HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỊA LÍ Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 vectorstock com/24597468 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT” LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Năm học: 2021 - 2022
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÍ THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ - ĐỊA LÍ 12 THPT” LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Nhóm tác giả: Hồ Thị Quỳnh Lê Quang Hòa Năm học: 2021 - 2022 Số ĐT:
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I. Lý do chọn đề tài 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đóng góp của đề tài 2
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
1. Mục đích nghiên cứu 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
III. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 3
1. Đối tượng nghiên cứu 3
2. Phạm vi nghiên cứu 3
IV. Tổng quan của đề tài 3
V. Phương pháp nghiên cứu 4
VI. Tính mới của đề tài 4
PHẦN II. NỘI DUNG 5
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 5
1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài 5
2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học địa lí và trong việc hình thành các năng lực chuyên biệt môn Địa lí. 13 Chương II. Thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 trong việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí
15 1. Xác lập các chủ đề dự án có thể thực hiện trong phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 15
2. Các nguyên tắc và phương pháp thiết kế thiết kế các dự án học tập phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 17
3. Thiết kế và tổ chức một số dự án phần Địa lí các ngành kinh tếĐịa lí 12 THPT. 22 4. Thiết kế và tổ chức một kế hoạch dạy học hoàn chỉnh thể hiện phương pháp dạy học dự án đề hình thành và phát triển các năng lực 36
DẠYKÈMQUYNHƠN
MỤC LỤC TRANG
OFFICIAL
chuyên biệt môn Địa lí. Chương III. Thực nghiệm sư phạm 48
OFFICIAL
2.
3.
4.
1.
2.
xuất
DẠYKÈMQUYNHƠN
1. Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm 48
Nội dung thực nghiệm 49
Tổ chức thực nghiệm 49
Kết quả thực nghiệm 56 PHẦN III. KẾT LUẬN 59
Hiệu quả của đề tài 59
Một số đề
59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
DHDA : Dạy học dự án
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
TN : Thực nghiệm
ĐC : Đối chứng
PPDH : Phương pháp dạy học
CHĐH : Câu hỏi định hướng
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
1. Tính cấp thiết của đề tài
Căn cứ vào Nghị quyết 29 – NQ/TW của BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 đã nêu rõ yêu cầu cần phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Trong đó việc đổi mới giáo dục phổ thông được xem là khâu đột phá. Nội dung trọng tâm của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là sự phát triển năng lực của người học, từ đó nâng cao chất lượng nguồn lực trong chiến lược phát triển đất nước. Ngoài việc phát triển chương trình và biên soạn SGK thì phương pháp dạy học cần phải chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; chú ý cho HS thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống thực tiễn. Các phương pháp ấy phải kế đến như: dạy học dự án, nêu vấn đề, dạy học hợp tác… qua đó phát huy được năng lực, phẩm chất của HS. HS được tham gia vào các hình thức học tập cá nhân, học tập hợp tác… rèn luyện kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc học tập.
OFFICIAL
Song hành cùng xu thế hội nhập, nền giáo dục Việt Nam đã bước đầu tiếp cận với một số phương pháp giáo dục tiên tiến của thế giới, trong đó có phương pháp dạy học dựa trên dự án (DHDA). Phương pháp dạy học dựa trên dự án, từ lí luận đến thực tiễn đã bước đầu chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả, góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có năng lực tổ chức, có kĩ năng giao tiếp, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sinh động, mang lại niềm hứng khởi trong học tập.
Môn Địa lí 12 – Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam, trang bị cho HS những vấn đề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước, đó cũng chính là những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Việt Nam, đồng thời thể hiện mối quan hệ liên môn thật đặc trưng và sâu sắc. Tính liên môn và thực tiễn là hai yêu cầu cơ bản, không thể thiếu trong dạy học dự án. Vì vậy, có thể khẳng định: Nội dung, chương trình Địa lí 12 nói chung và phần Địa lí các ngành kinh tế nói riêng là địa chỉ phù hợp cho phương pháp DHDA, ngược lại, DHDA sẽ tạo điều kiện thể hiện tốt đặc trưng khoa học của môn học, hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt, đồng thời giúp hoàn thành hiệu quả mục tiêu tổng quát và cụ thể của chương trình, SGK Địa lí 12, THPT. HS cuối cấp THPT sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các công dân thực thụ, đứng trước những vấn đề cấp bách của Việt Nam và thế giới cần có nhận thức và hành vi đúng đắn, nhiều ngả đường nghề nghiệp cần có sự lựa chọn chính xác, nhiều khó khăn, tồn tại của đất nước cần có sự nỗ lực tham gia góp phần giải quyết, đồng thời nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của đất nước để tìm cách phát huy,… DHDA có khả năng góp phần hình thành các giá trị ấy. Xuất phát từ những lí do trên tôi xin chọn đề tài: “Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí thông qua dạy học dự án phần Địa
DẠYKÈMQUYNHƠN
1
lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT” làm đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, phát triển phẩm chất năng lực toàn diện cho HS. Từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.
2. Đóng góp của đề tài
Qua quá trình điều tra và thực nghiệm sư phạm tôi thấy đề tài mình đã có những đóng góp sau:
- Đã thiết lập được một số chủ đề dạy học dự án phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12.
- Đã thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp dự án phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
OFFICIAL
- Phong cách học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng cũng như phần báo cáo thảo luận của các bạn hơn. Đặc biệt, các năng lực chuyên biệt môn Địa lí được hình thành và phát triển vững chắc.
- Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao hơn. Điều này được minh chứng cụ thể ở lớp thực nghiệm với lớp đối chứng.
- Việc phải tìm hiểu, thu thập, tổng hợp kiến thức cho bài học từ thực tế được đề cập đối với bài học sử dụng phương pháp dạy học dự án có tính vận dụng thực tiễn cao (liên kết được các vấn đề thực tiễn của địa phương) nên đã tạo cho học sinh tâm thế quan tâm đến những vấn đề tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của nước nhà và địa phương các em sinh sống từ đó điều chỉnh hành vi và nhận thức.
- Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá, ôn thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng phát triển năng lực của học sinh ở các trường phổ thông.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cách sử dụng phương pháp dự án trong việc hình thành các năng lực chuyên biệt môn Địa lí phần Địa lí các ngành kinh tế qua đó nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở nhà trường phổ thông; đảm bảo phát triển phẩm chất năng lực HS.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dự án trong việc hình thành các năng lực chuyên biệt môn Địa lí phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT.
DẠYKÈMQUYNHƠN
2
- Nghiên cứu cách sử dụng phương pháp dạy học dự án trong việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí.
- Thiết kế và tổ chức một số kế hoạch dạy học sử dụng phương pháp dạy học dự án trong việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT.
- Thực nghiệm và minh chứng kết quả cụ thể.
III. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp dạy học dự án trong việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí - Phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT.
OFFICIAL
2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng vận dụng phương pháp pháp dạy học dự án trong việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn địa lí - Phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT.
Tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm đối với HS lớp 12 - THPT ở một số trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưutỉnh Nghệ An.
Sự thành công của đề tài sẽ là tài liệu bổ ích, thiết thực cho các thầy cô và các em HS trong việc giảng dạy và học tập môn Địa lí, có thể tham khảo để tiến hành với những đề tài về phương pháp dạy học dự án khác.
IV. Tổng quan của đề tài
Phương pháp dạy học dự án đã được nhiều chuyên gia trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về việc vận dụng Dạy học dự án qua việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông được thể hiện khá cụ thể trong một số bài báo khoa học chuyên ngành như: “Phương pháp Project và vấn đề đổi mới quá trình đào tạo giáo viên ở khoa Địa lí trường Đại học sư phạm” - Trần Đức Tuấn (2002), “Phương pháp dự án và công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở phổ thông” - Kiều Văn Hoan (2006), “Sử dụng phương pháp dạy học dự án có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông” - Trần Thị Thanh Thủy (2006)... Các tác giả đã chứng minh được tác dụng của Dạy học dự án, khẳng định điều kiện cần và đủ để áp dụng trong đào tạo sinh viên sư phạm địa lí ở các trường ĐHSP (Trần Đức Tuấn), đã khẳng định mối quan hệ tương hỗ giữa PP dự án và công nghệ thông tin, đưa ra được những ví dụ cụ thể về dạy học dự án qua môn Địa lí ở trường phổ thông (Kiều Văn
DẠYKÈMQUYNHƠN
3
Hoan, Trần Thị Thanh Thủy), khẳng định trở ngại về thời gian có thể được khắc phục “nếu giáo viên biết vận dụng tốt vào một môn học” (Kiều Văn Hoan). Sau này, trong luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã kết hợp giữa phần lí luận về DHDA với đặc trưng của môn Địa lí nói chung, Đia lí 12 nói riêng để tìm ra định hướng chung về phương pháp thiết kế và tổ chức một số dự án dạy học. Tuy nhiên, phần thiết kế và tổ chức cụ thể cho các dự án phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí 12 chưa thực hiện, chưa chỉ ra và chứng minh được mối quan hệ giữa DHDA với việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí. Đó chính là hầu hết các nhiệm vụ cụ thể tác giả sẽ thực hiện thông qua đề tài “Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt Địa lí thông qua dạy học dự án phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí 12 - THPT”.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
OFFICIAL
Tiến hành nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài như khai thác đầy đủ các kênh thông tin trong SGK đồng thời khai thác thêm thông tin từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu sách báo, các trang thông tin mạng…
- Phương pháp thu thập, xử lí thông tin để xây dựng nội dung nghiên cứu.
- Soạn giảng, tổ chức thực nghiệm, rút kinh nghiệm:
- Phương pháp thống kê: thông qua các cuộc trao đổi thảo luận lấy ý kiến của đồng nghiệp, ý kiến của HS sau tiết thực nghiêm bằng phiếu. Từ đó tổng hợp rút ra kết luận và đề xuất các kiến nghị VI. Tính mới của đề tài Đề tài đã đề xuất được cách thức soạn giảng của các dự án bài học và áp dụng vào thiết kế và tổ chức dạy học các dự án phần Địa lí các ngành kinh tếĐịa lí 12 THPT để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đề tài cũng đã chỉ ra được các năng lực địa lí chuyên biệt được hình thành và phát triển thông qua việc tổ chức dạy học các dự án cụ thể phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT từ đó góp phần phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho HS.
Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để GV Địa lí triển khai phương pháp dạy học dự án cho các khối lớp 10, 11 và các phần nội dung khác của Địa lí 12 - THPT cũng như áp dụng để dạy ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao hơn.
DẠYKÈMQUYNHƠN
4
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài
1.1. Phương pháp dạy học dự án
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học dự án
Theo một số chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam phương pháp dạy học dự án được hiểu như sau:
- Theo Nguyễn Văn Cường: “Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án”. - Theo Trần Thị Hương: “Dạy học dự án được hiểu như một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn – dự án (project). Qua đó, người học lĩnh hội, vận dụng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hành động, sáng tạo”.
- Theo Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương: “Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể”.
Những định nghĩa trên có một ít khác biệt do quan điểm tiếp cận về loại hình, về phân loại, về cách thức thực hiện DHDA. Tuy nhiên tất cả đều thống nhất các điểm cơ bản sau: định hướng vào người học, định hướng vào thực tiễn, định hướng vào sản phẩm. Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa về DHDA trên đây, kết hợp với việc xem xét dấu hiệu bản chất của loại hình dạy học này, trong bối cảnh áp dụng cho HS THPT Việt Nam, có thể quan niệm: “DHDA là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. HS tham gia xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA.”
DẠYKÈMQUYNHƠN
5
OFFICIAL
1.1.2. Các giai đoạn của dạy học dự án
Có nhiều cách chia giai đoạn trong phương pháp dạy học dự án nhưng có thể chia dạy học dự án theo 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án + Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài
GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án, đó là một tình huống có vấn đề chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết gắn với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn hoặc đề tài có thể xuất phát từ phía người học.
+ GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng
Sau khi xác định đề tài GV cung cấp các câu hỏi định hướng cho HS trao đổi, thảo luận nhanh hoặc chỉ nêu để HS suy ngẫm. Có thể sử dụng phương pháp động não để thu thập nhanh ý kiến HS về các câu hỏi định hướng. Yêu cầu HS ghi lại toàn bộ các câu hỏi định hướng để dần trả lời trong quá trình thực hiện dự án.
OFFICIAL
+ Chia nhóm và nhận nhiệm vụ.
+ Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
GV hướng dẫn người học xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phân công công việc trong nhóm. Có thể lập kế hoạch thực hiện thông qua bảng tham khảo sau: Thứ tự Nội dung công việc Thời gian hoàn thành Người thực hiện
- Giai đoạn 2: Thực hiện dự án: Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lí thuyết, phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn và sản phẩm được tạo ra. Cụ thể gồm các bước sau:
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra.
DẠYKÈMQUYNHƠN
6
1 2 3 4 …n
- Thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, internet, khảo sát, điều tra, phỏng vấn, thực địa.
- Xử lí thông tin tổng hợp, phân tích tài liệu, dự liệu.
- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề và kiểm tra tiến độ.
- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành sản phẩm cuối cùng.
- Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án.
+ HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp
OFFICIAL
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, cẩm nang, bài trình diễn đa phương tiện (PPT), dạng ấn phẩm hoặc thiết kế trang web… Trong bước này, trước tiên GV phổ biến (nhắc lại) các tiêu chí đánh giá báo cáo cho HS. Sau đó, HS sẽ thể hiện vai trò chủ động của mình trong việc điều khiển chương trình báo cáo dự án. HS được thể hiện những sản phẩm của mình làm ra trong dự án trước tập thể lớp; nhận sự góp ý, chia sẻ từ bạn bè, thầy cô thông qua việc đặt câu hỏi và thảo luận sau phần trình bày của từng nhóm trước lớp.
+ Tiến hành đánh giá và rút kinh nghiệm để thực hiện các dự án tiếp theo.
GV đánh giá sản phẩm HS và đánh giá cách HS trình bày sản phẩm và cách thức HS đặt câu hỏi phản biện cho nhau hoặc bảo vệ quan điểm của mình. GV cần hết sức nhạy bén và linh hoạt trong dẫn dắt vấn đề và hướng dẫn HS thảo luận. Đồng thời, HS cũng tham gia đánh giá “chất lượng sản phẩm” dự án của nhau (dựa trên các bảng tiêu chí đánh giá báo cáo sản phẩm). Sau cùng là, các nhóm tổng hợp toàn bộ văn bản đánh giá trong suốt dự án nộp lại cho GV.
1.1.3. Ưu điểm, hạn chế của dạy học dự án
* Ưu điểm: Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện ưu điểm của PPDH này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:
- Làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn
+ Trong DHDA, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được tích hợp với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú học tập của người học.
+ DHDA gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo
+ DHDA chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học viên làm". Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là người nghe thụ động. Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành
DẠYKÈMQUYNHƠN
7
nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh về việc học của mình.
+ DHDA tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử dụng thông tin của những môn học khác nhau. Nó giúp người học với cùng một nội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.
+ DHDA là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo con người phát triển toàn diện, học đi đôi với hành, kết hợp giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
- Dạy học dự án tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển.
+ HS cũng có cơ hội để hoạt động vì nhiệm vụ học tập đến được với tất cả mọi người. HS có cơ hội để thử các năng lực khác nhau của bản thân khi tham gia vào một dự án.
OFFICIAL
+ HS được rèn khả năng vận dụng điều đã học, tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp. HS có điều kiện để khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin. HS được tạo điều kiện để phát triển năng lực đánh giá.
+ DHDA giúp HS tự tin hơn khi ra trường do họ được phát triển những kỹ năng sống cần thiết: khả năng đưa ra những quyết định chính xác; khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng làm việc tốt với người khác; sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
- Dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.
+ Người học là trung tâm của dạy học dự án, từ vị trí thụ động chuyển sang chủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học phải làm việc tích cực hơn, rèn luyện được tính bền bỉ, kiên nhẫn.
+ DHDA cho phép người học tự chủ nhiều hơn trong công việc, từ xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện dự án, tạo ra các sản phẩm. Nhờ thế DHDA phát huy tính tích cực, tự lực, tinh thần trách nhiệm, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề của người học.
- Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp
+ DHDA không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp họ nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác.
+ DHDA thúc đẩy sự cộng tác giữa các HS và giáo viên, giữa các HS với nhau, nhiều khi mở rộng đến cộng đồng.
Các ưu điểm trên là một thực tế khả thi khi thực hiện DHDA. Tuy nhiên, mỗi một dự án đơn lẻ khó lòng đạt được đến mức tuyệt đối tất cả các tác dụng đã được nêu trên đối với từng cá nhân HS cũng như với tất cả các nhóm HS
DẠYKÈMQUYNHƠN
8
tham gia. Nhưng nếu DHDA được thực hiện ở hầu hết các môn học và thường xuyên trong năm học, thì các ưu điểm nêu trên đều có thể trở thành hiện thực.
* Hạn chế:
- DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian. GV phải thật linh hoạt, biết vận dụng kết hợp nhiều hình thức dạy học. Điều này lí giải tại sao một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm như dạy học dự án lại khó đi vào thực tiễn dạy học ở nước ta.
- Dạy học dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lôi cuốn được người học tham gia một cách tích cực.
- Hoạt động thực hành, thực tiễn khi thực hiện dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
OFFICIAL
- Dạy học theo dự án yêu cầu giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề.
- Khó có thể sử dụng DHDA một cách đại trà trong tất cả các bài học và môn học.
1.2. Khả năng ứng dụng dạy học dự án qua chương trình Địa lí 12
1.2.1. Địa lí có khả năng cao trong ứng dụng DHDA
Địa lí là khoa học tổng hợp bao gồm 2 ngành chủ yếu là Địa lí Tự nhiên và Địa lí Kinh tế - Xã hội. Địa lí là bộ môn tổng hợp, do đó ngay nội hàm môn học, đã thể hiện mối quan hệ liên môn, đây là yêu cầu và cũng là đặc trưng của DHDA. Do đó, có thể khẳng định, Địa lí là môn học phù hợp để ứng dụng DHDA.
1.2.1. Đặc trưng thực tiễn Việt Nam trong nội dung chương trình Địa lí 12 đáp ứng cao nhất yêu cầu định hướng thực tiễn trong DHDA. Yêu cầu liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vấn đề thực tiễn, những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống và học tập là điểm “giao thoa” không hẹn mà gặp của chương trình Địa lí lớp 12 và DHDA. Địa lí lớp 12 trang bị cho HS những vấn đề rất cơ bản và sâu sắc về tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước, đó cũng chính là những vấn đề của thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Có thể khẳng định, nội dung chương trình Địa lí 12 đáp ứng cao yêu cầu định hướng thực tiễn trong DHDA. 1.2.3. Chương trình và nội dung Địa lí 12 tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các chủ đề dự án ở nhiều cấp độ. Cấu trúc chương trình và nội dung Địa lí lớp 12 là cơ sở rất thuận lợi để phát hiện và xây dựng các đề tài - phần cốt lõi trong các dự án dạy học. Địa lí 12
DẠYKÈMQUYNHƠN
9
được cấu tạo theo các đơn vị kiến thức lớn, sắp xếp theo logic của khoa học và phù hợp với logic của quá trình dạy học. Về mặt đại thể, có thể xây dựng ít nhất một đề tài dựa trên từng đơn vị kiến thức lớn (Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế …) với sự liên quan vấn đề tương tự ở địa lí địa phương, đơn giản vì tất cả đều gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn ở tất cả các địa phương. Về mặt chi tiết, có thể xây dựng nhiều đề tài khác nhau cho từng bài học cụ thể trong các đơn vị kiến thức lớn ấy (Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Lao động và việc làm, Vấn đề phát triển thương mại và du lịch…).
OFFICIAL
1.2.4. Nội dung chương trình địa lí 12 tạo điều kiện để xây dựng các dự án tổng hợp, độc đáo từ sự kết hợp nội dung địa lí vùng và địa lí địa phương. Địa lí vùng và địa lí địa phương thể hiện rõ nhất, sâu sắc bản chất của Địa lí học: là khoa học tổng hợp và động lực; đồng thời bao hàm ý nghĩa nhân văn, kinh tế - xã hội sâu sắc nhất. Xây dựng dự án địa lí vùng trong mối tương quan với địa lí địa phương, hoặc ngược lại các dự án địa lí địa phương trong mối tương quan với địa lí vùng sẽ tạo được các dự án Địa lí tổng hợp độc đáo, phong phú đa dạng qua các địa phương khác nhau với các ngành kinh tế đặc trưng vừa đảm bảo nét khái quát của vùng vừa thể hiện sự độc đáo riêng của từng địa phương cụ thể. Có thể khẳng định: chương trình Địa lí lớp 12 là “địa chỉ” phù hợp nhất để thực hiện dạy học dự án trong tương quan so sánh với môn Địa lí ở các cấp, lớp khác, cũng như với các môn học khác. Tuy nhiên, với thời lượng 1,5 tiết/tuần tính cho toàn năm học, thời gian và hình thức tổ chức thực hiện là 2 vấn đề cần phải lưu tâm đầu tiên khi bắt đầu thiết kế các dự án Địa lí 12.
1.3. Các năng lực chuyên biệt môn địa lí
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ cở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt. Đối với bộ môn Địa lí, các năng lực chuyên biệt gồm: năng lực nhận thức khoa học địa lí, năng lực tìm hiểu địa lí và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, cụ thể ở bảng sau: Thành phần năng lực
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
Biểu hiện
NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ
- Sử dụng được bản đồ địa hình kết hợp với địa bàn để xác định vị trí của một điểm trên thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
DẠYKÈMQUYNHƠN
10
Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí
- Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí; phát hiện, chọn lọc, tổng hợp và trình bày được đặc trưng địa lí của một địa phương; từ đó, hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt các địa phương với nhau.
-
Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện tượng, quá trình tự nhiên trên Trái Đất; sự hình thành, phát triển và phân bố của một số yếu tố hoặc thành phần tự nhiên; một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và ở lãnh thổ Việt Nam; phát hiện và giải thích được một số hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên trong thực tế địa phương.
OFFICIAL
- Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và ở Việt Nam.
- Giải thích được các sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội trên cơ sở vận dụng mối liên hệ và tác động của tự nhiên.
- Giải thích được những hệ quả (tích cực, tiêu cực) do con người tác động đến môi trường tự nhiên; giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ
- Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để miêu tả những hiện tượng, quá trình địa lí; lập được bộ sưu tập hình ảnh (bản giấy và bản kĩ thuật số).
- Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí; đọc được lát cắt địa hình; sử dụng được một số bản đồ thông dụng trong thực tế.
- Thực hiện được một số tính toán đơn giản (tính GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế,...); nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê; xây dựng được bảng thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu; vẽ được một số loại biểu đồ thể hiện động thái, cơ cấu, quy mô,... của đối tượng địa lí từ số liệu đã cho.
DẠYKÈMQUYNHƠN
11
dụng
cụ địa lí
Sử
các công
học
Tổ chức học tập ở thực địa
- Nhận xét được biểu đồ và giải thích; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình địa lí.
- Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc, chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ,... trình bày được những thông tin thu thập được từ thực địa.
Khai thác Internet phục vụ môn học
- Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn.
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
OFFICIAL
Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế
- Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về thế giới, khu vực, đất nước, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; liên hệ được thực tế địa phương, đất nước,... để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí.
Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn
Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn
- Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ đề nghiên cứu ở địa phương; vận dụng được kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu chủ đề, viết được báo cáo hoàn chỉnh và trình bày kết quả nghiên cứu theo các hình thức khác nhau.
- Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống.
1.4. Mối quan hệ giữa dạy học dự án với việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn địa lí. Giữa phương pháp dạy học dự án và việc hình thành, phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phương pháp dạy học dự án tạo điều kiện tốt giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí. Đặc thù thứ nhất của phương pháp dạy học dự án là định hướng vào người học. HS là người trung tâm, là người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là người nghe thụ động. HS được giao nhiệm vụ cụ thể, trong đó đặc thù của môn Địa lí là nhận thức được sự khác biệt về không gian theo lãnh thổ, muốn giải quyết được các loại nhiệm vụ này bắt buộc HS phải nghiên cứu, tìm
DẠYKÈMQUYNHƠN
12
hiểu khai thác được thông tin, kiến thức từ bản đồ, Át lát Địa lí, la bàn, ảnh vệ tinh từ đó hình thành phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình HS cũng phải biết giải thích được các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội, đó chính là năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí. Đặc thù thứ hai của phương pháp dạy học dự án là định hướng vào sản phẩm. HS được giao nhiệm vụ phức hợp, để có sản phẩm theo yêu cầu thì HS phải biết tìm tòi, thu thập các tài liệu, số liệu, tranh ảnh, vi deo, biểu đồ…Mặt khác, HS cũng phải tự mình tìm hiểu kiến thức, thông tin từ mạng Internet (nghiên cứu địa lí dựa trên thông tin thứ cấp thu được từ Internet) để tìm ra được kiến thức địa lí. Đó chính là năng lực tìm hiểu địa lí. Đặc thù thứ ba của phương pháp dạy học dự án là định hướng vào thực tiễn. Trong các nội dung của bài học chứa đựng các vấn đề liên quan đến thực tiến địa phương. Trong khi giải quyết các nhiệm vụ của nội dung bài học, HS phải biết liên hệ với thực tiễn, có thể thực hiện các chủ đề học tập khám phá thực tiễn. Đó chính là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
OFFICIAL
Mặt khác, các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt môn Địa lí tạo điều kiện thuận lợi để phương pháp dạy học dự án đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học.
2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học địa lí và trong việc hình thành các năng lực chuyên biệt môn Địa lí.
2.1. Thực trạng học tập của học sinh.
Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của các trường trên địa bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt môn Địa lí thông
DẠYKÈMQUYNHƠN
13
Nội dung khảo sát như sau: Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh Họ và tên học sinh........................................................................................ Lớp................................................................................................................ Trường........................................................................................................... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em: Nội dung Có Chưa/Không Em đã từng được phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án hay chưa?
qua dạy học dự án phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí 12.
Em có mong muốn học phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí 12 bằng phương pháp dạy học dự án để phát triển năng lực chuyên biệt môn Địa lí hay không? - Kết quả như sau: Bảng: Kết quả khảo sát học sinh việc vận dụng phương pháp dạy học dự án vào việc hình thành các năng lực chuyên biệt môn Địa lí, phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí
học 20202021 THPT Quỳnh Lưu 2 0/200 0% 200/200 100% 184/200 92% 16/200 8% 3 Cuối năm học 20202021 THPT Quỳnh Lưu 1 45/200 22,5% 155/200 77.5% 189/200 94,5% 11/200 5,5% 4 Cuối năm học 20202021 THPT Hoàng Mai 2 0/200 0% 200/200 100% 170/200 85% 30/200 15%
chưa được quan tâm và áp dụng nhiều. + Phần lớn học sinh các trường đều có mong muốn nguyện vọng được học bằng phương pháp dạy học dự án để hình thành và phát triển các năng lực môn Địa lí nói riêng và năng lực, phẩm chất của bản thân nói chung 2.2. Mức độ sử dụng phương pháp dạy học dự án của GV trong dạy học địa lí 12 Qua điều tra phỏng vấn 18 giáo viên dạy môn Địa lí ở 4 trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (THPT Hoàng
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL 14
TT Năm học Trường Nội dung Đã từng tham gia Chưa từng tham gia Có mong muốn Không mong muốn 1 Cuối năm học 2020 -
THPT
Mai 45/200 22,5% 155/200 77,5% 190/200
2 Cuối
- Kết quả trên cho thấy: + Tỉ lệ học sinh được trả
ệm
ọ
hình thành các năng lực chuyên biệt môn Địa lí, phần Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí 12 không cao. Điều đó cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học dự án
12.
2021
Hoàng
95% 10/200 5%
năm
i nghi
phương pháp dạy h
c dự án vào việc
Mai, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Hoàng Mai 2) về thực trạng vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học Địa lí, kết quả thu được như sau: Bảng: Thực trạng vận dụng phương pháp dự án vào dạy học môn Địa lí THPT.
TT Các phương pháp dạy học
Số GV sử dụng (% số GV) Số GV không sử dụng (% số GV)
1 Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học môn Địa lí THPT. 5 (27.8%) 13 (72.2%) 2 Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học môn Địa lí 12, THPT. 2 (11.1%) 16 (88.9%) 3 Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lí 12 nhằm hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí.
1 (5.6%) 17 (94,4%)
- Kết quả điều tra trên cho thấy: GV ở các trường THPT ít và không sử dụng phương pháp dạy học dự án và dạy học, đặc biệt là vận dụng phương pháp dự án và việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí nên chất lượng dạy học chưa cao. Qua phỏng vấn cho thấy nguyên nhân của tình trạng này là do việc áp dụng dạy học dự án mất nhiều thời gian, đặc biệt GV gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các dự án dạy học. Hiện nay các thầy, cô giáo đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy học; đầu tư cho việc dạy và soạn bài. Tuy nhiên vẫn còn nhiều GV có tư tưởng ngại nghiên cứu, ngại đầu tư đổi mới PPDH, vẫn còn nhiều GV soạn giảng, dạy học theo phương pháp truyền thống. Chính vì vậy, chưa phát triển được năng lực cho HS, sức hấp dẫn của bài học bị hạn chế.
Chương II. Thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án học tập phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 trong việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí
1. Xác lập các chủ đề dự án có thể thực hiện trong phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 Có nhiều mức độ thiết kế các dự án khác nhau. Dự án có thể được thực hiện trọn vẹn trong một bài dạy; cũng có thể chỉ tích hợp được phần quan trọng nhất hoặc một phần nào đó trong bài; có thể xuyên suốt một số bài, một chương hoặc một số chương. Điều kiện cơ bản để xác định các dự án là “phát hiện” được sự tương thích giữa nội dung chương trình và vấn đề thực tiễn liên quan.
DẠYKÈMQUYNHƠN
15
OFFICIAL
Trên cơ sở nội dung của phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12; lí thuyết về DHDA; tình hình thực tiễn của khu vực, địa phương hoặc trên toàn lãnh thổ; xin được giới thiệu một số chủ đề dự án được chọn lọc và đề xuất như sau: Bảng: Hệ thống Chủ đề dự án phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12.
Ngành
Bài học – nội dung vận dụng
Tên dự án Nội dung dự án
1
Ngành nông nghiệp.
Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. (Nội dung vận dụng toàn bài).
Thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta và hướng đi mới.
OFFICIAL
Tìm hiểu thực trạng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi và định hướng phát triển nông nghiệp nước ta. Vận dụng vào địa phương cụ thể - thị xã Hoàng Mai – Nghệ An.
2
Ngành thủy sản.
Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp. Nội dung vận dụng mục 1 –Ngành thủy sản.
Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta.
Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản. Thực trạng phát triển ngành thủy sản. Định hướng phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. Vận dụng vào địa phương cụ thể - thị xã Hoàng Mai – Nghệ An.
3
Ngành công nghiệp.
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành CN trọng điểm. Nội dung vận dụng mục 1 –Công nghiệp năng lượng).
Công nghiệp năng lượng –tiền đề cho sự phát triển –nhu cầu tất yếu của cuộc sống.
Tìm hiểu sự phân ngành, tình hình sản xuất và phân bố công nghiệp năng lượng nước ta. Phương hướng phát triển và chứng minh công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm. Liên hệ ngành công nghiệp năng lượng tỉnh Nghệ An.
DẠYKÈMQUYNHƠN
16
S T T
4 Ngành dịch vụ.
Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch. Nội dung vận dụng toàn bài.
Thương mại, du lịch – mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế mở.
Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng phát triển ngành thương mại, du lịch nước ta. Liên hệ thực tế sự phát triển của 2 ngành này đến vào địa phương cụ thể - thị xã Hoàng Mai.
2. Các nguyên tắc và phương pháp thiết kế thiết kế các dự án học tập phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12
2.1. Nguyên tắc thiết kế và thực hiện các dự án trong dạy học Địa lí 12 THPT
Việc xác định một số nguyên tắc cần tuân thủ dưới đây trong thiết kế và thực hiện các dự án dạy học địa lí các ngành kinh tế nói riêng, địa lí 12 THPT nói chung xuất phát từ Bản chất của DHDA: Định hướng vào người học, Định hướng thực tiễn, Định hướng sản phẩm; từ Bản chất của khoa học Địa lí: khoa học Tổng hợp - động lực, từ Các nguyên tắc dạy học Địa lí; từ Nội dung chương trình và SGK Địa lí 12.
2.1.1. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu của HS và do chính HS thực hiện Đây là nguyên tắc đầu tiên cần tuân thủ. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự hứng thú, tính tự lực và phát triển tư duy cho HS - đảm bảo quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm trong DHDA.
2.1.2. Đảm bảo nội dung chương trình, SGK môn Địa lí 12 và mối quan hệ liên môn Như đã xác định ở nội dung chương I, đề tài thực hiện loại dự án trong một môn học – môn Địa lí, do đó trọng tâm nội dung nằm trong môn Địa lí và ở đây là Địa lí 12. Dù dự án được lựa chọn có thể xuất phát từ một phần, nhiều phần hay toàn bài học của một chương; nguyên một chương; kết hợp nhiều chương hoặc toàn bộ giáo trình … vẫn phải thể hiện nội dung cơ bản của môn học. Đảm bảo nguyên tắc này, đồng nghĩa với việc đảm bảo được kĩ năng xác định chính xác Mục tiêu cơ bản của bài dạy trong Kế hoạch bài dạy của mỗi dự án.
Vì Địa lí là khoa học tổng hợp nên sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môn học/khoa học khác là điều tất yếu, điều đó gần như đặc trưng riêng của môn Địa lí; đồng thời là lí do mà việc đảm bảo mối quan hệ liên môn được xác định như một nội dung quan trọng trong nguyên tắc Đảm bảo tính hệ thống trong dạy học địa lí. Đây cũng là chính là cơ sở để lí giải vì sao việc chọn lựa các chủ đề trong các dự án Địa lí thuận lợi, dễ dàng hơn so với các môn học khác.
DẠYKÈMQUYNHƠN
17
OFFICIAL
2.1.3. Đảm bảo gắn kết chặt chẽ với thực tiễn địa phương và linh hoạt theo điều kiện của từng trường
Thực tiễn địa phương ở đây, theo nghĩa rộng là những vấn đề địa lí đang diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo nghĩa hẹp là vùng lãnh thổ hoặc ngay địa phương HS đang sinh sống.
Xuất phát từ nội dung môn học nói chung, phần vấn đề phát triển các ngành kinh tế Việt Nam nói riêng, GV khơi gợi HS gắn kết với những vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan và nổi cộm tại địa phương, định hướng cho HS xác định các chủ đề dự án học tập ngay chính địa phương mình.
Xác định đúng bản chất của DHDA: Định hướng vào HS, Định hướng thực tiễn và Định hướng sản phẩm; trên cơ sở nội dung phần vấn đề phát triển các ngành kinh tế Địa lí 12; tùy vào địa bàn nhà trường, tùy vào điều kiện cụ thể của trường, lớp (năng lực chung của HS, điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, điều kiện của GV) để thiết kế các dự án phù hợp.
OFFICIAL
2.2. Phương pháp thiết kế các dự án Địa lí 12
Thiết kế và thực hiện một dự án hoàn chỉnh được thể hiện qua việc hoàn tất các thành phần cơ bản của một dự án Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng. Các thành phần cơ bản của một dự án bao gồm:
- Chủ đề dự án (tên của dự án)
- Sản phẩm học sinh
- Mục tiêu cơ bản của bài dạy (chuẩn học tập và Mục tiêu đối với HS)
- Bộ câu hỏi định hướng
- Kế hoạch đánh giá
- Tiến trình bài dạy
2.2.1. Xác định các Chủ đề dự án Địa lí 12
Các bước thực hiện:
- Xác định nội dung cơ bản trong chương trình học có thể ứng dụng vào thực tế. Dễ dàng thực hiện điều này trong nội dung chương trình, SGK Địa lí 12.
- Phát hiện những vấn đề tương ứng đang diễn ra trong cuộc sống, lưu ý đến những vấn đề mà xã hội và thế giới đang quan tâm, đặc biệt lưu ý đến vấn đề cụ thể tại địa phương Bước đầu hình thành Ý tưởng cốt lõi của dự án + Xác định chủ đề dự án. 2.2.2. Định hướng mẫu sản phẩm HS Các sản phẩm của HS có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo, cẩm nang, bài trình diễn đa phương tiện (PPT), dạng ấn phẩm, bộ sưu tập tranh, ảnh theo các chủ đề bài học, tiểu phẩm theo các chủ đề bài học, sưu tầm hoặc
DẠYKÈMQUYNHƠN
18
sáng tác các mẩu chuyện liên quan đến chủ đề bài học hoặc thiết kế trang web… Tùy trường hợp cụ thể, GV sẽ là người định hướng thậm chí qui định các sản phẩm HS phải thực hiện hoặc chỉ gợi ý, tư vấn cho sự lựa chọn của HS. Cũng có thể qui định một hoặc vài sản phẩm bắt buộc, còn lại là các sản phẩm tự chọn. Với HS lớp 12, trong nhiều trường hợp, tự chọn là phương án thích hợp hơn cả.
2.2.3. Xác định Mục tiêu cơ bản của bài dạy
Mục tiêu cơ bản của bài dạy trong các dự án dạy học gồm 2 phần chính: Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và Mục tiêu của dự án (trong đó mục tiêu của dự án được xác định chính là phần việc liên quan đến chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình (nhưng không thể hiện cụ thể trong chương trình) mà HS sẽ nghiên cứu và thể hiện thành sản phẩm).
OFFICIAL
2.2.4. Xây dựng Bộ câu hỏi định hướng Bộ câu hỏi định hướng (CHĐH) là hệ thống câu hỏi ở nhiều cấp độ, có mối quan hệ chặt chẽ, giúp HS xác định tổng quát hướng đi của đề tài. CHĐH có tác dụng gây hứng thú và phát triển tư duy, nhắm đến các kỹ năng tư duy bậc cao như: kỹ năng so sánh, tổng hợp, diễn dịch, đánh giá, v.v… nhằm đảm bảo dự án học sinh có sức thu hút và thuyết phục: Giúp các dự án tập trung vào những chủ đề quan trọng; Hướng đến những câu hỏi thú vị, những thắc mắc, trăn trở ở HS; Hỗ trợ cho HS có những hướng đi đúng đắn trong quá trình thực hiện dự án; Giúp liên hệ với các môn học khác và các chủ đề nghiên cứu khác.
2.2.5. Xây dựng kế hoạch đánh giá
Xuất phát từ bản chất của dạy học dự án: định hướng vào HS, định hướng vào thực tiễn và định hướng sản phẩm, đánh giá trong dạy học dự án không như cách đánh giá thông thường: GV đánh giá, cho điểm HS; mà còn tạo điều kiện để HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau: giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau. Đánh giá liên tục và toàn diện là trọng tâm của DHDA. Đánh giá trở thành công cụ cải thiện chứ không phải kiểm tra sự thông minh hay tích lũy sự kiện. Đánh giá trong dạy học dự án không phải luôn thể hiện bằng điểm số mà đôi khi chỉ để rút ra một nhận xét, một kết luận để GV điều chỉnh cách dạy, HS điều chỉnh cách học và điều chỉnh thái độ làm việc với nhau nhằm giúp dự án được tiến hành thuận lợi. Có thể nói, kết quả của DHDA đã thể hiện ngay trong quá trình làm việc.
Quá trình đánh giá dự án có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá sau đây:
- Quá trình thực hiện dự án thông qua sổ theo dõi của giáo viên ( )
- Bảng tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm sản phẩm do giáo viên đánh giá ( ).
- Bảng tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm báo cáo sản phẩm: Ở tiêu chí này gồm các đánh giá sau: ( là trung bình cộng của , , , = ).
+ GV đánh giá:
DẠYKÈMQUYNHƠN
19
+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau: (trong đó điểm bằng điểm trung bình cộng của các nhóm, = . Trong đó, n là số nhóm tham gia đánh giá).
+ Nhóm tự đánh giá:
-> Kết quả điểm của mỗi nhóm được tính bằng công thức tham khảo sau: Ngoài ra, để có sự phân hóa về điểm giữa các thành viên trong nhóm, GV có thể dựa thêm vào một số tiêu chí đánh giá như:
- Biên bản làm việc nhóm.
=
- Phiếu tự đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm của các HS trong nhóm.
OFFICIAL
Tuy nhiên, không phải tất cả các đánh giá mà GV đã thiết lập trong dự án đều được sử dụng để đánh giá HS với mục đích quy đổi tất cả ra bằng điểm số mà GV chỉ chọn ra một số tiêu chí cơ bản nhất định (tham khảo thêm ở phần phụ lục 1).
2.2.6. Thiết kế Tiến trình bài dạy
Tiến trình bài dạy trong dạy học dự án được hiểu như: một bức tranh rõ ràng về chu kì dạy – học, mô tả phạm vi và trình tự hoạt động của HS và giải thích cách thức HS tham gia hoạch định việc học của các em ra sao. Tiến trình bài dạy trong dạy học dự án tương tự như tiến trình diễn ra các hoạt động của HS trong một tiết học. Sự khác nhau cơ bản ở đây là thời gian và cách thức tiến hành. Vì một trong những đặc trưng mấu chốt của DHDA là hướng đến HS, tạo điều kiện để HS tự thể hiện do đó tiến trình bài dạy trong DHDA chủ yếu thể hiện quá trình, cách thức làm việc của HS dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của GV trong một khoảng thời gian khá dài, thời lượng tùy theo thời gian tiến hành dự án.
Tiến trình thực hiện dự án được cụ thể hóa qua bảng dưới đây: Các bước tiến hành Hoạt động GV HĐ của HS Giới thiệu dự án - Đưa ra một số câu hỏi vừa liên đến chủ đề của dự án sắp thực hiện -> kích thích tính hứng thú, lòng say mê tìm hiểu, nghiên cứu của HS. - Giới thiệu chủ đề dự án.
Triển khai việc thực hiện dự án đến HS
- Chia nhóm, hướng dẫn HS chọn nhóm trưởng + phân công công việc.
- Lắng nghe, suy ngẫm (có thể đặt câu hỏi) về các câu hỏi liên quan mà GV đặt ra..
- Suy nghĩ về các tiểu chủ đề.
- Thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng.
DẠYKÈMQUYNHƠN
20
KQ
Hướng dẫn HS báo cáo dự án
- Phổ biến quy trình đánh giá + cung cấp cho HS một số tiêu chí đánh giá.
- Trao đổi + cung cấp cho HS: Bộ câu hỏi định hướng, Yêu cầu đối với từng sản phẩm.
- Cung cấp tư liệu hỗ trợ (sau khi HS đã chọn sản phẩm).
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án
- Lắng nghe GV hướng dẫn tự đánh giá và nhận các bảng biểu đánh giá.
Tổ chức buổi báo cáo dự án + Đánh giá/Rút kinh nghiệm
- Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của HS.
- Nhận xét, góp ý và đưa ra những hỗ trợ, định hướng kịp thời (trường hợp HS gặp khó khăn) trong quá trình HS tiến hành thực hiện dự án.
- Chọn MC điều khiển buổi báo cáo dự án.
- Gửi kịch bản chương trình báo cáo cho MC tham khảo/Gợi ý cho HS tự lập chương trình báo cáo
- Dặn dò HS về cách giới thiệu dự án sao cho thu hút người xem.
- Nhắc nhở HS xem lại bảng tiêu chí đánh giá báo cáo sản phẩm.
- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
- Hướng dẫn HS đánh giá báo cáo dự án.
- Thảo luận nhóm về Bộ câu hỏi định hướng -> chọn chủ đề và hình thức thể hiện sản phẩm riêng của nhóm.
- Nghiên cứu các tư liệu hỗ trợ -> phác thảo những công việc sẽ tiến hành trong dự án.
OFFICIAL
- Lập 1 bảng kế hoạch thực hiện dự án thể hiện sự phân công công việc các thành viên trong nhóm thật cụ thể, với các mốc thời gian rõ ràng.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện dự án với GV.
- Phản hồi với GV những khó khăn gặp phải (nếu có) và nhờ GV hỗ trợ, định hướng.
- Đề cử 1 MC điều khiển buổi báo cáo dự án.
- Nghiên cứu bảng tiêu chí đánh giá báo cáo sản phẩm và sản phẩm nhóm đã thực hiện ->Làm việc theo nhóm thảo luận về công tác báo cáo sản phẩm (lựa chọn hình thức, phân công báo cáo,...) dự án của nhóm.
- Sắp xếp, phân công các thành viên nhóm tham gia đánh giá báo cáo dự án. - MC của lớp điều khiển chương trình báo cáo ->
DẠYKÈMQUYNHƠN
21
- Hỗ trợ HS điều khiển chương trình báo cáo dự án.
- Tham gia đặt câu hỏi và làm cố vấn chuyên môn cho các nhóm.
- Yêu cầu HS hoàn tất “hồ sơ đánh giá” của từng nhóm nộp cho GV. - Đánh giá chung về quá trình làm việc trong suốt dự án của HS.
Các nhóm chủ động báo cáo theo chương trình đã định.
- Các nhóm lắng nghe và đặt câu hỏi thảo luận cho nhau.
- Mỗi nhóm tự đánh giá về quá trình làm việc của mình trong dự án-> tập hợp toàn bộ văn bản đánh giá nộp lại cho GV. - Lắng nghe những nhận xét của GV và rút kinh nghiệm.
3. Thiết kế và tổ chức một số dự án phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT.
OFFICIAL
3.1. Dự án 1: Dự án thực hiện toàn bộ nội dung bài học - Bài 22: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp)
* Đề tài dự án: “Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới”
3.1.1. Mục tiêu của dự án
- Kiến thức:
Mục tiêu theo chuẩn kiến thức:
+ Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
+ Tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.
+ Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (thể hiện trong các giá trị sản xuất trồng trọt, sản lượng chăn nuôi…).
Ngoài ra, mục tiêu của dự án yêu cầu HS:
+ Trình bày vai trò của ngành trồng trọt (cây lương thực và cây công nghiệp).
+ Biết được những thuận lợi và khó khăn trong ngành phát triển nông nghiệp nước ta.
+ Nêu được phương hướng phát triển nông nghiệp nước ta trong thời gian tới.
+ Liên hệ, tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ở địa bàn thị xã Hoàng Mai.
DẠYKÈMQUYNHƠN
22
- Kĩ năng: + Đọc và phân tích các biểu đồ và Átlát
+ Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp.
+ Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Phẩm chất: Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
OFFICIAL
3.1.2. Quỹ thời gian và phương tiện học tập:
- Quỹ thời gian: + Thời gian học sinh chuẩn bị: chuẩn bị 1 tuần. + Báo cáo sản phẩm: 1 tiết học trên lớp.
- Phương tiện học tập: Bản đồ, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy...
3.1.3. Bộ câu hỏi định hướng Tên dự án Bộ câu hỏi định hướng
- Quan sát số liệu về cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt nước ta và nêu nhận xét về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và ngành trồng trọt ở nước ta?
“Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới”.
- Vai trò của trồng cây lương thực?
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây lương thực?
- Thực trạng phát triển cây lương thực ở nước ta?
- Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?
- Vai trò của cây công nghiệp?
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây công nghiệp?
- Thực trạng phát triển cây công nghiệp ở nước ta?
- Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở
DẠYKÈMQUYNHƠN
23
nước ta?
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển ngành chăn nuôi nước ta?
- Tình hình phát triển, phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta?
- Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?
- Liên hệ, tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ở địa bàn thị xã Hoàng Mai?
3.1.4. Các bước tiến hành bài dạy Các mốc thời gian
Trước tiết học (trước tiết báo các dự án).
Hoạt động của GV
- Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh hoặc đoạn phim về nông nghiệp nước ta (các sản phẩm xuất khẩu, giá trị nông nghiệp mang lại….) để giới thiệu sơ lược về dự án. - Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.
- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như
sau: Nhóm 1: Câu hỏi 1 và các câu hỏi liên quan đến ngành trồng cây lương thực trong bộ câu hỏi định hướng. Liên hệ thựcc tiễn vấn đề sản xuất cây lương thực ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.
Nhóm 2: Các nội dung liên quan đến sản xuất cây công nghiệp. Liên hệ thực tiễn vấn đề sản xuất cây công nghiệp ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.
Nhóm 3: Các nội dung ngành chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn vấn đề sản xuất ngành chăn nuôi ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.
- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ.
OFFICIAL
Hoạt động của HS
- Quan sát các hình ảnh hoặc đoạn phim để hiểu sơ lược về chủ đề của dự án.
- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.
- Thành lập nhóm, xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở mục 1.1.2 các giai đoạn của dạy học dự án - thuộc giai đoạn 1.
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ
DẠYKÈMQUYNHƠN
24
Trong tiết học báo cáo
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” (35 – 40 phút).
- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, các nhóm phải đi khảo sát thực tế ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.
- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
OFFICIAL
- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình. Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút): GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.
- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.
Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV. Sau tiết học Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau). Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày được tình hình phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta (về diện tích, sản lượng cây trồng, số lượng đàn gia sức…).
+ Nêu và giải thích được sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các hình ảnh, video, số liệu, tư liệu, bản đồ, Átlát… để rút ra được thực trạng phát triển và phân bố các ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta.
+ Dựa vào số liệu, biểu đồ trong Átlát về diện tích, sản lướng lúa, diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm để thực hiện các phép tính toán các chỉ số như: năng suất lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người, tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm ...để trình bày và hiểu được sự thay đổi trong tình hình phát triển ngành trồng trọt của nước ta.
+ Từ biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu ngành chăn nuôi rút ra được nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta.
DẠYKÈMQUYNHƠN
25
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học đến vấn đề thực tiễn đó là vấn đề tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương thị xã Hoàng Mai, đề xuất được một số giải pháp phát triển nông nghiệp tại địa phương.
3.2. Dự án 2: Dự án thực hiện nội dung 1 phần của bài học – Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – mục 1: Ngành thủy sản.
* Chủ đề dự án: “Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta”.
3.2.1. Mục tiêu của dự án
- Kiến thức
+ Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
OFFICIAL
+ Liên hệ đến vấn đề phát triển thủy sản ở địa phương.
- Kĩ năng
+ Phân tích bản đồ thủy sản trong Átlát Địa lí Việt Nam để sản xác định các khu vực sản xuất khai thác lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.
+ Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về thủy sản.
- Năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Phẩm chất: Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
3.2.2. Quỹ thời gian và phương tiện học tập
- Quy định về mặt thời gian:
+ Thời gian học sinh chuẩn bị: Chuẩn bị 1 tuần
+ Báo cáo sản phẩm: 30 phút của tiết học trên lớp
- Phương tiện học tập: Bản đồ, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy.
3.2.3. Bộ câu hỏi định hướng
Tên dự án Câu hỏi định hướng
“Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản
- Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) ở nước ta?
- Trình bày và giải thích về tình hình phát triển và phân bố
DẠYKÈMQUYNHƠN
26
và phát triển thủy sản theo hướng bền
vững ở nước ta”.
ngành thủy sản nước ta?
Gợi ý:
+ Về giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng.
+ Sự phân bố thủy sản khai thác, nuôi trồng
+ Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh hơn ngành khai thác?
+ Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long lại là nơi nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta?
- Phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta?
- Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở địa phương (địa bàn thị xã Hoàng Mai) – viết dưới dạng bài báo cáo.
3.2.4. Các bước tiến hành bài dạy
OFFICIAL
Các mốc thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Trước tiết học (trước tiết báo các dự án).
- Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh hoặc đoạn video về các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta (gạo, gỗ, hàng dệt may, dầu thô…trong đó có mặt hàng thủy sản) sau đó GV có thể đặt một số câu hỏi để giới thiệu sơ lược về dự án: + Tiềm năng phát triển ngành thủy sản nước ta? + Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta?
- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.
- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như
sau: Nhóm 1: Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển
- Quan sát các hình ảnh hoặc đoạn video để hiểu sơ lược về chủ đề của dự án.
- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.
- Thành lập nhóm và xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở
DẠYKÈMQUYNHƠN
27
Trong tiết học
ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) ở nước ta?
Nhóm 2: Trình bày và giải thích về tình hình phát triển và phân bố
ngành thủy sản nước ta? Phương hướng phát triển ngành thủy sản nước ta?
Nhóm 3: Thực trạng phát triển ngành thủy sản ở địa phương (địa bàn thị xã Hoàng Mai).
- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ. Riêng nhóm 3 có thể khảo sát thêm thực tế ở địa bàn 2 phường (Quỳnh Phương và Quỳnh Lập).
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Khai thác hiệu quả thế mạnh thủy sản và phát triển thủy sản theo hướng bền vững ở nước ta” (25 – 30 phút).
- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
mục 1.1.2 các giai đoạn của dạy học dự án - thuộc giai đoạn 1.
OFFICIAL
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau (nhất là với nhóm 1, 2). Riêng nhóm 3 còn phải khảo sát thực tế tại địa phương thị xã Hoàng Mai.
- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.
Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV.
- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình. Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút): GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.
Sau tiết học Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau).
Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
DẠYKÈMQUYNHƠN
28
+ Trình bày được điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển ngành thủy sản nước ta; tình hình phát triển ngành thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng): sản lượng, giá trị sản xuất…
+ Trình bày và giải thích được sự phân bố ngành khai thác thủy sản (phát triển mạnh nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhất là tỉnh Kiêng Giang), ngành nuôi trồng thủy sản (phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long).
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các số liệu, tư liệu, biểu đồ, bản đồ, đồng thời thực hiện một sô phép tính toán để trình bày và giải thích được tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta (vì sao sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh? Vì sao ngành nuôi trồng phát triển nhanh hơn ngành khai thác?...); rút ra được phương hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
OFFICIAL
Sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn hoc.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào nghiên cứu ngành thủy sản ở địa phương, viết được bài báo cáo về tiềm năng, thực trạng phát triển và định hướng phát triển ngành thủy sản ở địa phương.
3.3. Dự án 3: Dự án thực hiện nội dung 1 phần của bài học – Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm – mục 1: Ngành công nghiệp năng lượng
* Đề tài dự án: “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển –nhu cầu tối thiểu của cuộc sống”.
3.3.1. Mục tiêu của dự án - Kiến thức:
Mục tiêu theo chuẩn kiến thức: nắm được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành công nghiệp năng lượng. Ngoài ra mục tiêu của dự án còn yêu cầu HS nắm được:
+ Mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng. + Phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. + Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng ở tỉnh Nghệ An. + Chứng minh công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm. - Kĩ năng: + Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và đường dây siêu cao áp 500KV.
DẠYKÈMQUYNHƠN
29
+ Phân tích được sơ đồ cấu trúc hình 27.1 – Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng và biểu đồ hình 27.2 – Sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Phẩm chất: Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
3.3.2. Quỹ thời gian và phương tiện học tập
- Quy định về mặt thời gian:
OFFICIAL
+ Thời gian học sinh chuẩn bị: Chuẩn bị 1 tuần
+ Báo cáo sản phẩm: 30 phút của tiết học trên lớp
- Phương tiện học tập: Bản đồ, máy tính, máy chiếu, sơ đồ tư duy, SGK, Atlat, biểu đồ, tranh ảnh, video...
3.3.3. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng Tên dự án Câu hỏi định hướng
- Công nghiệp năng lượng có sự phân ngành như thế nào?
“Công nghiệp năng lượng –tiền đề cho sự phát triển –nhu cầu tối thiểu của cuộc sống”.
- Tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện?
- Mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng?
- Phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?
- Thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng ở tỉnh Nghệ An?
- Chứng minh công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm?
3.3.4. Các bước tiến hành bài dạy Các mốc
thời gian Hoạt động của GV
- Bước 1: GV đưa ra một số câu hỏi liên đến chủ đề của dự án sắp thực hiện -> kích thích tính hứng thú, lòng say mê tìm hiểu,
Hoạt động của HS
- Lắng nghe, suy ngẫm (có thể đặt câu hỏi) về các câu hỏi liên quan mà GV đặt ra..
DẠYKÈMQUYNHƠN
30
Trước tiết học (trước tiết báo các dự án).
nghiên cứu của HS: + Ở nước ta ngành công nghiệp năng lượng có vai trò gì? Vì sao ngành này được ưu tiên phát triển đi trước một bước?
+ Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta như thế nào?
+ Vì sao ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
- Sau đó, GV giới thiệu chủ đề dự án.
- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.
- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Hoàn thành yêu cầu về sự phân ngành công nghiệp năng lượng; tình hình phát triển và phân bố ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện.
Nhóm 2: Giải quyết nội dung mối quan hệ giữa ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện; phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta; thực trạng phát triển công nghiệp năng lượng ở tỉnh Nghệ An.
Nhóm 3: Giải quyết nội dung chứng minh ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm.
- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ.
OFFICIAL
- Suy nghĩ về các tiểu chủ đề.
- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.
- Thành lập nhóm, xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở mục 1.1.2 – Các giai đoạn của dạy học dự án thuộc giai đoạn 1.
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
DẠYKÈMQUYNHƠN
31
Trong tiết học
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” (25 – 30 phút).
- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.
Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút): GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.
- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình.
Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV. Sau tiết học Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án (thực hiện vào đầu giờ sau).
OFFICIAL
Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng (sự phân ngành của công nghiệp năng lượng); tình hình phát triển của các phân ngành (công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu và ngành sản xuất điện).
+ Trình bày và giải thích được sự phân bố của các phân ngành của công nghiệp năng lượng.
+ Nêu được phương hướng phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các hình ảnh, bản đồ, số liệu, tư liệu, các trang web để rút ra được mối quan hệ giữa các phân ngành của công nghiệp năng lượng ở nước ta (ví dụ miền Bắc nước ta có trữ lượng và sản lượng than lớn thì phát triển ngành nhiệt điện chạy bằng than, trong khi miền Nam phát triển các nhà máy nhiệt điện chay bằng tuốc bin khí và dầu…); chứng minh được ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta dựa vào 3 tiêu chí đã học ở bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.
DẠYKÈMQUYNHƠN
32
+ Sử dụng Átlát (các biểu đồ trong Átlát trang 22 – công nghiệp năng lượng), biểu đồ hình 27.2 – Sản lượng than, dầu mỏ và điện nước ta để trình bày và giải thích về tình hình phát triển của ngành khai thác than, dầu và ngành điện lực ở nước ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học vào nghiên cứu ngành công nghiệp năng lượng tại tỉnh Nghệ An.
3.4. Dự án 4: Dự án thực hiện toàn bộ nội dung bài học - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
* Đề tài dự án: “Thương mại, du lịch - mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế mở”
3.4.1. Mục tiêu của dự án
- Kiến thức
OFFICIAL
+ Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội thương và ngoại thương.
+ Phân tích được các tài nguyên du lịch nước ta.
+ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
+ Liên hệ thực tiễn vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch ở địa phương.
- Kĩ năng
+ Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.
+ Sử dụng bản đồ, Átlát để nhận biết và phân tích sự phân bố các trung tâm thương mại và du lịch (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế…).
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
+ Năng lực chuyên biệt: Nhận thức khoa học địa lí; tìm hiểu địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
- Phẩm chất: Phẩm chất: Yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
3.4.2. Quỹ thời gian và phương tiện học tập
- Quy định thời gian
DẠYKÈMQUYNHƠN
33
+ Chuẩn bị: 1 tuần
+ Thời gian báo cáo: 1 tiết học trên lớp
- Phương tiện học tập: Bản đồ, Átlát, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, video…
3.4.3. Bộ câu hỏi định hướng
Tên dự án Câu hỏi định hướng
- Tình hình phát triển, cơ cấu và phân bố của hoạt động nội thương ở nước ta?
“Thương mại, du lịch – mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế mở”.
- Đặc điểm của ngoại thương, tình hình, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
- Khái niệm tài nguyên du lịch? Phân tích các loại tài nguyên du lịch ở nước ta?
OFFICIAL
- Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta?
- Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và vận dụng kiến thức phần nội dung của ngành du lịch hãy giới thiệu tuyến du lịch Việt Nam xuyên Việt với tư cách là hướng dẫn viên du lịch?
- Liên hệ vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch ở địa phương (tiềm năng, tình hình phát triển, phương hướng phát triển…). Có thể viết dưới dạng một bài báo cáo.
3.4.4. Các bước tiến hành bài dạy Các mốc thời gian Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trước tiết học (trước tiết báo các dự án).
- Bước 1: GV giớ thiệu về bài học, sau đó sử dụng kĩ thuật KWLH (phần phụ lục của dựa án) để kết nối những điều đã biết và muốn biết về chủ đề của dự án sắp thực hiện -> kích thích tính hứng thú, lòng say mê tìm hiểu, nghiên cứu của HS. Các bước tiến hành như sau:
+ GV phát phiếu học tập KWLH cho HS, yêu cầu HS động não nhanh điền vào cột K và W.
+ GV thu phiếu và tổng hợp qua
- Điền thông tin vào cột K và W.
- Lắng nghe, suy ngẫm về chủ đề và nội dung của dự án.
- Suy nghĩ về các tiểu chủ đề.
DẠYKÈMQUYNHƠN
34
Trong tiết học
các ý kiến của HS, trên cơ sở đó tạo ra các tình huống có vấn đề giữa cái đã biết và cái chưa biết về thương mại và du lịch nước ta, sau đó kết nối chủ đề và nội dung của dự án.
- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án.
- Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Hoàn thành yêu cầu về các nội dung liên quan đến ngành thương mại nước ta trong bộ câu hỏi định hướng.
Nhóm 2: Giải quyết nội dung liên quan đến ngành du lịch nước ta trong bộ câu hỏi định hướng.
Nhóm 3: Giải quyết nội dung về vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch ở địa phương.
- Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ.
- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng.
- Thành lập nhóm và xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở mục 1.1.2 – Các giai đoạn của dạy học dự án thuộc giai đoạn 1.
Hoạt động 1: HS báo cáo về dự án: “Thương mại, du lịch – mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế mở” (35 – 40 phút).
- Giới thiệu sơ lược về mục đích, nội dung buổi báo cáo dự án.
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Riêng nhóm 3 còn phải khảo sát thực tế tại địa phương thị xã Hoàng Mai.
- Nhóm thuyết trình: các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành phần trình bày.
- Theo dõi và ghi chép những đánh giá về nội dung, phong cách thể hiện của các nhóm.
Các nhóm hoàn thành các phiếu đánh giá theo mẫu ở phụ lục 1 và nộp cho GV.
- Nhóm không thuyết trình: lắng nghe, theo dõi và đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình. Hoạt động 2: Đánh giá dự án (5 phút): GV đúc kết bài học và nhận xét chung về tinh thần thái độ học tập của các nhóm.
DẠYKÈMQUYNHƠN
35
OFFICIAL
Sau tiết học Hoạt động 3: Kiểm tra sau dự án (15 phút): GV phát Phiếu bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá HS sau dự án hoặc yêu cầu HS điền hoàn thiện vào bảng KWLH cột L và cột H, sau đó thu để chấm điểm cho HS (thực hiện vào đầu giờ sau). Phụ lục Bảng KWLH
Họ và tên: …………………………………….. Lớp………………….
K
Em đã biết gì về ngành thương mại, du lịch nước ta?
W
Em muốn biết gì về ngành thương mại, du lịch nước ta?
L
Em đã học được gì về ngành thương mại, du lịch nước ta?
H
Em có thể đưa ra thông điệp gì cho bài học hôm nay?
OFFICIAL
Dự án góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn địa lí sau:
- Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày và giải thích về sự phân bố của nội thương thông qua chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh tính theo đầu người trong bản đồ Thương mại - Át lát Địa lí Việt Nam trang 24.
+ Nêu được khái niệm tài nguyên du lịch, sự phân loại tài nguyên du lịch nước ta.
+ Xác định các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng trên bản đồ.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các tư liệu, số liệu, biểu đồ, bản đồ, các trang Web…rút ra nhận xét và giải thích về tình hình phát triển, cơ cấu của nội thương; sự thay đổi giá trị xuất, nhập khẩu, cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu; cơ cấu hàng xuất nhập khẩu; thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
+ Sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư liệu để rút ra nhận xét và giải thích về tình hình phát triển ngành du lịch nước ta.
+ Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và hiểu biết của bản thân giới thiệu được các tuyến du lịch nổi bật của nước ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế địa phương; vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu ngành thương mại, du lịch ở địa phương. Viết được báo cáo về tình hình phát triển ngành thương mại và du lịch địa phương.
4. Thiết kế và tổ chức một kế hoạch dạy học hoàn chỉnh thể hiện phương pháp dạy học dự án đề hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn Địa lí. Dự án “Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” thực hiện tại bài 22: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp.
DẠYKÈMQUYNHƠN
36
I. Mục tiêu của dự án
1. Kiến thức:
Mục tiêu theo chuẩn kiến thức:
+ Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
+ Tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.
+ Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (thể hiện trong các giá trị sản xuất trồng trọt, sản lượng chăn nuôi..).
Ngoài ra, mục tiêu của dự án yêu cầu HS:
+ Trình bày vai trò của ngành trồng trọt (cây lương thực và cây công nghiệp).
+ Biết được những thuận lợi và khó khăn trong ngành phát triển nông nghiệp nước ta.
+ Nêu được phương hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
+ Liên hệ, tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ở địa bàn thị xã Hoàng Mai.
2. Kĩ năng:
+ Đọc và phân tích các biểu đồ và Átlát
+ Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về cây lương thực, cây công nghiệp. + Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi. 3. Năng lực: * Năng lực chung: + Năng lực tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, phương tiện Công nghệ thông tin phục vụ bài học, phân tích và xử lí tình huống.
* Năng lực chuyên biệt môn Địa lí: - Năng lực nhận thức khoa học Địa lí:
+ Trình bày được tình hình phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta (về diện tích, sản lượng cây trồng, số lượng đàn gia sức…).
+ Nêu và giải thích được sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.
DẠYKÈMQUYNHƠN
37
OFFICIAL
+
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Sử dụng các hình ảnh, video, số liệu, tư liệu, bản đồ, Átlát… để rút ra được thực trạng phát triển và phân bố các ngành trồng trọt, chăn nuôi ở nước ta.
+ Dựa vào số liệu, biểu đồ trong Átlát về diện tích, sản lướng lúa, diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm để thực hiện các phép tính toán các chỉ số như: năng suất lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người, tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm ...để trình bày và hiểu được sự thay đổi trong tình hình phát triển ngành trồng trọt của nước ta.
+ Từ biểu đồ, số liệu cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu ngành chăn nuôi rút ra được nhận xét và giải thích được sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta.
OFFICIAL
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế nông nghiệp địa phương; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học đến vấn đề thực tiễn đó là vấn đề tình hình phát triển nông nghiệp tại địa phương thị xã Hoàng Mai, đề xuất được một số giải pháp phát triển nông nghiệp tại địa phương.
4. Phẩm chất: Phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm: thấy được tiềm năng, thành tựu của nền nông nghiệp nước ta từ đó thêm yêu quê hương, đất nước; có trách nhiệm phát triển thế mạnh của nước nhà. Ngoài ra, thông qua làm việc nhóm còn rèn luyện cho HS phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy tính, điện thoại, có kết nối wifi hoặc 4G, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video, các trang web trên mạng liên quan đến nội dung học tập như:
http://agro.gov.vn/vn/tID507_Dinh-huong-phat-trien-nong-nghiepViet-Nam.html.
http://www.dankinhte.vn/tinh-hinh-phat-trien-nganh-chan-nuoi-onuoc-ta/
https://lazi.vn/edu/exercise/333980/trinh-bay-vai-tro-dac-diem-cuanganh-trong-cay-cong-nghiep-an-qua-o-nuoc-ta
https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/chaongaymoi/cy-lngthc/bai-giang-cay-luong-thuc-1/cay-luong-thuc-viet-nam-hien-trangva-dinh-huong-nghien-cuu-phat-trien
DẠYKÈMQUYNHƠN
38
III. Xây dựng Bộ câu hỏi định hướng
Tên dự án Bộ câu hỏi định hướng
- Quan sát số liệu về cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt nước ta và nêu nhận xét về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và ngành trồng trọt ở nước ta?
- Vai trò của trồng cây lương thực?
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây lương thực?
“Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp nước ta và hướng đi mới”.
- Thực trạng phát triển cây lương thực ở nước ta?
- Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?
- Vai trò của cây công nghiệp?
OFFICIAL
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây công nghiệp?
- Thực trạng phát triển cây công nghiệp ở nước ta?
- Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?
- Điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển ngành chăn nuôi nước ta?
- Tình hình phát triển, phân bố ngành chăn nuôi ở nước ta?
- Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?
- Liên hệ, tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ở địa bàn thị xã Hoàng Mai?
III. Tiến trình thực hiện dự án A. Trước tiết học báo cáo dự án Hoạt động của GV
Hoạt động của HS - Bước 1: GV chiếu một số hình ảnh hoặc đoạn phim về nông nghiệp nước ta (các sản phẩm xuất khẩu, giá trị nông nghiệp mang lại….) hoặc yêu cầu HS xem qua đường link: https://vov.vn/kinh-te/diem-danh-motso-mat-hang-nong-san-xuat-khauvuot-nguong-ty-do-828638.vov để giới thiệu sơ lược về dự án.
- Quan sát các hình ảnh hoặc đoạn phim để hiểu sơ lược về chủ đề của dự án.
DẠYKÈMQUYNHƠN
39
- Bước 2: GV cung cấp bộ câu hỏi định hướng cho HS biết những nội dung liên quan đến dự án. - Bước 3: Chia nhóm để giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Nhóm 1: Câu hỏi 1 và các câu hỏi liên quan đến ngành trồng cây lương thực trong bộ câu hỏi định hướng. Liên hệ thực tiễn ngành trồng cây lương thực ở địa phương – thị xã Hoàng Mai. Nhóm 2: Các nội dung liên quan đến sản xuất cây công nghiệp. Liên hệ thực tiễn ngành trồng cây công nghiệp ở địa phương – thị xã Hoàng Mai. Nhóm 3: Các nội dung ngành chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn ngành chăn nuôi ở địa phương – thị xã Hoàng Mai. - Bước 4: Giới thiệu các tài liệu tham khảo, các địa chỉ các website để HS tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ như: + SGK, Átlát Địa lí Việt Nam trang 13, 14.
+ Số liệu mới do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành. + Một số trang Web, các đường link có nội dung liên quan đến dự án.
- Suy nghĩ về bộ câu hỏi định hướng. - Thành lập nhóm, xây dựng kế hoạch làm việc và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên dựa trên bảng phân công nội dung công việc ở mục 1.1.2 các giai đoạn của dạy học dự ánthuộc giai đoạn 1.
- HS các nhóm thu thập, xử lí, phân tích tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, các nhóm phải đi khảo sát thực tế ở địa phương – thị xã Hoàng Mai.
DẠYKÈMQUYNHƠN
40
OFFICIAL
B. Trong tiết học báo cáo dự án. 1. Ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 3 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị cho việc báo cáo các sản phẩm dự án của các nhóm HS. 2. Hoạt động báo cáo dự án HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút). a, Mục đích: Đối với tiết học dự án, phần khởi động giúp tạo tâm thế sẵn sàng, hướng đến chủ đề dự án mà HS các nhóm đã hoàn thành trước ở nhà. b. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chiếu 1 đoạn video ngắn về thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp hoặc một số hình ảnh về xuất khẩu nông sản nước ta những năm vừa qua:
OFFICIAL
- Bước 2: GV đặt một số câu hỏi nhằm kết nối với nội dung của dự án mà HS sắp báo cáo.
- Bước 3: cử một MC lên điều khiển buổi báo cáo dự án
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI – HS BÁO CÁO DỰ ÁN
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu ngành trồng trọt và tình hình phát triển, phân bố ngành trồng cây lương thực (nhiệm vụ của nhóm 1 - 10 phút).
a) Mục đích: HS nắm được cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và ngành trồng trọt; trình bày và giải thích về tình hình phát triển và phân bố cây lương thực ở nước ta.
b, Tổ chức thực hiện - Bước 1: Báo cáo, thảo luận + GV mời đại diện nhóm 1 lên trình bày, HS khác của nhóm có thể hỗ trợ cho đại diện nhóm hoàn thành bản báo cáo của mình. + Các nhóm khác đặt câu hỏi và có thể bổ sung cho phần trình bày của nhóm 1.
DẠYKÈMQUYNHƠN
41
- Bước 2: Kết luận, nhận xét: GV nhận xét về sản phẩm, về cách trình bày (báo cáo) sản phẩm của nhóm 1 và chốt kiến thức. Sản phẩm: Sản phẩm của nhóm được trình bày trên máy tính bằng PowerPoint (phụ lục 4).
I. Cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp: Bảng: Cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta qua các năm (Đơn vị: %)
OFFICIAL
Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014 Trồng trọt 79.3 78.1 78.2 73.5 73.5 73.3 Chăn nuôi 17.9 18.9 19.3 24.7 25.0 25.2 Dịch vụ nông nghiệp 2.8 3.0 2.5 1.8 1.5 1.5
-> Nhận xét: Từ bảng số liệu
- Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp.
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên.
II. Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
- Cơ cấu ngành đa dạng và đang có sự chuyển dịch:
+ Giảm tỉ trọng của cây lương thực, cây ăn quả và các cây khác.
+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.
- Cây lương thực vẫn chiếm vai trò chủ đạo.
Năm 1990
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta (%).
DẠYKÈMQUYNHƠN
42
III. Sản xuất lương thực
Nội dung Sản xuất lương thực
- Đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.
- Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Vai trò
- Nguồn hàng xuất khẩu
- Đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất, nước, địa hình thuận lợi…
Thuận lợi
- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, áp dụng tiến bộ KHKT…
Khó khăn Thiên tai, sâu bệnh...
- Diện tích tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ: từ 5,6 triệu ha (năm 1980) tăng lên 7,7 triệu ha (năm 2017).
- Năng suất tăng từ 20,8 tạ/ha (năm 1980) lên đạt hơn 55,5tạ/ha (2017).
Tình hình sản xuất
- Sản lượng tăng nhanh từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 42,7 triệu tấn (2017).
- Bình quân sản lượng lúa/người tăng từ 217 kg/người (1980) lên 456kg/người (năm 2017), xuất khẩu: 3 - 4 triệu tấn/năm.
Phân bố
- Vựa lúa số 1: ĐBSCL, số 2 là ĐBSH... - Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh (Điện Biên), Tuy Hòa (Phú Yên)
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về sản xuất cây công nghiệp (nhiệm vụ của nhóm 2 trong dự án – 10 phút). a, Mục đích: HS nắm được vai trò, điều kiện ảnh hưởng, tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. b, Tổ chức thực hiện - Bước 1: Báo cáo, thảo luận
DẠYKÈMQUYNHƠN
43
OFFICIAL
+ GV mời đại diện nhóm 2 lên trình bày, HS khác của nhóm có thể hỗ trợ cho đại diện nhóm hoàn thành bản báo cáo của mình.
+ Các nhóm khác đặt câu hỏi và có thể bổ sung cho phần trình bày của nhóm 2. - Bước 2: Kết luận, nhận xét: GV nhận xét về sản phẩm, về cách trình bày (báo cáo) sản phẩm của nhóm 2 và chốt kiến thức.
Sản phẩm – Sản phẩm của nhóm được trình bày trên máy tính bằng PowerPoint (phụ lục 4).
IV. Sản xuất cây công nghiệp
Nội dung Đặc điểm
Vai trò
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xuất khẩu
OFFICIAL
Thuận lợi
- Khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất thích hợp phân bố tập trung. - Nguồn lao động dồi dào, có mạng lưới cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ rộng. .
- Được đầu tư mạnh.
Khó khăn Thị trường bấp bênh, nhiều biến động, chưa đáp ứng được thị trường khó tính.
Tình hình sản xuất
- Cây công nghiệp tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng: diện tích tăng từ 1,2 triệu ha (1990) lên hơn 2,8 triệu ha (2017), trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn cây công nghiệp hàng năm.
- Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn.
- Có nhiều loại cây ăn quả.
- Cây công nghiệp lâu năm: Cà phê (Tây Nguyên); Cao su (ĐNB); hồ tiêu (Tây Nguyên), chè...
Phân bố
- Cây công nghiệp hàng năm: Mía đường (ĐBSCL); lạc (Bắc Trung Bộ); đậu tương...
- Cây ăn quả: ĐBSCL, Đông Nam Bộ...
DẠYKÈMQUYNHƠN
44
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ngành chăn nuôi và phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nước ta (nhiệm vụ của nhóm 3 trong dự án – 10 phút).
a, Mục đích: HS nắm được điều kiện ảnh hưởng, tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi; phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nước ta.
b, Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Báo cáo, thảo luận
+ GV mời đại diện nhóm 3 lên trình bày, HS khác của nhóm có thể hỗ trợ cho đại diện nhóm hoàn thành bản báo cáo của mình.
+ Các nhóm khác đặt câu hỏi và có thể bổ sung cho phần trình bày của nhóm 3.
OFFICIAL
- Bước 2: Kết luận, nhận xét: GV nhận xét về sản phẩm, về cách trình bày (báo cáo) sản phẩm của nhóm 3 và chốt kiến thức. Sản phẩm: Sản phẩm của nhóm được trình bày trên giấy A0 dưới dạng sơ đồ tư duy (phụ lục 4).
V. Ngành chăn nuôi:
1. Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt, dịch vụ giống, thú ý có nhiều tiến bộ.
+ Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; dịch bệnh…
2. Xu hướng phát triển:
+ Tỉ trọng còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng.
+ Đưa ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng cao.
3. Tình hình sản xuất và phân bố
a. Chăn nuôi lợn và gia cầm.
- Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2017), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 385,5 triệu con (năm 2017), nhưng do dịch bệnh nên số lượng tăng giảm thất thường.
- Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
DẠYKÈMQUYNHƠN
45
- Đàn trâu 2,5 triệu con, ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ.
- Bò năm 2017 đã là 5,6 triệu con và có xu hướng tăng mạnh, nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con. HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN (HOẠT ĐỘNG NÀY THAY CHO HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – 5 PHÚT).
a. Mục đích: Nhằm đánh giá kết quả, thái độ làm việc của HS trong suốt quá trình dự án. b, Tiến trình thực hiện
OFFICIAL
- Bước 1: Các nhóm nộp phiếu điểm tự đánh giá của nhóm, phiếu điểm đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm, bản tự đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm của các thành viên trong nhóm theo mẫu và tiêu chí đã có (xem thêm ở phụ lục 1).
- Bước 2: GV đánh giá chung về tinh thần thái độ học tập, quá trình thực hiện dự án của các nhóm.
- Bước 3: Cuối cùng GV kết hợp giữa các phiếu đánh giá của các nhóm với phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đánh giá báo cáo sản phẩm và sổ theo dõi quá trình thực hiện dự án của GV để kết luận cho điểm số của các nhóm theo công thức tính ở mục 2.2.5 – Xây dựng kế hoạch đánh giá.
Ngoài ra, để tạo sự phân hóa điểm số cho HS giữa các nhóm GV có thể dựa vào một số tiêu chí đánh giá khác như: phiếu đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm của các HS trong nhóm, biên bản hoạt động nhóm.
Sản phẩm: Hồ sơ đánh giá – phụ lục 3. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 PHÚT).
a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học để viết một báo cáo hoàn chỉnh về ngành nông nghiệp tại thị xã Hoàng Mai.
b, Tiến trình thực hiện
- Bước 1: GV trình chiếu câu hỏi: Từ những kiến thức đã học, các nội dung báo cáo của các nhóm, mỗi HS viết 1 báo cáo hoàn chỉnh về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) thị xã Hoàng Mai với gợi ý:
+ Điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của thị xã.
+ Tình hình phát triển và phân bố các cây trồng, vật nuôi chính.
+ Phương hướng phát triển nông nghiệp của thị xã.
- Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ này ở nhà.
DẠYKÈMQUYNHƠN
46
- Bước 3: GV tạo trang Zalo riêng, quy định thời gian nạp bài sau 2 ngày .
- Bước 4: GV truy cập vào trang Zalo chấm và đánh giá, nhận xét các bài làm của HS.
Sản phẩm
1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp của thị xã:
a. Thuận lợi:
- Đất đai: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng -> trồng lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình có thêm đồi trung du thuận lợi chăn nuôi gia sức ăn cỏ.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có mùa đông lạnh-> trồng các cây trồng nhiệt đới và cây rau quả vụ đông.
OFFICIAL
- Nguồn nước: phong phú, dồi dào thuận lợi tưới tiêu cho nông nghiệp.
+ Sông ngòi: hệ thống các sông Hoàng Mai, Mai Giang, kênh nhà Lê và nhiều hệ thống kênh rạch tự nhiên.
+ Hồ đập: có nhiều hồ đập như hồ Vực Mấu, Khe Lại, Đồi Tương, Khe Bung...
b. Khó khăn:
- Diện tích đất canh tác ít, đất đai nghèo dinh dưỡng...
- Chịu ảnh hưởng của gió Lào -> khô hạn, thiếu nước cho nông nghiệp.
- Chịu ảnh hưởng của bão, sương mù, sương muối....
2. Thực trạng phát triển nông nghiệp của thị xã
- Trồng trọt: với tổng diện tích 2584,1 ha năm 2020, trong đó: + Lúa: Diện tích: 1180,3 ha với sản lượng: 8061,4 tấn; + Ngô: diện tích 193 ha, năng suất: 52tạ/ha. + Ngoài ra, còn có lạc, mía, thuốc Lào và rau các loại mang lại giá trị thu nhập khá lớn.
Phân bố chủ yếu: Quỳnh Vinh, Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang, Quỳnh Liên... - Chăn nuôi: tính đến tháng 12 năm 2021 + Tổng đàn trâu, bò: 9660 con + Tổng đàn lợn: 17998 con + Tổng đàn dê: 4080 con
DẠYKÈMQUYNHƠN
47
+ Tổng đàn hươu: 1604 con Phân bố chủ yếu: Quỳnh Trang, Quỳnh Lộc, Mai Hùng...
3. Phương hướng phát triển nông nghiệp
- Chuyển đổi cơ cấu, cây trồng.
- Định hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
- Đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi...
C. Sau tiết báo cáo dự án:
GV thực hiện bài kiểm tra 15 phút vào tiết học sau để kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng, các năng lực của HS. GV có thể thiết kế trong phần mềm Azota hệ thống các câu hỏi theo các mức độ nhận thức, sau đó gửi đường link vào Zalo của nhóm lớp vào giờ kiểm tra tại lớp vào tiết sau (hệ thống các câu hỏi xem ở phụ lục 2).
OFFICIAL
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích, nguyên tắc, phương pháp thực nghiệm
1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm là một quá trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Đối với đề tài SKKN này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc tổ chức cho HS lớp 12 thực hiện các dự án Địa lí để chứng minh tính đúng đắn và khả thi của đề tài SKKN.
Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và khả thi của đề tài thì nhiệm vụ không chỉ là tổ chức dạy mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Có như vậy mới thấy rõ được tính hiệu quả khi áp dụng phương pháp dạy học dự án mang lại.
1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
- Đảm bảo định hướng vào thực tiễn về điều kiện cũng như nội dung thực hiện.
- Dự án được chọn trong thực nghiệm phải mang tính phổ biến để kết quả thực nghiệm đảm bảo tính khách quan.
- Đánh giá trong dạy học dự án chú trọng đến đánh giá năng lực, đánh giá quá trình phát triển của HS với những hình thức đa dạng và linh hoạt.
DẠYKÈMQUYNHƠN
48
1.3. Phương pháp thực nghiệm
Khi tiến hành thực nghiệm được chia làm hai nhóm:
- Lớp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học dự án.
- Lớp đối chứng: Tổ chức các hoạt động nhận thức không sử dụng phương pháp dạy học dự án
2. Nội dung thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm đó là phương pháp dạy học dự án phần Địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT.
3. Tổ chức thực nghiệm
* Chọn dự án thực nghiệm
- Về nội dung: Căn cứ vào nội dung chương trình phần Địa lí các ngành kinh tế, địa lí lớp 12, căn cứ vào những vấn đề thực tiễn đất nước, các khu vực và địa phương liên quan, tôi đã chọn 2 dự án sau đây để thực nghiệm:
+ Trong ngành nông nghiệp: Dự án “Thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” ở bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp nước ta.
+ Trong ngành công nghiệp: Dự án “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” ở bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Về hình thức: Thực hiện mô hình dự án bài học.
* Chọn đối tượng thực nghiệm
Chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12 - THPT ở trường THPT Hoàng Mai, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.
Lớpthựcnghiệm:12A2và12A11.
Lớplớpđốichứng:12A3,12A4.
Các lớp trên đảm bảo những yêu cầu:
+ Trình độ học sinh tương đương
Không gian và điều kiện học tập tương đồng
án “Thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” ở bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp nước ta.
thực nghiệm: 12A2 – Sản phẩm dự án (phụ lục 4), hồ sơ đánh giá (phụ lục 3).
DẠYKÈMQUYNHƠN
49
OFFICIAL
+
*
Dự
Tiến hành thực nghiệm
Lớp
Một số hình ảnh họp phân chia nhiệm vụ của các nhóm
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
50
51
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Một số hình ảnh về báo cáo sản phẩm dự án của các nhóm Báo cáo sản phẩm nhóm 1
Báo cáo sản phẩm nhóm 2
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
52
Báo cáo sản phẩm nhóm 3
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Dự án “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” ở bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Lớp thực nghiệm: 12A11 – Sản phẩm dự án (phụ lục 4), hồ sơ đánh giá: phụ lục 3. Một số hình ảnh họp phân chia nhiệm vụ của các nhóm
53
54
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Một số hình ảnh về sự báo cáo sản phẩm dự án của các nhóm Báo cáo sản phẩm của nhóm 1
Báo cáo sản phẩm của nhóm 2
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
55
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL 56 Báo cáo sản phẩm của nhóm 3 4. Kết quả thực nghiệm 4.1 Phân tích định lượng: Sau khi thực hiện 2 dự án học tập cho 2 lớp 12A2 và 12A11, tôi đã tiến hành điều tra về hứng thú và khảo sát kết quả học tập của học sinh, thu được kết quả như sau: - Về hứng thú học tập: Kết quả phiếu điều tra thái độ, tâm lí, hứng thú của HS: Lớp Sĩ số Rất hứng thú học Hứng thú học Không hứng thú học Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 12A11 39 34 87.2 5 12.8 0 0 12A2 42 30 74.4 12 25.6 0 0 12A4 - ĐC 43 9 20.9 11 25.6 23 53.5
100% HS ở 2 lớp tiến hành phương pháp dạy học dự án có hứng thú cao về học tập, biểu hiện trong biên bản hợp tác nhóm các em đều hoàn thành đầy đủ, xuất sắc nhiệm vụ của mình với ý thức tự giác cao. Xin được đối chiếu với lớp 12A4, không dùng phương pháp dạy học dự án thì tỉ lệ HS có hứng thú học tập bộ môn chỉ đạt 46.5 %. - Về kết quả học tập: + Thực nghiệm dự án “Thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta và hướng đi mới” ở bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp nước ta. Lớp thực nghiệm: 12A2, lớp đối chứng: 12A4. Sau giờ học, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút (đề kiểm tra ở phụ lục 2) cho 2 lớp trên và thu được kết quả như sau:
OFFICIAL
DẠYKÈMQUYNHƠN
57
Bảng
tra Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB 12 A2 42 0 0 0 0 0 0 7 17 11 5 2 7.48 12 A4 43 0 0 0 0 2 4 9 19 7 2 0 5.91 Bảng xếp loại kết quả
tra Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 12A2 - TN 42 18 42.6 17 40.5 7 16.9
12A4 - ĐC 43 9 20.9 19 44.2 13 30.2
+ Thực nghiệm
công nghiệp trọng
Sau giờ học, tôi đã tiến
kiểm tra 15
kiểm tra ở phụ lục 2) cho 2 lớp trên và thu được kết quả như
Bảng
kiểm tra Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB 12 A11 39 0 0 0 0 0 3 8 16 5 5 2 7.18 12 A3 43 0 0 0 0 2 7 9 18 4 3 0 6.56
điểm kiểm
kiểm
0 0
2 4.7
dự án “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” ở bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành
điểm. Lớp thực nghiệm: 12A11, lớp đối chứng: 12A3.
hành
phút (đề
sau:
điểm
cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau : + Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm không có, trong khi lớp đối chứng vẫn chiểm 4.7%.
+ Tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng. Ở dự án 1: Lớp thực nghiệm 12A2 tỷ lệ khá, giỏi chiếm 83,1%, trong khi lớp đối chứng 12A4 tỉ lệ này chỉ chiếm 65,3%. Ở dự án 2: Lớp thực nghiệm 12A11 tỷ lệ khá, giỏi chiếm 71,8%, trong khi lớp đối chứng 12A4 chỉ chiếm 58,1%.
Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, việc vận dụng phương pháp dạy học dự án mang lại hiệu quả dạy học cao hơn nhiều so với việc không vận dụng.
4.2. Phân tích định tính.
Cùng với việc tiến hành thực nghiệm về mặt định lượng, tôi có tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng cuộc phỏng vấn, quan sát và các phiếu ý kiến của giáo viên bộ môn, HS sau tiết dạy thực nghiệm. Thông qua việc vận dụng phương pháp dạy học dự án ở phần Địa lí các ngành kinh tế thì phẩm chất và năng lực, đặc biệt là các năng lực chuyên biệt môn Địa lí của HS được nâng lên rõ rệt. HS tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung kiến thức ở nhà theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên; các em quan tâm hơn các vấn đề thực tiễn của địa phương đồng thời các em cũng có cách nhìn nhận đúng đắn về các ngành nghề ở nước ta và có sự lựa chọn phù hợp nghề nghiệp cho tương lai. Bên cạnh đó các kĩ năng như thảo luận nhóm, báo cáo, tranh luận và liên hệ thực tiễn được phát huy và khẳng định.
Như vậy, việc Vận dụng phương pháp dạy học dự án không những nâng cao hiệu quả dạy học mà còn đảm bảo phát triển tốt phẩm chất năng lực cho HS.
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL 58
Bảng xếp loại kết quả kiểm tra Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 12A11 - TN 39 12 30.8 16 41.0 11 28.1 0 0 12A3 - ĐC 43 7 16.3 18 41.8 16 37.2 2 4.7 Như vậy, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm tiến hành ở các lớp 12 về mặt định lượng cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm được nâng
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của đề tài
- Về phía học sinh: Sau khi triển khai, thực nghiệm 2 dự án của đề tài “Hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt môn địa lí thông qua dạy học dự án phần địa lí các ngành kinh tế - Địa lí 12 THPT” bản thân giáo viên đã thu nhận những hiệu ứng tốt đẹp từ phía các em học sinh. Kết quả ban đầu cho thấy:
Các em học sinh rất hào hứng, thích thú hơn trong các giờ học Địa lí. Các em đã được chủ động, tích cực thu thập thông tin, tài liệu, tự bản thân mày mò, tìm hiểu rút ra kiến thức và đặc biệt các em được học tập gắn liền với thực tiễn nên các em cảm thấy hứng thú hơn đối với môn học đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực chuyên biệt môn Địa lí.
Sau khi đựơc thu thập tìm hiểu kiến thức thực tế liên quan đến bài học, học sinh yêu thích hơn với bộ môn địa lí và ham muốn thể hiện những hiểu biết của cá nhân về những kiến thức thực tế ngoài sách giáo khoa. Các em đã biết tìm hiểu, tham khảo kiến thức từ các nguồn khác nhau như từ mạng Internet, sách báo, tài liệu… nên hình thành thói quen chủ động, độc lập trong việc lĩnh hội tri thức và cả trong các hoạt động học tập khác. Các em cũng tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các tiết học, biết đưa ra các quan điểm cá nhân của mình để trao đổi với giáo viên và các bạn. Trong giờ học, học sinh không còn ngồi nghe một cách thụ động, giáo viên không còn phải “độc thoại” trên bục giảng mà biểu hiện rõ sự sôi nổi, tích cực của học sinh. Kiến thức địa lí cũng trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống. Chất lượng học tập vì vậy cũng được nâng cao rõ rệt.
Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo, tranh luận, giáo viên cũng đã phát hiện ra một số hạt nhân tiêu biểu. Nhiều em tự tin và có khả năng thuyết trình, tranh luận để bảo vệ quan điểm đúng của mình trước đám đông. Có những em bình thường nhút nhát nhưng khi được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng thì rất chững chạc và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.
- Về phía giáo viên:
Dạy học theo phương pháp dự án tạo điều kiện cho giáo viên phát triển nâng cao năng lực chuyên môn một cách hiệu quả, thực tế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình dạy học. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi tổ chức dạy học một nội dung mà được học sinh thích thú đón nhận, hợp tác hiệu quả. Từ đó đam mê hơn với môn học mình giảng dạy và các nội dung giáo dục trong nhà trường.
2. Một số đề xuất Mỗi giáo viên cần tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận những phương pháp dạy học tích cực trong
DẠYKÈMQUYNHƠN
59
OFFICIAL
đó có phương pháp dự án. Thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học này đã góp phần bồi dưỡng ở học sinh những nếp tư duy sáng tạo, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực hành động độc lập cũng như hợp tác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập và thực tiễn. Khắc phục tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác trong công việc chung. Đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược giáo dục mới, đào tạo những con người Việt Nam thông minh, sáng tạo, nhạy bén, chủ động trong học tập, lao động và sản xuất, vừa có tri thức khoa học vừa có kĩ năng thực hành.
Tổ nhóm chuyên môn tăng cường trao đổi thảo luận về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung, phương pháp dạy học dự án nói riêng, các vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình vận dụng phương pháp để GV được sử dụng nhuần nhuyễn hiệu quả các phương pháp dạy học.
OFFICIAL
Các cơ sở giáo dục và đào tạo nên tiến hành tổ chức các cuộc tập tập huấn cho GV về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, chỉ đạo các GV đã dự tập huấn tiếp tục tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới dạy học và kiểm tra theo định hướng PTNL học sinh. Cần nhân rộng các SKKN vào thực tiễn dạy học để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ một cá nhân thực hiện, tác giả đề nghị cần thực hiện đồng loạt, cần có sự trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp trong trường và ngoài trường. Về phía các nhà trường cần hỗ trợ giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường trang thiết bị và phương tiện dạy học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. Rất mong nhận được sự đóng góp, tham gia ý kiến để khắc phục những khuyết điểm và hạn chế để đề tài được hoàn thiện và thực sự hữu ích hơn trong quá trình giảng dạy.
DẠYKÈMQUYNHƠN
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2011), Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn, Tạp chí Khoa học, số 28, ĐHSP TP HCM.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị sen, Nguyễn Đức Vũ (2007) Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học Phổ thông, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Văn Cường (1997), Dạy học Project hay Dạy học theo dự án, Thông báo Khoa học số 3.1997, Trường ĐHSP Hà Nội.
OFFICIAL
6. Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004), “Dạy học theo dự án –Một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục số 3/2004.
7. Đỗ Anh Dũng, Trần Ngọc Điệp, Phí Công Việt (2011), Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Đặng Văn Đức (chủ biên), Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm.
9. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng (1999), Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường Trung học, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2008), Lí luận dạy học địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng (2007), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm.
12. Lê Thông – Nguyễn Đức Vũ – Bùi Thị Nhiệm – Lê Mỹ Dung (2019), Hướng dẫn dạy học môn Địa lí THPT theo chương trình giáo dục phổ thông
DẠYKÈMQUYNHƠN
61
13. Nguyễn
án trong dạy
14. Trang tập huấn:
15. Một số Websibes điện tử
mới.
Thị Kim Liên (2014), Phương pháp thiết kế và tổ chức thực hiện các dự
học Địa lí 12 – THPT, Trường Đại học sư phạm Hà Nội....
http//taphuan.csdl.edu.vn.
: http://www.google.com.vn;
PHỤ LỤC 1
CÁC PHIẾU THAM KHẢO ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG HỢP TÁC NHÓM
Tên học sinh: ……………………………………….……………………. Nhóm: Đánh dấu X vào ô mà em cảm thấy đúng với bản thân mình: Các tiêu chí đánh giá Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Đầy đủ
Tham gia các buổi họp của nhóm.
Tích cực đề xuất các ý tưởng sáng tạo, giúp thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công việc nhóm.
Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng hạn và chất lượng nhất.
Những ý kiến em đưa ra luôn được mọi người đánh giá cao
Em luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác
Tự em có lập kế hoạch làm việc cho bản thân và thực hiện đúng theo kế hoạch đã vạch sẵn.
Em luôn sẵn sàng tiên phong cho công việc chung.
Em tranh luận với các thành viên khác một cách lịch sự, tôn trọng.
Em tìm kiếm, chia sẻ những thông tin cần thiết cho công việc chung của nhóm.
DẠYKÈMQUYNHƠN
62
OFFICIAL
2. BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM SẢN PHẨM
Các mặt đánh giá + ĐIỂM
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình
(55 – 60 điểm)
(50– 54 điểm)
(40 – 49 điểm)
(30 – 39 điểm)
Nội dung – 60 điểm
- Đầy đủ nội dung yêu cầu, có thêm nhiều kiến thức mở rộng có giá trị. - Minh họa, dẫn chứng phong phú, cụ thể, có liên quan mật thiết đến nội dung chính cần trình bày.
(35 – 40 điểm)
- Bố cục hợp lí, logic, nổi bật trọng tâm đề tài.
- Đầy đủ nội dung yêu cầu, có một vài kiến thức mở rộng thú vị.
- Minh họa, dẫn chứng khá phong phú, nhưng còn vài điểm không liên quan nội dung chính.
(30 – 34 điểm)
- Bố cục hợp lí, logic.
- Tương đối đủ nội dung yêu cầu.
- Minh họa, dẫn chứng không phong phú, ít liên quan đến nội dung chính cần trình bày.
(25 – 29 điểm)
- Bố cục tương đối hợp lí nhưng còn vài chỗ chưa thật logic.
- Chưa đủ nội dung yêu cầu, có nhiều phần lạc đề.
- Minh họa, dẫn chứng không phong phú, hầu như không liên quan đến nội dung chính cần trình bày.
(20 – 24 điểm)
- Bố cục không hợp lí, trình bày rườm rà.
Hình thức – 40 điểm
- Sử dụng hình ảnh, bảng biểu, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ,…, trực quan, thu hút người xem.
- Sử dụng hình ảnh, bảng biểu, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ,… dễ nhìn, dễ theo dõi.
- Sử dụng hình ảnh, bảng biểu, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ,…dễ nhìn nhưng không thu hút người xem.
- Sử dụng hình ảnh, bảng biểu, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ,..rất khó xem, theo dõi.
- Viết đúng ngữ pháp, chính tả, ngắn gọn, súc tích và được dùng đúng ngữ cảnh.
- Viết đúng ngữ pháp, chính tả, ngắn gọn, súc tích
- Viết đúng ngữ pháp, chính tả, nhưng còn mắc vài lỗi nhỏ trong việc dùng từ.
- Mắc nhiểu lỗi ngữ pháp, chính tả.
DẠYKÈMQUYNHƠN
63
OFFICIAL
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
(Ghi chú: Phần chấm điểm này kết hợp với bảng tiêu chí đánh giá ở bảng trên)
Tên nhóm được chấm
Nội dung (60đ) Hình thức (40đ) TỔNG NHẬN XÉT (Ưu, khuyết điểm)
3. BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM BÁO CÁO SẢN PHẨM
Các mặt đánh giá + ĐIỂM Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình
(45 – 50 điểm)
(40 – 44) điểm)
OFFICIAL
(30 – 39 )điểm
(20 – 29 điểm)
Trình bày – 50 điểm.
- Trình bày đúng thời gian qui định, thể hiện đủ vấn đề đặt ra, thể hiện trọng tâm nổi bật.
- Trình bày thu hút, hấp dẫn và có sức thuyết phục và tạo cảm hứng cho người nghe.
(25 – 30 điểm)
- Hợp tác tốt, các thành viên đều nắm chắc vấn đề.
- Trình bày đúng thời gian qui định, thể hiện đủ vấn đề đặt ra, nhưng chưa bật lên trọng tâm.
- Trình bày thu hút, hấp dẫn, thuyết phục người nghe
(20 – 24 điểm)
- Trình bày đúng thời gian qui định, nhưng chưa thể hiện đủ vấn đề đặt ra.
- Trình bày vấn đề mạch lạc, dễ hiểu.
- Trình bày quá thời gian qui định, - Trình bày được vấn đề nhưng không có tính logic.
(15 – 19 điểm)
(10 – 14 điểm)
Hợp tác nhóm –30 điểm.
- Nhóm trưởng phát huy tốt vai trò lãnh đạo tạo được sự nhất trí cao trong nhóm.
- Các thành viên của nhóm hiểu rõ vấn đề.
- Nhóm trưởng thể hiện được vai trò lãnh đạo tạo được sự đồng
- Đa số thành viên của nhóm hiểu rõ vấn đề.
- Nhóm trưởng có cố gắng nhưng chưa tạo được sự liên kết và nhất trí cao trong nhóm.
- Chỉ có một vài thành viên trong nhóm nắm chắc vấn đề.
- Vai trò của nhóm trưởng mờ nhạt.
DẠYKÈMQUYNHƠN
64
Tư duy sáng tao – 20 điểm.
(18 – 20 điểm)
Nhóm có nhiều sáng tạo về nội dung và cách trình bày bởi các ý tưởng hay, mới lạ và độc đáo, tạo được sự khác biệt vượt trội.
thuận giữa các thành viên trong nhóm.
(14 – 17 điểm)
Nhóm có một vài sáng tạo về nội dung và cách trình bày bởi các ý tưởng hay, mới lạ, độc đáo.
(10 – 13 điểm)
Nhóm ít sáng tạo về nội dung và cách trình bày nhưng có một vài ý tưởng hay, độc đáo.
OFFICIAL
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
(6 – 9 điểm)
Nhóm chưa thể hiện sự sáng tạo về nội dung và cách trình bày rõ nét, tuy nhiên có cố gắng làm cho đề tài mình có nét riêng.
* Phần chấm điểm các nhóm khác (Ghi chú: Phần chấm điểm này kết hợp với bảng tiêu chí đánh báo cáo sản phẩm).
Tên nhóm được chấm
Tư duy sáng tạo (20 điểm) Tổng NHẬN XÉT (Ưu, khuyết điểm) * Phần tự chấm điểm của nhóm Tên nhóm Tên các thành viên Nhiệm vụ được phân công
Trình bày (50 điểm) Hợp tác (30 điểm)
Số điểm nhóm tự chấm là: ………………….điểm Nhóm tự nhận xét về quá trình làm dự án của nhóm: + Ưu điểm:…. + Hạn chế:…
DẠYKÈMQUYNHƠN
65
3. - ………..- …………
1. 2.
PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT THỰC HIỆN Ở LỚP 12A2 VÀ 12A4
Tên dự án: “ Thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta và hướng đi mới”.
(Mức độ nhận biết: 40%, thông hiểu: 30%, vận dụng: 20%, vận dụng cao: 10%)
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Đâu không phải là vai trò của sản xuất lương thực?
A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân. B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. C. Cung cấp lâm sản. D. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
Câu 2: Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất cả nước:
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ
A. chăn nuôi lợn và gia cầm. B. chăn nuôi gia cầm.
C. chăn nuôi trâu. D. chăn nuôi bò.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu hỏi thông hiểu
Câu 5: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. Mở rộng diện tích canh tác.
Câu 6: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa tràn lan trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.
Câu 7: Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải:
A. Hoàn thiện công nghệ chế biến.
DẠYKÈMQUYNHƠN
66
OFFICIAL
B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.
Câu hỏi vận dụng
Câu 8: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ sở thức ăn đảm bảo và thị trường lớn.
B. Lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm.
C. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 9: Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả nước năm 2000 – 2015
Năm Tổng diện tích (nghìn ha) Tổng sản lượng (nghìn tấn) 2000 7666,3 32529,5 2005 7329,2 35832,9 2010 7489,4 40005,6 2013 7902,5 44039,1 2015 7830,6 45105,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015:
A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Tròn. Câu hỏi vận dụng cao Câu 10: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. tạo ra sản lượng lớn, đáp ứng thị trường.
B. tăng giá trị nông sản, phát triển hàng hóa.
C. thúc đẩy việc xuất khẩu, tạo ra việc làm.
D. tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
DẠYKÈMQUYNHƠN
67
OFFICIAL
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT DỰ ÁN Ở LỚP 12A2 VÀ 12A 4
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA C C A D A D C A B B
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT THỰC HIỆN Ở LỚP 12A11 VÀ 12A3
Tên dự án: “Công nghiệp năng lượng – tiền đề cho sự phát triển – nhu cầu tối thiểu của cuộc sống”.
(Mức độ nhận biết: 40%, thông hiểu: 30%, vận dụng: 20%, vận dụng cao: 10%) Câu hỏi nhận biết.
Câu 1: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là
A. than đá. B. dầu nhập nội.
C. khí tự nhiên. D. năng lượng mặt trời.
Câu 2: Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:
A. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
B. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
C. Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.
D. Hệ thống sông Hồng và sông Cả.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là:
A. Uông Bí. B. Phả Lại. C. Ninh Bình. D. Na Dương. Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào?
A. sông Hồng. B. sông Thu Bồn. C. sông Cả. D. sông Đồng Nai. Câu hỏi thông hiểu
Câu 5: Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:
A. Than đá, than bùn, than nâu.
B. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
C. Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời.
D. Tài nguyên rừng giàu có.
DẠYKÈMQUYNHƠN
68
OFFICIAL
Câu 6: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do:
A. Sự suy giảm trữ lượng nước của các dòng sông
B. Nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm
C. Đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn
D. Không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện. Câu 7: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam:
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu hỏi vận dụng
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về ngành công nghiệp điện lực nước ta hiện nay?
A. Có thế mạnh phát triển lâu dài, các vùng đều có nhà máy điện khí.
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, các vùng đều có nhà máy thủy điện.
C. Có thế mạnh phát triển lâu dài, điện gió đang được đầu tư phát triển.
D. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, phía Bắc đã phát triển điện nguyên tử. Câu 9: Cho bảng
DẠYKÈMQUYNHƠN
69
OFFICIAL
SẢN
VÀ
Sản
1995
Điện (tỉ KWh) 14,7 26,7 52,1
Than (triệu
8,4
số liệu
LƯỢNG ĐIỆN
THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
phẩm Năm
2000 2005 2011 2014
101,5 140,2
tấn)
11,6 34,1 46,6 41,7 Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014: A. Sản lượng điện và than đều tăng. B. Sản lượng than tăng nhưng không ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện.
D. Từ năm 1995 - 2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần.
Câu hỏi vận dụng cao
Câu 10: Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do có
A. sản phẩmphong phú,hiệu quảkinhtế cao,phân bố rộng khắp.
B. cơ cấu đa dạng, thúcđẩynông nghiệp phát triển,tăng thu nhập.
C. tỉ trọng lớn nhất, đáp ứng nhu cầu rộng, thu hút nhiều lao động.
D. thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩyngành khácphát triển.
DẠYKÈMQUYNHƠN
70
OFFICIAL
ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT DỰ ÁN Ở LỚP 12A11 VÀ 12A3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A A B C D C B C C D
ĐÁP
Câu
PHỤ LỤC 3: HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC DỰ ÁN
HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN “THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ HƯỚNG ĐI MỚI”.
Giáo viên đánh giá
Các nhóm đánh giá lẫn nhau, các nhóm tự đánh giá
71
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Học
72
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
sinh các nhóm tự đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm
73
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN “CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG – TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN – NHU CẦU TẤT YẾU CỦA CUỘC SỐNG”. Giáo viên đánh giá Các nhóm đánh giá lẫn nhau, các nhóm tự đánh giá
74
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Học sinh các nhóm tự đánh giá kĩ năng hợp tác nhóm
PHỤ LỤC 3: SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA CÁC LỚP SẢN PHẨM CỦA LỚP 12A2 Sản phẩm của nhóm 1
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
75
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
76
Sản phẩm của nhóm 2
77
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
78
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Sản phẩm của nhóm 3
79
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
80 SẢN PHẨM CỦA LỚP 12A11 Sản phẩm của nhóm 1
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
81
Sản phẩm của nhóm 2
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
82
83
DẠYKÈMQUYNHƠN OFFICIAL
Sản phẩm của nhóm 3