Phân dạng bài tập hóa 8 (nâng cao)

Page 1

Câu 1: a, Không khí có phải là vật thể không? b, Một học sinh là vật thể tự nhiên hay nhân tạo? Câu 2: Lấy 6 VD về: a, 6 vật thể được cấu tạo từ 1 chất. b, 6 vật thể được cấu tạo từ 6 chất khác nhau. Câu 3: Dùng phương pháp vật lí hãy tách riêng các chất sau ra khỏi hỗn hợp: a, Sắt và đồng b, Bột gạo và bột muối. c, Giấm và rượu (nhiệt độ sôi của giấm > rượu). Câu 4: Khối lượng thực của 1 nguyên tử C = 1,9926.10-23 g. Tính khối lượng thực (g) của nguyên tử một số nguyên tố sau: Mg = 24 đvC; Fe = 56 đvC; Ag = 108 đvC; Si = 28 đvC; P = 31 đvC. Câu 5: Có 6 nguyên tố hóa học là A; B; C; D; E; F biết rằng: + Nguyên tử F nặng hơn nguyên tử C vào khoảng 1,66 lần. +Nguyên tử C nặng hơn nguyên tử D vào khoảng 1,16 lần. + Nguyên tử D nặng hơn nguyên tử B 1,4 lần. + Nguyên tử B nặng hơn nguyên tử E vào khoảng 2,875 lần. + Nguyên tử E nặng hơn nguyên tử A vào khoảng 1,166 lần. + Biết nguyên tử A có nguyên tử khối là 12 đvC. Xác định tên của A; B; C; D; E; F? Câu 6: Các cách viết sau chỉ ý gì? O; 3O; O2; O3; 2O2; 3O3; H2O; 5H2O. Câu 7: Tính PTK của các chất có công thức sau: Fe2O3; Fe3O4; SO3; P2O5; Cl2O7; PCl3; H2SO4; CaCO3; C6H12O6; C12H22O11; Fe(OH)3; Al2(SO4)3; Ca3(PO4)2; Ba(ClO4)2; Ca(AlO2)2 Câu 8: Cho biết { nghĩa hóa học của các chất có công thức phân tử sau. a, Khí nitơ: N2 b, Sắt từ oxit: Fe3O4 c, Axit sunfuric: H2SO4 d, Đường glucozơ: C6H12O6 e, Canxi photphat: Ca3(PO4)2 f, Nhôm sunfat: Al2(SO4)3 Câu 9: Tính tổng số e có trong phân tử các chất sau. K2O; BaO; Al2O3; FeO; Fe2O3; Fe3O4; Cu2O; N2O; NO2; N2O3; N2O5; P2O3; P2O5; Cl2O7; NaOH; KNO3; CaSO3; BaCO3; MgSO4; H3PO4; H2CO3; HAlO2; MgZnO2; KClO3; NaH2PO4; FeHPO4; Al(OH)3; Zn(NO3)2; Fe2(SO4)3; Ca3(PO4)2; Ba(HSO4)2; Al(ClO4)3; Cu(H2PO4)2; Fe2(ZnO2)3; Ca(AlO2)2 Câu 10: Nguyên tử X có tổng số các hạt là 46 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 hạt a. Xác định số p; n; e có trong nguyên tử X b. Vẽ sơ đồ vỏ nguyên tử X Câu 11: Lập CTHH của các chất có thành phần như sau: a, Al(III) và O; b, Ca(II) và O; c, K(I) và O; d, C(IV) và H; e, P(III) và H; f, S(II) và H; g, Ca(II) và NO3(I); h, Ba(II) và PO4(III); I, Al(III) và SO4(II) Câu 12: Tính hóa trị của các nguyên tố sau trong hợp chất với oxi sau: a, NO; N2O3; NO2; N2O; N2O5 b, CO2; CO; P2O5; P2O3; Ag2O Câu 13: Trong số các chất có công thức sau. Công thức nào đúng công thức nào sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng. MgO; Ca2O3; CuO; NO3;SO; Fe2O3; CO; AlCl2; Na2Cl; Al2SO4; Ca3(PO4)2; Ba(NO3)3 Câu 14: Cân bằng các phương trình phản ứng sau. 1. CnH2n + O2 → CO2 + H2O 2. CnH2n+2 + O2 → CO2 + H2O 3. CnH2n-2 + O2 → CO2 + H2O 4. CxHy + O2 → CO2 + H2O 5. CxHyNt + O2 → CO2 + H2O + N2 6. CxHyOz + O2 → CO2 + H2O 7. CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2 8. FexOy + H2 → Fe + H2O 9. FexOy + CO → Fe + CO2 10. FexOy + Al → Fe + Al2O3 Câu 15: Lập các PTHH sau: 1. Lưu huznh + cacbon + kali nitrat → Kali sunfua (K2S) + cacbon đioxit + khí nitơ 2. Hiđro sunfua (H2S) + khí oxi → nước + lưu huznh 3. Hiđro sunfua + khí oxi → nước + lưu huznh đioxit 4. Hiđro sunfua + lưu huznh đioxit → nước + lưu huznh 5. Hiđro sunfua + axit sunfuric (H2SO4) → nước + lưu huznh + lưu huznh đioxit 6. Hiđro sunfua + axit nitric (HNO3) → nước + lưu huznh đioxit + nitơ đioxit 7. Hiđro sunfua + đồng (II) oxit → nước + lưu huznh đioxit + đồng. 8. Hiđro sunfua + sắt(III)clorua → Sắt(II) clorua + lưu huznh + axit clohiđric (HCl). 1|Page


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.
Phân dạng bài tập hóa 8 (nâng cao) by Dạy Kèm Quy Nhơn Official - Issuu