biểu nào sau đây sai? A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút e của nhân lên nhóm –NH2 bằng hiệu ứng liên hợp. B. Anilin không làm đổi màu quỳ tím. C. Anilin ít tan trong nứơc vì gốc C6H5- kị nước. D. Nhờ tính bazơ, anilin tác dụng được với dd Br2. 80. Dùng nước Brom không phân biệt được 2 chất trong cặp nào sau đây? A. Dung dịch anilin và dd NH3. B. Anilin và xiclohexylamin ( C6H11NH2) C. Anilin và phenol D. Anilin và bezen 81. Không thể dùng thuốc thử trong dãy nào sau đây để phân biệt các chất lỏng phenol, anilin và bezen? A. Dung dịch Brom. B. Dung dịch HCl, dd NaOH C. Dung dịch HCl, dd Brom D. Dung dịch NaOH, dd Brom. 82. Chất nào sau đây có tính bazơ yếu nhât? A. NH3 B. C6H5NH2 C. CH3-CH2-CH2-NH2 D. CH3-CH-NH2  CH3 83.Nguyên nhân gây tính bazơ của anilin là: A. Nhân bezen giàu điện tích âm ở các vị trí ortho và paro. B. Anilin khi tan trong nước tạo thành ion OH-. C. Nguyên tử N trong anilin có cặp e tự do có thê nhận H+ D. Một nguyên nhân khác.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 68

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương II- ALDEHYD- ACID CACBOXYLIC – ESTER TÓM TẮT LÝ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG

ANDEHIT Nhóm chức : -CHO A. Chất tiêu biểu: ANDEHIT FOMIC Chất khí không màu, mùi xốc, tan vô hạn trong nước I. Hóa tính: ,t 0 HCHO + H2 Ni   → CH3OH ddNH 3 ,t 0 HCHO + Ag2O   → HCOOH + Cu2O +2H2O axit HCHO + phenol → nhựa phenol fomandehit II. Điều chế: 0

t CH3OH + CuO → HCHO + Cu+ H2O II. Dãy đồng đẳng của ADEHIT FOMIC : CnH2n-1CHO hay CxH2xO - Phản ứng với H2 cho rượu bậc 1( tính oxy hoá) - Phản ứng Ag2O/ dd NH3, t0, hoặc Cu(OH)2,t0 cho axit ( tính khử) ⇒ Andehit là chất trung gian giữa axit hữu cơ và rượu bậc 1

1. Câu nào sau đây là câu không đúng: A. Hợp chất hữu cơ chứa nhóm CHO liên kết H là andehit. B. Andehit vừa thể hịên tính khử vàư thể hiện tính oxi hoá. C. Hợp chất R- CHO có thể điều chế được từ R-CH2OH. D. Trong phân tử andehit các nguyên tử chỉ liên kết nhau bằng liên kết δ. 2. Tên gọi nào sau đây là của HCHO là sai: A. Andehit fomic B. Fomandehit C. Metanal D. Fomon 3.Fomon còn gọi là fomalin có được khi: A. Hoá lỏng adehit fomic B. Cho andehit fomic hoà tan vào rượu để được dd có nồng độ từ 35% - 40%. C. Cho andehit fomic hoà tan vào nước để được dd có nồng độ từ 35% - 40%. D. Cả B, C đều đúng. 4. Anđehit fomic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây:

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn o

,t A. HCHO + H2 Ni   → CH3OH

B. HCHO + O2 → CO2 + H2O

to

C. HCHO + 2Cu(OH)2 → HCOOH + Cu2O + 2H2O o

,t 3 → HCOOH + 2Ag D. HCHO + Ag2O NH 5.Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol dư với dung dịch : A. CH3CHO trong môi trường axit. B. HCHO trong môi trường axit. C. HCOOH trong môi trường axit D. CH3COOH trông môi trường axit. 6. Tên gọi nào sau đây là của CH3CHO là sai: A. axetandehit B. Andehit axetic C. etanal D. etanol. 7. C5H10O có số đồng phân andehit là : A. 2 B.3 C. 4 D. 5 8. Công thức tổng quat của andehit no mạch hở là: A. CnH2nO B. CnH2n+1CHO C.CnH2n -1CHO D. Cả A, B đều đúng. 9. Cho 2 pt: o

o

,t ,t (1) HCHO + H2 Ni   → CH3OH (2)HCHO + Ag2O NH 3 → HCOOH + 2Ag Hãy chon phát biểu đúng sau, HCHO là chất: A.khử trong phản ứng (1), và oxi hoá trong p/ứ (2). B. oxi hoá trong phản ứng (1), và oxi hoá trong p/ứ (2). C.oxi hoá trong phản ứng (1), và khử trong p/ứ (2). D. Khử trong phản ứng (1), và khử trong p/ứ (2).

Trang 69

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

10. Trong công nghệp HCHO được điều chế trực tiếp từ chất nào trong các chất sau: A. rượu etylic B. axit axetic C. rượu metylic D. metyl axetat. 11.Trong công nghệp HCHO được điều chế trực tiếp từ chất nào trong các chất sau: A. chỉ từ metan B. chỉ từ axit fomic C. chỉ từ rượu metylic D. từ metan hoặc rượu metylic 12. Lấy 7.58g hỗn hợp hai andehit no đơn chức kể tiếp nhau trong dãy đồng đẳng no đơn chức phản ứng hết với dd Ag2O/ dd NH3 thu được hai axit hữu cơ và 32.4g Ag. Công thức phân tử của hai andehit là: A. CH3CHO và HCHO B. C2H5CHO và C3H7CHO C. CH3CHO và C2H5CHO D. C3H7CHO và C4H9CHO 13.Oxi hoá 2.2g một andehit no đơn chức, ta thu được 3g axit tương ứng. Biết HS 100% cong thức cấu tạo của andehit là công thức nào sau đây: A. HCHO B. CH3-CHO C. CH3-CH2- CHO D. CH2=CH- CHO 14. Andehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 ( Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ andehit A. không thể hiện tính khử và oxi hoá B. chỉ thể hiện tính khử C. chỉ thẻ hiện tính oxi hoá D. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. 15. Lấy 0,94gam hỗn hợp 2 andehit no đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Công thức phân tử 2 andehit lần lượt là: A. CH3CHO và HCHO B. C2H5CHO và C3H7CHO C. CH3CHO và C2H5CHO D. C3H7CHO và C4H9CHO 16. Cho 1,74 gam một andehit no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với Ag2O/NH3, to sinh ra 6,48 gam bạc kim loại. Công thức cấu tạo ở đáp án nào sau đây? A. CH3-CH=O B. CH3CH2-CH=O C. CH3CH2CH2CH=O D. (CH3)2CH-CH=O 17. Hợp chất X có công thức C3H6O tác dụng với brom và tham gia phản ưng tráng bạc. Công thức cấu tạo của andehit X là đáp án nào sau đây? A. CH2=CH- CH2OH B. CH2=CH-O-CH3 C. CH3CH2CH=O D. CH3-CO-CH3. 18. Cho 50g dung dịch andehit axetic tác dụng với dd AgNO3/NH3 đủ thu được 21,6g Ag.Nồng độ của andehit trong dd đã dùng là bao nhiêu? A. 4,4% B. 8,8% C. 13,2% 17,6% 19. Andehit là hợp chất mà phân tử có mang nhóm chức: A. –OH B. –COOH C. –COH D. –CHO 20. Andehit là chất A. Có tính khử B. Có tính oxy hoá D. Không có tính khử và không có tính oxi hoá. C. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá 21. Phản ứng nào sau đây dùng để nhận biết andehit axetic: A. Phản ứng cộng hidro B. Phản ứng với Ag2O/ dd NH3, t0. C. Phản ứng cháy D. Phản ứng trùng ngưng. 22. Khi cho 1,54 gam adehit no đơn chức X phản ứng hết với Ag2O trong dung dịch NH3, thu được axit hữu cơ và 7,56g bạc kim loại ( cho Ag= 108). X có công thức là: A. HCHO B. C2H5CHO C. CH3CHO D. C3H7CHO 23. Lấy 14,6gam hỗn hợp hia andehit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với H2 tạo ra 15,2 gam hhợp hai rượu. Vậy công thức của hai rượu là: A. CH3OH, C2H5OH B. C3H7OH, C4H9OH C. C2H5OH, C3H7OH D. C4H9OH, C5H11OH 24. Andehit fomic dễ tan trong nước do nhuyên nhân nào sau đây? A. Do andehit fomic dễ tạo liên kết hidro với H2O B. Do andehit fomic có liên kết –CH=O rất phân cực. C. Do andehit fomic tham gia phản ứng cộng với nước tạo ra hợp chất hidrat, hợp chất này tạo được liên kết H liên phân tử. D. Do andehit foimc có liên kết hidro liên phân tử. 25.Chọn nhóm từ thích hợp để điền vào chỗ (…) sau: Dung dịch chứa khoảng 40% …… trong nước được gọi là fomon hay fomalin A. thể tích andehit axetic B. khối lượng andehit axetic C. khối lượng andehit fomic D. thể tích andehit fomic.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 70

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

26. Theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi ( từ trái qua phải) cuả các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là: A. H2O, C2H5OH, CH3CHO B. H2O, CH3CHO, C2H5OH C. CH3CHO, H2O, C2H5OH D. CH3CHO, C2H5OH, H2O 27. Chỉ dùng một hoá chất nào dưới đây để phân biệt hai bình mất nhã chứa khí C2H2 và HCHO ? A. Dung dịch Ag2O/NH3, to B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Brom D. Cu(OH)2. 28. Để điều chế andehit từ ancol bằng một phản ứng người ta dùng A.ancol bậc 1 B. ancol bậc 2 C. ancol bậc 3 D.ancol bậc 1 hoặc ancol bậc 2 29. Cho sơ đò phản ứng : o o Cl2, as CH3COONa vôitotôi xút X Y dd NaOH, t Z CuO, t T 1:1 X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ, công thức của T là: A. CH2O2 B. CH3CHO C. CH3OH D. HCHO 30. CH3CHO tác dụng với những chất nào ? A. H2, CuO, H2O B. Dung dịch Br2, dung dịch KMnO4. C. Na, O2, dung dịch Cu(OH)2 D. H2, dd AgNO3/ NH3. 31. CH3-CH2-CHO có tên là: A. Propanal B. Andehit propionic C. propionaldehit D. Tất cả đều đúng 32. Một andehit no đơn chức có tỷ khối hơi đối với H2 bằng 29. Công thức cấu tạo của andehit là: A. HCHO B. CH3-CH2- CHO C. CH3-CHO D. C3H7-CHO 33. Cho 4,5 gam andehit fomic tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Tìm khối lượng của Ag tạo thành: A. 43,2g B. 64,8g C. 43,2g D. 172,8g 34. Oxi hoá hoàn toàn andehit no A thì được axit B. Biết dB/A= 1,364. Công thức A là: A. HCHO B. C2H5O C. CH3CHO D. C3H7CHO 35. Để phân biệt HCHO và CH3OH, nên dùng thuốc thử nào? A. Na B. Dung dich HCl C. Dung dịch NaOH D. dd AgNO3/NH3 36. Chọn câu phát biểu sai trong các câu sau: A. Các andehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. B. Nếu một hidrocacbon mà hợp nước tạo thành sản phẩm là adehit thì hidrocacbon đó là C2H2. C. Nhiệt độ sôi của andehit cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của rượu tương ứng. D. Một trong những ứng dụng của andehit fomic là dùng để điều chế keo urefomandehit. 37. metanal cho phản ứng với các chất sau: A. Na, CuO, AgNO3, H2 B. H2, O2, C6H5OH, NaHSO3. C. H2, O2, C6H5OH, NaHSO4. D. Na, CuO, KNO3, H2 38. Cho 0.92g một hh gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O trong dd NH3 thu được 5.64g hh rắn. phần trăm khối lượng tương ứng của C2H2 và CH3CHO là: A. 28.26% và 71.74% B. 26.74% và 73.26% C. 25.73% và 74.27% D.27.95% và 72.05% 39. Chất không tham gia phản ứng với Natri là: A. CH3COOH B. CH3CHO C. HCOOH D.C2H5OH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 71

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

AXIT CACBOXILIC Axit cacboxylic là axit hữu cơ trong phân tử có nhóm chức cacboxyl ( -COOH). A. Chất tiêu biểu: Axit axetic CH3COOH Axit axetic là chất lỏng, tan vô hạn trong nứơc vì tạo được liên kết hidro với nước, có độ sôi cao vì các phân tử axit tao được liên kết hidro với nhau (2 lk H), và lk h do axit tạo ra rất bền. I/ Hoá tính: - Làm quỳ tím hoá đỏ, - Phản ứng với KL trước H, bazơ, muối của axit yếu hơn. ( hoà tan được đá vôi, dd Na2CO3 có htượng tạo khí CO2) - Phản ứng với rượu tạo este. ( phản ứng este hoá) II/ Điều chế: - Sự lên men giấm từ rượu - Oxi hoá anđehit axetic B. Dãy đồng đẳng của axit axetic : I. Công thức: CnH2n +1 COOH ( n≥ 0) hay CxH2xO2 ( ≥ 1) II. Hoá tính: tương tự như axit axetic • Ngoài ra axit không no: axit acrylic, axit meta acrylic cho phản ứng cộng Brom, phản ứng trùng hợp • Công thức tổng quát của axit không no đơn chức chứa 1 nối đôi: CnH2n-1 COOH ( n≥ 2) • Axit fomic tham gia phản ứng tráng gương. • Muốn thu được nhiều este ta phải cho dư rượu hoặc axit, dùng chất hút nứơc (H2SO4 đặc), chưng cất este ra khổi mt III. Điều chế: RCH2OH + O2  RCHO + ½ O2  → RCOOH + H2O → RCOOH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn 40. Trong các nhóm chức sau, nhóm chức nào là của axit cacboxylic? A. R-COO- B.-COOH C. –COD. – COO-R 41. Có bao nhiêu đông phân ứng với công thức phân tử C2H4O2 tác dụng với đá vôi là: A. 1 B.2 C. 3 D. 4 42. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: rượu etylic(1), êtyl clorua(2), dietyl ete(3), và axit axetic(4): A. (1)>(2)>(3)>(4) B. (4)>(3)>(2)>(1) C. (4)> (1) >(3)> (2) D. (1)> (2) >(4)>(3) 43. Sắp xếp các chất: CH3COOH(1), HCOO-CH2CH3(2), C2H5COOH(3), CH3COO-C2H5(5) theo thứ tựn hiệt độ sôi giảm dần: A. (3)>(5)>(1)>(4)>(2 ) B. (1)>(3)>(4)>(5)>(2 ) C. (3)>(1)>(4)>(5)>(2 ) D. (3)>(1)>(5)>(4)>(2 ) 44. Tính axit giảm dần theo thứ tự sau: A H2SO4 > CH3COOH > C6H5OH> C2H5OH B H2SO4> C6H5OH> CH3COOH > C2H5OH C C2H5OH> C6H5OH> CH3COOH > H2SO4 D CH3COOH> C6H5OH>C2H5OH> H2SO4

45. Các hợp chất CH3COOH (1), C2H5OH(2) và C6H5OH (3) xếp thứ tự tăng tính tính axit ở dãy nào là đúng? A. (2)< (1)<(3) B. (3)< (1)<(2) C. (1)< (3)<(2) D.(2)< (3)<(1) 46. Axit fomic có thể tác dụng với tất cả các chất nào trong dãy sau? A. Mg, Cu, dd NH3, NaHCO3 B. Mg, Ag, CH3OH/ H2SO4 đặc, nóng C. Mg, dd NH3, NaHCO3 D. Mg, dd NH3, dd NaCl 47. Axit acrylic có thể tác dụng với tất cả các chất nào sau đây? A. Na, Cu, Br2, dd NH3, dd NaHCO3, CH3OH (H2SO4 đặc) B. Mg, H2, Br2, dd NH3, dd NaHCO3, CH3OH (H2SO4 đặc) C. Ca, H2, Cl2, dd NH3, dd NaCl, CH3OH (H2SO4 đặc) D. Ba, H2, Br2, dd NH3, dd NaHSO4, CH3OH (H2SO4 đặc) . Trang 72

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

48. Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức C3H4O2. X tác dụng với Na2CO3 và rượu etylic và tham gia phản ứng trùng hợp. Y phản ứng với dung dịch KOH, không được với Kali. X và Y lần lượt có công thức cấu tạo là: A. C2H5COOH và CH3COOH B. HCOOH và CH2=CH –COO-CH3 C. CH2=CH- COO-CH3 và CH3-COO-CH=CH2 D. CH2=CH- COOH và HCOO- CH=CH2 49. Cho quỳ tím vào dung dịch axit axetic, quỳ tím có đổi màu không, nếu có thì đổi màu gì? A. đổi sang màu hồng B. đổi sang màu xanh C. không đổi màu D. bị mất màu. 50.Đê phân biệt hai dung dịch axit axetic và axit acrylic, ta dùng chất nào sau? A. Quỳ tím B. natri hiđroxit C. natri hiđrocacbonat D. nước Brom. 51. Có thể phân biệt axit CH3COOH và CH3CHO bằng chất noà sau đây? A. CaCO3 B. Quỳ tím C. Na D. Tất cả đều được 52. Axit nào mạnh nhất ? A. CH3COOH B. HCOOH C. C3H7COOH D. C2H5COOH 53.. Dùng hoá chất nà để phân biệt HCOOH và CH3COOH ? A. NaOH B. Na C. CaCO3 D. AgNO3/NH3 54. Giấm ăn là dung dịch CH3COOH có nồng độ A. 2-5% B. 10-20% C. 20-30% D. Kết quả khác. 55. Axit axetic không tác dụng với dd muối: A. Phenollat natri B. Amoni cacbonat C. natri etylat D. Tất cả đều sai 56. Chọn phát biểu sai trong các câu sau: A. HCOOH là axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng của nó. B. HCOOH tham gia phản ứng tráng gương. C. HCOOH không phản ứng với Cu(OH)2/ NaOH D. HCOOH có tính axit mạnh hơn axit H2CO3 nhưng yếu hơn axit HCl 57. Có hh gồm bốn chất lỏng đựng trong 4 lọ bị mất nhãn gồm: benzen, phenol, rượu etylic và axit axetic. Để phân biệt ta dùng hoá chất (đủ) nào sau? A. Quì tím, nước Brom, K2CO3. B. K2CO3, dd Br2, Na C. Quì tím, nước Brom, Na D. Cả B và C đều đựơc. 58. Khi cho axit axetic tác dụng với các chất sau, phản ứng nào xảy ra? (1) KOH. (2)Mg. (3) Cu (4) CuO (5) Na2CO3 (6) Na2SO4 (7) HCl (8) C2H5OH (9) AgNO3/NH3 (10) Cu(OH)2 A. (1), (4), (5), (6), (10) B. (1), (2), (4), (5), (6), (8) C. (1), (2), (4), (5), (8), (10) D.(1), (2), (5), (9). 59. Phản ứn nào sau đây chứng tỏ axit axetic là một axit yếu? A. Cho phản ứng trung hoà với các bazơ nhưng không phát nhiệt. B. Chỉ tác dụng với kim loại có tính khử mạnh. C. Chỉ tác dụng với các muối của axit thật yếu. D. Tất cả những phản ứng trên. 60.. Các axit hữu cơ có tính chất chung nào sau đây? A. Tính axit yêu. B. Cho phản ứng este hoá với rượu C. Cho phản ứng thế với Cl2 ở Cα. D. Có tất cả những tính chất trên. 61. Axit axetic tan trong nước với bất kỳ tỉ lệ nào vì lí do nào sau đây? A. Axit axetic tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nhau. B. Axit axetic tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước. C. Trong phân tử axit axetic có liên kết π không bền. D. Trong phân tử axit axetic có liên kết cộng hoá trị. 62. Lý do nào sau đây được dùng để giải thích tai sao axit axetic là mtto chất lỏng có nhiệt độ sôi tương đối cao? A. Axit axetic là chất khá bền. B. Liên kết trong phân tử axit axetic đều là liên kết cộng hoá trị C. Axit axetic là một hợp chất ion. D. Axit axetic tạo được liên kết H giữa các phân tử. 63. Một hợp chất A có công thức phân tử C3H6O2. A làm tan đá vôi và tác dụng với Na. Công thức cấu tạo đúng của A là: A. CH3-CH(OH)-CHO B. CH3CH2-COOH C. CH3-O-CH2CHO D. CH3-CO-CH2-OH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 73

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

64. Axit fomic có thể tham gia phản ứng với AgNO3/ NH3 và phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành kết tủa đỏ gạch là do: A. Axit fomic là axit mạnh nên phản ứng dễ dàng. B. Phân tử chứa nhóm –CHO có tính khử. C. Axit HCOOH có 1 nguyên tử H linh động. D. Axit fomic thể hiện tính chất của 1 axit phản ứng với 1 bazơ là AgOH và Cu(OH)2 65.Một hợp chất A có công thức phân tử C3H6O2. A không tác dụng với dd NaOH mà tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với Na. Công thức cấu tạo đúng của A là: A. CH3-CH(OH)-CHO B. CH3CH2-COOH C. CH3-O-CH2CHO D. CH3-CO-CH2-OH 66. Axit cacboxylic có tính axit vì: A. Có 2 nguyên tử O trong phân tử. B. Có nhóm –OH C. Có nhóm –CO và OH D. Có nhóm –OH kết hợp với nhóm –CO tạo thành nhóm –COOH 67. Oxi hoá không hoàn toàn Propal bằng O2 ( xúc tác Mn2+) thu được chất nào sau đây? A. C3H7COOH B. CH3COOH C. C2H5COOH D. C4H9COOH 68. CH3COOH không thể điều chế được điều chế trự tiếp bằng cách A. lên men rượu C2H5OH B. oxi hoá CH3CHO bằng O2( xúc tác Mn2+) C. cho muối axetat phản ứng với axit mạnh D. Oxi hoá CH3CHO bằng AgNO3/NH3 69. Cặp chất nào sau đây đều có phản ứng tráng gương? A. CH3COOH và HCOOH B. HCOOH và C6H5COOH C. HCOOH và HCOONa D. C6H5ONa và HCOONa 70.Trung hoà 3g một axit cacboxylic no đơn chức X cần dùng vừa đủ 100mL dd NaOH 0.5M. Tên gọi của X là: A. axit fomic B. axit propionic C. axit acrylic D. axit axetic 71.Để trung hoà 8.8g một axit cacboxilic mạnh không phân nhánh thuộc dãy đồng dẳng của axit acetic cần 100mL dd NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit trên là: A. HCOOH B. CH3-CH(CH3)COOH C. CH3-CH2-COOH D. CH3CH2CH2-COOH 72. Trung hoà hỗn hợp 2 axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng, phải cần 40mL dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch thu được 4,25g. Vậy tên gọi hai axit trên là? A. Axit axetic va axit propionic B. Axit fomic và axit axetic C. Axit fomic và axit propionic D. Axit propionic và axit butanoic. 73. Trung hoà hoàn toàn 3,6g một axit đơn chức cần dùng 25 gam dd NaOH 8 %. Axit này là: A. Axit axetic B. Axit acrylic C. Axit propionic D. Axit fomic 74. Cho 5,76 gam axit hữu cơ đơn chức A tác dụng hết với đá vôi thu đựơc 7,28 gam muối B. Xác định A A. Axit fomic B. Axit acrylic C. Axit axetic D. Axit butyric 75. A, B là 2 axit no đơn chức, mạch hở, kế tiếp tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 4,6 gam A và 6 gam B tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 lít (đktc). Công thức phân tử A và B lần lựơt là: A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH C. C2H5COOH và C4H9COOH D. C3H7COOH và C4H9COOH 76.Khối lượng của MgO cần lấy để tác dụng vừa đủ với 39g CH3COOH gam là: A. 10g B. 13g C. 14g D.15g 77. Cho 14,8 hh 2 axit hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ Na2CO3 tạo thành 2,24 lít khí CO2(đktc). Khối lượng muối thu được là A. 19,2g B. 20,2g C. 21,2g D. 23,2g 78.Cho hỗn hợp HCOOH và C2H5OH tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) thu được là: A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,36lít D. 4,48lit 79.Cho a gam hỗn hợp HCOOH và C2H5OH tác dụng hết với Na thu được 1,68 lít khia H2 (đktc). Giá trị a là: A. 4,6g B. 5,5g C. 6,9g D. 7,2g 78. Trung hoà 9 gam một axit no, đơn chức bằng một lượng vừa đủ NaOH thu được 12,3 gam muối. Axit đó là: A. HCOOH B. CH3COOH C. C2H5COOH D. C3H7COOH 81. Đốt cháy hoàn toàn 2,22 g một axi no đơn chức A thu được 1,62 g H2O. A là: A. HCOOH B. CH3COOH C. C2H5COOH D. C3H7COOH 82. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là: A. CH3COOH B. CH3CHO C. C2H5OH D. CH3OH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 74

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

ESTE Este là sản phẩm este hoá giữa axit và rượu. Các phân tử este không tao được lk H nên có nhiệt độ sôi thấp. I. Công thức: ESTE HỮU CƠ Este đơn chức : RCOOR’ hay CxHyO2 - Este đơn chức no: CnH2n+1COOCmH2m+1 hay CxH2xO2 II. Hoá tính: Thuỷ phân: H2SO4, t0 - Ttrong môi trường axit : RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH 0

t - Trong môi trường kiềm: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

83. Phản ứng tương tác của rượu tạo thành este có tên gọi là gì? A. phản ứng trung hoà B. phản ứng ngưng tụ C. phản ứng este hoá C. phản ứng kết hợp 84. Cho chất X có công thức C4H8O2, khi tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C3H5O2Na. X thuộc loại hợp chất nào sau đây? A. Axit B. Este C. Anđehit D. Rượu 85. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm khi đun nóng còn gọi là phản ứng gì? A. xà phòng hoá B. hidrat hoá C. crackinh D. sự lên men. 86. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. HCOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. C2H5COOH 87. Este được tạo thành từ axit no, đơn chức và acol đơn chức có công thức cấu tạo là : A. CnH2n-1COOCmH2m+1 B. CnH2n-1COOCmH2m -1 B.CnH2n +1COOCmH2m -1 D.CnH2n +1COOCmH2m+1 88. Một ese có công thức phân tử là C3H6O2. Có phản ứng tráng gương với dd Ag2O/ dd amoniac. Công thức cấu tạo của este đó là: A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 C. HCOOC3H7 D. C2H5COOCH3 89.Phản ứng este hoa giữa rượu etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên là: A. Metyl axetat B. Axyl etylat C. Etyl axetat D. axetyl etylat 90. Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được hỗn gồm các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức của este có thể là: A. CH3- COO-CH=CH2 B. H- COO- CH2- CH=CH2 C. H-COO- CH2- CH=CH-CH3 D. CH2=CH-COO-CH3 91. Một este có công thức C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được rượu etylic. Công thức cấu tạo của este: A. C3H7COOH B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H7 D. C2H5COOCH3. 92.Đun 12g axit axetic với một lượng dư ancol etylic ( có axit H2SO4 đặc xúc tác ). Đến phản ứng dừng lại thu được 11g este. Hiệu suất của phản ứng este hoa là bao nhiêu? A. 70% B. 75% C. 62.5% D. 50% 93.Một este có công thức phân tử là C3H6O2. Có phản ứng tráng gương với dung dịch bạc nitrat trong nước amoniac. Công thức cấu tạo là: A. HCOOC2H5 B. HCOOC3H7 C. CH3COOCH3 D. C2H5COOCH3 94. Thuốc thử để phân biệt axit acrylic, rượu etylic, axit axetic đựng trong các lọ mất nhãn là: A. quỳ tím B. quỳ tím , dd Na2CO3 C. quỳ tím, Cu(OH)2 D. quỳ tím, dd NaOH 95. Chất vưà tác dụng với Na và NaOH là: A. CH3-CH2-COO-CH3 B. CH3-CH2-CH2-COOH C. HCOO-CH2- CH2- CH3 D. CH3- COO- CH2- CH3 96.Cho 3.0g một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dd NaOH. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 4.1g muối khan. Công thức phân tử của X là: A. CH3COOH B. HCOOH C. C2H5COOH D. C3H7COOH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 75

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

97.Đốt cháy hoàn toàn một lương este no đơn chức thì thể tích CO2 sinh ra luôn bằng thể tích oxi cần cho phản ứng ở cùng đk, nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là A. metyl axetat B. propyl fomiat C. etyl axetat D. metyl fomiat

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 76

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

98. Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và rượu etylic, để thu đuợc nhiều este ta cần làm: A. Tăng nồng độ rượu hay axit B. Dùng chất hút nước để tách nước C. Chưng cất ngay để lấy este D. Cả ba biện pháp A, B, C 99.Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Axit propioic có nhiệt độ sôi cao hơn propanal B. Etylaxetat có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic. C. Etyl fomiat tan trong nước D. Metyl fomiat có mùi táo. 100.Este là sản phẩm của phản ứng giữa: A. Axit hữu cơ với rượu B. Axit vô cơ với rượu C.Axit với rưọu D.Axit với phenol 101. Phản ứng xà phòng hoá etyl axetat với NaOH có những đặc điểm sau: A. Phản ứng thuận nghịch B. Phản ứng có giới hạn C. Phản ứng hoàn toàn D. Phản ứng xảy ra chậm. 102. Cho este có công thức phân tử là C2H4O2 có gốc rượu là metyl thì tên gọi axit tương ứng là: A.Axit fomic B. Axit axetic C. metanoic D. Cả A và C. 103. Để tăng hiệu suất cho quá trình chuyển hoá este từ rượu và axit cacboxilic, người ta thực hiện biện pháp A. cho rượu dư hoặc axit dư. B. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác. C. Chưng cất este ra khỏi hh trong phản ứng C. Cả A,B, C đều đúng. 104. Để xà phòng hoá 17,4g một este đơn chức cần dùng 150mL dd NaOH 1m. Este có CTPT là: A. C5H10O2 B. C4H8O2 C. C4H6O2 D. C6H12O2 105. Đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở thu được 1,8 gam H2O. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là: A. 2,24lít B. 4,48lít C. 3,36 lít D. 1,22 lít 106. Đun nóng 6g CH3COOH với 6 gam C2H5OH có H2SO4 đặc làm xúc tác. Tìm khối lượng este tạo thành khi hiệu suất 80%. B. 8g C. 10g D. 9g A. 7,04g

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 77

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương III- GLYXERIN – LIPIT RƯỢU ĐA CHỨC – GLIXERIN A. Cấu tạo: rượu đa chức là rượu tron phân tử có nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) B. Chất tiêu biểu: GLIXERIN C3H5(OH)3 hay CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH Hoá tính - Phản ứng với natri kim loại, axit HCl, HNO3 - Phản ứng đặc trưng để nhận biết là cho phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam Điều chế: cho lipit + dd NaOH, t0 → Glixerin + muối Natri CHẤT BÉO ( LIPIT) A. Cấu tạo: chất béo là este ba chức tạo bởi glixerin và các axit béo. Công thức chung: C3H5(OCO R )3 B. Hoá tính: phản ứng thuỷ phân - Trong mt axit : cho ra sp: Glixerin và axit béo. - Trong mt kiềm: Glixerin + muối Natri ( P/ứ : xà phòng hoá) 1. Etilenglicol và Glixerin là: A. Rượu bậc hai và rượu bậc ba B. Hai rượu đa chức C. hai rượu đồng đẳng D. Hai rượu tạp chức Hãy chon đáp án đúng. 2. Công thức phân tử của glixerin là công thúc nào: A. C3H8O3 B. C2H4O2 C. C3H8O D. C2H6O 3. Glixerin thuộc loại hất nào? A. rượu đơn chức B. rượu đa chức C. este D. gluxit 4. Công thức cấu tạo nào sau đây là của glixerin? A . CH2OH- CHOH- CH2OH B. CH3-CHOH- CHOH-CH2OH C. CH2OH-CH2OH D. CH2OH- CH2OH-CH3 5. Nhỏ vài giọt quỳ tím vào glixerin, quỳ tím chyể sang màu gì? A. xanh B. tím C. đỏ D. không màu 6. Tính chất đặc trưng của glixerin là: (1) chất lỏng (2) màu xanh lam (3) có vị ngọt (4) tan hiều trong nước. Tác dụng với : (5) kim loại kiềm (6) trùng hợp (7) phản ứng axit (8) phản ứng với đồng (II) hidroxit (9) phản ứng với dd NaOH Những tính chất nào đúng? A. 2,6,9 B. 1,2,3,4,6,8 C. 9,7,5,4,1 D. 1,3,4,5,7,8 7. Ứng dụng quan trọng nhất của glixerin : A. Điều chế thuốc nổ B. làm mền vải da trong CN dệt C. dung môi cho mực in, mực viết, kem đánh răng. D. dung môi sản xúât kem chống nẻ. 8.Để phân biệt glixerin và rượu etylic ta dùng thuốc thử nào? A. dd NaOH B. Na C. Cu(OH)2 D. nước brom 9. Glixerin khác với rượu etylic ở phản ứng nào? A. phản ứng với Na B. phản ứng este hoá C. phản ứng với Cu(OH)2 D. dễ tan trong nước. 10.Chọn đáp án đúng: A. chất béo là trieste của glixerin với axit B.chất béo là trieste của ancol với axit béo. C. chất béo là trieste của glixerin với axit vô cơ D. chất béo là trieste của glixerin với axit béo.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 78

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

11. Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân lipit trong môi trường axit là gì: A. phản ứng thuận nghịch B. phản ứng xà phòng hoá. C. phản ứng không thuận nghịch D. phản ứng cho- nhận e 12. Cho glixerin tác dụng với Na dư, thu được 0.3mol H2. Khối lượng glixerin phản ứng là: A. 18.4g B. 27.6g C. 55.2g D. Đáp số khác. 13. Để hoà tan Cu(OH)2, người ta dùng glixerin. Vậy để hoà tan 9,8g Cu(OH)2 cần bao nhiêu gam glixerin. A. 4,6g B. 18,4g C. 45g D. 23g 14. Cho các chất sau: a) HOCH2-CH2OH b) HOCH2-CH2-CH2OH c) CH3-CHOH-CH2OH d) HOCH2-CHOH-CH2OH Những chất thuộc cùng dãy đồng đẳng là những chất nào? A. (a) với (c) B. (a) với (d) C. (a) với (b) D. (a) với (b),(c). 15. Cho các chất sau: (1) HOCH2-CH2OH (2) HOCH2-CH2-CH2OH (3) HOCH2-CHOH-CH2OH (4) CH3-CH2- O- CH2-CH3 (5) CH3-CHOH-CH2OH Những chất tác dụng với Na là những chất nào? A. 1,2,3 B. 2,4,5 C. 1,2,3,4 D. 1,4,5 16. Glixerin trinitrat có tính chất như thế nào? A. Dễ cháy B. dễ bị phân huỷ C. dễ nổ khi đun nóng nhẹ D. dễ tan trong nước 17. Để phân biệt rượu etylic và glixerin, có thể dùng phản ứng nào? A. tráng gương tạo kết tủa bạc B. khử CuO khi đun nóng tạo đồng kim loại màu đỏ C. este hoá bằng axit axetic tạo este. D. hoà tan Cu(0H)2 tạo dung dịch mùa xanh lam. 18. Khi thuỷ phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerin? A. Muối B. Este đơn chức C. Chất béo D. Etyl axetat 19. Tính chất đặc trưng của lipit là: 1. chất lỏng 2. chất rắn 3. nhẹ hơn nước 4. không tan trong nước 5. tan trong xăng 6. dễ bị thuỷ phân 7. Tác dụng với KL kiềm 8. cộng H2 vào gốc rượu Các tính chất không đúng là những tính chất nào? A. 1,6,8 B. 2,5,7 C. 1,2,7,8 D. 3,6,8 20. Để biến một số dầu thành mở rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây? A. hidro hoá (có xúc tác Ni) B. cô cạn ở nhiệt độ cao C. làm lạnh D. xà phòng hoá. 21. Trong cơ thể, lipit bị oxi hoá thành những chất noà sau đây? A. amoniac và cacbonic B. NH3, CO2, H2O C. H2O và CO2 D. NH3 và H2O 22. Trong cơ thể, trước khi bị oxi hoá lipit: A. bị thuỷ ohân thành glixerin và axit béo. B. bị hấp thụ C. bị phân huỷ thành CO2 và nước. D. không thay đổi Hãy chọn đáp án đúng: 23. Giữa lipit và este của rượu và axit đơn chức khác nhau về: A. gốc axit trong phân tử B. gốc rượu trong lipit cố định là của glixerin. C. gốc axit trong lipit phải là gốc của axit béo D. bản chất của liên kết trong ph/tử. Hãy chỉ ra kết luận sai. 24. Có hai bình mất nhãn đựng riêng biệt hai hỗn hợp: dầu bôi trơn máy, dầu thực vật. Có thể nhận biết hai hỗn hợp trên bằng cách nào? A. dùng KOH dư B. dùng Ca(OH)2 C. dùng NaOH đun nóng D. đun nóng với dd KOH, để nguội, cho thêm vaì giọt dd CuSO4. 25.Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau? A. phân huỷ mỡ B. Thuỷ phân mở trong kiềm C. phản ứng của axit với kim loại. D. Đehidro hoá mỡ tự nhiên. 26. Lipit là: A. hợp chất chứa C, H, O, N B. là este của axit béo và glixerin C. là este của axit béo và rượu đa chức. D. Tất cả đều sai. 27. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lipit còn gọi là chất béo. B. Este của glixerin và axit béo gọi là chất béo.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 79

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

C. Chất béo rắn là chất chủ yếu chứa các gốc axit béo không no. D. Dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng, còn mỡ động vật thường ở trạng thái rắn. 28. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lipit là este của axit béo và glixerin. B. Lipit động vật(mỡ) chứa chủ yếu các axit no, lipit thực vật chứa chủ yếu các axit không no. C. Khi xà phòng hoá thu được glixerin và các axit béo. D. Xà phòng là hỗn hợp các muối natri của các axit béo. 29. Phản ứng xà phòng hoá chất béo là phản ứng của axit béo với: A. H2O B. dd HCl C. dd NaOH D. dd Ca(OH)2 30. Dầu mỡ để lâu trong không khí bị ôi thiu là do A. chất béo bị vữa ra B. chất béo bị thuỷ phân với nước trong không khí. C. chất béo bị oxi hoá chậm bởi oxi không khí. D. chất béo bị phân huỷ thành các andehit có mùi hôi.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 80

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương IV- GLUXIT GLUXIT Gluxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa nhóm hiđroxyl (-OH) và cacboxyl (-COOH) Gluxit có nhiều loại, nhưng quan trọng nhất là các loại sau: - Monosacarit:chất tiêu biểu: Glucozơ. - Disaccarit: chất tiêu biểu : Saccarozơ. - Polisaccarit: chất tiêu biểu: tinh bột và xenlulôzơ. GLUCOZƠ ( C6H12O6) Glucozơ là chất rắn, không màu, nóng chảy 1460C, có độ ngọt kém hơn đường mía I/ Cấu tạo: -Công thức phân tử: C6H12O6 - Công thức cấu tạo: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CHO II/ Hoá tính: 1. Tính chất hoá học của rượu đa chức: - Phản ứng với dd Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho ra dd màu xanh lam - Phản ứng với axit hữu cơ cho ra este có 5 gốc axit 2. Tính chất của andehit: a. Phản ứng oxi hoá: Cho phản ứng tráng bạc với Ag2O/ dd NH3, t0 và tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nhẹ với Cu(OH)2 b. Phản ứng cộng với H2 cho ra socbic ( sorbitol) 3. Phản ứng lên men rượu: cho rượu etylic và khí CO2 III/ Điều chế: Thuỷ phân tinh bột hoặc xenlulozơ IV/ Đồng phân: Đồng phân quan trong nhất của glucozo là Fructozơ. Fructozo cũng có tính khử như glucozo.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn SACCAROZO : C12H22O11 Saccarozơ là chất rắn không màu, nóng chảy 1850C, vị ngọt , được sản xuất từ đường mía. I/ Hoá tính: - Thuỷ phân cho ra: glucozơ và fructozo - Phản ứng với Cu(OH)2 cho ra dd màu xanh lam II/ Đồng phân: Đồng phân quan trọng nhất của saccarozơ là mantozơ Saccazo không có tính khử, còn mantozơ có tính khử TINH BỘT Tinh bột là chất vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, trong nước nóng thì tạo ra hồ tinh bột I/ Cấu tạo: Tinh bột là hợp chất cao phân tử. Công thức tổng quát: (C6H10O5)n II/ Hoá tính: - Phản ứng thuỷ phân cho ra Glucozo - Phản ứng dd iốt cho màu xanh lam đặc trưng. XENLULOZƠ Xenlulozo là chất rắn dạng sợi, không tan trong nước, rươu, ête…, tan trong nước Svayde I/ Cấu tạo: Xenlulozo là hợp chất cao phân tử, có công thúc tổng quát ( C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n. Khác với tinh bột xenlulozo chỉ có cấu tạo mạnh thẳng. II/ Hoá tính: - Phản ứng thuỷ phân : cho ra Glucozo - Phản ứng với axit nitric cho ra xenlulozo nitrat ( thuốc nổ). - Phản ứng với axit axetic cho xenlulozo trinitrat ( tơ axetat) 1.Các chất : glucozơ, fomandehit, andet axetic, metyl fomiat. Phân tửu đều có nhóm –CHO, nhưng trong thự tế để thự hiện phản ứng tráng gương ta dùng một tron các chất trên là: A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6H12O6 D. HCHO Trang 81

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

2. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh đựơc cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở? A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc C.glucozơ tạo ester chứa 5 gốc axit CH3COOD. Khi có xúc tác enzim, dd glucozơ lên men tạo rượu etilic. 3. Đồng phân của gluczo là chất nào ? A. saccarozo B. Xenlulozo C. Mantozo D. Fructozo 4. Khi thuỷ phân tinh bột người ta thu được sp cuối cùng là chất nào? A. Frutozo B. Glucozo C. Saccarozo D. Mantozo 5.Chất nào sau đây cho phản ứng tráng gương? A. Saccarozo B. Tinh bột C. Glucozo D. Xelulozo 6. Glicogen còn được gọi là gì? A. Glixerin B. tinh bột động vật C. Glixin D. tinh bột thực vật 7. Hãy tìm một thuóc thử để nhận biết Glucozo, glixerin, etanol, andehit axetic A. Na B. Nước Brom C. Cu(OH)2 trong mt kiềm D. Ag2O/ dd NH3, t0 8. Để chứng minh glucozo có nhóm chức andehit, có thể dùng 1 trong 3 phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không chứng minh đươc ? A. Oxi hoá glucozo bằng Ag2O/ dd NH3, t0 B. Oxi hoá glucozo bằng Cu(OH)2 đun nóng. C. Lên D. Khử glucozo bằng H2/ Ni, t0 men lgucozo bằng xúc tác enzim 9. Trong phân tử gluxit, luôn có nhóm chức A. rượu B. axit C. xeton D. andehit 10.Đun nóng dd chứa 27g glucozo với bạc oxit trong dd amoniac , giả xử HS 75% thấy LK loại bạc tách ra: B. 16.2g C. 32.4g D. 21.6g A. 24.3g 11. Trong các công thức sau đây công thức nào là của xenlulozo? A.[C6H5O2(OH)5]n B.[C6H7O2(OH)2]n C.[C6H5O2(OH)3]n D.[C6H7O2(OH)3]n 12.Fructozơ không phản ứng với chất nàu sau đây? A. H2/Ni,t0 B. Saccarozơ C. dung dịch AgNO3/NH3 D. dd bom. 13. Đặc điểm giống nhau giữa glucơzơ và saccarozo là gì? A. Đều có trong củ cải đường B. Đều than gia phản ứng tráng gương C. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh D. Đều được sử dụng trong y học là “ huyết thanhn ngọt” 14. Khử glucozo bằng hidro để tạo socbitol. Khối lượng glucozo dùng để tạo ra 1,82g socbitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu gam? A. 2,25g B. 1,44g C. 22,5g D. 14,4g 15.Câu nào đúng trong các câu sau? Tinh bột và xenlulozo khác nhau về A. công thức phân tử B. tính tan trong nước lạnh C. cấu trúc phân tử D. phản ứng thuỷ phân 16. Tính khối lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoà toàn dd chứa 18g glucozo A. 2,16g B. 5,40g C. 10,80g D. 21,60g 17. Quá trình thuỷ phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào dưới đây? A. Đextrin B. Saccarozo C. Mantozơ D. Glucozo 18. Để phân biệt saccarozo, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào? A. Cho từng giọt tác dụng với HNO3/ H2SO4. B. Cho từng chất tác dụng với dd iot C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot. D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2 19. Glucozo không có tính chất nào dưới đây? A. Tính chất của nhóm andehit B. Tính chất của poliol C. Tham gia phản ứng thuỷ phân D. Tác dụng với CH3OH trong HCl 20. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của glucozo ? A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực B. Tráng gương và tráng phích C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic D. Nguyên liệu sản xuất PVC. 21. Nhận xét nào sau đây không đúng?

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 82

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy ngọt C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh xuất hiện màu xanh D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc 22. Thành phân chính trong nguyên liệu đai, bông, gai là: A. Tinh bột B. Mantozơ C. Xelulozo D. Saccarozo 23. Một bệnh nhân phải tiếp đường ( tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch ), đó là loại đường nào? A. Glucozo B. Saccarozo C. Mantozo D. Đường hóa học 24. Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong cấu tạo của glucozo có nhiều nhóm hiđroxyl? A. Cho dung dịch glucozo tác dụng với Na thấy giải phóng khí H2. B. Cho dd glucozo tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở nhịêt độ thường. C. Cho dung dịch glucozo tac dung với Cu(OH)2/ NaOH đun nóng. D. Cho dd glucozo tac dụng với AgNO3/NH3 25. Để phân biệt Mantozo và saccarozo có thể dùng hoá chất nào? A. Cu(OH)2 B. NaOH C. H2SO4 D.CH3COOH

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 83

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

CHƯƠNG V - AMINOAXIT- PROTIT AMINO AXIT VÀ PROTIT Amino axit : là hợp chất tạp chức, trong phân tử có nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH). Aminoaxit là chất rắn dễ tan trong nứơc. Có thể tác dụng với: axit và bazơ, tham phản ứng tạo liên kết peptit. Protit: Là loại hợp chất hữu cơ tạp chức. Khi thuỷ phân đến cùng amino axit. Khi đun nóng bị đông tụ, khi cháy có mùi khét của tóc cháy. Cho phản ứng màu : Dùng dd HNO3 tạo sản phản có màu vàng; dung dd CuSO4 ( trong mt kiềm) tạo dd màu xanh tím. 1. Phát biểu nào sau đây, về aminoaxit là không đúng A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH) B. Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất. C. Aminoaxit ngoài dạng phân tử còn có dạng lưỡng cực D. Thông thường ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit. 2.Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH,Na2SO3, CH3OH/ khí HCl Axit aminoaxetic tác dụng với chất nào? A. Tất cả các chất trên. B. HCl, HNO2, KOH, Na2SO3 , CH3OH/ khí HCl C.C2H5OH, HNO2, KOH,Na2SO3, CH3OH/ khí HCl, Cu D. : Cu, HCl, HNO2, KOH,Na2SO3, CH3OH/ khí HCl 3. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa: A. nhóm amino C. một nhóm amino và một nhóm cacboxyl B. nhóm cacboxyl D. một hoặc nhiều nhóm amino và một hoặc nhiều nhóm cacboxyl 4. Tơ capron được điều chế từ nguyên liệu nào sau đây? A. NH2- (CH2)2-COOH B. NH2- (CH2)4- COOH C. NH2- (CH2)3-COOH D. NH2- (CH2)5-COOH 5.Một trong những điểm khác nhau giữa protit với gluxit và lipit là: A. Protit luôn là chất hữu cơ no B. phân tử protit luôn có chứa nhóm OH D. Proti luôn có khối lượng PT lớn C. phân tử protit luôn có chứa nguyên tử nitơ. 6.Để chứng minh aminoaxit là chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lựơt với: A. dd HCl và dd Na2SO4 B. dd KOH và dd HCl C. dd KOH và CuO D. dd NaOH và NH3 7. Hợp chất hữu cơ có CTPT C3H7O2N tác dụng được với H2SO4 và NaOH và làm mất dd Br2 , CTCT là: A. CH3-CH(NH2)-COOH B. CH2=CH-COONH4 C. NH2- CH2- COOH D. A và C đúng 8. Câu nào sau đây không đúng? A. Khi nhỏ HNO3 đặc vào long trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Phân tử protit gồm các mạch dài polopeptit tạo nên C.Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh. 9. α-aminoaxit là aminoaxit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 10. Axit α-aminopropionic tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl, K2SO4, H2N-CH2-COOH B. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2N-CH2-COOH, Cu C. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2N-CH2-COOH D. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2N-CH2-COOH, NaCl 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Sự kết tủa protit bằng nhiệt được gọi là………protit A. sự trùng ngưng B. sự ngưng tụ C. sự phân huỷ D. sự đông tụ

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 84

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

12. Khi nhỏ HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng, đung nóng hh thấy xuất hiện ….(1)…, Cho đồng (II) hidroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu …(2)… xuất hiện A. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím xanh B. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím xanh C. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng D. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 85

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

CHƯƠNG VI- POLIME POLIME Polime: là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn, gồm nhiều mắt xích giống nhau tạo nên. Có 2 loại polime: -Tự nhiên: Xenlulozo, protit, tinh bột… - Tổng hợp: PE, PVC, PP.. • Điều chế polime: - Trùng hợp - Trùng ngưng. •

1. Polime là những hợp chất có phân tử khối …(1)…, do nhiều đơn vị nhỏ gọi là …(2)…liên kết với nhau tạo nên. A. (1) trung bình, (2) monome B. (1)rất lớn, (2) mắt xích C. (1) rất lớn, (2) monome D. (1) trung bình, (2) mắt xích 2.Mô tả ứng dụng của polime nào dưới đây là không đúng? A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện. B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước , vải che mưa… C. Poli( metyl metacrylat) làm kính máy bay, ôtô, đồ dân dụng, răng giả… D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng, vỏ máy, dụng cụ điện… 3. Tìm câu Sai : A. Phản ứng trùng ngưng khác với phản ứng trùng hợp. B. Trùng hợp 2-metylbutadien-1,3 đựơc cao su Buna C. Cao su iso pren có thành phần giống như cao su thiên nhiên. D. Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với fomanđehit lấy dư, xúc tác bằng bazơ. 4. Tơ nilon-6,6 là chất nào sau đây? A. Hexacloxiclohexan B. Poliamit của axit ađipic và hexametilenđiamin. C. Poliamit của axit ε- aminocaproic D. Polieste của axit adipic và etilenglicol. 5. Tơ nilon-6,6 là sản phẩn trùng ngưng giữa cặp chất nào sau đây? A. HOOC- (CH2)4-COOH và H2N -(CH2)4-NH2 B. HOOC- (CH2)4-COOH và H2N -(CH2)6-NH2 C. HOOC- (CH2)6-COOH và H2N -(CH2)6-NH2 D. HOOC- (CH2)4-NH2 và H2N -(CH2)6-COOH 6. Câu nào sau đây là không đúng? A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccaric nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi còn tinh bột thì không. B. Len, tơ, tằm, ơt nilon kém bền với nhiệt, nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit hoặc kiềm. C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt , tơ tự nhiên cho mùi khét. D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn. 7. Câu nào sau đây không đúng? A. Polime là hợp chất có khối lượng phân tử rrát lớn và kích thước phân tử rất lớn. B. Polime là hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắc xích liên kết với nhau C. Protit không thuộc loại hợp chất polime. D. Các polime đều khó bị hòa tan trong các hợp chất hữu cơ. 8. Phản ứng trùng hợp là phản ứng: A. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ( monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn. B. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn ( polime) và giải phóng phân tử nhỏ( thường là nước). C. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành một phân tử lớn ( polime) và giải phóng phân tử nhỏ( thường là nước).

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 86

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

D. cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ( monome) giống nhau thành một phân tử lớn ( polime). 9. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn ( polime) đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ ( như nước, amoniac, hidro clorua..) được gọi là? A. Sự peptit hóa B. Sự tổng hợp C. Sự polime hóa D. Sự trùng ngưng. 10.Tơ capron được điều chế từ nguyên liệu nào sau đây? A. NH2- (CH2)2-COOH B. NH2- (CH2)4- COOH C. NH2- (CH2)3-COOH D. NH2- (CH2)5-COOH 11. Nilon-6,6 có công thức cấu tạo là: A. [-NH-(CH2)5-CO-]n B. [-NH-(CH2)6 -NH-CO-(CH2)4 -CO-]n C. [-NH-(CH2)6 -NH-CO-(CH2)6 -CO-]n D. Công thức khác. 12. Trong số các polime sau đây: (1) Sợi bông (2) Tơ tằm ( 3) Len (4) Tơ visco (5) Tơ axtat (6)nilon- 6,6 Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là: A. (1), (2), (3) B. (1), (4), (5) C. (2), (4),(6) D. (1), (4), (6) 13. Thành phần chính trong nguyên liệu đay, bông, gai là: A. Tinh bột B. Mantozơ C. Xenlulozơ D. Saccarozo 14. Polime thiên nhiên nào sau đây là sản phẩm trùng ngưng ? A. Tinh bột ( C6H10O5)n B. Cao su: ( C5H8)n C. Tơ tằm ( -NH-R-CO-)n D. xenlulozơ ( C6H10O5)n 15. Polime không bay hơi vì polime là hợp chất hữu cơ đa chức. A. Phát biểu đúng, giải thích đúng B. Phát biểu đúng, giải thích sai C. Phát biểu sai, giải thích sai D. Phát biểu sai, giải thích đúng. 16. Tơ enang là: A. Tơ thiên nhiên B. Tơ hóa học C. Tơ nhân tạo D. Tơ tổng hợp. 17. PCV, PE, PS... là thành phần chính của: A. Tơ hóa học B. Tơ nhân tạo C. Tơ tổng hợp D. Chất dẻo 18.Tơ tằm là một loại poliamit thiên nhiên, trong phân tử có chứa nhóm chức: A. -COOH B. -NH2 C. -COOD. -CO-NH19. Tơ visco, tơ axetat là: A, tơ thiên nhiên B. Tơ hóa học C. Tơ nhân tạo D. tơ tổng hợp 20. Tơ đựơc sản xuất từ xenlulozo là: A. Tơ tằm B. Nilon-6,6 C. Tơ capron D. Tơ visco

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 87

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương VII: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI TÍNH CHẤT HOÁ HỌC -Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử: M –ne → Mn+ - Đa số KL tác dụng với phi kim, axit và dd muối 2Fe + 3Cl2 → FeCl3 Zn +2HCl → ZnCl2 + H2 3Cu +8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO+ 4H2O Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 +2Ag Các kim loại Li, K, Na, Ca, Ba phản ứng nước nga ỏ nhiệt độ thường giải phóng khí hiđro 2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2 Một vài kim loại tác dụng với dd kiềm như Be, Al, Zn, Cr Al + NaOH + H2O→ NaAlO2 + 3/2 H2 DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI Là dãy các cặp oxi hoá khử được sắp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại và giảm dần tính khử của KL Ion KL : tính oxi hoá tăng K+ Na+Ca2+Mg2+Al3+Zn2+Fe2+ Ni2+Sn2+H Cu2+Fe3+Hg22+Ag+ Pt2+Au3+ K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn H Cu Fe Hg Ag Pt Au KL: tính khử tăng Giữ 2 cặp oxi oxi hoá khử sẽ xẩy ra phản ứng theo chiêù chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ CÁCH CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI -Ăn mòn Kl là sự phá huỷ KL hoặc hợp kim do tác dụng hoá học của mt xung quanh - Có hai loại ăn mòn chính : Ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá - Bản chất: giống nhau ở chỗ đều là quá trình ôxi hoá khử , khác nhau ở chỗ ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện - Điều kiên để có sự ăn mòn điện hoá: + cặp điện cực khác nhau ( KL không ngchất) + Cặp điện cực tiếp xúc với dd chất điện li (trực tiếp hoặc gián tiếp) + Cặp điện cực này cùng tiếp xúc với mt chất điện li. - Ở cực âm kim loại có tính khử mạnh hơn, cực dương là KL có tính khử yếu - KL có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn. - Có 4 pp dùng để chống ăn mòn: Cách li Kl với mt, dùng hợp kim chống gỉ, dùng chất chống ăn mòn, dung PP điện hoá

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

ĐIỀU CHẾ: Nguyên tắc điều chế KL: khử các ion KL thành KL tự do M- ne → Mn+ Có 3 Phương pháp điều chế: - Phương pháp thuỷ luyện: Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu - Phương pháp nhiệt luyện: Fe2O3 +3CO → 2Fe + 3CO2 - Phương pháp điện phân: NaCl  → Na +Cl2 4 AgNO3+2H2O → 4Ag +4HNO3 +O2 Mỗi pp chỉ thích hợp cho sự điều chế Kl nhất định dpnc

dp

A. Câu lý thuyết: 1. Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân chính nào sau đây: A. Là kim loại rất cứng B. Là kim loại rất mềm C.là kim loại khó nóng chảy và khó bay hơi D. Là kim loại có khối lượng phân tử lớn 2. Cho hh Fe và Ag tác dụng với dung dịch gồm ZnSO4 và CuSO4, phản ứng hoàn toàn và vừa đủ. Chất rắn thu được gồm những chất gì? A. Zn, Cu B. Cu, Ag C. Zn, Cu, Ag D. Zn, Ag 3. Trong trường hợp nào sau đây là sự ăn mòn diện hoá? A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm. B. Zn tan trong dung dịch HNO3 loãng. C. Zn bị phá huỷ trong khí Clo D. Na cháy trong không khí. Trang 88

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

4. Nhúng đồng thời hai thanh Zn và Cu vào dd H2SO4 loãng 0.1M sao cho chúng không tiếp xúc nhau. Hiện tượng nào sau đây đúng và đầy đủ nhất? A. Bọt khí H2 thoát ra trên thanh Zn, Zn tan dần. B. Bọt khí thoát ra trên thanh Cu. C. dung dịch chuyển màu xanh. D. Cả B và C. 5. Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hy sinh: A. Na B. Zn C. Sn D. Cu 6. Tại sao có thể dùng Zn để phủ lên Fe để chống gỉ cho Fe? Nguyên nhân nào sau đây là hợp lý? A. Zn không phản ứng với oxi không khí. B.Zn trơ với các tác nhân oxi hoá ở điều kiện thường. C. Zn phản ứng với oxi không khí tạo lớp oxit ZnO mìn, bền. D. Nếu xảy ra năm mòn điện hoá, Zn là cực âm ( anốt) hy sinh. 7. Cuốn một sợi dây thép vào một thanh kim loại rồi nhúng vào dd axit H2SO4 loãng. Quan sát thấy sợi dây thép thoát ra rất mạnh từ sợi dây thép. Thanh kim loại có thể là kim loại nào trong các kim loại sau đây? A. Mg B. Sn C. Cu D. Pt 8. Trường hợp nào sau đây là bảo vệ kim loại, chống ăn mòn bằng phương pháp điện hoá? A. Phủ sơn epoxy lên các dây dẫn bằng đồng. B. Phủ thiếc lên bề mặt thanh sắt để trong không khí. C. Phủ một lớp dầu mở lên các chi tiết máy bằng kim loại. D. Gắn các thanh Zn lên chân cầu bằng thép ngâm dưới nước. 9. Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại? A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hoá khử. D. Phản ứng hoá hợp. C. Phản ứng phân huỷ. 10. Phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại dùng trong công nghiệp, để diều chế: A.Kim loại như: Na, K, Ca… B. Kim loại như: Al, Zn, Sn… C. Kim loại như: Fe, Zn, Sn,… D. Có thể dùng pp nhiệt luyện để điều chế mội kim loại 11. Liên kết kim loại là : A.là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các e tự do. B. Liên kết được hình thành do sự cho và nhận e giữa các nguyên tử kim loại. C. Liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện của ion dương kim loại này với ion âm kim loại kia. D. Là liên kết được hình thành do sự góp chung e giữa các nguyên tử kim loại. 12.Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là: A. Tác dụng với axit là giải phóng khí H2 và muối. B. Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn. C. Tính khử. D. Tác dụng với phi kim. 13. Dãy điện hoá của kim loại là một dãy những cặp oxi hoá khử của kim loại được sắp theo chiều: B. Tính khử của các kim loại tăng dần. A. Tính oxi hoá của các ion kim loại tăng dần. C. Tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần. D. A và B đúng. 14. Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hoá học trực tiếp của môi trường xung quanh đựoc gọi là: A. Sự ăn mìn kim loại. B. Sự ăn mòn điện hoá C. Sự ăn mòn hoá học D. Sự oxi hoá kim loại. 15. Điều kiên để xảy ra sự ăn mòn điện hoá là: A. Các điện cực phải khác nhau. B. Các điện cực phải tiếp xúc nhau. C.Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li. D. Cả A, B và C. 16.Dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion các kim loại khác trong dd muối. thì pp đó gọi là: A. Thuỷ luyện B. Thuỷ phân C. nhiệt luyện D. Điên phân. 17.Kim loại nào sau đây để bảo vệ các thiết bị bằng thép đặt trong không khí ẩm? A. Ag B. Zn C. Pb D. Cu 18.Có 4 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag. Nếu chỉ dùng dd H2SO4 loãng mà không dùng thêm bất kỳ hoá chất nào khác thì có thể phân biệt được nhũng kim loại nào? A. Ba, Mg, Fe và Mg B. Ag và Ba C. Ag, Mg và Ba D. Ba và Ag

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 89

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

19. Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ không nhãn: CaCl2, MgCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl. Dùng kim loại nào sau đây để phân biệt 5 dung dịch trên? A. Na B. Mg C. Al D. Cu 20.Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng Cu dư thu được dd X. Cho dung dịch X tác dụng với sắt dư. Các chất oxi hoá đã tham gia lần lượt là: A. Fe3+ B. Cu2+ C. Fe2+ và Cu2+ D. Fe3+ và Cu2+ 21. Để bảo vệ vỏ tàu biển, chế tạo bằng thép, người ta dùng phương pháp nàp sau đây ? A. Cách li kim loại với môi trường. B. Dùng chất ức chế sự ăn mòn C. Dùng pp điện hoá D. A và C đèu được sử dụng 22.Một sợi dây Cu nối với một dây Al để trong không khí ẩm. hiện tượng nào sẽ xảy ra ở chỗ nối 2 dây kim loại trên sau một thời gian? A. Không có hiện tượng gì? B. Dây Al bị ăn mòn điện hoá và chỗ nối dây bị đứt về phía Al. C. Dây Cu bị ăn mòn điện hoá và chỗ nối dây bị đứt về phía Cu. D. Cả 2 dây đều bị đứt cùng một lúc. 23. Cho 3 chất sau đây: Al, Al2O3, Mg. Có dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết mỗi chất? A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. Dung dịch Ba(OH)2 D. B và C đều đúng. 24. Có 4 kim loại Al, Mg, Fe và Cu. Kim loại nào tác dụng vơí dung dịch HCl, dung dịch NaOH mà không tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nguội? A. Mg B. Al C. Fe D.Cu 25. Kim loại nào sau đây có thể đều chế bằng pp điện phân nóng chảy oxit của nó? A.Fe B. Cu C. Al D. Ag 26. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là : B. Dễ nhường e để trở thành ion dương. A. tác dụng được với dung dịch axit. C. Thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học. D. Cả B, C đều đúng. 27. Khi hoà tan Al vào dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hòa tan nhôm sẽ là: A. Xảy ra chậm hơn. B. Xảy ra nhanh hơn. C. Không thay đổi. D. Tất cả đều sai. 28. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag vào các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là: A. 1 B.2 C. 3 D.4 29. Có 4 kim loại Mg, Al, Fe, Cu và 5 dd ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào khử được 4 dung dịch trên? B. Mg C. Al D. Tất cả đều sai. A. Fe 30. Những tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim được xác định bởi yếu tố nào sau đây? A. Mạng tinh thể kim loại? B.Các e tự do C.Các ion dương kim loại D.Tất cả đều sai. 31. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất? A. Bột Fe dư, lọc. B. Bột Al dư, lọc C. Bột Cu dư, lọc. D. Tất cả điều sai. 31.Để phân biệt 4 các chất rắn Al, Al2O3, Mg trong các ống nghiệm mất nhãn ta dùng dung dịch: A. HCl loãng B. HNO3 đặc, nóng. C. H2SO4 loãng D. NaOH đặc. 32. Để tinh chế Ag từ hỗn hợp Ag và Cu ngưòi ta chỉ cần dùng A.dung dịch HNO3 B.dung dịch H2SO4 C.dung dịch HCl và O2 D.dung dịch CH3COOH 33. Người ta có thể dùng thùng bằng Al để đựng axit A. HNO3 loãng, nóng. B. HNO3 loãng, nguội. C.HNO3 đặc, nguội. D. HNO3 đặc, nóng 34. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M, để ngoài không khí ẩm. Vậy M là: A.Cu B. Mg C. Al D. Zn 35.Khi cho luồng khí hidro ( có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng cho đến khi phản ứng xảy hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là: A. Al2O3, FeO, CuO, Mg B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al, Fe, Cu, MgO. 36.Kim loại Zn có thể khử được nhũng ion nào sau đây? A. H+ B. Na+ C. Mg2+ D. Al3+ 37. Bột Cu có lẫn tạp chất Zn và bột Pb. Dùng hoá chất nào sau đây để có thể loại bỏ được tạp chất: A. Dung dịch Cu(NO3)2 dư. B. Dung dịch Pb(NO3)3 dư

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 90

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

C. Dung dịch ZnSO4 dư D. Dung dịc AgNO3 38. Bột Ag có lẫn tạp chất Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây để có thể loại bỏ được tạp chất: A. Dung dịch FeCl2. B. Dung dịch FeCl3 C. Dung dịch CuCl2 D. Dung dịch AgNO3 39. Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo đúng chiều họat động hoá học tăng dần: A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe. 40.Cho các cặp chất sau: Al- Fe, Cu-Fe, Zn-Cu tiếp xúc với dung dịch chất điện ly thì chất nào đóng vai trò là cực âm khi quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra? A. Al, Fe, Zn B. Fe, Zn, Cu C.Fe D. Al, Cu, Zn 41.Có các trường hợp sau: (1) Để vật bằng gang ngoài không khí ẩm. (2) Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4. (3) Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH, Cl2, tiếp xúc với Cl2 ở nhịêt độ cao. (4) Tôn lợp nhà bị xây xát tiếp xúc với không khí ẩm. Trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hoá ? A. (1) và (3). B. (2) và (3) C. (1), (2) và (3) D. (1) (2) và (4) 42. Cho đinh sắt vào dd H2SO4 loãng, có khí bay ra…………….………...... cho vào dung dịch vài giọt CuSO4 khí bay ra ………………… A. chậm, chậm hơn. B. chậm, nhanh hơn. C. nhanh, nhanh hơn D. nhanh, chậm hơn. 43.Thép để trong không khí ẩm rất dễ bị ăn mòn. Người ta bảo vệ thép bằng cách: A. Gắn thêm một mẫu Zn hay Mg vào thép. B. Mạ một lớp kim loại như Zn hoặc Cr vào bề mặt thép. C. Bôi một lớp dầu mở ( paraphin) lên bề mặt thép. D. A,B,C đều đúng. 44. Người ta nối những thanh Zn hay Mg vào thân vỏ tàu biển ở phần ngập trong nước biển để bảo vệ vỏ tàu khỏi bị ăn mòn là do: A. Zn hay Mg đóng vai tro là cực âm bị ăn mòn thay cho sắt trong quá trình ăn mòn điện hóa. B. Zn hay Mg và sắt tạo ra một hợp kim chống ăn mòn. C. Zn hay Mg tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo ra một hợp chất có tác dụng ức chế quá trình ăn mòn. D. Cả A và C đều đúng. 45.Một vật bằng gang hoặc thép để lâu ngày trong không khí ẩm ( môi trường trung tính) bị ăn mòn điện hóa là do: A. Thép là hợp kim của sắt và C làm 2 điện cực. B. Không khí ẩm có hoà tan O2, CO2… tạo ra dung dịch điện ly C.Sắt và C tiếp xúc trực tiếp với nhau. D. Cả A, B và C B.Bài toán: 46. Cho 9,6 g hỗn hợp bột đồng vào 100mL dung dịch AgNO3 0,2 M. Sau phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: ( cho Cu= 64, Ag= 108) A. 12,64g B. 12,12g C. 2,16g D. 32,4g 47. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200mL dung dịch CuSO4. Sau phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch , rửa sạch, sấy khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g . Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là: A. 0,05M B. 0,95M C. 0,5M D. 0.25M 48. Hoà tan vừa hết 1,92g Cu (Cu =64) cần V lít dung dịch HNO3 0,1M . Theo phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO ↑ , V là: A. 0,4 lít B. 0,3lít C. 0,8 lít D. 0,08 lít 49. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là trị giá nào sau đây: A. 10,6g B. 10,76g C. 11,56g D. Một kết quả khác. 50. Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9 gam muối MCl2 được 0,48gam kim loạ M ở catot. Công thức của muối là: công thức nào sau đây: A. ZnCl2 B. CaCl2 C. MgCl2 D. CuCl2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 91

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Chương VIII : KIM LOẠI CÁC PHÂN NHÓM CHÍNH I, II VÀ III KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT KL kiềm gồm: Li, Na, K, Rb, Cs KL kiềm thổ: Be, Mg, Ca, Sr, Ba Cả hai nhóm này điều có tính khử mạnh : tác dụng với nước Na + H2O → NaOH + ½ H2 ( Be và Mg không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường) Hidroxit của KL kiềm đều là bazơ mạnh, KL kiềm thổ Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2 là bazơ mạnh, tan trong nước Be(OH)2 = lưỡng tính, Mg(OH)2 bazơ ít tan Sunfat của KL kiềm đều tan, BeSO4, MgSO4 tan nhiều, CaSO4, SrSO4, BaSO4 : ít tan hoặc không tan Cacbonnát của KL kiềm đều tan, KL kiềm thổ MCO3 không tan. Điều chế: điện phân nóng chảy muối halogenua( hoặc hidroxit của KL kiềm) NaOH dpcn  → Na + H2O + O2 dpcn NaCl  → Na + ½ Cl2 CaCl2 dpcn  → Ca + Cl2 Nếu điện phân dd NaCl có màng ngăn thì đựơc NaOH+ Cl2 và H2 Nếu không có màng ngăn sẽ tạo nước Javen ( NaCl + NaClO + H2O)

NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM * Al là kim loại có tính khử mạnh: Al -3e → Al3+ Al + 3/2 Cl2 → AlCl3 Al + 3HCl → AlCl3 +3/2 Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O Al + H2O → Al(OH)3 ↓ +3/2 H2↑ ( p/ứ dừng lại) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑ ( Al tan được trong dd kiềm) 0

t 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe ( p/ứ nhiệt nhôm) Điều chê Al: điện phân nóng chảy Al2O3 ( có cryolic) dpnc Al2O3   → 2Al +3/2 O3↑ Cryloic * Al2O3, Al(OH)3 là chất lưỡng tính. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Al2O3 + 3HCl → 2AlCl3 + H2O * Điều chế Al(OH)3 cho dung dịch NH3 hoặc NaOH ( vừa đủ) cho vào dịch muối nhôm. AlCl3 + 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Nước cứng: là nước chứa nhiều ion Ca2+ hoặc Mg2+ Nước mềm: là nước chứa ít hoặc không chứa ion Ca2+ hoặc Mg2+ - Nước cứng tạm thời là nước cứng chứa muối: Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2. - Nước cứng vĩnh cửu là nước cứng chứa muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4. Cách làm mềm nước cứng: - Dùng nhiệt: chỉ làm mềm nước cứng tạm thời. - Dùng Na2CO3 hoặc Ca(OH)2 vừa đủ làm mềm nước tạm thời và vĩnh cửu. Đá vôi ( CaCO3) CaCO3 +H2O+ CO2 → Ca(HCO3)2 → sự xâm thực núi đá vôi, tạo ra các hang động t → CaCO3 +CO2 +H2O. → tạo thành thạch nhủ. o

Ca(HCO3)2

A. Lý thuyết: 1. Các ion và nguyên tử nào sau đây đều có cấu hình e 1s22s22p6 ? B. Na+, Mg2+, Al3+ và Ar A. Na+, Mg2+, Al3+và Ne. + 2+ 3+ C. Na , Mg , Al và Ne. D. K+, Ca2+, và Ne. 2. Trong phòng thí nghiệm hoá học , có thể bảo quản Na bằng cách ngâm trong các hoá chất nào sau đây? A. NH3 lỏng. B. C2H5OH C. Dầu hoả D. H2O 3. Phản ứng hoá học đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng với: A. Muối B. O2 C. Axit D. H2O 4. Kim loại nào sau đây không tác dụng với nứơc ở nhịêt độ thường? A. Be B. Mg C. Ca D. Sr Trang 92

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

5. Các kim loại Ca, Sr và Ba được gọi là kim loại kiềm thổ vì lí do nào sau đây? A.Ca, Sr và Ba đều tác dụng với nước ở nhịêt độ thường tạo ra dung dịch bazơ kiềm. B. Ca, Sr và Ba đều tác dụng với nước ở nhiệt độ cao. C. Ca, Sr và Ba đều tác dụng với axit HCl ở nhiệt độ thường. D. Vì một lí do khác. 6. Có 4 lọ đựng dung dịch không dán nhãn là: AlCl3, NaNO3, K2SO4,NH4NO3. Nếu chỉ cho phép dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt thì ta có thể chọn các hoá chất nào trong các chất sau đây? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch H2SO4 C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch AgNO3 7. Al không tác dụng với các chất nào sau đây? A. Cl2 B. dung dịch HCl C. dung dịch H2SO4 đặc, nguội D.dd NaOH 8. Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm : A. Dung dịch NaOH B. O2 C. dung dịch axit HCl D. Các oxit kim loại. 9. Trong các cặp sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch? A. AlCl3 và Na2CO3 B. HNO3 và NaHCO3 C.NaAlO2 và NaOH D.NaCl và AgNO3. 10. Al2O3 không tác dụng với chất nào trong số các chất sau đây? A. dd KOH B. dd H2SO4 C. Na2CO3 D. dung dịch HCl 11. Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây? A. dung dịch H2SO4 B. dung dịch NH3 C. Dung dịch KOH D. Dung dịch Ca(OH)2 12. Nước cứng là nước: A. chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+ B. chứa ít Ca2+, Mg2+ C. không chứa Ca2+, Mg2+ D. A và B đúng 13. Một loại nước cứng có chứa Mg(HCO3)2 và Ca(HCO3)2 là loại nước cứng gì sau đây? A. Nước cứng tạm thời B. Nước cứng vĩnh cửu D. Nước cứng toàn phần C. Nước mềm 14. Ca(OH)2 là hoá chất: A. dùng để làm mềm nước cứng tạm thời B. Dùng để khử chua đất nông nhiệp C. Dùng để trộn vữa xây dựng D. Cả A, B và C đều đúng. 15. phương pháp nào sau đây dùng để loại độ cứng tạm thời: A. dùng nhiệt độ B. dùng hoá chất Ca(OH)2 D. Cả A, B và C C. dùng hoá chất Na2CO3 16. Hoá chất nào sau đây dùng làm mền nước cứng vĩnh cửu? A. Dùng hoá chất NaOH B.Dùng hoá chất Ca(OH)2 C. dùng hoá chất Na2CO3 D. Cả A, B và C 17. Người ta thực hiện phản ứng sau: - Điện phân NaOH nóng chảy (I); -Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn (II) - Điện phân nóng chảy NaCl (III) - Cho dung dịch NaOH tác dụng với HCl (VI) A. (I) B. (II) C. (I) và (III) D. (III) và (VI) 18. Để điều chế kim loại kiềm ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt luyện B. Thuỷ luyện C. Điện phân muối hay hiđroxit nóng chảy D. Điện phân muối hay hiđroxit dung dịch. 19. Người ta dùng phản ứng nào sau đây để sản xuất nhôm?

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

o

o

t t A. Al2O3 +3CO → 2Al +3CO2 B. 3K + AlCl3 → 3KCl + Al o t to C. Al2O3 nóng chảy Al + 3/2 O2 D. Al2O3 → 2Al+ 3H2O

Criolit (3NaF) AlF ) 3NaF.AlF6) được

20. Criolit ( Na3AlF6 hay thêm vào trong quá trình điện phân Al2O3 để sản xuất nhôm nhằm mục đích chính nào sau đây? A. Tạo thành hỗn hợp nổi trên lớp Al lỏng, thu được Al nguyên chất. B. Cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp. C. Tăng độ tan Al2O3. D. Tăng độ dẫn điện riêng của Al2O3 22.Criolit ( Na3AlF6 hay 3NaF.AlF6) đựoc thêm vào Al2O3 trong quá trình điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy vì lý do sau: Trang 93

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

A Làm giảm nhịêt độ nóng chảy của Al2O3 từ 2050oC về còn 900oC. B. Tăng độ dẫn điện của dung dịch điện phân. C. Dung dịch Criolit nhẹ hơn nhôm, nổi trên nhôm ngăn cách nhôm nóng chảy bị oxi hoá bởi oxi không khí ( bảo vệ nhôm nóng chảy). D. Cả A, B, C đều đúng. 23. Ứng dụng nào sau đây không phải là của kim loại kiềm ? A. Tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. C. Kim loại kiềm dùng làm chất xúc tác trong lò phản ứng hạt nhân. D. Bằng phương pháp nhiệt kim loại, kim loại kiềm dùng để sản xuất Al và Mg trong công nhiệp. 24. Công dụng nào sau đây không phải là của NaCl? A. Làm thức ăn cho người và gia súc. B. Điều chế Clo, HCl, nước Gia ven. C. Khử chua cho đất. D. Làm dịch truyền trong y tế. 25. Công dụng nào sau đây không phải là của CaCO3? A. Làm vôi quét tường. B. Làm vật liệu xây dựng. C. Sản xuất ximăng, đất đèn. D. Sản xuất bột nhẹ để pha sơn. 26. Ứng dụng nào sau đây không phải là của Na2CO3? A.Sản xuất thuỷ tinh. B.Sản xuất xà phòng. C. Sản xuất nhiều loại muốic quan trong khác. D. Nạp vào bia để tạo gas. 27.Ứng dụng nào sau đây không phải là của phèn chua? A.Làm trong nước. B. Diệt trùng C. Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm. D. Thuộc gia và công nghiệp giấy. 28. Hợp kim nào sau đây không phải là hợp kim của nhôm? A. Almelec B. Inox C. Electron D. Silumin và Đuyra. 29. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dd NaAlO2? A Lúc đầu có kết tủa keo sau đó kết tủa keo tan ra. B. Không hiện tượng B. Có kết tủa. D. Có kết tủa sau đó tan 1 phần. 30. Cho các phản ứng sau: (1) -Ca(OH)2 +CO2 → CaCO3 (2)- CaCO3 +H2O+ CO2 → Ca(HCO3)2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn → CaCO3 +CO2 +H2O. (3)- CaO + CO2 → CaCO3 (4)- Ca(HCO3)2  Trong các phản ứng trên, phản ứng nào dùng để giải thích sự tạo thành thạch nhủ trong các hang động đá vôi? A. (4) B.(3) C.(2) D. (1) 31.Cho các phản ứng sau: (1) -Ca(OH)2 +CO2 → CaCO3 (2)- CaCO3 +H2O+ CO2 → Ca(HCO3)2 to

→ CaCO3 +CO2 +H2O. (3)- CaO + CO2 → CaCO3 (4)- Ca(HCO3)2  Trong các phản ứng trên, phản ứng nào dùng để giải thích sự xâm thực núi đá vôi tạo nên hang động? A. (4) B.(3) C.(2) D. (4) 32.Vôi sống sau khi sản xuất phải bảo quản trong bao kín. Nếu không để lâu ngày vôi sẽ “ chết ”. Phản ứng này để giải thích hiện tượng vôi “ chết ” ? to

→ CaCO3 +CO2 +H2O. A. CaO + CO2 → CaCO3 B. Ca(HCO3)2  C.Ca(OH)2 +CO2 → CaCO3 D.CaCO3 +H2O+ CO2 → Ca(HCO3)2 33. Điều nào sai trong khẳng định sau đây về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3: A. Hai muối đều phân ly hoàn toàn trong nước tạo thành các ion. B. NaHCO3 bị phân huỷ bởi nhiệt, còn Na2CO3 thì không. C. Tính bazơ của dung dịch NaHCO3 mạnh hơn Na2CO3. D. Dung dịch hai muối có tính bazơ vì đều phản ứng được với axit. 34.Khi bảo quản kim loại kiềm Na, người ta thường ngâm na trong dầu hoả vì nguyên nhân nào sau: A. Bảo vệ Na khỏi bị oxi hoá bởi O2 không khí tạo ra Natri oxit. B. Na không tác dụng với dầu hoả. C. Na nhẹ hơn nước D. Bảo vệ Na khỏi bị oxi hoá bởi nước có trong không khí. to

Trang 94

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Hãy chọn phương án Sai 35.Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, sản phẩm thu được gồm: A.H2, Cl2, NaOH B. H2, NaOH C. H2, NaClO, Cl2 D. H2, NaClO. 36.Trong đời sống, muối Natri hiđrocacbonat có nhiều ứng dụng trong thực tế, một trong những ứng dụng đó là chế tạo nước giải khác. Vậy muối hiđro cacbonat đó là: A. NaHCO3 B. Ba(HCO3)2 C.KHCO3 D. Mg(HCO3)2 37. Canxi được điều chế bằng phương pháp nào sau đây:? A. PP thuỷ luyện B. PP nhiệt luyện C. Điện phân dung dịch D. Điện phân nóng chảy. 38.Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm, mẫu này có lẫn tạp chất Fe2O3 và SiO2. Hãy lựa chọn trình tự tiến hành trong các trình tự sau để điều chế nhôm tinh khiêt. A. Nghiền quặng thành bột, dung dịch HCl, lọc, dung dịch NaOH, khí CO2, nung ở nhiệt độ cao, điện phân. B. Nghiền quặng thành bột, nấu với dd NaOH đặc, lọc, khí CO2, lọc, nung ở nhiệt độ cao, điện phân. C. Nghiền quặng thành bột, dung dịch HCl, lọc, dung dịch NaOH dư, khí CO2, nung ở nhiệt độ cao, điện phân. D. B và C đúng. 39. Có 3 kim loại Ba, Al và Ag. Nếu chỉ dùng duy nhất dung dịch H2SO4 loãng thì ta có thể nhận biết các kim loại nào trong các dãy kim loại sau: A. Ba B. Ba, Ag C. Ba, Ag, Al D> Không xác định được 40.Để phân biệt các dung dịch hoá chất riêng biệt: NaOH, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Người ta dùng các hoá chất nào trong các hoá chất sau: A. Dung dịch BaCl2 B. dd Ba(OH)2 C. dd AgNO3 D. Ca(OH)2 41. Hãy chon trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt 3 chất rắn: NaCl, CaCl2, MgCl2 đựng trong 3 lọ riêng biệt sau. A. Dùng nước, dùng dd H2SO4. B. Dùng nước, dùng dd Na2CO3. C. Dùng nước, dùng dd NaOH, tiếp theo dùng dd Na2CO3. D. Dùng dd HCl, dùng dd Na2CO3. 42.Những chất nào sau đây dùng làm mềm nước cứng tạm thời: A. NaCl B. Ca(OH)2 C.Na2CO3 D. H2SO4 43.Những chất nào sau đây dùng làm mềm nước cứng vĩnh cữu: A. NaCl B. Ca(OH)2 C.Na2CO3 D. H2SO4 44.Để nhận biết các chất rắn riêng biệt : Al2O3, Mg, Al người ta có thể dùng một trong các chất nào sau đây? A. H2SO4 đặc, nguội B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Hoá chất khác. 45. Hãy chọn phương pháp hoa học nào trong các phương pháp sau để nhận biết được mỗi kim loại Na, Ca và Al ( theo trình tự tiến hành)? A. Dùng H2O, lọc, dùng Na2CO3 B. Dùng H2SO4đặc nguội, lọc, dùng nước. C. Dùng H2O, lọc, dùng Phenolphtalein D. Dùng H2O, lọc, quì tím. 46.Để phân biệt các dd hoá chất riêng biệt NaCl, CaCl2, AlCl3 người ta có thể dùng những hoá chất nào trong các hoá chất sau: A. Dùng NaOH dư, và dd AgNO3. B. Dùng dd NaOH dư và dd Na2CO3. C. Dùng H2SO4 và dd AgNO3 D. A và B đúng. 47.Cho 4 kim loại Mg, Al, Fe, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và FeCl2. Kim loại khử được các cation trong dung dịch của tất các muối trên là kim loại nào sau đây? A. Al B. Fe C.Mg D. Cu 48. Để nhận biến lần lượt 3 cốc nước mưa, nước cứng tạm thời , nước cứng vĩnh cữu, ta có thêr tiến hành theo trình tự sau đây: A. Đun sôi, dùng Ca(OH)2 B. Đun sôi, dùng Na2CO3 C. Dùng Ca(OH)2, dùng Na2CO3 D. B và C đúng. 49.Để phân biệt các kim loại riêng biệt Na, Ca, Fe và Al ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây? A. Dùng nước , dùng dd Na2CO3 B. Dùng nước, dùng dd NaOH C. Dùng nước, dùng dd Na2CO3 , tiếp theo dùng dd NaOH. D.Dùng H2SO4 đặc, nguội, dùng dd NaOH, dùng dd BaCl2

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 95

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

50. Điện phân nóng chảy, xảy ra phản ứng: Ca2+ +2e → Ca. A. Ở cực dương ion Ca2+ bị oxi hoá. B. Ở cực âm ion Ca2+ bị khử. C.Ở cực dương nguyên tử Ca bị oxi hoá. D. Ở cực âm nguyên tử Ca bị khử. 51. Trong phương trình phản ứng của nhôn và oxit sắt từ ( Fe3O4), thự hiện phản ứng nhiệt nhôm. Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng( các hệ số là những số nguyên, tối giản) là: A. 12 B. 10 C.9 D. 11 52.Xác công thức của hợp chất theo thứ tự X, Y của chuyển hoá sau: + NaOH, H O

2 H oO NaOH  →X CO Al  2. → Y + → X A. Al2O3, NaAlO2 B. NaAlO2, Al(OH)2 C. Al(OH)3, NaAlO2 D. NaAlO2, AlCl3 54. Có 5 dung dịch AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, NH4Cl. Chỉ dùng một hoá chất nào sau có thể nhận biết nhã của từng lọ? A. Quỳ tím B. Dung dịch H2SO4 C. Dung dịch NaOH D. Al kim loại 55.Có thể nhận biết đựoc 3 chất rắn đựng trong 3 lọ mất nhãn : CaO, MgO, Al2O3 bằng hoá chất nào sau đây? A. Dung dịch HNO3 đặc. B. Dung dịch NaOH đặc. C. H2O D. Dung dịch HCl. 56. Khi cho dung dịch axit HCl từ từ vào dung dịch NaAlO2. Các phản ứng hoá học xảy ra (lần lựơt theo thứ) trong số các phản ứng sau: (1). NaAlO2 + HCl → NaCl + HalO2. (2). Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + 3H2O. (3). NaAlO2 + HCl+ H2O → NaCl + Al(OH)3↓ (4). Al2O3 6HCl → 2AlCl3 + H2O. (5). HAlO2 +3HCl → AlCl3 + 3H2O. (6). 2NaAlO2 + 2HCl → Al2O3 + NaCl + H2O. A.(3), (2) B.(1),(5) C.(6),(4) D. (3),(5) 57.Người ta thự hiện phản ứng sau: (1) Điện phân dung dịch NaOH nóng chảy. (2) Điện phân dd NaCl có màng ngăn (3) Điện phân NaCl nóng chảy (4) Cho dung dịch NaOH tác dụng với dd HCl. Trong nhữngphản ứng đó, phản ứng nào thì ion Na+ bị khử? B. (1),(2),(3) C. (3),(4) D. (1), (3) A.(1) 58. Trong những chất sau, chất nào không có tính chất lưỡng tính? A.Al(OH)3 B. Al2O3 C. Na2CO3 D. NaHCO3 59. Phát biểu nào sai khi nói về nước cứng ? A.Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ B. Nước cứng tạm thòi là nước có chứa ion HCO3C. Nước cứng vĩnh cữu là nước cứng có chứa ion CO32-, Cl-. D. Nứoc mềm là nước có chứa ít ion Ca2+ , Mg2+. 60. Các phương pháp nào sau đây dung để khử độ cứng vĩnh cữu? (1)Đun sôi nước. (2) Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng, (3) Phương pháp trao đổi ion. (4) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng . (5) Dùng Na3PO4 để kết tủa hết Ca2+ và Mg2+ (6) Dùng dung dịch Ca(OH)2 để trung hoà. A.(1) (2) (3) B. (1) (3) (6) C. (2) (3) (4) D. (2)(3)(5)(6). 61.Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 từ từ cho đến dư vào dung dịch FeCl3. A. không có hiện tượng B. Có kết tủa nâu đỏ, sủi bọt khí. C. Có sủi bọt khí D. Có kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí hidro. 62. Những tính chất nào sau đây là của NaHCO3 ? (1) Kém bền đối với nhiệt. (2) Chỉ tác dụng với axit mạnh. (3) Là chất lưỡng tính. (4) Thuỷ phân cho ra môi trường axit (5)Thuỷ cho môi trường bazơ mạnh

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 96

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

Al2O3.

(6) Khi thuỷ phân cho mt bazơ yếu. A.(1)(2)(6) B. (1) (3) (6) C. (1) (3) (4) D.(1) (2)(5) 63.Các phương pháp nào sau đây dùng để khử độ cứng tạm thời: (1) Cho dung dịch HCl vào nước cứng (2) Đun sôi nước cứng (4)Cho dung dịch HCl vào nước cứng (3) Dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ hay dd NaOH trung hoà (5) Cho dd Na2CO3 vào nươc cứng. A. (1) (3) (3) B.(2) (3) (5) C. (1) (4) (5) D. (1) (2) (5). 64. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm thí nghiệm nào khi kết thúc thu được kết tủa keo trắng A. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd AlCl3. B. Cho từ từ đến dư dd HCl vào dung dịch NaAlO2 . C. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 D. Cho từ từ cho đến dư dd H2SO4 vào dung dịch NaAlO2. 65. Trong quá trình điều chế NaOH, vai trò của vách ngăn xốp khì điện phân dung dịch NaCl là: A. Phản ứng điện phân xảy ra hoàn toàn. B. Chống sự ăn mòn của 2 điện cực trơ. C. Tránh phản ứng của H2 ở catốt và Cl2 ở anốt. D. Tránh phản ứng của Cl2 ở anốt và dung dịch NaOH tạo thành ở catốt . 66.A(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây:? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NH3 C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch NaHSO4. 67. Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với : A. O2 B. Các oxit kim loại C. Các hidrôxit kim loại D.Dung dịch NaOH. 68.Có các dd : NaOH, H2SO4, MgSO4, Na2CO3. Có thể nhận biết dung dịch trên bằng cách: A. Dùng dung dịch Na2SO4 B. Dùng dung dịch KNO3 C. dùng dung dịch NaCl D. Không dùng thêm thuốc thử. 69. Chon hỗn hợp các oxit tan trong nước: A. BaO, FeO, CaO B. BaO, K2O, Al2O3 C. K2O, CaO, MgO D. Li2O, K2O, Fe2O3 70. Để điều chế Al(OH)3 , người ta tiến hành: A. Pha loãng dung dịch AlCl3. B. Cho dd NaOH vào dung dịch AlCl3 C.Cho từ từ dd NaOH vào dung dịch AlCl3 D. Cho từ từ dd AlCl3 vào dung dịch NaOH 71. Chỉ dùng nước có thể nhận biết các chất sau đựng trong các lọ riêng biệt: A. Na2O,MgO, Al2O3 B. Na2O, K2O, Al2O3. C. Na2O, MgO, Fe2O3 D. Na2O, MgO, BaO 72. Cho dung dịch NaOH dư vào dd có CuCl2, FeCl2, AlCl3, HCl. Lọc lấy kết tủa, đem nung trong không không khí đến khối lượng khôgn đổi. Chất răn thu được gồm: A. CuO, FeO, Al2O3 B. CuO, Fe2O3 C. CuO, Fe2O3 D. Fe2O3, NaCl 73. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Ca(HCO3)2 là: A. CaO, CO2 B. CaO, CO2 và H2O C. CaCO3, H2O, CO2 D. CaO, CaCO3, H2O, CO2 74. Khi cho quỳ tím vào dd Na2CO3 thì quỳ tím sẽ hoá: A. hồng B. Xanh C. Đỏ D. Không đổi màu

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

75. Cho sơ đồ A

B

D E Các chất A, B, D, E lần lược theo thứ tự sau: A. Na2CO3, Na2SO4, Na2O, Na B. CaCO3, NaCl2, Ca(OH)2, Ca B. Na2CO3, NaCl, NaOH, Na D. NaOH, Na2SO4, NaCl, Na 76.Các kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O ở nhiệt thường. A. Na, K, Ca, Fe B. K, Na, Ca, Ba C. Na, K, Ca, Be D. Kim loại kiềm, Ba, Ca 77.Trong các cặp chất sau đây, cặp nào tồn tại trong dung dịch: Trang 97

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

A. AlCl3 và K2CO3 B. NaOH và NaHCO3 C. NaAlO2 và NaOH D.NaCl và AgNO3 78. Trong quá trình nung vôi,xảy ra phản ứng: CaCO3 CaO + H2O -178kJ Để tăng hiệu suất cho quá trình nung vôi cần: A. Hạ thấp nhiệt độ nung B. Tăng nhiệt độ. C. Làm giảm nồng độ CO2 D. Cả B và C 79.Nung hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3, phản ứng hoá học nào xảy ra : A. Na2CO3 +H2O → NaHCO3 +CO2 ↑ B. Na2CO3 + ½ O2 → Na2O + CO2 ↑ C. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑ + H2O D. Cả B và C. 80. Có 5 kim loại Ba, Mg, Fe, Al và Ag. Có thể nhận biết 5 kim loại trên bằng cách dùng: A. H2O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Dung dịch H2SO4 81. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn hia điện cực, thì sản phẩm thu được ở các điện cực là: A. Catot NaOH, anot HCl B. Catot Na, anot Cl2 C. Catot NaOH và Hidro, anot Cl2 D. Catot H2, anot NaClO 82.Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn ở 2 điện cực sẽ thu được sản phẩm là: A. Na và Cl2 B. Na, Cl2, H2, và O2 C. Nước Giaven và H2 D. NaOH, Cl2 và H2 83.Có 3 chất rắn đựng tong 3 lọ riêng biệt: NaCl, MgCl2, CaCl2. Câu nào dưới đây dùng để phân biệt 3 chất trên: A. Nước và dung dịch Na2CO3 B. Dung dịch Na2CO3 C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch H2SO4. 84. Cho 4 kim loại: Mg, Zn, Al, Cu. Chọn Kim loại có tình khử yếu hơn H2 A. Chỉ có M và Zn B. Chỉ có Al và Zn C. Chỉ có Cu. D. Chỉ có Al và Mg 85. Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ có thể dùng duy nhất một thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng để có thể nhận biết được những kim loại nào? A. Ba, Ag B. Ba, Ag, Fe C. Ba, Ag, Fe, Mg B. Ba, Mg, Fe, Al, Ag 86. Cho Ba vào các dung dịch NaOH(1), FeCl3 (2), AlCl3 (3), NH4Cl (4). Hiện tượng sai là : A. (1) Không có dâu hiệu để nhận biết B. (2) Tạo kết tủa nâu đỏ C. (3) Tạo kết tủa rồi tan D. (4) Sủi bọt khí 87. Cho sơ đồ: X

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn Y Z Z là đơn chất kim loại có trong thạch cao dùng để đút tượng . Vậy X, Y, Z lần lượt là: A. CaCl2, Ca, Ca(OH)2 B. Ca(OH)2, Ca, CaCl2 C. Ca, CaCl2, Ca(OH)2 D. CaCl2, Ca(OH)2, Ca 88. Giải thích tại sao người ta dùng sự điện phân Al2O3 nóng chảy mag không dùng sự điện phân AlCl3 nóng chảy ? A. Al2O3 cho ra nhôm tinh khiết. B. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3. C. Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại (Al2O3 cho ra O2) D. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên thăng hao khi nung nóng. 89. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A. Có kết tủa nhôm cacbonat B. Có kết tủa Al(OH)3 C. Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan trở lại. D. Dung dịch vẫn còn trong suốt. 90. Có dung dịch muối nhôm Al(NO3)3 có lẫn tạp chất là Cu(NO3)2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm? A. Mg B. Al C. AgNO3 D. Dung dịch AgNO3 91.Chỉ dùng một hoá chất để phân biệt 3 kim loại Al, Mg, Ba là : A. nước B. Dung dịch MgCl2 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch HCl 92. Chỉ dùng một hoá chất để phân biệt các chất sau: NaCl, CaCl2, AlCl3, CuCl2 là: A. dung dịch Ba(OH)2 B. Dung dịch Na2CO3 C. Dùng dung dịch AgNO3 D. dd NaOH 93.Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp chưá các chất HCl, FeCl3, CuSO4, MgCl2. Số lượng các phản ứng xảy ra là: Trang 98

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 97. Một vật bằng nhôm bền trong nước vì: A. Al là kim loại không tác dụng với nước. B. Trên bề mặt vật có một lớp nhôm ôxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước. C. Do nhôm tác dụng với nước tạo lớp hiđroxit không tan bảo vệ bảo vệ cho nhôm. D. Al là kim loại hoạt động không mạnh. 98.Để giữ cho đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền đẹp thì cần phải: (1) Ngâm đồ vật trong xà phòng đặc, nóng để làm sạch. (2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với nước chanh, giấm ăn. (3) Dùng giấy nhám,chà lên bề mặt của vật, để vật sạch và sáng. (4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kể, sản xuất ban đầu Cách làm đúng là: A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 1 và 4 D. 2 và 4 99. Cho sơ đò phản ứng: + NH 3 + NaOH + HCl t dpnc Al  D   → A  → B  → C → → E . Các chất A, B, C, D, E lần lượt là: A.Al(OH)3, NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3, Al B. NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3, Al C. Al2O3, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3, Al D.NaAlO2, Al(OH)3, Al(NH3)3, Al2O3, Al 100. a/Trong quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân quặng boxit cần dung Criolit ( băng thạch). Công thức của Criolit là: A. KAl(SO4)2.12H2O B. 3NaF.AlF3 C. Na3AlF6 D. Cả B và C đúng b/ Mục đích của việc cảu việ sử dụng Criolit trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân quặng boxit là: A. Tăng hàm lượng nhôm thu được sau khi điện phân, hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiện năng lượng. B. Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm năng lượng; tạo chất lỏng có độ dẫn điện tốt hơn Al2O3 C. Tăng hàm lượng của nhôm thu được sdau khi điện phân; hạ độ nóng chảy của Al2O3 để tiết kiệm năng lượng và tạo chất lỏng có độ dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy. D. Hạ nhiệt độ nóng chảy Al2O3 để tiết kiệm năng lượng; tạo chất lỏng có độ dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy và tạo hỗn hợp chất điện li bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hoá tronh không khí. B/ Bài toán chương VIII: 1.Khi đốt cháy hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng cả dd NaOH và dd HCl và đều giải phóng khí H2.( Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy X gồm các chất trong số các chất sau đây: A. Al, Fe3O4, và FeO B. Al, Al2O3 và Fe C. Al2O3, Fe3O4 và Fe D.Al, Al2O3 và Fe3O4 2. Cho 22,4gam kim loại M hoà tan hoàn toànvới HCl thì giải phóng 8,96l khí (đktc) với muối của clorua kim loại hoá trị II. Tên kim loại là: A.Mg B. Zn C. Fe D. Al 3. Cho 9 gam hợp kim của nhôm vào dung dịch NaOH, đun nóng thu được 10,08 lít khí (đktc).Biết thành phần khác của hợp kim không tác dụng với NaOH. Vậy % Al trong hợp kim là: A. 90% B. 45% C. 80% D. 70% 4. Cho 150mL dung dịch NaOH 7M vào 100mL dung dịch Al2(SO4)3 1M. Cho biết chất nào còn lại trong dung dịch sai phản ứng? A.Na2SO4 và NaAlO2. B. Na2SO4 và NaOH dư. C.Na2SO4, NaAlO2. và NaOH dư. D. Na2SO4 và Al2(SO4)3 dư. 3. Cho 31,2g hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với NaOH dư thu được 13,44lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Al2O3 trong hỗn hợp đầu là: A. 16,2g và 15g B. 10,8g và 20,4g C. 6,4 g và 24,8 g D. 11,2g và 20g. 4.Điện phân mưối clorua của kim loại kiềm nóng chảy thu được 0, 896 lít khí (đktc) ở anốt và 3,12g kim loại ở catốt.Công thức phân tử của muối kim loại kiềm là: A. NaCl B. KCl C. LiCl D. RbCl o

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 99

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

5. hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Fe và Mg trong dd HCl thu được 11,2 lít khí (đktc). Khi cố cạn thu được muối khan có khối lượng là bao nhiêu gam: A.19 g B. 55,5g C.37,25g D. Kết quả khác. 6.Cho 4,8g kim loại phản ứng với dd HCl dư, thu được 19 gam muối. kim loại đó là: A. Mg B. Fe C. Zn D. Al 7. Cho 2,8 g kim loại M phản ứng với dd HCl dư thu được 1,12l khí (đktc). Kim loai M là: A. Mg B. Zn C. Fe D. Al 8.Cho 100mL dd KOH vào 100mL dung dịch AlCl3 1M thu được 3,9 gam kết tủa keo trắng. Nồng độ dd KOH là: A. 1,5M và 3,5M B. 1,2M và 3,5M C. 2M và 3M D. Kết quả khác. 9. Trộn 15mL dung dịch NaOH 2M vào 10mL dd H2SO4 1,5M thì môi trường dd thu được là: A. Axit D. Không xác định B. Kiềm C. Trung tính 10. Rót 150mL dung dịch NaOH 7M vào 50mL dd Al2(SO4)3 2M. Tìm khối lượng chất sau thí nghiệm: A.16g B. 14g C. 12g D. 10g 12.Nhúng lá Al vào dung dịch CuSO4, sau 1 thời gian lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thí khối lượng dd giảm 1,38g. Khối lượng nhôm đã phản ứng là: A. 0,27g B. 0,81g C. 0,54g D. 0,59g 13. Khử 16g bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Khối lượng của bột Al cần dùng là: B. 6,4g C. 2,7g D. 5,3g A.5,4g 14.Hoà tan hoàn toàn 10g một kim loại X vào nước thì thu được 6,11l khí hiđrô ( ở 25oC và 1at ) A. Mg B. Ca C. Ba D. Sr 15. Cho V lít dung dịch khí CO2 (đktc), hấp thụ hoàn troàn bởi 2 lít dd Ba(OH)2 0,0225M thấy có 2,955g kết tủa.Thể tích V cáo giá trị trong khoảng nào: A. 0,336lít hay 1,68lít B. 0,168lít hay 0,48lít C. 0,436 lít hay 1,68lít D. 0,336lít hay 2,688lít

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn CHƯƠNG IX - SẮT

A. Bài tập lý thuyết: 1. Khi sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo thành hợp chất sắt (III)? A. H2SO4 loãng B. HCl đặc C. CuSO4 D. HNO3 loãng 2. Các chất sau: (1) Cl2, HNO3 (2), (3)H2SO4 (đặc, nóng), (4) S, (5) Fe. Khi tác dụng với các chất nào sau đây thì tạo hợp chất sắt (III):? A (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C.(3), (4), (5) D. (2), (4), (5) 3. Kim loại nào sau đây không tác dụng với muối sẳt (III):? A. Zn B. Cu C. Ag D. Pb E. Fe 4. Để chuyển FeCl3 thành FeCl2 người ta cho dd FeCl3 tác dụng với kim loại nào sau đây? A. Fe B. Cu C. Ag D. A, B đều đúng. 5. Phản ứng nào sau đây sinh ra Fe SO4 ? A. Fe + Fe2(SO4)3 B. Fe + CuSO4 C. Fe + H2SO4 đặc, nóng D. Fe2(SO4)3 E. Fe(NO3)3 6. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử ? A. FeO B. Fe2(SO4)3 C. FeCl3 D. Fe2(SO4)3 E. Fe(NO3)3 7. Khi nung nóng Fe và S thì sản phẩm nào sau đây tạo nên: A. Fe2S3 B. Fe2O3 C. FeS2 D. FeS 8. Dung dịch nào sau đây làm phai màu dung dịch thuốc tím ( KMnO4) A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. FeCl3 D. Fe(NO3)3 9. Phản ứng nào sau đây điều chế được Fe(NO3)3? A. Fe + Cu(NO3)2 B. Fe + HNO3 đặc nóng C. Fe(NO3)2 + AgNO3 D. Fe +HNO3 đặc nguội 10. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dd chứa 1 muối B thì thấy Ag không phản ứng, cho Fe và Cu thì phản ứng (tan). Vậy dd muối B là: A. AgNO3 B. CuCl2 C. Fe2(SO4)3 D. Cu(NO3)2 11. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Cu, Al người ta dùng lần lượt A. HCl, NaOH B. CuSO4, NaOH C. NaOH và HCl D.A, B, C đều đúng 12. Thứôc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch các dung dịch : NH4Cl4, FeCl2, FeCl3 MgCl2, AlCl3 A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Na2CO3 Trang 100

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

C. Dung dịch H2SO4 đặc D. Dung dịch HNO3 13. Nhận biết Cu, Ag, Fe người ta dùng lần lượt : A. HCl, AgNO3 B. HNO3, NaOH C. HCl và FeCl3 D. cả A, B, C đúng. 14. Fe không phản ứng với chất nào sau đây: (1) HCl đặc nguội; (2) H2SO4 đặc nguội; (3) CuSO4; ZnCl2(4); AgNO3 (5); FeCl2(6): A.1,2,3 B. 4,5,6 C. 1,2,4 D.2,4,6 15.Hợp chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử? A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. FeCl3 D. Fe(NO3)3 16. Hoà tan sắt vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch chấ nào sau đây? A. Dung dịch AgNO3 B. Fe(NO3)3, AgNO3 C.Fe(NO3)3,Fe(NO3)2 D.Fe(NO3)3,Fe(NO3)2 , AgNO3 17. Sơ đồ phán ứng sau dây đúng: A. Fe→ Fe2O3 → Fe B. FeS2→ FeO → Fe C. FeS2→ Fe2O3 → FeCl2 D. FeS2→ Fe3O4 → Fe 18. Để phân biệt FeCl3 với FeCl2 người ta có thể dùng: A. Cu B. Fe C. Al D.Zn E.A, B đúng 19.Để chuyển dung dịch Fe2+ thành dung dịch Fe3+ người ta dùng chất nào sau đây? A. Cl2 B. Dung dịch H2SO4( loãng) C. dd HNO3 D. A, C đúng. 20. Khi luyện thép, các nguyên tố lần lượt bị oxi hoá trong lò Becxowmen: A. Si, Mn, C, S ,P, Fe B. Si, Mn, P, C, Fe, S C. Si, Mn, Fe, S, P, C D. Fe, Si, Mn,P,C,S 21. Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phản ứng sau đây? A. Fe+ HNO3 B. FeSO4 + Ba(NO3)2 C. FeO + NO2 D. Fe(OH)2 + HNO3 22. Để điều chế FeCl2 có thể dùng phản ứng nào sau đây? A. Fe +Cl2 B. FeCl3 + Fe C. Fe + NaCl D. Fe + HCl E. B và D đúng 23. Trong 3 oxit FeO, Fe2O3 , Fe3O4 chất nào tác dụng với HNO3 cho ra khí: A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeO và Fe3O4 24.Dung dịc nào sau đây dùng để nhận biết 4 dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl3, AlCl3. A. Dung dịch NaOH B. dd NH3 C. dd HCl D. dd HNO3 25. Nguyên tác chung của quá trình sản xuất gang trong công nghiệp là khử oxit sắt ở nhịêt độ cao bằng A. Mg B. Al C. CO D. H2 26. Để chuyển Fe(NO3)2 thành Fe(NO3)3 người ta cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch:nào sau đây: A. Dung dịch Mg(NO3)2 B. Dung dịch Cu(NO3)2 C. Dung dịch AgNO3 D. A, B và C đều được. 27. Để phân biệt dung dịch MgCl2, CaCl2, AlCl3, FeCl2, FeCl3 thì dùng hoá chất nào sau đây? A. AgNO3 B. dung dịch H2SO4 C. dd Na2CO3 D. Dung dịch NaOH 28.Chon phương trình ion thu gọn đúng khi cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 A. 2Fe3+ + Cu → 3Fe2+ Cu2+ B. 2Fe3+ +3Cu → 2Fe ↓+ 3Cu2+ 3+ 2+ C. Fe + Cu → Fe↓ + Cu D. 2Fe3+ + Cu → 2Fe + Cu2+ 29.Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với Cu dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vớ Fe dư. Chất oxi hoá trong các phản ứng lần lượt là: A. chỉ có Fe3+ B. Fe3+ và Cu2+ C. Cu2+ và Fe3+ D. Cu2+, Fe2+ và Fe3+ 30. Lò luyện thép betxơme có những ưu điểm sau: A. Thời gian luện thép ngắn. B. Cấu tạo lò đơn giản C. Không cần nhiên liệu D. Tất cả ưu điểm trên 31.Cấu hình e của ion Fe3+ (Z= 26) là là: A.1s22s22p63s23p6 3d7 B.1s22s22p63s2 3p63d34s2 2 2 6 2 6 4 1 C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D. 1s22s22p63s2 3p63d5 32. Cho bột Cu vào dung dịch muối Fe3+ thì: A. Cu khử Fe3+ về Fe2+; Fe3+oxi hoá Cu về Cu2+ B. Cu oxi hoá Fe3+ về Fe2+; Fe3+ oxi hoá Cu về Cu2+ C. Cu khử Fe3+ về Fe; Fe3+ oxi hoá Cu về Cu2+ D. Tất cả các điều kiện trên không đúng.

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 101

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

33. Cấu hình electron của Fe2+ ? A.1s22s22p63s23p6 3d6 B.s22s22p63s2 3p63d4s2 C. 1s22s22p63s2 3p63d54s1 D. 1s22s22p63s2 3p63d5 3+ 2+ 34. Muốn khử dung dịch Fe thành dung dịch Fe , ta phải phải thêm sắt nào sau đây vào dung dịch Fe3+ A. Zn B. Na C. Cu D. Ag 35. hãy chỉ ra nhận xét đúng trong cac nhận xét sau: A. Hợp chất sắt(III) bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình cấu hình e của ion Fe3+ khác với cấu hình e của ion Fe2+. B. Hợp chất sắt(III) bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình cấu hình e của ion Fe3+(…3s23p63d5) bền hơn của ion Fe2+(…3s23p63d6). C. Hợp chất sắt (III ) kém bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình e của ion Fe3+(…3s23p63d5) kém bền hơn của ion Fe2+(…3s23p63d6). 36.Để phân biệt dung dịch MgCl2,AlCl3, FeCl2, FeCl3 , NH4Cl, (NH4)2SO4 thì dùng hoá chất nào sau đây? A. DD BaCl2 B. Ba( dư ) C. K (dư) D. Dung dịch NaOH 37.Nhận biết các dung dịch muối Fe2(SO4)3, FeSO4 và FeCl3 ta có thể thêt dùng các hoá chất nào trong các hoá chất sau đây? A. Dùng dung dịch BaCl2 B. Dùng dd BaCl2 và dung dịch NaOH C. Dùng dd AgNO3 D. Dùng dd NaOH 38. Một tấm kim loại bằng vàngbị hpủ một lớp sắt ở bề mặt. Để trên bề mặt kim loại vàng không có sắt ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch FeSO4 B. Dung dịch FeCl3 C. Dung dịch CuSO4 D. A, B, C đều đúng. 39.Hãy chon phương pháp thích hợp sau trong các phương pháp để phân biệt 3 lọ đựng hỗn hợp: Fe + FeO ; Fe + Fe2O3; FeO+ Fe2O3. (Tiến hành sau trình tự) A. Dung dịch HCl loãng, dùng dung dịch CuSO4, dùng dd HCl, dùng dd NaOH B. Dung dịch HCl loãng, dùng dung dịch MnSO4, dùng dd HCl, dùng dd NaOH C.Dung dịch H2SO4 loãng, dùng dung dịch NaOH, dùng dd HCl. D.Dung dịch CuSO4 , dùng dd HCl, dùng dd NaOH. 40.Cho sơ đồ chuyển hoá: X Y Fe(NO3)3 Fe(NO3)2 Fe3O4 Z Các chất X, Y, Z là chất nào sau đây: A. HNO3, AgNO3, Fe B. AgNO3, HNO3, Fe C. Cu(NO3)2 , HNO3, Fe D. B và C đúng. 41. Chọn câu sai trong phát biểu sau: A. Gang là hợp kim của Fe-C với một số nguyên tố khác. B. Nguyên tắc sản xuất gang khử sắt trong oxit sắt bằng H2 ở nhiệt độ cao. C. Nguyên liệu chính để sản xuất thép là gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu. D. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hoá các tạp chất trong gang (Si, Mn, S, P, C) thành oxit để giảm hàm lượng của chúng. 42. Cho sắt kim loại nguyên chất, thép( Sắt có lẫn một ít cacbon), gang ( sắt có lẫn nhiều caccbon). Trong 3 vật lệu này, hãy chọn vật liệu mền nhất, vật liệu cứng nhất và giòn nhẩt trong các kết quả sau: A. Fe và thép. B. Thép và gang C. Fe và gang D. gang và sắt. 43. Người ta phân biệt gang và thép băng hàm lượng % nguyên tố nào? A. Fe B. C C. Si D. Mn 44. Nguyên liệu để sản xuất gang gồm có : A. Quặng oxit sắt, chất chảy, không khí, nhiên liệu. B.Sắt thép phế liệu, chất chảy, không khí, than cốc. C. Quặng sắt, chất chảy, xỉ, không khí. D. Quặng sắt, chất chảy, không khí, than cốc. 45.Nguyên liệu để sản xuất thép gồm có : A. Quặng sắt, chất chảy, không khí, than cốc. B.Gang, sắt, thép phế liệu, nhiên liệu, chất chảy

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn

Trang 102

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


THPT QG

Tổng hợp lý thuyết 12

C. Gang hoặc sắt, thép phế liệu, không khí hoặc oxi , chất chảy D. Gang, xỉ, không khí, chất chảy, nhiên liệu. B/ Bài toán chương IX 1. Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol oxit sắt. công thức phân tử của oxit sắt này: A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. không xác định được 2. Đốt một kim loại trung bình đựng trong khí clo, thu được 32.5g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo giảm 6.72lít khí (đktc). X là kim loại nào sau đây: A. Al B. Ca C. Cu D. Fe 3.Khử một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, phản ứng xong người ta thu được 0.84g và 448 mL CO2 (đktc). Công thức phân tửu của oxit sắt là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được. 4. Cho 20g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 11.2lít (đktc) khí H2 thoát ra. Dung dịch thu được nếu đem cô cạn thì lượng muối khan thu được là: A. 52.2g B. 60g C. 56.4g D. 55.5g 5. Khối lượng chất rắn khi hoà tan hoàn toàn 1.12g Fe vào dung dịch AgNO3 dư là: A. 10.8g B. 4.32g C. 5.4g D. 2.7g 6.Cho 22.4g kim loại M hoà tan hoàn toàn với dd HCl giải phóng 8.96 lít khí (đktc) vói muối clorua của kim loại hoá trị II. Tên kim loại M là: A. Mg B. Zn C. Fe D. Al 7. Cho 11g hỗn hợp X gồm Al và Fe phản ứng với dung dịch NaOH thu được 6.72lít khí H2 (đktc). Nếu đem 11g hỗn hợp X trong HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được là: A. 22.4lít B. 4.48lít C. 6.72lít D. 22g 8.Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt băng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn giảm 4.8g. Công thức hoá học của oxit sát là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được. 9. Cho 5.6g Fe tác dụng hết với 400mL dung dịch HNO3 1M ta thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm

Google.com/+DạyKèmQuyNhơn +5

khử N ) khi cô cạn, khối lương Fe(NO3)3 thu được là: A.21.6g B. 26.44g C. 24.2g

Trang 103

D. 4.84g

Sưu tầm từ Web bởi GV. Nguyễn Thanh Tú # Google.com/+DạyKèmQuyNhơn


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.