Luận văn tốt nghiệp
Ở 20oC, áp suất hơi nước bão hòa là 17,50 mmHg. Tìm áp suất hơi bão hòa ở 20oC của dung dịch chứa 0,2 mol đường hòa tan trong 450,0 g H2O. Giải: Phân số mol của đường: 0,2/25,2 Độ giảm áp suất hơi của dung dịch: ∆P = 17,50.0,2/25,2 ≈ 0,14 mmHg Vậy, áp suất hơi bão hòa của dung dịch là 17,50 – 0,14 = 17,36 mmHg. Bài 2: Ở 50oC dung dịch 200,0 g rượu etylic C2H5OH chứa 23,0 g chất tan có áp suất hơi bão hòa bằng 207,2 mmHg. Áp suất hơi bão hòa của rượu nguyên chất ở 50oC là 219,8 mmHg. Định khối lượng mol phân tử chất tan. Giải: Độ giảm áp suất hơi: ∆P = 219,8 – 207,2 = 12,6 mmHg Số mol dung môi: n1 = 200,0/46 = 4,35 mol. Số mol chất tan: n2 = 12,6.4,35/219,8 = 0,25 mol. Khối lượng mol phân tử chất tan: M = 23,0/0,25 = 92 g/mol. 10. Nhiệt độ sôi của dung dịch: Bài 1: Tìm nhiệt độ sôi của dung dịch 50% saccarozơ C12H22O11 trong nước. Giải: Nồng độ molan của đường: 50/342.1000/50 mol/kg Hằng số nghiệm sôi của nước: 0,512 oC.kg/mol. Độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch: ∆Ts = 0,512.50/342.1000/50 ≈ 1,50oC Nhiệt độ sôi của dung dịch 101,50oC. Bài 2: A là một chất không bay hơi, không điện ly. 10,6 g A hòa tan trong 740 g dietyl ete cho một dung dịch có độ tăng nhiệt độ sôi là 0,284oC. Biết hằng số nghiệm sôi của dietyl ete là 2,11oC.kg/mol. Tìm khối lượng mol phân tử chất A. Giải: Độ tăng nhiệt độ sôi: ∆Ts = 0,284oC Hằng số nghiệm sôi: Ks = 2,11oC.kg/mol. Nồng độ molan của chất tan: 10,6/M.1000/740 mol/kg Áp dụng định luật Raoult: 0,284 = 2,11.10,6/M.1000/740 => M = 106,4 g/mol 11. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch: Bài 1: Tìm nhiệt độ đông đặc của dung dịch rượu metylic CH3OH 10% trong nước. Giải: Nồng độ molan của dung dịch: 10/32.1000/90 mol/kg Hằng số nghiệm lạnh của nước: 1,86oC.mol/kg Vậy, độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch: ∆Tđ = 1,86. 10/32.1000/90 = 6,46oC Vậy, nhiệt độ đông đặc của dung dịch là: - 6,46oC Bài 2:
SVTH: Phạm Thị Thanh Truyền
134