4 minute read

c. Cách thức sử dụng kĩ thuật dạy học KWL

dụng, các nhà giáo dục phát hiện rằng, kĩ thuật dạy học KWL cũng phát huy hiệu quả DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL cho các môn toán, khoa học tự nhiên và xã hội. Đối với môn Vật lí, sử dụng kĩ thuật dạy học KWL sẽ có các ưu điểm như sau: - Bảng KWL là công cụ đắc lực cho giáo viên khi muốn kích hoạt kiến thức nền của học sinh về một chủ đề, chủ điểm nào đó. Nhờ thế, học sinh có cơ hội liên hệ, mở rộng, nâng cao những gì đã biết. - Bảng KWL giúp khơi gợi sự tò mò khám phá, làm cho hoạt động học trở nên chủ động hơn và đặc biệt có ích khi học sinh được giao nhiệm vụ nghiên cứu chủ đề, chủ điểm nào đó. - KWL còn là một phương pháp hữu ích được sử dụng khi đọc, đối với các văn bản dạng mô tả, giải thích. Nhờ đó, học sinh có thể định hướng việc đọc của mình, như: + Học sinh muốn tìm hiểu điều gì trong văn bản (trước khi đọc); + Học sinh sẽ tập trung vào những điểm gì trong văn bản để làm rõ điều muốn tìm hiểu (trong khi đọc) + Học sinh đã làm sáng tỏ được những điều muốn tìm hiểu như thế nào; đã rút ra được kết luận gì (sau khi đọc). - Học sinh sử dụng bảng KWL khi học sẽ giúp giáo viên đánh giá được khả năng, mức độ kiến thức của học sinh và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. c. Cách thức sử dụng kĩ thuật dạy học KWL Trong dạy học truyền thống, giáo viên thường đặt vấn đề liên hệ bài mới theo dạng đàm thoại hoặc đặt câu hỏi cho học sinh. Ví dụ: trong bài 32. Kính lúp, vật lí 11. Để vào bài mới, giáo viên thường đặt vấn đề dạng câu hỏi như: “Các em đã nhìn thấy kính lúp trong đời sống chưa? Em biết kính lúp có những công dụng nào?...” Việc đặt câu hỏi dồn dập đôi khi làm học sinh bị “rơi” mất thông tin trong quá trình vấn đáp với giáo viên. Để học sinh có thể bám sát được chủ đề của buổi học, bảng KWL là một trợ thủ đắc lực và phát huy được việc dạy và học tích cực ngay trên lớp. 5

Trong tiến trình dạy học, kĩ thuật KWL có thể được áp dụng cho các giai đoạn của DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hoạt động học: từ hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động củng cố. Trong quá trình dạy học, kĩ thuật KWL thường được tiến hành như sau: 1. Chọn bài học hoặc chủ đề. Giáo viên sẽ chọn một bài học hoặc một chủ đề cụ thể. Hoạt động này thường được tiến hành lồng ghép trong hoạt động khởi động đầu giờ học. 2. Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng KWL lên bảng. Ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em [bảng 1]. Ở bước này, giáo viên có thể linh động ứng dụng powerpoint để trình chiếu bảng KWL trên màn hình thông minh. Lợi ích là sẽ giúp lưu giữ được toàn bộ sản phẩm của quá trình học mà không chiếm quá nhiều không gian bảng. 3. Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Giáo viên dẫn dắt vào bài học, gợi ý và đề nghị học sinh động não nhanh tất cả những gì mà họ biết về chủ đề/bài học. Thông tin này được ghi vào cột K của sơ đồ bằng các từ, cụm từ. Để khuyến khích học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, giáo viên nên chuẩn bị những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh động não, bởi vì, có thể các em chưa kịp hồi tưởng những gì đã biết. Điều này cũng muốn nhắc nhở giáo viên đầu tư nhiều cho bài giảng và không nên chỉ gợi ý bằng câu nói “Hãy nói ra những điều mà các em biết về ….”. 4. Giáo viên hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về bài học/chủ đề. Nếu học sinh đưa ra câu nói bình thường, giáo viên nên chuyển các câu đó thành câu hỏi và ghi nhận vào cột W. Đây là bước quan trọng trong giảng dạy, thể hiện sự tôn trọng ý tưởng của học sinh cũng như hiểu được chuẩn đầu ra mà các em mong muốn. Vì vậy, để khuyến khích các em chủ động tìm hiểu và đi đúng trọng tâm bài học, người dạy nên gợi mở ý tưởng, hoặc chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để bổ sung vào cột W. Đối với hoạt động 3 và 4 này, GV có thể tiến hành linh hoạt theo hai hình thức sau: Hình thức 1: GV sẽ mời một vài cá nhân học sinh phát biểu những điều em biết và những điều em muốn biết về chủ đề hay bài học. 6

Advertisement

This article is from: