GIÁO ÁN POWERPOINT VÀ WORD ĐỒNG BỘ THEO CV 5512 - MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC

Page 1

GIÁO ÁN NGỮ VĂN THEO CÔNG VĂN 5512 Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection GIÁO ÁN POWERPOINT VÀ WORD ĐỒNG BỘ THEO CV 5512 - MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2022-2023 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock com/28062412

I.

BÀI 6 : NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Môn Ngữ văn; Lớp 10 Thời gian thực hiện: 11 tiết

MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Về Kiến thức

- Nắm được văn nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi, đặc điểm thể loại văn bản đọc hiểu.

- Nhận biết, biết cách sử dụng từ ngữ Hán Việt đúng mục đích sử dụng.

- Trình bày được quan điểm của bản thân trước một vấn đề xã hội.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

Bài học góp phần phát triển các năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.)

- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.)

2.2. Năng lực đặc thù

‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.

‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt.

- Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu.

- Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ… để HS làm việc nhóm.

1

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, KNTTVCS, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo… III. Tiến trình dạy học A. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Văn bản 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Môn Ngữ văn; Lớp 10 Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức: - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

2.2 Năng lực đặc thù:

- Vận dụng những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để viết được bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi và hiểu các tác phẩm của ông theo đặc trưng thể loại.

- Kính trọng, biết ơn và học tập nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.

3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc; Trân trọng, ngưỡng mộ cố

2
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ, máy tính, máy chiếu, loa...… 2. Học liệu: SGK, tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, phiếu học tập,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1.1. Mục tiêu: Kết nối với bài học - tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS để HS mong muốn khám phá kiến thức mới.
ng hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc. II.

1.2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.

1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

1.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: + Học sinh xem 1 video trên youtobe về Nguyễn Trãi dài 4,5 phút.

(https://www.youtube.com/watch?v=IIEmkCxsWB8)

+ HS nêu cảm nhận ban đầu khi xem video này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 1 số HS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung 1: Tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Trãi

Sản phẩm dự kiến

Nguyễn Trãi là người toàn tài, cuộc đời gặp nhiều ngang trái. Ông là anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà tư tưởng, tác gia văn học lớn có nhiều đống góp cho văn học dân tộc.

2.1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Trãi.

2.2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, trả lời phiếu học tập số 1

2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1

Tổ ch

3
c 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện cá nhân HS trả lờ
bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá
ế
ả thự
hiện nhiệm vụ
n
ẾU
C TẬP
2.4.
ức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (HS làm việc theo cặp) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc mục I. TIỂU SỬ trong SGK, suy nghĩ, hoàn thành phiếu học tập Bướ
i, HS khác l
ng nghe và
k
t qu
c
GV: nhậ
xét đánh giá sản phẩm các nhóm, chuẩn hóa kiến thức. PHI
HỌ
S
1

Nội dung 2: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi.

2.1. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về sự nghiệp sáng tác của tác gia Nguyễn Trãi

+ Sáng tác chính + Nội dung thơ văn + Đặc điểm nghệ thuật

2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân, hoạt động nhóm.

2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và sản phẩm đã hoàn thiện của nhóm.

2.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Trãi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc theo nhóm nhỏ) Hoàn thành phiếu học tập số 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, xem vở soạn thảo luận, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. * Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung thơ văn Nguyễn Trãi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

Tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và nỗi ưu thời mẫn thế là những nội dung nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Trãi, điều ấy được thể hiện như thế nào trong thơ văn ông như thế nào? Em đánh giá gì về điều ấy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, tư duy để trả lời câu hỏi

1. Các sáng tác của Nguyễn Trãi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (PHỤ LỤC)

2. Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi a. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước: - Nguyễn Trãi đã tiếp thu chọn lọc, sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa trong Nho giáo. - Biểu hiện: + Nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống bình yên của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. + Khẳng định vai trò, sức mạnh cùng tư tưởng tôn trọng dân, biết ơn dân. + Lí tưởng yêu nước gắn liền với tư tưởng “trung quân, ái quốc”, luôn ước mơ về một triều đại vua sáng, tôi hiền. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng nhân

4

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện cá nhân HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức

nghĩa, yêu nước của Nguyễn Trãi luôn gắn với yêu dân và khát vọng xây dựng đất nước độc lập, thái bình, hưng thịnh. a. Tình yêu thiên nhiên: Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi (đặc biệt là thơ) Biểu hiện: Được thể hiện đa dạng trong “Ưc Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập ” + Khung cảnh tráng lệ của cửa biển Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, … hoặc vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ của Côn Sơn, Yên Tử,… + Cảnh vật bình dị, gần gũi, dân dã của chốn quê Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng khoảnh khắc giao hòa cùng thiên nhiên b. Những ưu tư về thế sự: - Suốt đời mang mối “ưu dân, ái quốc” nên Nguyễn Trãi luôn trĩu nặng suy tư trước thế sự đen bạc. - Sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nỗi lòng ưu tư về thế sự. Ông đã có những chiêm nghiệm về buồn nhân tình thế thái; ông cay đắng, thất vọng, đau đớn trước thực tại đầy bất công, ngang trái - Nguyễn Trãi đối diện với thực tại ấy bằng tâm thế cứng cỏi, vững vàng, bằng cốt cách thanh cao, trong sạch tựa cây tùng cây bác, hoa cúc, hoa lan. Trước thế sự đen bạc, Nguyễn Trãi lựa chọn quan niệm sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh => Đánh giá chung: Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài và cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình.

3. Đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi

5

* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Trình bày những đặc điểm nghệ thuật quan trọng của Nguyễn Trãi ở các thể loại: văn chính luận, thơ chữ Hán, thơ chỡ Nôm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, trao đổi, thảo luận, tư duy để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

+ Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt

Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. + Văn chính luận Nguyễn Trãi đạt đến trình độ mẫu mực. Ông vận dụng triệt để, sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để tạo dựng nhiều nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi còn nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự,chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng; lập luận và bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm. + Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác vằng các thể thơ Đường luật đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc; nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Nghệ thuật trữ tình vẫn mang nét trang nhã, hàm súc “ý tại ngôn ngoại” của thơ cổ phương Đông nhưng không theo hướng cầu kì, khuôn thước.Ý tình trong nhiều bài thơ vừa in được dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông khi thì phóng khoáng, hùng vĩ, diễm lệ, khi thì thanh sơ, thơ mộng. + Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Trong Quốc âm thi tập, ông đã có ý thức sáng tạo một

6

thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn ở các vị trí đa dạng, linh hoạt; chú ý Việt Hóa nhiều đề tài, thi liệu mượn từ văn học Trung Quốc; ngôn ngữ Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc; sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng.

Nội dung 3: Tổng kết

2.1. Mục tiêu: - Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học, đánh giá khái quát về vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đị Việt Nam

2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.

2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

2.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học, đánh giá khái quát về vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Mục tiêu:

Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại thành của 5 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV. Ông là tác gia có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh độ hộ và thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.

- Trình bày khái quát về Nguyễn Trãi bằng sơ đồ tư duy

- Kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi

3.2. Nội dung: HS thực hiện vẽ sơ đồ tư duy và trình bày bằng hoạt động cá nhân HS

3.3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy và trình bày của HS.

3.4. Tổ chức thực hiện:

7

Hoạt động của GV và HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học, đánh giá khái quát về vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại toàn bộ bài học và làm bài tập số 6 – SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

Sản phẩm dự kiến

+ Sơ đồ tư duy + Kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” (Kịch, Nguyễn Đình Thi); “Sao Khuê lấp lánh” (tiểu thuyết, Nguyễn Đức Hiền); “Hội thề” (Nguyễn Quang Thân);…

4.1. Mục tiêu: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi.

4.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân. 4.3. Sản phẩm: Bài làm của HS.

4.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

Tham khảo đoạn văn viết về bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi sau:

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi. (phiếu học tập số 3) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: vận dụng kiến thứ kĩ năng để viết đoạn văn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện cá nhân HS trình bày, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá bài viết của HS, trình chiếu mẫu một đoạn văn

8

- Nguyễn Trãi sinh năm 1830, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại - Chí Linh - Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây. Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi - đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán -một quý tộc đời Trần.

- Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm 1400 (20 tuổi). Và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ.

- Năm 1407 giặc Minh cướp nước triều Hồ sụp đổ, cha bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan.

- Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu, ông dâng "Bình Ngô Sách" và có đóng góp quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Kháng chiến thành công (1427), ông thay mặt Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”

- Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước nhưng lại bị nghi kị, chịu nhiều oan trái. Năm 1439 ông đã cáo quan về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1440 Lê Thái Tông vời Nguyễn Trãi ra làm quan. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”, thơ văn bị tiêu hủy, cấm đoán.

- Năm 1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, cho tìm lại con cháu và di sản tinh thần của ông.

- Năm 1980, Nguyễn Trãi được Unesco vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”

2. Nhận xét khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi:

- Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học.

- Là bậc anh hùng dân tộc, là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam, được

UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.

- Là người chịu những oan khiên thảm khốc.

9 PHỤ LỤC Phục lục 1:
01 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử tác giả Nguyễ
Nhận xét khái quát về cuộc đờ
BẢNG DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ Phục lục 2: PHT 02 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
ẾU HỌC TẬP SỐ
PHT
n Trãi.
i Nguy
n Trãi.
PHI
1 1. Khái quát về ti
u sử Nguyễn Trãi

a. Dựa vào SGK và những thông tin đã tìm hiểu, hãy hoàn thành phiếu học tập về các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi

Văn tự Tác phẩm chính Nội dung chính Lĩnh vực/ Thể loại

b. Đánh giá khái quát về các sáng tác của Nguyễn Trãi (Văn tự và thể loại) BẢNG DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

c. Tác phẩm chính

Văn tự Tác phẩm chính Nội dung Lĩnh vưc/ Thể loại

Quân trung từ mệnh tập _ Thư từ ,biểu ,quân lệnh gửi cho các tướng của ta và các bức thư gửi cho quân Minh nhằm “ đánh vào lòng người “

Quân sự, ngoại giao/ Văn chính luận

CHỮ

HÁN

Bình Ngô đại cáo Tuyên bố nền hòa bình của đất nước sau khi chiến thắng quân Minh

Chính trị/ Thể Cáo ,văn biền ngẫu

Ức Trai t hi tập Thể hiện cảm xúc trữ tình cá nhân Thơ ca/ Thơ trữ tình, đa số là thơ Đường luật

Chí Linh sơn phú Nêu công đức của Lê Lợi ,vai trò nhà Lê Lịch sử/ Phú

Lam Sơn thực lục Ghi chép quá trình khởi nghĩa Lam Sơn Lịch sử/ Ký

Băng Hồ di sự lục (Chuyện cũ về cụ Băng Hồ )

Khắc họa chân dung cụ Trần Nguyên Đán (Cụ Băng Hồ ,ông ngoại Nguyễn Trãi )

Lịch sử/ Ký

Dư địa chí Ghi chép về địa lí Địa lí

10

Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi ( Bia thần đạo Vĩnh Lăng

ở Lam Sơn

Là bài văn bia ghi chép gia thế ,sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày nhà vua mất

Lịch sử/ Bi ( văn bia )

CHỮ NÔM Quốc âm thi tập Ghi lại những cảm xúc cá nhân Thơ ca trữ tình/ Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn

d. Nhận xét khái quát về các sáng tác chính của Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi để lại kho tàng sáng tác quý giá bằng cả chữ Hán và chữ Nôm; thuộc nhiều thể loại (văn chính luận, phú, ký, thơ)

Phục lục 3: PHT 03

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi.

BẢNG DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ

Tham khảo đoạn văn viết về bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi sau: Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, tác gia lớn của văn học Việt Nam. Ông có nhiều bài thơ ông đã thể hiện rõ lí tưởng cao đẹp, trong đó có bài thơ “Tùng”. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc tập “Quốc âm thi tập”, được viết bằng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Qua bài “Tùng”, tác giả đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử, đồng thời kín đáo gửi gắm những nỗi niềm tâm sự của riêng mình. Trước hết, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật đặc điểm và công dụng của cây tùng. Mùa thu đến, “cây nào” cũng “lạ lùng”, chỉ “ một mình” cây tùng vẫn ung dung, vững chãi, chẳng hề đổi thay. Điều ấy gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người quân tử có bản lĩnh kiên cường, vượt lên khó khăn thử thách, quyết không a dua theo thói đời. Hơn nữa, cây tùng còn có “hổ phách, phục linh” quý báu được tích tụ qua hàng trăm năm. Đáng quý thay, cây tùng không chỉ có thân gỗ vững chắc làm rường cột mà còn có“hổ phách, phục linh” ấy dùng để “trợ dân cày”. Cây tùng không chỉ là ẩn dụ cho người quân tử mà còn là hình bóng của chính Nguyễn Trãi – một con người vượt qua biết bao thăng trầm, nghiệt ngã của cuộc đời, vẫn luôn mang tài đức phục vụ cho sự yên ổn, hạnh phúc của nhân dân.. Qua hình tượng cây tùng, tác giả không chỉ khẳng định bản lĩnh và vai trò to lớn của kẻ sĩ quân tử đối với đất nước và nhân dân mà còn kín đáo bày tỏ tâm tư của chính mình. Với nghệ thuật ẩn dụ và hình tượng thơ giàu sức gợi, bài thơ “Tùng” cũng như tên tuổi Nguyễn Trãi sẽ mãi còn tỏa bóng mát trong tâm tưởng biết bao người.

11

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Văn bản 2 : ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ- PHẦN TÁC PHẨM

Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 02 tiết

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bình Ngô đại cáo: bản tuyên ngôn hòa bình giàu tư tưởng nhân nghĩa; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ, sắc bén, giọng điệu hào hùng. Cụ thể tiết 83 tìm hiểu chung về tác phẩm và nội dung phần 1,2 của tác phẩm.

- Bước đầu nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể cáo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

-Năng lực hợp tác.

- Năng lực tự học.

- Năng lực công nghệ.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả văn học;

- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến tác giả;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả NT;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những đóng góp của NT trong văn học dân tộc;

- Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh về một tác giả văn học;

3. Phẩm chất:

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Cụ thể:

- Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc;

- Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc;

- Trân trọng và bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…

2.Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

12

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: lồng trong hoạt động khởi động.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1.1. Mục tiêu: HS nghe một nghệ sĩ đọc bài Bình Ngô đại cáo trên youtobe, nhận xét giọng đọc, cảm nhận để tạo động lực tìm hiểu kiến thức mới của bài học.

- Kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Trãi.

1.2. Nội dung hoạt động HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

1.3. Sản phẩm: -Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô;… -Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

1.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS nghe đoạn văn bản BNĐC, sau đó trả lời câu hỏi: Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông - Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện cá nhân HS trình bày, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức Giới thiệu bài mới

HS suy nghĩ và trả lời

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thể văn nghị luận Việt Nam thời trung đại: 2.1. Mục tiêu: HS nắm được một số tri thức cơ bản về văn nghị luận Việt Nam thời trung đại: một số thể văn NL chính, yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

13

2.2. Nội dung:

- GV đưa 3 ngữ liệu: đoạn văn Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Đại cáo bình Ngô.

- Học sinh nêu thể loại, nhận xét về hình thức diễn đạt của các văn bản.

2.3. Sản phẩm

- Các thể văn nghị luận thời trung đại: chiếu, hịch, cáo.

- Đặc điểm diễn đạt: lập luận chặt chẽ, chứa nhiều điển tích, giàu yếu tố biểu cảm ( thể hiện thái độ, cảm xúc, nhiệt huyết của người viết)

2.4. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cung cấp ngữ liệu trên bảng phụ (màn hình).

HS quan sát và trả lời câu hỏi:

- Đọc tên thể loại của văn bản.

- Nhận xét về cách diễn đạt, giọng điệu thể hiện trong mỗi văn bản

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS thảo luận nhóm nhỏ (nhóm bàn)

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện 02 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức

Sản phẩm dự kiến

SGK trang 5

Hoạt động 2.2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

2.1. Mục tiêu: Giúp HS nắm những nét cơ bản về nhan đề, thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

2.2. Nội dung Cá nhân tự nghiên cứu khi chuẩn bị bài ở nhà; trên lớp so sánh với bạn để kiểm tra nội dung chuẩn bị.

1. Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?

2. Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? Bố cục của tác phẩm ?

3. Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô” ?

2.3. Sản phẩm

14

– Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. – Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.

– Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

– Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. Tác phẩm tiêu biểu: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Nhan đề: bá cáo rộng khắp cho toàn dân biết về việc đã dẹp yên giặc Minh.

2.4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chiếu lại câu hỏi đã giao hs chuẩn bịở nhà?

- Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

- Tác phẩm viết bằng thể loại nào? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó?

- Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô” ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS báo cáo nội dung đã chuẩn bị ở nhà. Hoạt động cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV dùng thẻ tên gọi hs trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức

I. Tìm hiểu chung

1.Hoàn cảnh sáng tác.

- Cuối năm 1427, sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc.

- Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo ĐCBN để tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến vĩ đại của DT ta, báo cáo cho toàn dân được biết.

- ĐCBN có ý nghĩa trọng đại của một bản TNĐL được công bố vào tháng chạp năm 1428.

2. Thể loại cáo:

- Một thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ TQ, được vua chúa dùng để trình bày một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện trọng đại.

3. Nhan đề:

- Đại cáo: Tên thể loại - bài cáo lớn mang tầm quốc gia trọng đại.

- Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.

15

- Ngô: chỉ giặc phương Bắc xâm lược với hàm ý căm thù, khinh bỉ

4. Bố cục:

- Bài cáo được chia làm 4 đoạn.

+ Đ1 “Từng nghe ... còn ghi”-> nêu cao luận đề chính nghĩa.

+ Đ2 “ Vừa rồi ... chịu được”-> vạch trần tội ác giặc Minh.

+ Đ3 “Ta đây... địch nhiều”-> hình tượng chủ tướng Lê Lợi và những ngày đầu của khởi nghĩa Lam Sơn

+ Đ4 " Trọn hay...xưa nay"-> quá trình chinh phạt và chiến quả

+ Đ5 “Xã tắc... đều hay” ->Tuyên ngôn độc lâp, đất nước từ nay muôn thủa thái bình.

Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản

2.1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bình Ngô đại cáo: bản tuyên ngôn hòa bình giàu tư tưởng nhân nghĩa; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ, sắc bén, giọng điệu hào hùng. Bước đầu nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể cáo. Rèn kĩ năng: đọc- hiểu tác phẩm nghị luận trung đại theo đặc trưng thể loại.

2.2. Nội dung

- Nắm được nội dung kiến thức cơ bản về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn 1 văn bản ; tư tưởng nhân nghĩa, quan niệm về quốc gia độc lâp.

- HS hiểu được âm mưu, tội ác của kẻ thù; lập trường của tác giả; các thủ pháp nghệ thuật.

- Quá trình chinh phạt gian khổ và những thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2.3. Sản phẩm:

- Các phiếu học tập đã giao cho hs trong tiết học trước.

+ Phiếu số 01: Tìm hiểu đoạn 1 với 3 câu hỏi về tư tưởng nhân nghĩa, chủ quyền độc lập và nghệ thuật lập luận.

+ Phiếu số 02: Nghệ thuật viết cáo trạng. Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù được thể hiện ntn?

+ Phiếu số 03: Hình tượng chủ tướng Lê Lợi được khắc họa như thế nào?

16

Những khó khăn và tinh thần đồng cam cộng khổ của nghĩa quân được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

+ Phiếu số 04: Tóm lược những chiến thắng và đường lối chiến đấu của quân ta. So sánh hình ảnh kẻ thù và nghĩa quân của ta? Tìm ra mối liên hệ trong tư tưởng nhân nghĩa nêu ở đoạn 1 với đường lối kháng chiến ở đoạn 4 (đại nghĩa, mưu phạt tâm công) + Phiếu số 05: Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản? Hiệu quả của việc sử dụng yếu tố biểu cảm? Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm. 2.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đoạn 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho hs - phiếu học tập số 1. Tổ 1 & 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ 1 trình bày, tổ 2 nhận xét chéo và bổ sung Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Đọc văn bản 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1: Nêu luận đề chính nghĩa (Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt): Tư tưởng nhân nghĩa Chân lí độc lập dân tộc

Nghệ thuật của đoạn văn: – Tư tưởng nhân nghĩa: + Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. + Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN – Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên

– Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. -> Với những yếu tố căn bản này,

- Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ: "từ trước’, ‘vốn có’, ‘đã lâu’, ‘đã chia’, ‘cũng khác’ – Sử dụng biện pháp so sánh: đặt ta

17

dân và trừ bạo -> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. => Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.

Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. ( so sánh với quan niệm của Lý thường Kiệt trong Nam quốc sơn hà) - Còn kẻ thù xâm lược đã phản nhân nghĩa nên chúng đã thất bại. - Hai câu văn cuối đoạn: “Việc xưa xem xét/ chứng cớ còn ghi”. => khẳng định hùng hồn về hai chân lí: tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền ĐL DT.

ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế

độ, quản lí quốc gia. – Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng. – Cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan bằng các sự thật lịch sử -> thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa.

18

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đoạn 2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho hs - phiếu học tập số 2. Tổ 1 & 2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ 1 trình bày, tổ 2 nhận xét chéo và bổ sung Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

2.1: Nêu luận đề chính nghĩa (Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại

Việt):

2.2. Bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù a. Vạch trần mưu xâm lược

- Chỉ rõ luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh là bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa.

-> Đấy là âm mưu thôn tính nước ta đã sẵn có từ lâu ( “nhân”, “thừa cơ”).

- Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc để vạch trần âm mưu xâm lược của kẻ thù. b. Tố cáo và lên án những chủ trương cai trị thâm độc và hành động vô nhân đạo của giặc.

- Tác giả đi sâu tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh. + Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội: “Nướng dân đen, vùi con đỏ”. -> Đó là tội ác man dợ nhất của giặc là tàn sát người vô tội theo hình phạt trung cổ + Lừa mị dân chúng, gây cảnh đao binh: “dối trời lừa dân, gây binh kết oán”. + Tham lam, vơ vét của cải, bóc lột ND: “ nặng thuế khoá, người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen, no nê chưa chán”.

+ Huỷ hoại môi trường sống của con người: “Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”.

+ Nô dịch, khổ sai dân chúng: “xây nhà, đắp đất, phu phen”.

- Hình ảnh kẻ thù: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”.

-> Khắc hoạ thành công bộ mặt khát máu của quân xâm lược.

- Bốn câu thơ cuối diễn tả tội ác chất chồng của giặc và nỗi căm hờn chất chứa của ND

ta:

19

+ Lấy cái vô hạn “trúc Nam Sơn” để nói vô hạn (tội ác của giặc).

+ Dùng cái vô cùng “nước Đông Hải” để nói cái vô cùng ( sự nhơ bẩn của kẻ thù).

+ Câu văn đầy hình tượng và đanh thép đã lột tả được sâu sắc tội ác “Lẽ nào trời đất dung tha/ Ai bảo thần dân chịu được”.

- Tác giả đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của giặc.

- Nghệ thuật:

+ Dùng nhiều hình ảnh gợi cảm, giàu tính biểu trưng và khái quát để diễn tả tội ác kẻ thù.

+ Sử dụng thủ pháp đối lập để khắc hoạ sự đau khổ của người dân vô tội và kẻ thù XL. + Lời văn khi đanh thép, khi thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết.

2.3. Hình tượng chủ tướng Lê Lợi và buổi đầu của cuộc khởi nghĩa

* Buổi đầu khởi nghĩa - Những khó khăn ở buổi đầu khởi nghĩa + Địa bàn dấy nghĩa hẻo lánh: Núi Lam Sơn dấy nghĩa / Chốn hoang dã nương mình + Thế ta và giặc không cân sức: Vừa khi cờ nghĩa dấy lên/ Chính lúc quân thù đương mạnh + Thiếu nhân tài: Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu + Có lúc bị vây, lương thực hết, quân lính chỉ còn mấy người: Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/ Khi Khôi huyện quân không một đội

* Sức mạnh giúp nghĩa quân vượt qua những khó khăn thử thách của buổi đầu dấy nghiệp thể hiện qua hình tượng Lê Lợi - lãnh tụ của nghĩa quân. - Lê Lợi có ý thức tự giác về sứ mệnh của mình. Ông xem mối thù của nước, nỗi đau của dân như chính mình, ngày đêm canh

20
vụ
tậ
* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu đoạn 3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm
h
c
p

- GV giao nhiệm vụ cho hs - phiếu học tập số 3. Tổ 3 & 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ 3 trình bày, tổ 4 nhận xét chéo và bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

cánh bên lòng suốt 20 năm: (Ngẫm thù lớn há đội trời chung…Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối) - Lê Lợi ngày đêm suy nghiệm về lẽ hưng vong của các triều đại để tìm ra đường lối đánh giặc cứu nước + Đó là đường lối cứu nước dựa vào toàn dân và phương châm: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo + Đại nghĩa: là bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, và đem lại cuộc sống yên ổn cho dân + Chí nhân: là lòng nhân nghĩa ở mức cao nhất, đối với kẻ bại trận ta không giết, không gây thù oán để gây hậu họa. + Khi đã tìm được đường lối cứu nước. Lê Lợi chủ động giải quyết ngay những khó khăn trước mắt. + Tự ta ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối + Ông tìm kiếm người tài: Cỗ xe cầu hiền, thường châm chăm còn dành phía tả + Ông tập hợp nhân dân dưới cờ đại nghĩa, tạo thành một khối đoàn kết bền vững: Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới – Tướng sĩ một lòng phụ tử/ Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào + Lê Lợi có một chiến lược, chiến thuật đúng đắn: Thế trận xuất kì/ Lấy yếu chống mạnh; Dùng quân mai phục/ Lấy ít địch nhiều - Đoạn văn có nhiều từ ngữ diễn tả tâm trạng Lê Lợi (yếu tố biểu cảm): ngẫm, căm, đau lòng nhức óc, giận, suy xét, đắn đo, trằn trọc, băn khoăn…

2.4. Phản công thắng lợi * Giai đoạn mở màn: Cuộc phản công là 2 trận đánh lớn: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật - Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

21

* Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu đoạn 4

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho hs - phiếu học tập số 4. Tổ 3 & 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ 3 trình bày, tổ 4 nhận xét chéo và bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

- Đặc điểm nổi bật của 2 trận mở màn này là: Đánh nhanh, thắng nhanh. Địch thua và hoảng sợ không kịp trở tay → Lời văn ngắn gọn sắc sảo, hình ảnh so sánh rất gợi hình, gợi cảm: “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay” còn quân giặc thì “nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân”

* Giai đoạn áp đảo: - Đánh ra hướng Bắc với 2 trận: Tây Kinh quân ta chiếm lại/ Đông Đô đất cũ thu về. Đây là 2 trận diễn ra quyết liệt vì quân ta áp sát sào huyệt của địch, chúng tung lực lượng lớn ra với sự chỉ huy của các danh tướng. Kết quả: + Máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm + Thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm + Trần Hiệp đã phải bêu đầu + Lí Lượng cũng đành bỏ mạng + Sau giai đoạn này thì quân giặc đã: trí cùng lực kiệt, bó tay để đợi bại vong + Lê Lợi phát huy chiến thuật “mưu phạt tâm công” nghĩa là phá tan mưu kế của giặc và đánh tan ý chí chiến đấu của địch, không dùng gươm giáo mà quân địch vẫn chịu thua, hàng ngũ tan rã. - Trận diệt viện cuối cùng: + Bốn câu văn dài kể về việc điều binh khiển tướng của đôi bên, hai câu trên kể về giặc, hai câu dưới kể về ta (Đinh Mùi tháng chín….tuyệt nguồn lương thực)

+ Những thắng lợi liên tiếp, giòn giã, được kể với giọng hả hê, tự hào (Ngày mười tám…/Ngày hai mươi…/ Ngày hai mươi nhăm…cùng kế tự vẫn) + Sức mạnh tấn công của quân ta với thế long trời lở đất: Sĩ tốt kén người hùng hổ…Thông tổ kiến phá toang đê vỡ - Hình ảnh quân giặc bại trận: + Tướng giặc thì: Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói

22

tay để tự xin hàng/ Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng. + Quân lính thì: khiếp vía vỡ mật, xéo lên nhau để chạy thoát thân, quay gót chẳng kịp, cởi giáp ra hàng + Cảnh chiến trường thật là ghê sợ và cũng rất thương tâm: Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy nội….cỏ nội đầm đìa máu đen. * Cảnh ta đối xử với giặc bại trận (Thần vũ chẳng giết hại….để nhân dân nghỉ sức) - Lời bình phẩm của tác giả: Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay. - Hình tượng Lê Lợi: Hiện lên là một thiên tài quân sự lỗi lạc. + Ông đã học tập kinh nghiệm của ông cha, thực hiện chiến lược, chiến thuật “mưu phạt tâm công” nghĩa là đánh vào ý chí chiến đấu của giặc. Nhưng quân giặc “không biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ ”. Vì vậy Lê Lợi đánh đuổi tới cùng, điều binh khiển tướng khẩn trương mau lẹ + Lê Lợi cho quân đuổi giặc đến cùng nhưng lại “mở đường hiếu sinh” → Ở đây ta thấy rõ vẻ đẹp nhân nghĩa trí dũng của người anh hùng Lê Lợi * Nghệ thuật - Các câu văn thuật và kể tả có độ dài ngắn khác nhau, chạy song song từng cặp một, có sự biến hóa linh hoạt.

- Phép đối được dùng để so sánh bên ta, bên địch.

- Những câu văn ngắn gọn, đanh chắc, nhịp mạnh mẽ, diễn tả khí thế phản công mãnh liệt của quân ta

- Những câu văn dài miêu tả thất bại của quân giặc, như sự thất bại còn chưa kể hết (Bị ta chặn ở Lê Hoa….thoát thân)

- Hình ảnh được sử dụng phong phú, đa dạng - Yếu tố biểu cảm dày đặc: Tác giả thể hiện sự coi khinh đối với tên vua nhà Minh và 2

23

* Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu đoạn 5

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho hs - phiếu học tập số 5. Cả lớp thực hiện Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét chéo và bổ sung Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

tên tướng giặc thống lĩnh viện binh: thằng nhãi con Tuyên Đức, đồ nhút nhát Thạnh, Thăng, âm hưởng hào hùng của những trận đánh. → “Ở đây âm điệu trữ tình bỗng xen vào những dòng tự sự ào ạt của trận đánh. Rõ ràng cảnh tượng khách quan có tác động đến tâm tình chủ quan của người viết, khiến phải trực tiếp phát biểu cảm tưởng của chính mình” Lê Trí Viễn.

2.5. Tuyên ngôn độc lập, đất nước thái bình.

- Trịnh trọng và vui mừng truyền đi lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại “Xã tắc...sạch làu”.

- Rút ra bài học lịch sử: Sự thay đổi này thực chất là sự phục hưng “bĩ rồi lại thái...hối rồi lại minh”.

-> Đấy là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền đời đời “Muôn thủa....vững chắc”.

- Khẳng định viễn cảnh tươi sáng huy hoàng của đất nước “Bốn...duy tân khắp nơi”.

-> Đấy cũng là kết quả của việc kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực tốt đẹp hôm nay và tương lai ngày mai tươi sáng là nhờ “trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp” và cũng nhờ vào chiến công trong quá khứ “ Một...ngàn năm”. - Nghệ thuật: + Giọng văn chận rãi, mang sắc thái đĩnh đạc, trang trọng, tràn đầy lạc quan về tương lai của dân tộc. + Âm hưởng trang trọng, thiêng liêng trong lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc.

* Nhiệm vụ 6: Tổng kết bài học

III. Tổng kết: 1. Nội dung:

24

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho hs: Sơ đồ hóa nội dung của bài cáo Cả lớp thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện, trình bày miệng bằng bảng phụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét chéo và bổ sung

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Mục tiêu:

Củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học

3.2. Nội dung - Trọng tâm kiến thức phần 1,2,3

3.3. Sản phẩm

Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ở thế kỉ XV: + Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc.

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù.

+ Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng. + Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

2. Nghệ thuật:

- Kết hợp hài hòa 2 yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình. - Mang đậm cảm hứng anh hùng ca. Là áng “thiên cổ hùng văn”.

- Tư tưởng nhân nghĩa, nguyên lí độc lập dân tộc - Các yếu tố biểu cảm khi tố cáo tội ác của kẻ thù, khi tái hiện tâm trạng, ý chí của người anh hùng Lê Lợi?

3.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho hs Luyện tập thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm. Câu 1 : Trong bài Đại cáo bình Ngô , “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là?

A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo. B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân.

C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.

D. Là tình yêu thương nhân dân như con.

Câu 1 – C

Câu 2 – A

Câu 3 – B

Câu 4 – D

Câu 5 - C

25

Câu 2 : Trong những tội ác của giặc Minh dưới đây, tội ác nào là man rợ nhất: A. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

B. Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ.

C. Người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.

D. Tất cả đều sai. Câu 3 : Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu ý nói điều gì?

A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.

B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.

C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.

D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.

Câu 4 : Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ

A. Điếu dân phạt tội

B. Mưu phạt tâm công

C. Mở đường hiếu sinh

D. Đại nghĩa, chí nhân.

Câu 5 : Trong bài Đại cáo bình Ngô , có đến tám lần tác giả sử dụng các từ ngữ tách dòng riêng như một kiểu câu văn đặc biệt: Từng nghe, vậy nên, vừa rồi, ta đây, lại ngặt vì, thế mà, trọn hay, bởi thế. Cách sử dụng loại câu văn như vậy, chủ yếu có tác dụng gì?

A. Tách đoạn

B. Chuyển tiếp C. Tạo sự khúc chiết, mạch lạc cho văn bản

D. Liên kết

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ và trả lời cá nhân theo hình thức bốc thăm câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS xung phong trả lời

26

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

4.1. Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập nâng cao khi học xong Đại cáo bình Ngô

4.2. Nội dung

HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để viết cảm nghĩ của mình về một đoạn văn trong sgk mà mình yêu thích.

- Hoặc lập sơ đồ lập luận về đoạn 1 bài Cáo 4.3. Sản phẩm:

- Chọn 1 đoạn văn. Sau đó viết cảm nghĩ của mình về đoạn văn ấy.

VD: Cảm nghĩ về người anh hùng Lê Lợi. Từ hình tượng Lê Lợi trong bài Cáo, viết một văn ngắn (5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống hiện nay. - Sơ đồ lập luận về đoạn 1 của bài cáo 4.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu nhiệm vụ cho học sinh (hs tự chọn) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận theo nhóm nhỏ ( 3hs / nhóm) Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trình bày theo thứ tự nhóm chẵn, lẻ.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức

1. Cảm nhận về người anh hùng Lê Lợi Trong bài Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đăng trên báo nhân dân ra ngày 19/09/1962, Phạm Văn Đồng đã viết: “NT người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bình muôn thủa, rửa mối thẹn nghìn thu” (Bình ngô đại cáo), võ là quân sự: Chiến lược và chiến thuật “ Yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, thắng hung tàn bằng

27

đại nghĩa” (Bình Ngô đại cáo); văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão sắc như gươm dao: “Viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” (Lê Quý Đôn) “Văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế” (Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại về mọi mặt trong lịch sử nước ta....

2. Sơ đồ lập luận của đoạn 1: YÊN DÂN, CHỐNG XL NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA TRỪ BẠO, TRỪ GIẶC MINH CHÂN LÝ SỰ TỒN TẠI, ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC LÃNH THỔ RIÊNG VĂN HIẾN LÂU ĐỜI PHONG TỤC RIÊNG LỊCH SỬ RIÊNG CÁC TRIỀU ĐẠI RIÊNG

SỨC MẠNH CỦAN HÂN NGHĨA, ĐỘC LẬP DÂN TỘC KHIẾN KẺ THÙ XÂM LƯỢC THẤT BẠ

28
I Văn bản 3 : BẢO KÍNH CẢNH GIỠ Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10 Thờ
thực hiện 1 tiết I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên ngày
vẻ đẹp
ồn
n Trãi; đặc điểm thơ
2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung:
i gian
hè,
tâm h
c
a Nguyễ
Nôm Ng.Trãi.

- Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm

vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề

2.2. Năng lực đặc thù:

- Đọc - hiểu thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các văn bản.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả.

- Trình bày được vấn đề.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Biết sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và quê hương.

- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước

- Nhân ái: Có tình cảm gắn bóa với cuộc sống của người dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ…

2. Học liệu: SGK, tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi và tập thơ Quốc âm thi tập,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1.1. Mục tiêu: Kết nối với bài học - tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS để HS mong muốn khám phá kiến thức mới. 1.2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi. 1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 1.4. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS

Ự KIẾN SẢN PHẨM

29
D

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Kể vài câu chuyện về NT khi làm quan và vụ án Lệ chi viên.

Qua câu chuyện phản ánh điều gì?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận:

- GV mời HS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận:

- GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức. GV giới thiệu vào bài mới

Nguyễn Trãi là người toàn tài. Song lại gặp nhiều điều ngang trái nên ông đã về ở ẩn ở Côn Sơn. Bài thơ thể hiện nỗi lòng của ông, cụ thể ntn ta vào bài.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về tác phẩm

2.1. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật và nội dung của chùm thơ Bảo kính cảnh giới

2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.

2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

2.4. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

+ Nêu những nét khái quát về Quốc âm thi tập?

+ Nêu vị trí bài thơ trong tập thơ?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc tiểu dẫn SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận: Đại diện cá nhân hs trả lời, hs khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận: - GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của

HS và tổng hợp kiến thức.

DỰ KIẾN SẢN PH

1. Quốc âm thi tập:

M

- Tập thơ gồm 254 bài, là tập thơ chữ Nôm đầu tiên. - Giá trị: + Nội dung: Phản ánh tư tưởng tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hoà cảm với thiên nhiên.

+ Nghệ thuật: sáng tạo trong thể thơ Nôm, Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn. - Bố cục của tập thơ: 4 phần : Vô đề, Môn thì lệnh (thời tiết), Môn hoa mộc (cây cỏ), Môn cầm thú (thú vật)

2. Bài thơ: Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới, vị trí số 43 trên tổng số 62 bài.

30

Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản

2.1. Mục tiêu:

- Đọc - hiểu thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn bản.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả

2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân, hoạt động nhóm.

2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và sản phẩm đã hoàn thiện của nhóm.

2.4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

Nhiệm vụ 1: Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(HS làm việc theo cặp)

+ Câu 1 giới thiệu như thế nào về hoàn cảnh của tác giả?

+ Bức tranh thiên nhiên được hiện lên như thế nào?

+ Bức tranh cuộc sống được hiện lên như thế nào?

+ Nhận xét về cảnh ngày hè trong bài thơ? Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình đằng sau bức tranh ấy?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, xem vở soạn thảo luận, trả lời câu hỏi

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận: Đại diện cặp đôi trả lời. Các cặp khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận: - GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.

DỰ KIẾN S

N PHẨM

1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống : * Hoàn cảnh của tác giả: C1 ngắt nhịp 1/2/3 chậm rãi -> tác giả thảnh thơi, nhàn nhã đang dạo bước thưởng ngoạn cảnh. Đó là những khoảnh khắc hiếm thấy trong c/đ nhà thơ * Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: - Hình ảnh: + Cây hòe: “đùn đùn tán rợp giương”-> dùng từ láy lại là động từ mạnh gợi tả sức sống của cây như từ bên trong hối hả trào ra bên ngoài khiến tán cây vươn ra mạnh mẽ, che rợp cả không gian. + Hoa lựu: “phun thức đỏ”-> động từ “phun” khiến màu đỏ như tạo thành dòng tuôn chảy, tô đậm sắc đỏ của hoa + Sen hồng: toả ngát mùi hương -> cảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi với làng quê VN,. - Âm thanh: + Tiếng của làng nghề chài lưới lao xao vọng lại +Tiếng ve lúc mặt trời sắp lặn như tiếng đàn . -> Đảo tính từ, từ láy lên đầu nhằm nhấn mạnh không khí rộn rã, tươi vui trong đời sống người lao động.

* TL: Bức tranh thiên nhiên mùa hè được miêu tả từ gần tới xa, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, msắc với âm thanh,

31

Nhiệm vụ 2: Khát vọng của nhà thơ.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

+ Từ 6 câu đầu đến 2 câu cuối mạch cảm xúc của nhà thơ đã có sự vận động ntn?

+ Qua đó niềm mong ước của nhà thơ, ta hiểu ntn về tâm hồn NT?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, trao đổi, thảo luận, tư duy để trả lời câu hỏi

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận: Đại diện cá nhân HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận: - GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.

giữa con người và cảnh vật. Tất cả đều gần gũi, bình dị, tĩnh ở bên ngoài mà tràn đầy, ứa căng sức sống ở bên trong -> Tình cảm yêu thiên nhiên, tư thế ung dung, thảnh thơi và khả năng bao quát, nắm bắt lấy cái hồn cảnh vật của nhà thơ.

2. Khát vọng của nhà thơ.

- Niềm mong ước: có cây đàn của vua Thuấn - MĐ của niềm mong ước: Mỗi khi cây đàn ấy gảy khúc Nam phong thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ. Tác giả dùng câu 6 chữ để kết bài nhằm cô đặc, nhấn mạnh niềm mong ước của mình. Ông không hề nghĩ đến mình mà toàn tâm, toàn ý hướng về dân, lo cho dân.

* TL: ở phần đầu bài thơ tưởng t/g say đắm với thiên nhiên, cảnh vật nhưng đến đây ông lại bộc lộ niềm thương và nỗi lo đau đáu cho dân-> biểu hiện của 1 trái tim lớn, một nhân cách cao cả, thân nhà mà tâm không nhàn.

c 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân) Đánh giá về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ? Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.

D

Ự KIẾN S

N PHẨM

* Nghệ thuật: - Vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với khẩu ngữ (lời ăn tiếng nói hàng

32
Nội dung 3: Tổng kết 2.1. Mục tiêu: - Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học. - Trình bày một vấn đề 2.2.
2.3. Sản
2.4. Tổ chức thực hiệ
ỦA
Nội dung: HS trả lời cá nhân.
ph
m: Câu tr
l
i của HS.
n:
C
GV VÀ HS
Bướ

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận: Đại diện cá nhân hs trả lời, hs khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận: - GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.

ngày của nhân dân) nhưng lại rất giàu cảm xúc và giàu sức gợi - Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: Miêu tả thiên nhiên, đất trời và cảnh đời sống sinh hoạt của con người để qua đó bộc lộ một cách kín đáo tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của mình về con người, về cuôc đời.

* Nội dung: - Bức tranh mùa hè đẹp đẽ, thơ mộng. - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Mục tiêu: - HS biết áp dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập trong sgk - Trình bày một vấn đề.

3.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.

3.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

3.4. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)

Bài tập 1- SGK T119

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận: Đại diện cá nhân hs trả lời, hs khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận: - GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

4.1. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức.

DỰ KIẾN S

- Vẻ đẹp thiên nhiên:

N PHẨM

+ Thiên nhiên sinh động: với nhiều hình ảnh màu sắc. + Thiên nhiên tràn đầy sức sống.

- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: + Tâm hồn yêu thiên nhiên. + Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống. + Tấm lòng ưu ái với dân với nước.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả.

- Trình bày được vấn đề

33

4.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.

4.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

4.4. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV VÀ HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân) Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn

Trãi hiện lên trong bài thơ?

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn.

Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận: Đại diện cá nhân hs trả lời, hs khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Nhận định, kết luận: - GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.

DỰ KIẾN S

N PHẨM

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước

Văn bản 4 : DỤC THÚY SƠN

Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS vận dụng được những hiểu biết chung về tác gia Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức Ngữ văn để đọc hiểu một tác phẩm thơ chữ Hán, thể ngũ ngôn của Nguyễn Trãi.

- Vẻ đẹp thiên nhiên núi Dục Thuý và tâm trạng của tác giả

2. Năng lực: 2.1 Năng lực chung: - Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

2.2 Năng lực đặc thù:

34

- Vận dụng những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để đọc hiểu một tác phẩm thơ chữ Hán, thể ngũ ngôn của Nguyễn Trãi.

- Kính trọng, biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: bồi dưỡng, trau dồi tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc. Biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của những người chiến sĩ đã hy sinh vì nền hòa bình, độc lập của quốc gia, dân tộc;

- Nhân ái: trau dồi tình yêu thương, có thái độ trân trọng, nâng niu những kỷ niệm quý giá, biết quý trọng quá khứ, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai;

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các yêu cầu, hoạt động học tập;

- Trung thực: thực hiện các hoạt động học tập nghiêm túc, tự giác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Máy tính, máy chiếu, loa...

2. Học liệu

- SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10 tập 2, thiết kế bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1.1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

1.2. Nội dung: GV cho HS xem một vài video/ tranh ảnh về núi Non Nước (tỉnh Ninh Bình) và nhân vật lịch sử Trương Hán Siêu. Thông qua đó giúp HS có được tâm thế tiếp nhận một tác phẩm khá tiêu biểu trong nhóm các bài thơ vịnh cảnh, thể hiện tâm sự hoài niệm,… của Nguyễn Trãi. HS xem và trả lời câu hỏi. 1.3. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. 1.4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước ừng khơi nguồn cảm hứng cho thi ca? Chia sẻ ngắn gọn về ấn tượng của em về một bài thơ thể hiện cảm hứng ấy?

* HS:

+ Xem video/ tranh ảnh về núi Non Nước.

+ Nêu một vài cảm nhận về địa danh núi Non Nước.

- HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  Từ đó, giáo viên giới thiệu bài mới.

35

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung 1: Tìn hiểu chung

2.1. Mục tiêu: Đọc văn bản và tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, thể thơ, bố cục.

2.2. Nội dung: GV đọc phần nguyên văn (phiên âm), chỉ định HS đọc thành tiếng bản dịch nghĩa và bản dịch thơ, nhắc các em chú ý đến cách đọc thơ ngũ ngôn luật, có đối, chú ý những cước chú và nội dung thẻ chỉ dẫn. GV yêu cầu HS vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân.

2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

2.4. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đọc phần phiên âm, yêu cầu học sinh đọc dịch nghĩa, dịch thơ; so sánh dịch nghĩa và dịch thơ; - Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. - Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ và bố cục?

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I. Tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - So sánh dịch nghĩa và dịch thơ: Lưu ý một số điểm khác biệt như sau: + Bản dịch thơ đảo hai câu 3 và 4, trật tự và logic ý thay đổi. + Từ “cảnh” trong nguyên văn và bản dịch nghĩa là “cõi”, “bờ cõi” (như biên cảnh, xuất nhập cảnh). Do cấu trúc câu theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt, từ “cảnh tiên” trong bản dịch thơ dễ bị hiểu nhầm là phong cảnh, cảnh sắc. + “Bóng” là hình ảnh phản chiếu của sự vật, có thể do ánh sáng (bóng nắng, bóng râm), có thể do tính chất phản chiếu của gương, của mặt nước,… Bản dịch nghĩa, theo logic của nguyên văn, xác định rõ “bóng tháp” hiện lên trên mặt nước. Do hạn định về số chữ, bản dịch thơ chỉ nói chung là “bóng tháp”, rất có thể dẫn đến cảm nhận sai. + Bản dịch nghĩa (và nguyên văn) là “trâm ngọc xanh” (trâm thanh ngọc), đặc tả màu sắc của “trâm”, bản dịch thơ chỉ dịch chung là “trâm ngọc”, chưa gợi rõ màu sắc. + “Thuý hoàn” trong nguyên văn là “mái tóc xanh” (bản dịch nghĩa), chuyển thành “tóc huyền” trong bản dịch thơ, “huyền” là màu đen.

36

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc văn bản, chỉ dẫn trong SGK;

+ HS lần lượt trả lời từng câu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

2. Hoàn cảnh ra đời - Dục Thúy Sơn có thể được sáng tác vài thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. - Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.

3. Thể thơ và bố cục - Thể thơ: Ngũ ngôn luật thi ( ngũ luật)một thể của thơ Đường luật; - Bố cục: + Sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; + Hai câu kết: thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả

Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản

2.1. Mục tiêu: HS hiểu và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2.2. Nội dung: Hs sử dụng SGK, phát hiện hình ảnh, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

2.3. Sản phẩm: Cảm nhận vẻ đẹp của núi Dục Thúy và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.

2.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức thảo luận nhóm:

+ Nhóm 1,2: Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?

+ Nhóm 3,4: Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy?

Giáo viên gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. 6 câu thơ đầu: Bức tranh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy a. Hai câu đầu: Giới thiệu chung về cảnh vật trong “mối quan hệ” với tác giả. b. Bốn câu sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình: - Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. - Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với đoá sen. Hình ảnh đoá sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian.

37

GV có thể liên hệ so sánh với nhiều câu văn thơ cổ để làm nổi bật bút pháp mới mẻ của Nguyễn Trãi.

Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận, thảo luận nhóm và suy nghĩ câu trả lời + GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Các nhóm lần lượt trình bày + GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức  Ghi kiến thức then chốt lên bảng.

- Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng: Trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ (khác với phiếm cũng là nổi nhưng trôi dạt); từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả. Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 56).

- Các chi tiết đặc sắc: so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc.

- Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.

2. Hai câu cuối: Tâm sự hoài niệm của nhà thơ - Hai câu kết bài thơ này, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi.  "Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận,4

38

hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.

3.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 3.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Dục Thuý sơn.

- GV cho HS viết đoạn văn ở nhà, nhận xét nhanh về kết quả viết của HS vào các tiết học sau. Chú ý yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

GV cũng có thể từ vấn đề trên để cấu trúc lại thành một câu hỏi trong đề thi, đề kiểm tra quá trình.

GV cho HS làm việc độc lập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận và suy nghĩ câu trả lời

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày trong tiết học sau

- GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

- GV có thể kết hợp việc hướng dẫn trả lời câu hỏi với việc giao bài tập - nhiệm vụ.

ức để thực hiện hoạt động cá nhân.

Thông qua bài học, HS tự khái quát và cảm nhận về đời sống tâm hồn phong phú của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ. Các khía cạnh cụ thể của đời sống tâm hồn ấy đều là những biểu hiện của “nét đẹp tâm hồn” nhà thơ.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 4.1. Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của phong thiên nhiên Ninh Bình. Từ đó thêm yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước.

39
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 3.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ. 3.2. Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng kiến th

4.2. Nội dung: GV yêu cầu HS vận dụng SGK, kiến thức để thực hiện hoạt động cá nhân.

4.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

4.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 4 nhóm

- Dựa trên nội dung đã chuẩn bị ở nhà, HS đọc các bài thơ viết về cảnh đẹp của Ninh Bình. Từ đó, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của mảnh đất Ninh Bình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS sưu tầm và đọc những bài thơ viết về vẻ đẹp của thiên nhiên Ninh Bình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm lần lượt đọc các bài thơ đã sưu tầm.

- Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của mảnh đất Ninh Bình.

- GV nhận xét và bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

- HS đọc các bài thơ hay viết về vẻ đẹp của Ninh Bình.

- Cảm nhận về mảnh đất và con người Ninh Bình: Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa vì đây từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại Đinh- Lê- Lý mà bằng chứng để lại là hàng loạt đền chùa, đình đài, di tích lịch sử. Đây là mảnh đất thật đẹp, thật chan hòa và thật nên thơ.

40
* Hướng dẫn về nhà: - Củng cố: + Học thuộc lòng bài thơ; + Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật. - Dặn dò: soạn bài THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT B. DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
ọc/ hoạt
ng: Ngữ Văn: Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 01 tiết
Môn h
độ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết và hiểu được ý nghĩa, tác dụng và và hiệu quả nghệ thuật của từ ngữ Hán Việt.

2. Năng lực:

2.1. Năng Lực chung: - Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lý.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

2.2. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết được cách thức sử dụng từ ngữ Hán Việt và giá trị biểu đạt của từ Hán Việt trong một số ngữ cảnh Học sinh biết vận dụng kiến thức về từ Hán Việt để tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật sử dụng từ ngữ của các tác giả trong các văn bản đọc.

3. Phẩm chất: Có thói quen sử dụng từ ngữ Hán Việt trong giao tiếp đúng mục đích để nâng cao giá trị và hiệu quả nghệ thuật khi sử dụng từ Hán Việt .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ…

2. Học liệu: SGK, các văn bản có dùng các từ Hán Việt

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

1.1 Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 1.2. Nội dung: GV trình chiếu video “Hiểu và dùng đúng từ Hán Việt” 1.3. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. 1.4. Tổ

41
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV
chiếu video. Bước 2: Thực
ện nhiệm vụ: HS chú ý xem phim. Sau đó nêu nguyên nhân dùng chưa đúng từ Hán Việt. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sởđó dẫn dắt HS vào bài học mới. Chưa hiểu nghĩa của từ Hán Việt. Chưa phân biệt từ Hán Việt với từ Việt hóa.
chức thực hiện:
trình
hi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu bài tập 1

2.1. Mục tiêu: Tìm, giải thích, đặt câu với các từ Hán Việt theo yêu cầu.

2.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

2.3. Sản phẩm: Học sinh làm việc độc lập

2.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo yêu cầu trong sgk. a. Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn

bản Bình Ngô đại cáo. b. Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích. c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả - HS báo cáo kết quả - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo) a. Một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo:

- Trừ bạo: diệt trừ những kẻ bạo ngược, làm hại dân lành.

- Phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

- Độc lập: đứng một mình tự tồn tại mà không dựa vào ai. b. Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích trên:

- Giữ được những từ ngữ mang nội hàm của một giai đoạn, một học thuyết (nhân nghĩa). - Làm cho văn bản trở nên ngắn gọn, súc tích.

42

c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

- Anh ấy là người ăn ở có nhân nghĩa.

- Đại Việt thực là một nước văn hiến.

- Anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đã quy tụ về đây.

Các từ đó gồm:

- nhân nghĩa: lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải.

- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại ách thống trị, theo lẽ phải.

- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.

- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Hoạt động 2. 2: Tìm hiểu bài tập 2

2.1. Mục tiêu: Tìm và nêu tác dụng biểu đạt của điển tích.

2.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

2.3. Sản phẩm: Học sinh làm việc độc lập

2.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo yêu cầu

Câu 2: STT ĐIỂN TÍCH

GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT 1 Đau lòng nhức óc (thống tâm tật thủ: chữ mượn từ sách Tả truyện)

Tăng sức biểu cảm, cho thấy thái độ căm giận vô cùng giặc Minh. 2 Nếm mật nằm gai (thường đảm ngọa tân: dẫn điển vua nước Việt đời Đông Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Phù Sai cướp nước, bèn nuôi chí phục thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên gai để không quên mối thù cũ.)

3 Quên ăn (phát phấn vong thực: mượn chữ trong sách Luận ngữ, nói về việc khi chí ham học nổi lên thì quên cả ăn.)

Tăng sức biểu cảm, cho thấy sự kiên trì của tướng sĩ Lam Sơn để giành lại đất nước.

Cho thấy ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước.

43

trong sgk. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động nhóm, thảo luận, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả - HS báo cáo kết quả - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân,

4 Lược thao (ghép từ hai từ lục thao và tam lược; Lục thao là tên một cuốn sách dạy về quân sự tương truyền do Lã Vọng đời Chu soạn, gồm 6 thiên; Tam lược là tên một cuốn sách do Hoàng Thạch Công soạn, gồm 3 phần.)

5 Tiến về đông (mượn chữ từ một câu nói của Lưu Bang (Hán Cao tổ) với Tiêu Hà khi bị Hạng Vũ ép dồn về phía Tây: "Dư diệc dục đông hĩ, an năng uất uất cửu cư ư thử" (Ta cũng muốn tiến về phía đông chứ sao có thể rầu rĩ ở mãi chốn này được).

6

Dành phía tả (dẫn điển Tín Lăng Quân nước Ngụy thời Đông Chu, nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ liền đem xe đi đón, tự ngồi bên phải giữ cương ngựa, dành chỗ bên trái là chỗ tôn quý để Hầu Doanh ngồi.

7 Dựng cần trúc (yết can vi kì: giơ cậy lên làm cờ; mượn tích Hoàng Sào lúc mới dấy binh khởi nghĩa không kịp làm cờ phải giơ sào lên thay; bài Quá Tần luận của Giả Nghị đời Hán cũng có câu: "trảm mộc vi binh, yết can vi kì" (chặt gỗ làm khí giới, giơ sào len làm cờ)).

8 Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào (dịch từ cụm từ đầu giao hưởng sĩ (đổ rượu ngọt xuống sông để khao quân); dẫn điển xưa nói việc nước Tấn và nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua Sở sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng mà uống, sau Sở đánh thắng Tấn.)

Cho thấy sự nghiền ngẫm binh thư của tướng sĩ Đại Việt đã đến độ tường tận.

Tỏ ý tiến về Đông Đô, lòng khao khát cũng như Hán Cao tổ đời trước.

Thể hiện tấm lòng cầu hiền chân thành.

Cho thấy sự vượt qua thiếu thốn, gian khó và sự đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn

Thể hiện tướng lĩnh và nghĩa binh Lam Sơn có lòng thương yêu nhau như cha với con.

44

chuẩn hóa kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Mục tiêu: Liệt kê và giải thích ý nghĩa của những từ ngữ Hán Việt được dùng lại nguyên vẹn. Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó.

3.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

3.3. Sản phẩm: Học sinh làm việc độc lập

3.4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo yêu cầu trong sgk (câu 3 và câu 4).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả - HS báo cáo kết quả - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Câu 3: Các từ đó gồm: - Nhân nghĩa: lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải.

- Dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại ách thống trị, theo lẽ phải. - Cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.

- Đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Câu 4. Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó. Trả lời:

- Nhân ái: lòng yêu thương con người.

- Nhân đạo: lòng tốt tự nhiên của con người.

- Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình nghĩa.

- Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.

- Nhân văn: thuộc về văn hóa loài người, thuộc về con người.

45

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

4.1. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

4.2. Nội dung: Tìm những từ Hán Việt với các nội dung về môi trường, học tập, lao độngsản xuất, sức khỏe.

- Chia lớp thành 4 đội.

- Đội nào tìm được nhiều từ nhất thì chiến thắng.

4.3. Sản phẩm: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.

4.4. Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

HS: Hết thời gian 5 phút, học sinh trình bày sản phẩm trên bảng phụ.

GV: nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm. Mỗi từ đúng được 2 điểm.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Chú ý trong việc hiểu và dùng đúng từ Hán Việt.

- Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên. C. NÓI VÀ NGHE

THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU

Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10….

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được sự cần thiết của việc trao đổi, thảo luận khi nảy sinh ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung: Tự chủ & tự học, giao tiếp & hợp tác, giải quyết vấn đề & sáng tạo; năng lực trình bày

2.2. Năng lực đặc thù:

+ Năng lực thu thập thông tin có liên quan đến bài học.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận, hoàn thành các bài tập.

+ Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.

3. Phẩm chất

- Tôn trọng người đối thoại để tìm được tiếng nói chung trong cuộc thảo luận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Giáo viên: Văn bản, hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài (Máy tính, máy chiếu), phiếu học tập…

- Học sinh: Sách, bút….

2. Học liệu

HS chuẩn bị bài nói theo chủ đề định hướng chuẩn bị nói mà giáo viên yêu cầu:

46

- Sống nhanh hay sống chậm?

- Việc dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp thông thường

- Yêu bản thân: lối sống ích kỉ hay bí quyết hạnh phúc?

- Lựa chọn nghề nghiệp theo định hướng của cha mẹ hay theo sở thích của bản thân? GV cho HS lựa chọn chủ đề thảo luận, GV chia HS thành (2 đội) và 1 nhóm Chuyên gia (MC, bản word chương trình Tranh biện)

CHUẨN BỊ NHIỆM VỤ NHÓM

Chủ đề tranh biện:……………………… nhóm Nhiệm vụ

Yêu cầu thảo luận 1

Đội theo quan điểm 1

2

Đội theo quan điểm 2

3

Đội chuyên gia

- Nhóm chuẩn bị ở nhà phân công nhiệm vụ các thành viên xây dựng hệ thống luận điểm để đưa ra quan điểm cá nhân bảo vệ quan điểm của nhóm - Cử đại diện nhóm ba thành viên để tham gia vào cuộc tranh biện trực tiếp trên lớp

- Tìm hiểu về chủ đề mà nhóm cần thảo luận - Lên ý tưởng tổ chức hoạt động tranh biện bằng kịch bản bản Word nộp trước cho giáo viên bộ môn điều chỉnh, góp ý - Xây dựng tiêu chí chấm điểm cho phần tranh biện (nộp trước cho giáo viên bộ môn Điều chỉnh góp ý gửi đến cho các nhóm trước tiết học)

III.

1.3. Sản phẩm: Học sinh nhận thức được nhiệm vụ học tập: Phản ứng: Im lặng, lắng nghe ý kiến người khác để học hỏi, hoặc đưa ra ý kiến, quan điểm của mình cùng tranh biện thảo luận để có định hướng đúng đắn hợp lí…

1.4. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

47
TIẾN TRÌNH DẠ
ỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐẦU 1.1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiệ
- Tổ chức chương trình - Hội đồng giám khảo 1.2.
Y H
n nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung:
Giáo viên giới thiệu mục đích của hoạt động học tập tranh biện Chúng tôi nói bằng câu hỏi: Trong cuộc sống và học tập khi nảy sinh những vấn đề xã hội vẫn còn nhiều tranh cãi em sẽ phản ứng như thế nào? Vì sao?

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi: Trong cuộc sống và học tập khi nảy sinh những vấn đề xã hội vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, em sẽ phản ứng như thế nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, thảo luận, trình bày quan điểm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày quan điểm

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH

Nội dung 1. Chuẩn bị thảo luận

Hs chú ý lắng nghe và trình bày ý kiến

THÀNH KIẾN THỨC MỚ

I

2.1. Mục tiêu: HS nắm được cách thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau.

2.2. Nội dung: Hs sử dụng sgk kết hợp với sự hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói bằng các câu hỏi: Nêu những công việc cần làm để có thể thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau? (Để chuẩn bị nói em phải chuẩn bị những gì?, Chuẩn bị nghe như thế nào).

2.3. Sản phẩm học tập:

* Chuẩn bị nói

- Lựa chọn đề tài: Gần gũi, phù hợp

-Tìm ý và sắp xếp ý

+ Người nói không chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân mà còn nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá khác.

+ Có thể hình thành nội dung của ý kiến thảo luận dựa trên một só câu hỏi: Vì sao bạn quan tâm đến vấn đề? Vấn đề này được nhìn nhậnđánh gia với những quan điểm như thế nào? Quan điểm của bạn là gì? Vì sao?...

- Xác định từ ngữ then chốt: Có thể sử dụng những cụm từ phù hợp: Theo quan điểm của tôi, quan điểm chung; Cách tiếp cận vấn đề; góc nhìn khác biệt....

- Phương tiện hỗ trợ: Có thể sử dụng: Tranh ảnh, biểu đồ, phim tài liệu...để minh họa cho vấn đề cần thảo luận.

48
chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu những công việc cần làm để có thể thảo luận về một Hs chú ý lắng nghe và trình bày ý kiến
* Chuẩn bị nghe - Tìm hiểu đề tài, nội dung và xác định quan điểm cá nhân. - Suy đoán về ý kiến có liên quan; 2.4. Tổ

vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau? Em phải chuẩn bị gì khi nói và khi nghe?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS nghe và thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi học sinh trình bày kết quả; HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Nội dung 2: Thực hành nói và nghe

2.1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi thực hành bài nói, nghe; Biết cách thảo luận về một vấn đề xã hội cụ thể còn có ý kiến khác nhau.

2.2. Nội dung: Học sinh thảo luận, trình bày, tranh luận trong nhóm và trước lớp.

2.3. Sản phẩm học tập: Hs trình bày sản phẩm theo đề cương đã chuẩn bị

* Người nói: Nêu được khái quát quan điểm của nhóm ;Trình bày các ý theo đề cương đã chuẩn bị; Tóm tắt lại các nội dung chính đưa ra một số ý tưởng mở rộng

* Người nghe: Tôn trọng quan điểm của người nói; Giữ tinh thần cởi mở; Góp ý tích cực có thể đưa ra các câu hỏi trao đổi phản biện với các vấn đề mà người nói trình bày 2.4. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Trình bày vấn đề theo quan điểm đã chuẩn bị, Nhóm 2: Lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi thảo luận Nhóm 2: Trình bày vấn đề theo quan điểm đã chuẩn bị, Nhóm 2: Lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi thảo luận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - MC của đội chuyên gia phổ biến luật của hoạt động tranh biện cuộc tranh biện gồm hai phần chính đan xen nhau

+ phần nói của thành viên mỗi đội theo luật tranh biện + Phần Hỏi - Đáp giữa đại diện của mỗi đội: Người hỏi chỉ hỏi không trình bày luận điểm; người hỏi có thể yêu cầu xem nguồn bằng chứng; người trả lời có thể bị người hỏi ngắt lời nếu trả lời không đúng câu hỏi.

Hs chú ý lắng nghe và trình bày ý kiến

49

+ Thời gian chuẩn bị trước mỗi phần nói hỏi đáp các đội được phép xin thời gian để chuẩn bị tối đa 4 phút

- Các thành viên đại diện nhóm thực hiện các luật nói theo tiêu chí của luật hoạt động tranh biện

- Những thành viên còn lại giữ vai trò là người nghe khán giả có thể hỗ trợ các thành viên trong nhóm của mình (nếu cần)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày kết quả; quan sát, theo dõi, suy ngẫm, đưa ra ý kiến thảo luận về vấn đề

HS tham gia tranh biện, yêu cầu lượt nói của mỗi thành viên đội như sau:

- A là đội theo quan điểm 1 (ủng hộ): A1, A2, A3 lần lượt là người nói thứ nhất, nhì, ba

- B là đội theo quan điểm 2 (phản đối): B1, B2, B3 lần lượt là người nói thứ nhất, nhì, ba.

- Lượt nói được trình bày ở bảng dưới theo thứ tự người nói thứ nhất A1 đến người nói cuối cùng B3 Lượt nói Vai trò Nội dung cụ thể Thời lượng A1 Trình bày toàn bộ phiên tranh biện Trình bày toàn bộ phiên tranh biện của bên A 4 phút

B3 và A1 Hỏi đáp B3 đặt câu hỏi, A1 trả lời 2 phút B1 Trình bày toàn bộ phiên tranh biện - Phản biện phiên tranh biện của bên A - Trình bày luận điểm bên B

4 phút

A3 và B1 Hỏi đáp A3 đặt câu hỏi, B1 trả lời 2 phút

A2 Phản biện B1 và ủng hộ A1 - Phản biện B1 - Ủng hộ A1 bằng cách củng cố luận điểm A1 trình bày, bổ sung bằng chứng phát triển lý lẽ; không đưa ra luận điểm mới

4 phút

B1 và A2 Hỏi đáp B1 đặt câu hỏi, A2 trả lời 2 phút

B2 Phản biện A2 và ủng hộ B1 - Phản biện A2 4 phút

50

- Ủng hộ B1 bằng cách củng cố luận điểm B1 trình bày, bổ sung bằng chứng phát triển lý lẽ; không đưa ra luận điểm mới

A1 và B2 Hỏi đáp A1 đặt câu hỏi, B2 trả lời 2 phút

A3 Tổng hợp xung đột để chứng minh A thắng

- Phản biện B2. Phân tích các xung đột chính để chứng minh A thắng - Không được đưa ra bất kì luận điểm mới hay bổ sung luận điểm cũ, kể cả bằng chứng.

3 phút

B3 Tổng hợp xung đột để chứng minh B thắng

- Phản biện A3. Phân tích các xung đột chính để chứng minh B thắng - Không được đưa ra bất kì luận điểm mới hay bổ sung luận điểm cũ, kể cả bằng chứng.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Thảo luận 1. Người nói

3 phút

- Giới thiệu được vấn đề cần thảo luận. - Tóm lược những ý kiến khác nhau về vấn đề; trình bày ý kiến cá nhân, sử dụng lý lẽ, bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình; trao đổi thảo luận với những người có ý kiến khác.

- Khái quát những điểm chung có thể thống nhất; nhấn mạnh tác dụng của cuộc thảo luận đối với cách nhìn nhận đánh giá vấn đề xã hội.

2. Người nghe - Lắng nghe, ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi với người nói. - Chuẩn bị nội dung trao đổi.

Nội dung 3: Trao đổi và đánh giá

2.1. Mục tiêu: Nắm được tiêu chí đánh giá bài nói và đưa ra được nhận xét về bài nói.

2.2. Nội dung: Học sinh sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí để đánh giá bài nói của bạn.

2.3. Sản phẩm học tập: Học sinh hoàn thiện phiếu đánh giá theo tiêu chí.

2.4. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

51

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm chuyên gia và các thành viên trong hội đồng giám khảo tổ chức nhận xét đánh giá về phần trình bày của các nhóm (Phiếu học tập 1)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV yêu cầu nhận xét sự trình bày của các nhóm theo bảng

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi học sinh trình bày kết quả đánh giá

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học

Hs chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu theo phiêu học tập số 1

3.2. Nội dung: Gv nêu câu hỏi luyện tập: Em học được những kĩ năng gì sau bài học này? 3.3. Sản phẩm học tập: Kĩ năng: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tổ chức VB...bản thân tự tin, hứng thú khi được bày tỏ quan điểm... 3.4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi yêu cầu hs trả lời: Em học được những kĩ năng gì sau bài học này?

DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

Đoạn văn của h

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày quan điểm Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi học sinh trình bày

ọc sinh HOẠ

52
T ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 4.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. 4.2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn 4.3. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS 4.4. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(GIAO VỀ NHÀ)

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn đang quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho một bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó; Hoàn thành bài tập khác trong SKG

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ (Ở nhà)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS hoàn thành bài làm, chỉnh sửa - Giáo viên khuyến khích học sinh quay video phần trình bày bài nói và gửi cho giáo viên.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá ý thức làm bài của học sinh trong giờ học sau

Hoàn thành bài tập ở nhà và nộp vào buổi học sau

PHỤ LỤC

Phục lục 1: PHT 01

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

QUY TRÌNH VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRANH BIỆN

Người thực hiện: Giám khảo………………………………………………….

Quy trình - Mỗi giám khảo đều nhận được phiếu chấm điểm - Các giám khảo không được phép trao đổi với nhau trong suốt thời gian chấm và ra quyết định - Phiếu chấm điểm một khi điền xong phải nộp cho người phụ trách tổng hợp phiếu - Một khi tất cả giám khảo Nộp xong phiếu chấm mỗi giám khảo có 5 phút để nhận xét vòng tranh biện vừa rồi và giải thích về lựa chọn của mình cho các đội

Tiêu chí

Giám khảo bắt buộc phải lựa chọn đội chiến thắng không có phương án Hòa và quyết định này dựa trên đánh giá độc lập của mỗi giám khảo xét đến ba yếu tố: - Chất lượng của luận điểm cả hai đội đã đưa ra

- Đánh giá mỗi luận điểm theo đúng hình thức các đội đã trình bày nó

- Không áp dụng bất kỳ kỳ vọng hay quan điểm cá nhân nào của giám khảo khi đưa ra quyết định

53

- Xác định các vấn đề/ xung đột chính trong cuộc tranh biện chỉ ra đội nào giải quyết tốt hơn và tại sao

stt Nội dung đánh giá Kết quả Đạt Chưa đạt

1 Bám sát vấn đề và nêu được ý kiến xác đáng

2 Có nhận xét, đánh giá thỏa đáng về các ý kiến

3 Hướng về người cùng thảo luận để trao đổi ý kiến, thể hiện thái độ tôn trọng, tinh thần cầu thị

4 Biết sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ, điều chỉnh nội dung, giọng nói phù hợp.

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

D. DẠY HỌC VIẾT

VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10 Thời gian thực hiện: 02tiết

- HS nắm được các yêu cầu và cách thức viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

- HS biết cách trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, biết sử dụng các bằng chứng xác thực, phù hợp, thuyết phục.

2. Năng lực

54

2.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác (tương tác với giáo viên, học sinh trong lớp; làm việc cặp đôi/nhóm);

- Năng lực tự chủ và tự học (chuẩn bị bài ở nhà, chủ động xây dựng phương án trả lời câu hỏi, phản biện khoa học)

2.1. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ để tìm hiểu, trao đổi bài học theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập);

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

3. Về phẩm chất:

- Sống tự chủ, tích cực, trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu Projector.

- Học liệu: SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, Thiết kế bài học ( một số tài liệu đọc trên internet).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1.1. Mục tiêu

- Tạo cho học sinh tâm lí tiếp nhận chủ động, tích cực qua việc làm quen với một số văn bản về các vấn đề xã hội. Từ đó, có nhu cầu tìm hiểu và bày tỏ quan điểm cá nhân.

1.2. Nội dung

- Học sinh nhận diện được nội dung qua một số văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

1.3. Sản phẩm

- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.

1.4. Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên trình chiếu một số văn bản nghị luận về vấn đề xã hội. Yêu cầu học sinh nhận diện và trình bày quan điểm cá nhân.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân.

- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo

Hs lắng nghe và trả lời ý kiến

55

Học sinh làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).

- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến. Giáo viên dẫn vào bài mới: Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại. Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; Từ đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Nếu lựa chọn hình thức bàn luận về vấn đề xã hội bằng một bài viết, chúng ta cần làm gì để đạt được những mong muốn ấy? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết điều đó.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1. Mục tiêu:

- Giúp HS thấy được yêu cầu cơ bản khi triển khai vấn đề xã hội. Từ đó, giúp HS có kĩ năng xử lí các kiểu bài khác nhau.

2.2. Nội dung

- Xác định được các yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội

2.3. Sản phẩm

Kế

56
-
t quả làm việc cá nhân của học sinh. 2.4. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát SGK, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ I. Yêu cầu của kiểu bài:

- Học sinh: Làm việc cá nhân.

- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo Học sinh làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).

- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến. - GV chốt vấn đề

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và phân tích ngữ liệu a. Mục tiêu:

- HS có thể nhận diện được các bước triển khai văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. - Phát hiện ý, xử lí tốt hệ thống câu hỏi trong ngữ liệu.

b. Nội dung

- Xác định được nội dung vấn đề, các luận điểm cơ bản và cách triển khai thuyết phục. c. Sản phẩm - Kết quả làm việc cá nhân của học sinh. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát SGK, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề. - Cho HS đọc ngữ liệu. Gọi các đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm 1: Anh/ chị hãy nhận xét cách đặt nhan đề của bài viết?

- Nhóm 2+3: Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

- Nhóm 4: Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ. - Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản. - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

II. Tìm hiểu và phân tích ngữ liệu: - Ngữ liệu: “Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI”

- Nhan đề: ngắn gọn, bao quát nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Vấn đề được người viết triển khai bằng những luận điểm: + Khái niệm về sống đơn giản. + Quan điểm về cách để sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại. + Ý nghĩa của việc sống đơn giản. + Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay. - Yếu tố để làm nên sức thuyết phục của văn bản: + Luận điểm rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. + Tư tưởng quan điểm trong bài văn hướng tới giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra. + Sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho bài văn.

57

- Giáo viên: Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo Học sinh làm việc nhóm, viết ra giấy nháp, đại diện nhóm phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).

- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến. Giáo viên chốt vấn đề

Nhiệm vụ 3: Thực hành viết a. Mục tiêu:

- Giúp HS vận dụng kiến thức vào thực hành. - Rèn kĩ năng viết. b. Nội dung - Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. c. Sản phẩm - Kết quả làm việc cá nhân của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát SGK, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân - Giáo viên: Yêu cầu cá nhân phát biểu.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo Học sinh làm việc cá nhân, viết ra giấy nháp, phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).

III. Thực hành viết

1. Đề bài 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tình yêu tuổi học trò).

2. Phương pháp: – Triển khai luận điểm nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận. – Lưu ý việc đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần mạch lạc, khoa học. – Khái quát, tổng kết lại vấn đề.

3. Dàn ý chi tiết a. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò. Mỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong số những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò. b. Thân bài - Giải thích tình yêu, tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò là những tình cảm, thứ rung động đầu đời của nam sinh và nữ sinh khi còn cắp sách đến trường, là

58

- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến. Giáo viên chốt vấn đề

tình cảm khi ta biết yêu thương một người khác giới, muốn cố gắng, hoàn thiện bản thân mình hơn nữa để xứng đáng với người mình thích. - Lợi ích và tác hại của yêu sớm: + Tình yêu tuổi học trò là tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất, thánh thiện nhất và giàu mơ mộng nhất. + Bạn có thể dành thời gian để quan tâm đến người ấy nhưng bạn đừng quên rằng nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập, là xây dựng tương lai cho bản thân mình. + Nhiều bạn học sinh đã khiến cho nét đẹp của tình yêu tuổi học trò trở nên xấu xí và có phần phản cảm. Các bạn chỉ vì yêu đương sớm mà trở nên chểnh mảng, thờ ơ chuyện học tập khiến cho thành tích ngày càng đi xuống khiến cho ba mẹ và thầy cô phải lo lắng cho mình. c. Kết bài: khẳng định lại suy nghĩ của bản thân về tình yêu tuổi học trò. Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tìm các lỗi cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bài viết. Có thể tự rà soát bài viết theo một số tiêu chí sau:

- Vấn đề xã hội cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rõ ràng.

- Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã được sắp xếp hợp lý và sử dụng một cách hiệu quả.

- Nội dung thể hiện được quan điểm cá nhân về vấn đề cần bàn luận. - Văn phong phù hợp với mục đích và đối tượng cần thuyết phục.

59

- Vị thế phát ngôn và giọng điệu được xác lập, lựa chọn phù hợp với mục đích viết và đối tượng thuyết phục.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Mục tiêu: làm bài tập củng cố kiến thức

3.2. Nội dung:

- Hs nhắc lại các bước để viết bài văn nghị luận xã hội?

- Triển khai lập dàn ý với đề tài nghị luận “Quan niệm thần tượng”

3.3. Sản phẩm: Hs hoàn thành các bài tập

3.4. Tổ chức thực hiện

HĐ của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Nhiệm vụ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ Viết văn bản nghị luận về vấn đề sau: Thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường.

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Đại diện HS lên bảng chữa bài. - Các học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh GV nhận xét, hướng dẫn và chốt kiến thức

Hướng dẫn

1. Phương pháp:

– Triển khai luận điểm nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận. – Lưu ý việc đưa ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng cần mạch lạc, khoa học. – Khái quát, tổng kết lại vấn đề.

2. Tìm ý:

- Vấn đề là gì? Vì sao lựa chọn vấn đề đó? Vấn đề đó có ý nghĩa thế nào với cá nhân và cộng đồng? → Vấn đề thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường vẫn luôn là một vấn đề đáng suy ngẫm, bởi thái độ đối với môi trường sẽ quyết định hành động của con người cũng như sự sống của con người. - Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Có những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh quan điểm và thuyết phục người khác đồng tình với mình? → Tôi thấy hiện nay vẫn có những người vẫn thờ ơ với tình trạng môi trường nguy

60

cấp. Đây là một thái độ không đúng, để lại nhiều hậu quả, cần phải thay đổi.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

4.1. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

4.2. Nội dung: Hs sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập về nhà? Viết bài văn nghị luận bàn về “Quan niệm thần tượng” dựa trên dàn ý đã triển khai trên lớp.

4.3. Sản phẩm: HS làm bài tập về nhà – viết bài văn.

4.4. Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

TRẢ BÀI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ

Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Thấy rõ những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của HS.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác (tương tác với giáo viên, học sinh trong lớp)

XÃ HỘI

- Năng lực tự chủ và tự học (chủ động xây dựng phương án trả lời câu hỏi, phản biện khoa học);

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ để tìm hiểu, trao đổi bài học theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập);

3. Về phẩm chất:

- Sống tự chủ, tích cực, trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển của cộ

61
ng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Thiết bị dạy học: Máy chiếu Projector. - Học liệu: SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, Thiết kế bài học ( một số tài liệu đọc trên internet). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN XÉT CHUNG

1. 1. Mục tiêu:

- Nhận xét các ưu, khuyết điểm trong bài viết của HS.

- Rút kinh nghiệm, bổ sung, định hướng cách viết

1.2. Nội dung:

- Học sinh thấy được ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình.

1.3. Sản phẩm:

- Kết quả bài viết của học sinh.

1.4. Tổ chức thực hiện:

I. Nhận xét chung:

- Đa số là mắc các lỗi chủ yếu sau: chính tả, dùng từ sai, viết câu sai, bài giống nhau trừ điểm, một số bài thì cảm xúc không thực, bỏ trống một hàng…

- Lỗi lập luận, diễn đạt, luận điểm chưa thuyết phục.

- Chữ viết, trình bày còn cẩu thả, thiếu logic...

HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BÀI VIẾT

2.1. Mục tiêu:

- Giúp HS thấy được yêu cầu cơ bản khi triển khai vấn đề xã hội. Từ đó, giúp HS có kĩ năng xử lí các kiểu bài khác nhau.

2.2. Nội dung

- Xác định được các yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội

2.3. Sản phẩm

- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.

2.4. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát đề, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân.

- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo Học sinh làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

Sản phẩm d

II. Xác định yêu cầu:

ự kiế

n

- Bài viết cần nêu lên những suy nghĩ về: Thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường.

- Vấn đề là gì? Vì sao lựa chọn vấn đề đó? Vấn đề đó có ý nghĩa thế nào với cá nhân và cộng đồng? → Vấn đề thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường vẫn luôn là một vấn đề đáng suy ngẫm, bởi thái độ đối với môi trường sẽ quyết định hành động của con người cũng như sự sống của con người.

62

- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày). - Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến.

- Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Có những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh quan điểm và thuyết phục người khác đồng tình với mình?

→ Tôi thấy hiện nay vẫn có những người vẫn thờ ơ với tình trạng môi trường nguy cấp. Đây là một thái độ không đúng, để lại nhiều hậu quả, cần phải thay đổi. - Đề xuất giải pháp.

HOẠT ĐỘ

NG 3:

3.1. Mục tiêu:

GỢI Ý LÀM BÀI

- Giúp HS thấy được những luận điểm, những ý chính khi triển khai vấn đề xã hội.

3.2. Nội dung

- Xác định được các luận điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội

3.3. Sản phẩm

- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.

3.4. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát đề, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân.

- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu.

Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo Học sinh làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).

- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến.

4.1. Mục tiêu:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề: thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường.

- Thân bài: + Giải thích vấn đề. + Trình bày thực trạng môi trường hiện nay.

+ Trình bày biểu hiện của thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường. + Trình bày quan điểm và nhận thức của bản thân. - Kết bài: + Khẳng định ý nghĩa của vấn đề + Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề

63
HOẠT ĐỘNG 4: NHẬN XÉT ƯU – KHUYẾT ĐIỂM VÀ TRẢ BÀI

- Giúp HS thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết của mình.

4.2. Nội dung

- Xác định được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân để kịp thời điều chỉnh.

4.3. Sản phẩm

- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.

4.4. Tổ chức thực hiện:

III. Nhận xét ưu – khuyết điểm:

1. Sửa lỗi

- Chính tả:

- Dùng từ không phù hợp:

- “ .......................................................................”

- Câu sai:

2. Đọc và tuyên dương đoạn, bài hay, có cảm xúc

- Mở bài hay, ngắn gọn ( ...........................).

- Mở bài và kết bài thật mộc mạc, đơn sơ như cảm xúc thật ( ..............................).

Bài hay: ..........................................

3. Rút kinh nghiệm

- Cần lập dàn ý trước khi làm bài. - Việc nêu lên cảm xúc cần có những tình cảm chân thực ( yêu / ghét ). Tránh việc tưởng tượng ra để viết ( không hay ) vì sẽ làm cho việc biểu lộ tình cảm sai lệch.

- Chú ý các vấn đề ngữ pháp khi viết câu, đoạn….

4.

Trả bài

IV. Luyện tập

- Từ nhận xét kết hợp với phần chấm chữa của GV, yêu cầu HS viết lại bài hoàn chỉnh (Thực hiện tại nhà)

64

SỨC HẤP DẪN CỦA

TRUYỆN
KỂ
K Điều con đã biết W Điều con muốn biết L Điều con mong muốn biết thêm
Em biết gì về truyện kể?
Nhiệm vụ • Yêucầu: Họcsinhthảoluậnvà hoànthànhphiếu. • Thờigian:10phút • Chiasẻ:3phút • Phảnbiệnvàtraođổi:2phút

6điểm

Trảlờitươngđốiđầyđủcáccâu hỏigợidẫn

Trảlờiđúngtrọngtâm

Cónhiềuhơn2ýmởrộngnâng cao Cósựsángtạo

TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG (0 –4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 –7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 –10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0điểm Bàilàmcònsơsài,trìnhbàycẩuthả Sailỗichínhtả 1điểm Bàilàmtươngđốiđẩyđủ,chỉnchu Trìnhbàycẩnthận Khôngcólỗichínhtả 2điểm Bàilàmtươngđốiđẩyđủ,chỉn chu Trìnhbàycẩnthận Khôngcólỗichínhtả Cósựsángtạo Nội dung (6 điểm) 1-3điểm Chưatrảlơiđúngcâuhỏitrọngtâm Khôngtrảlờiđủhếtcáccâuhỏigợi dẫn Nộidungsơsàimớidừnglạiởmức độbiếtvànhậndiện
4–5điểm Trảlờitươngđốiđầyđủcáccâuhỏi gợidẫn Trảlờiđúngtrọngtâm Cóítnhất1–2ýmởrộngnângcao
Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0điểm Cácthànhviênchưagắnkếtchặtchẽ Vẫncòntrên2thànhviênkhông thamgiahoạtđộng 1điểm Hoạtđộngtươngđốigắnkết,có tranhluậnnhưngvẫnđiđếnthông nhát Vẫncòn1thànhviênkhôngtham giahoạtđộng 2điểm Hoạtđộnggắnkết Cósựđồngthuậnvànhiềuý tưởngkhácbiệt,sángtạo Toànbộthànhviênđềuthamgia hoạtđộng Điểm TỔNG
I.Truyệnkể 1.Sựkiệnbiếncố THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT Thế giới được miêu tả Nhânvậtsựkiện,cảnh vật,…. Thế giới miêu tả Thếgiớicủangườikể chuyện,ngườitrữtình • Haithếgiớinàyluôngắnliên chặtchẽvớinhau • Thếgiớinghệthuậtgồmcóyếu tố:khônggiannghệthuậtvàthời giannghệthuật • Mộtthếgiớihìnhtượngvậnđộng vàmangýnghĩa. • Xuấthiệnvàlớndầnquacác SỰ KIỆN và LỜI TRẦN THUẬT.
I.Truyệnkể 1.Sựkiệnbiếncố • Nộidungbiểuhiệnchủyếucủavănbảnvănhọclà NHÂNVẬT và SỰKIỆN(BIẾNCỐ). Khôngphảihànhđộngnàocũngđượccoilàsựkiện,sựkiện phảilàhànhvi Vídụ:SựkiệnCámvàTấmđibắttépbaogồmmộtchuỗicácchitiết:Cámlừa Tấmđigộiđầu,CámtrútgiỏtépcủaTấmsanggiỏcủamình,Cámđượccáiyếm đỏ,…Sựkiệnnàymangđếnýnghĩa:KhôngphảivìCámhammêchiếc yếmđỏ (bởiCámđâucóthiếuthốngì?)màchínhsựkiệnnàyđãnhấnmạnh sựđối nghịchgiữaTấmvàCámgiữahaiphethiệnvàácmàmụcđíchcủatácgiảdân giantrongtruyệnCổtíchlàphảilàmsaođểnổibậtsựđốinghịchgiữahaiphe.

I.Truyệnkể

2.Cốttruyện

KHÁI NIỆM

Cốttruyệntrongtác phẩmtựsự(thầnthoại, sửthi,cổtích,truyện ngắn,tiểuthuyết,…)và kịchđượctạonênbởi chuỗisựkiện,nằmdưới lớpvỏtrầnthuật,làm nêncáisườncủatác phẩm.

TÍNH CHẤT

• Mốiquanhệnhânquả hoặcquanhệbộclộý nghĩa,cómởđầuvàcókết thúc

• Tínhliêntụcvềthờigian. Cáckhoảngcáchthờigian tạothành“khônggian” quantrọngđểtácgiảmiêu tả,phântích,bìnhluận.

CHỨC NĂNG

• Gắnkếtcácsựkiện,thực hiệnviệckhắchọanhân vật.

• Bộclộcácxungđột,tái hiệnđờisống.

• Tạoraýnghĩanhânsinh cógiátrịnhậnthức.

• Gâyhấpdẫnchongười đọc.

THỨ HAI

I.Truyệnkể 3.Ngườikểchuyện Ngườikểchuyện (ngườitrầnthuật)làyếutốthuộcthếgiới miêutả.Đólàvaidonhàvăntạorađểthaymìnhthựchiện hànhvitrầnthuật.
NGÔI THỨ NHẤT Ngườikểxưng“tôi”,nộidungkểkhông xâmphạmrangoàiphạmvihiểubiết, cảmnhậncủangườikể. NGÔI
Hiếmgặp,thườngmượnvaibạnđọc. NGÔI THỨ BA Ngườikểgiấumình,chophépxâmnhập vàothếgiớinộitâm,suynghĩvàhành độngcủacácnhânvật

I.Truyệnkể

KHÁI NIỆM

Nhânvậtlàconngườicụthể đượckhắchọatrongtácphẩm vănhọcbằngcácbiệnphápnghệ thuật.Nhânvậtcóthểlàthần linh,loàivật,đồvật,…Nhânvậtlà phươngtiệnđểvănhọckhám phávàcắtnghĩavềconngười.

I.Truyệnkể 4.Nhânvật ĐẶC TRƯNG

Nhânvậtdướimọihìnhthức đềucótíchcách.Nóicáchkhác, nhânvậtlàphươngtiệnthể hiệncáctínhcách,sốphậncon ngườivàcácquanniệmvề chúng.

Ýnghĩanhânvậtkhôngchỉthể hiệnởtínhcách.Vìmỗitính cáchlàkếttinhcủamộtmôi trường,chonênnhânvậtcòn dẫndắttavàomộtthếgiớiđời sống.

I.Truyệnkể 4.Nhânvật LOẠI HÌNH NHÂN VẬT Nhân vật chính diện Nhân vật phản diện Nhân vật chính –Nhân vật phụ -Nhân vật trung tâm
Nhiệm vụ • Yêucầu: Họcsinhthảoluậnvàhoànthành phiếu. • Thờigian:10phút • Chiasẻ:3phút • Phảnbiệnvàtraođổi:2phút

II.Thầnthoại 1.Kháiniệm

Thầnthoại làmộtthểloạivănhọcdângian,mộtthểsángtạonghệthuật ngôntừtruyềnmiệngđầutiênvàkhôngtựgiácrađờivàogiaiđoạnxãhội nguyênthủyđãpháttriểntừhoangdãđếnvănminh.Đólàmộttập hợp nhữngtryuệnkểdângianvềcácvịthần,phảnánhquanniệmvềthếgiớitự nhiênvàđờisốngxãhộithờikìthịtộc,bộlạc,biểuhiệnnhucầunhậnthức vànhữngkhátvọngtựnhiênvềmộtcuộcsốngtốtđẹpvàcótínhnhânbản. Thầnthoạilàminhchứngmởđầukhẳngđịnhbảnchấtcủavănhọcdângian vừalàvănhọcvừalàvănhóatrongtínhnguyênhợpđiểnhình.

(Giáo trình Văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam)

II.Thầnthoại 2.Nguồngốcvàphânloại THẦN THOẠI SUY NGUYÊN Kểvềnguồngốccủavũtrụvà muônloài THẦN THOẠI SÁNG TẠO Kểvềcuộcchinhphụcthiên nhiênvàsángtạovănhóa.

II.Thầnthoại 3.Đặctrưng

TÍNH NGUYÊN HỢP

Vừalàvănhọcvừalà vănhóa.Nhữngtác phẩmvănhọccótrước, theođócácyếutốtín ngưỡng,phongtục,tập quánvànóichunglàlối sốngmớitừđóhình thành.

CỐT TRUYỆN

ĐƠN GIẢN Đơntuyến,tập trungvàomộtnhân vậthoặcmộttổhợp nhiềucốttruyệnđơn (tạothànhmột“hệ thầnthoại”)

NHÂN VẬT TRUNG TÂM

Làcácvịthần.Chứcnăng củanhânvậttrongthần thoạilàcắtnghĩa,lígiải cáchiệntượngtựnhiên vàđờisốngxãhội,thể hiệnniềmtincủacon ngườicổsơ.

NGHỆ THUẬT

Khônggianvũtrụ, nhiềucõi,thờigian phiếmchỉ,ướclệ, tưduyhồnnhiên, tínhlãngmanh,bay bổng.

Nhiệm vụ • Yêucầu: HSđọctruyệnkểvàchiasẻvềcácđặctrưngcủatruyệnkểtheo trithứcNgữvănvớicácbạntronglớp. • Gợiý: -Mâytrắngcònbay(BảoNinh) -TruyệnvềnữthầnDemeter(ThầnthoạiHiLạp)
Nhiệm
• Yêucầu: HSviết,vẽhoặclậpsơ đồtưduyghilạinhữngtưởng tượngcủamìnhvềcácvịthần sángtạoraTráiđất.
vụ

Xúy Vân giả dại Trích

chèo Kim Nham

Mục tiêu Họcsinhvậndụngtrithứcngữ văn để: o Xác định bố cụccủa đoạntríchchèo o Nêu đượcnguyênnhândẫn đếnhành độnggiả dạicủaXúyVân o Xác định đoạnlờithoạithể hiệnrõnhất“ngônngữđiên”củanhân vật o Phântích đượcmột đoạnlờithoại để thấy đượcmâuthuẫngiằngxé trongnộitâmnhânvậtXúyVân o Xác định đượccác đặc điểmcủasânkhấuchèoqua đoạnxưngdanh củaXúyVân(cáchxưngdanh,sự tươngtácgiữangườixemvàngười diễn…)
Mụ
Họcsinhxác định đượctầmquantrọngvănbảnngôntừ thể hiệntíchtruyệnlàmnềnchotoànbộ hoạt độngbiểudiễncủavở chèo,tầmquantrọngcủadiễnxuấtgồmhát,múavàcáchìnhthức biểucảmtrongvở chèo. Họcsinhtìmhiểu thêmýnghĩa đờisốngvănhóalãngxãcủa ViệtNamthuở xưa.
c tiêu

Khởi động

ệm vụ GV cho HS xem một đoạn Video clip trích từ chèo Kim Nham và yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận về những đặc sắc qua đoạn trích.
Nhi

02

Hình thành kiến thức mới

Nhóm 1

Nhiệm vụ

Bố cục và nguyên nhân Xúy Vân giả dại

Nhóm 2

Phân tích đoạn lời thoại thể hiện “ngôn ngữ điên” của nhân vật

Nhóm 3

Phân tích đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất mâu thuẫn nội tâm trong lòng Xúy Vân

Nhóm 4

Phân tích cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân qua lời thoại theo điệu “con gà rừng”

Đặc điểm
ng
Nhóm 5 Đặc điểm của sân khấu
x
Nhóm 6
của ngôn
ữ chèo được thể hiện qua đoạn trích
chèo qua đoạn
ưng danh của Xúy Vân Nhiệm vụ
1. Bố cục Phần 1 XuýVânxuấthiện(từđầu đến“aibiếtlàai?”). Phần 2 XuýVânxưngdanh(từ “bướcchânvào” đến“Ờ”). Phần 3 XuýVângiãibày(đoạncònlại).
Nguyên nhân dẫn
TRỰC TIẾP Lờixúidụcvàhứahẹnngonngọtcủa TrầnPhương–gãngườ
cnhậnbiếtmộtphầnquanhữ
ế
ănbả
ởđ
2.
đến hành động giả dại của Xúy Vân NGUYÊN NHÂN
itìnhtrănghoa và đểucáng(nguyênnhânnàycóth
đượ
ngchi ti
tngoàiv
n,
o
ntómt
ttác phẩmvàmộtphầnquachính đoạnxưng danhcủaXuýVântrongvănbản). NGUYÊN NHÂN SÂU XA Nỗibuồnchán,cô đơnkhiphảisống xachồngvàniềmkhátkhaocảnh sốngêm đềm,hạnhphúccủaXuý Vân
3. Đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất
ngữ đ
vật Đoạnlờithoạigắnliềnvới điệu“hátng
K
“ngôn
iên” c
a nhân
ược” ở cuốivănbản(đoạntrích). • Nhiều đối tượng, sự vật được nhắc đến nhưng giữa chúng không có mối liên hệ gì với nhau. • Mọi sự đã được nhân vật nhìn theo một logic ngược, phải đảo lại hoàn toàn thì mới đúng với ghi nhận của tri giác thông thường: “Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi, Ông Bụt kia bẻ cổ con nai, Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây”
Ẻ ĐIÊN

Tháng Chạp nằm trần bức đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong”

“Trời mưa cho mối bắt gà

Thòng đong cân cấn đuổi cò lao xao Lươn nằm cho trúm bò vào Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô”

3. Đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật Tácgiả dângian đãkhéovậndụngnhữngbàicadaonóingược đầytínhhài hướcvốnkháphổ biếntrongkhotàngcadao: “Bước sang tháng Sáu giá chân

4. Đoạn lời thoại thể hiện rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của Xúy Vân Đoạn lời thoại được thể hiện bằng điệu “quá giang”.

XuýVân buông xuôi, thuận theo sự chi phối của hoàn cảnh “Cách con sông nên tôi phải luỵ đò”

XuýVân buông thả theo chuyện “gió trăng”

XuýVân muốn phản kháng “Chả nêngiathấtthìvề, Ở làmchimãichochúngchê,bạn cười.”

XuýVân luôn có nỗi hổ thẹn ngấm ngầm, muốn thanh minh, phân bua và cũng biết tự dặn lòng cần giữ tiết

4. Đoạn lời thoại thể hiện rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của Xúy Vân

“Bước chân vào tôi thưa rằng vậy”

“Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”.

Nàngtự xưngtênhọ,nóibảnthâncó“tàicaovôgiá”,“hát hay đãlạ”, đượcgọilà“cô ả XúyVân”.Thế nhưnglạirơivào nỗi đaukhổ khitrótbỏ chồng đểđitheomộtngười đànông phụ bạc,“phụ KimNham,say đắmTrầnPhương”.Mộtbênlà ngườicongái đangtuổixuânthì,vớimộtbênlànỗi đau đớn tủinhụcvìbị ruồngbỏ,sựđốilậpnày đãchothấyrõtâmtrạng ânhậncủaXúyVân,chínhbikịch ấy đã đẩynàng“đếnnỗi điêncuồng,rồ dại”.

ắt,bôngbôngdíu, Xaxalắc,xaxalíu” Diễntả cảmgiácvuivầy,ríurítcủa đôivợ chồng đượccùnglàmlụngbênnhau,giúp đỡ nhau

“Lánggiềngaihay, ứcbởixuânhuyên” Biểu đạtnỗi ấm ức,bấtbìnhtrướcthực tại,cố nénxuốngbaonhiêulạidộilên bấynhiêu

is
ừng”
5.Cảnhngộđờ
ốngcũngnhư ni
mmong ướcc
aXúyVânqual
itho
itheo đi
u“congàr
• Nỗi đắngcay,t
mt
cc
aXuýVânkhibịđặtvàomộthoàn cảnhkhông đượcnhư ý • Tìnhtrạng“Congàrừng ănlẫnvớicông” • Nàngchỉ ao ước đượcsốngtrongcảnhvợ chồngsumhọp, hoàthuận:“Chờ chobônglúachínvàng,/ Để anh đigặt, để nàngmangcơm ”
Bôngbôngd

Việckhángiả bìnhdânxưayêu thíchlớpchèoXuýVângiả dại chothấycâuchuyệncủaXuý Vânkhôngphảilàcâuchuyện cábiệt.Qua đâycóthể nói, nhânvậtXuýVân đãnhận được sựđồngcảmcủabaonhiêu người.

5.Cảnhngộđờisốngcũngnhư niềmmong ướccủaXúyVânqualờ
điệu“congàrừng” NHẬN XÉT HÀNH ĐỘNG GIẢ DẠI CỦAXÚYVÂN
itho
itheo
Khátvọngmangtínhchất “vượtrào”,những đòihỏi về quyềntự quyếtlốisống hayquyềnlựachọnngười mìnhyêu
6. Đặc điểmcủasânkhấuchèoqua đoạnxưngdanhcủaXúyVân Hìnhthứcgiớithiệu,thể hiệnnhânvậtrấtriêngbiệtcủasân khấudângianViệtNam. Hìnhthứcxưngdanhnày đáp ứngyêucầucủakhángiả bình dânmuốnnắmbắtnhanhchóngvề loại, đặc điểmvàvaitrò củanhânvật,ngaytừ lúcnhânvậtvừaxuấthiệntrênsânkhấu (nhânvậtthuộcvaichín(tíchcực)hayvailệch(tiêucực),tính cáchrasao,cóvị tríthế nàotrongtíchtrò). Xưng danh

6. Đặc điểmcủasânkhấuchèoqua đoạnxưngdanhcủaXúyVân

Nội dung

Danhtính,quêquán,thânphận,giacảnh,tínhcách,...củanhânvật Qualờichàohỏikiểunhư:“Chị em ơi!/Ra đâycóphảixưngdanhkhông nhỉ?”vàtiếng đế:“Khôngxưngdanh,aibiếtlàai?”,cóthể nhậnragiữa khángiả vàsânkhấukhôngcókhoảngcáchnào đángkể.

Sânkhấulàmộtkhônggian đượchìnhthànhtự nhiêngiữavòngvâycủa khángiả,gâycảmtưởngdiễnviênlàngườivừabướctáchrakhỏi đám đông để lênsàndiễn.

7. Đặc điểmcủangônngữ chèo đượcthể hiệnqua đoạntrích

Lời thoại nhân vật

Lời nói Thơ

Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình.

Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa.

Thơ bốnchữ haythơ lụcbát,cách ngắtnhịpvàsố tiếng,mộtphầncó thể dosự chiphốicủa điệuháthay ngữđiệucủalờinóithường.

7. Đặc điểmcủangônngữ chèo đượcthể hiệnqua đoạntrích Diễnxuất đầytínhbiểucảmcủadiễn viênvớisự kếthợpnói,hát,múatrên nềnhoàtấucủacácnhạccụ dântộc Tíchtròrấtquantrọng,cóchức nănglàm điểmtựachohoạt độngdiễnxuấtcủadiễnviên Diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên NGHỆ THUẬTCHÈO ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA ĐOẠN TRÍCH

Nội dung (6 điểm)

0 điểm Bàilàmcònsơ sài,trìnhbày cẩuthả Sailỗichínhtả

1 điểm Bàilàmtương đối đẩy đủ,chỉn chu Trìnhbàycẩnthận Khôngcólỗichínhtả

1-3 điểm Chưatrả lơi đúngcâuhỏi trọngtâm Khôngtrả lời đủ hếtcáccâu hỏigợidẫn Nộidungsơ sàimớidừnglại ở mức độ biếtvànhậndiện

Cácthànhviênch

4–5 điểm

Trả lờitương đối đầy đủ cáccâu hỏigợidẫn Trả lời đúngtrọngtâm Cóítnhất1–2ýmở rộngnâng cao

1 đi

m Hoạt độngtương đốigắnkết,có tranhluậnnhưngvẫn đi đến thôngnhát Vẫncòn1thànhviênkhôngtham giahoạt động

2 điểm

TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG (0 –4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 –7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 –10 điểm) Hình thức (2 điểm)

Bàilàmtương đối đẩy đủ,chỉnchu Trìnhbàycẩnthận Khôngcólỗichínhtả Cósự sángtạo

6 điểm

Trả lờitương đối đầy đủ cáccâuhỏi gợidẫn Trả lời đúngtrọngtâm

Cónhiềuhơn2ýmở rộngnângcao Cósự sángtạo

2 điểm Hoạt độnggắnkết Cósựđồngthuậnvànhiềuýtưởng khácbiệt,sángtạo Toànbộ thànhviên đềuthamgiahoạt động

u quả
iểm)
Hiệ
nhóm (2 đ
0 đi
m
ưagắnkết chặtchẽ Vẫncòntrên2thànhviên khôngthamgiahoạt động
Điểm TỔNG

Luyện tập 03

Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: Viết đoạnvănkhoảng150chữ,trìnhbàysuynghĩ củabạnvề nỗiniềmcủanhânvậtXúyVân đượcthể hiệnqualớpchèoXúyVângiả dại Thời gian: 20 phút Nhiệm vụ

TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG (0 –4 điểm)

1 điểm

Hình thức (3 điểm)

Bàilàmcònsơ sài,trìnhbàycẩuthả Sailỗichínhtả Saikếtcấu đoạn

ĐÃ LÀM TỐT (5 –7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 –10 điểm)

2 điểm Bàilàmtương đối đẩy đủ,chỉnchu Trìnhbàycẩnthận Chuẩnkếtcâu đoạn Khôngcólỗichính tả

3 điểm Bàilàmtương đối đẩy đủ, chỉnchu TrìnhbàycẩnthậnChuẩn kếtcâu đoạn Khôngcólỗichínhtả Cósự sángtạo

Nội dung (7 điểm)

1–4 điểm Nộidungsơ sàimớidừnglại ở mức độ biếtvànhậndiện

5–6 điểm Nộidung đúng, đủ vàtrọngtâm Cóítnhất1–2ý mở rộngnângcao

7 điểm Nộidung đúng, đủ và trọngtâm Cóítnhất1–2ýmở rộng nângcaoCósự sángtạo Điểm TỔNG

Bài văn mẫu

TronglớpchèoXúyVângiả dại,XúyVânxuấthiệnvớihình ảnhngườiphụ nữ vừa điênloạnlạivừa đángthương.Nàng đangbị giằngxégiữatâmtrạnghốihậnvànỗi tủinhụcvìsự cườichêcủangười đời.Nànghốihận,cảmthấytộilỗivì đãphụ bạc KimNham,lạicàng đau đớnvìbị TrầnPhươngbỏ rơi,Ngườiphụ nữ khôngcòn điểm tựanàycònphải đốimặtvớinỗicườichêcủalánggiềng.Trongxãhộiphongkiến xưa, đâylàmộtbikịchlớnvớingườiphụ nữ.Nhữngcâunói điênloạn,kể lể càng chothấysự tuyệtvọngvàtủihổ củanhânvật đãlên đến đỉnh điểm,nàng đangbị mắc kẹttrongnỗiám ảnh ấymàkhôngbiếtchiasẻ cùngainêncàngrơivàobế tắc.Hình ảnhXúyVântronglớpchèonàylà đạidiệnchocảnhngộ củanhữngngườiphụ nữ xưatrongxãhộicũ,không đượctự quyết địnhthânphậnmình, đếnkhimuốntìm hạnhphúclạibị rơivàobikịch.

Vận dụng 04

Giáo viên giao nhiệm vụ học tập: HSliênhệ ýnghĩa đờisốngvănhóalàngxã củaVNthưở xưaqua đoạntríchchèo Thời gian: 20 phút
Nhiệm vụ

Gợi ý

KhônggianquenthuộccủanôngthônViệtNamxưavớicáchình ảnhnhưconsông,bếnđò,...nhữngcảnhsinhhoạtnhưgặtlúa, mangcơm,...

Nhữngthiếtchếtinhthầnràngbuộcđờisốngconngườinhư quanniệm“chamẹđặtđâuconngồiđấy”vàdưluậnxãhội(rõ ràngởXuýVânluôncómộtnỗiámảnhvềtìnhtrạng“chúngchê, bạncười”)...

Tintưởngvàotínngưỡng:“thancùngbàNguyệt”,“ôngBụt”

Sựđồngvọngthắmthiếtgiữanhữngtấmlòngtrongcộngđồng làngxãmỗikhicáctừxưnghônhư“chịem”,“bạn”vanglên.Hàng xómlánggiềngsốngvớinhaugầngũi,đoànkết:

Tiết6: BẢOKÍNH CẢNH GIỚI (Bài 43)

Nguyễn Trãi

I.Tìmhiểukháiquátvề tácphẩm 1.Tập thơ “Quốc Âm Thi Tập” -Tậpthơ gồm254 bài, là tậpthơ chữ Nôm đầutiên. -Giátrị: + Nộidung: Phảnánhtư tưởngtìnhcảm, vẻđẹptoàndiệncủa NguyễnTrãi. Đólà tư tưởngnhânnghĩa, yêunướcthươngdân, giữ gìnnhâncách, hoàcảmvớithiênnhiên. + Nghệ thuật: sángtạotrongthể thơ Nôm, Đườngluật, cóxencâu lụcngônvớicâuthấtngôn. -Bố cụccủatậpthơ: 4 phần: Vô đề, Môn thìlệnh(thờitiết), Môn hoamộc(câycỏ), Môn cầmthú(thúvật) Nêu những nét khái quát về Quốc âm thi tập?

2. Bài thơ “Bảo Kính Cảnh Giới” NằmtrongmụcBảokínhcảnhgiới, vị trísố 43 trên

t
ổngsố 62 bài. Nêu vị trí bài thơ trong tập thơ?
II. Đọc hiểu văn bản 1.Bứctranhthiênnhiên, cuộcsống * Hoàncảnhcủatácgiả: C1 ngắtnhịp1/2/3 chậmrãi-> tác giảthảnhthơi, nhànnhã đangdạobướcthưởngngoạncảnh. Đólànhữngkhoảnh khắchiếm thấytrongc/đnhàthơ. PHIẾU HỌC TẬP + Câu1 giớithiệunhư thế nàovề hoàncảnhcủatácgiả? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. + Bứctranhthiênnhiên đượchiệnlênnhư thế nào? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. + Bứctranhcuộcsống đượchiệnlênnhư thế nào? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. + Nhậnxétvề cảnhngàyhètrongbàithơ? Vẻđẹpcủanhânvậttrữ tình đằngsaubứctranh ấy? .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

* Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:

-Hình ảnh:

Câyhòe: “đùn đùn tánrợpgiương ”

Từ láylà độngtừ mạnh -> sứcsốngcủacâynhư từ bêntronghốihả tràorabên ngoàikhiếntáncâyvươnra mạnhmẽ, cherợpcả không gian. Hoa lựu: “phun thức đỏ” Độngtừ “phun” khiếnmàu đỏ như tạothànhdòngtuôn chảy, tô đậmsắc đỏ củahoa

Senhồng: toả ngát mùihương

-Âmthanh: Tiếngcủalàngnghề chài lướilaoxaovọnglại Tiếngvelúcmặttrờisắp lặnnhư tiếng đàn

Sức sống mãnh liệt

Cảnhthiên nhiênquen thuộc, gần gũivớilàng quê VN,.

Đảotínhtừ, từ láylên đầu -> nhấnmạnhkhôngkhírộnrã, tươivuitrong đờisốngngườilao động.

 Bứctranhthiênnhiênmùahè đượcmiêutả từ gầntớixa, cósự kết hợphàihòagiữa đườngnét, msắcvớiâmthanh, giữaconngườivà cảnhvật. Tấtcảđềugầngũi, bìnhdị, tĩnh ở bênngoàimàtràn đầy, ứa căngsứcsống ở bêntrong  Tìnhcảmyêuthiênnhiên, tư thế ungdung, thảnhthơivàkhả năng baoquát, nắmbắtlấycáihồncảnhvậtcủanhàthơ.

2. Khátvọngcủanhàthơ. -Niềmmong ước: cócây đàncủavuaThuấn -MĐ củaniềmmong ước: Mỗikhicây đàn ấygảykhúcNam phongthìmưathuậngióhòa, nhândânlàm ănsungsướngno đủ. Tácgiả dùngcâu6 chữđể kếtbàinhằmcô đặc, nhấnmạnh niềmmong ướccủamình. Ôngkhônghề nghĩđếnmìnhmà toàntâm, toànýhướngvề dân, lochodân. => Ở phần đầubàithơ tưởngt/gsay đắmvớithiênnhiên, cảnh vậtnhưng đến đâyônglạibộclộ niềmthươngvànỗilo đau đáuchodân-> biểuhiệncủa1 tráitimlớn, mộtnhâncáchcao cả, thânnhàmàtâmkhôngnhàn. Từ 6 câu đầu đến2 câucuốimạchcảmxúc củanhàthơđãcósự vận độngntn?Qua đó niềmmong ướccủanhàthơ? Cảmnhậncủaemvề tâmhồntácgiả NguyễnTrãi?

3. Tổngkết

*Nghệ thuật: -Vậndụngmộtcáchsángtạothể thơĐườngluậtvới sựđanxen củacâusáuchữ vàcâubảychữ -Ngônngữ thơ giảndị, trongsáng, gầngũivớikhẩu ngữ (lời ăntiếngnóihàngngàycủanhândân) nhưng lạirấtgiàucảmxúcvàgiàusứcgợi -Bútpháptả cảnhngụ tình đặctrưngcủavănhọc trung đại: Miêutả thiênnhiên, đấttrờivàcảnh đời sốngsinhhoạtcủacon người để qua đóbộclộ một cáchkín đáotâmtư, tìnhcảm, nỗilòngcủamìnhvề con người, về cuôc đời.

Đánhgiávề giátrị nộidung và giátrị nghệ thuậtcủabàithơ?

* Nội Nộidung dung dung dung: : : : -Bứctranhmùahèđẹpđẽ, thơmộng. -Tâmhồnyêuthiênnhiên, yêuđời, yêunhândân, đấtnướccủaNguyễn Trãi.

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 –15 dòng) nhận xét về vẻ ẻẻ ẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi hiện lên trong bài thơ?

HỌC VIỆT NAM

ĐẠICÁOBÌNHNGÔ

Nguyễn Trãi

LỚ
VĂN
P 10

KHỞI ĐỘNG

TRÒ CHƠI

AI NHANH HƠN

Câuhỏiđiềnkhuyết

AI NHANH
ƠN CÂU 1: NguyễnTrãi đãthamgiavàcó đónggóp to lớnvàochiếnthắngcủacuộckhởinghĩa………… Lam Sơn
H
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
CÂU 2: Ôngsinhratronggia đìnhcótruyềnthống……. yêunước, vănhóa, văn học
NHANH HƠN
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
CÂU 3: Đâylàtậpthơ nổitiếng đượcviếtbằngchữ Hán củaNguyễnTrãi… ỨcTraithitập
NHANH HƠN
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
CÂU 4: CuốnsáchnàycủaNguyễnTrãi được đánhgiálà cuốn địalícổ nhấtViệtNam Dưđịachí
NHANH HƠN
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
ƠN CÂU 5: Lờicha dặnkhắcsâumối……....................tronglòng NguyễnTrãi Nợ nướcthùnhà
NHANH H
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
CÂU 6: QuêgốccủaNguyễnTrãilà………. Hả
ương
NHANH HƠN
iD
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
CÂU 7: NguyễnTrãivàgia đình đãphảichịu thảmhọavụ án……. Lệ Chi viên
NHANH HƠN
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI NHANH HƠN CÂU 8: NguyễnTrãi đượcUnescovinhdanhlà….. Danhnhânvănhóathế giới
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI NHANH HƠN CÂU 9: Đâylàtêntậpthơ bằngchữ NômcủaNguyễnTrãi Quốcâmthitập
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ –PHẦN 1-TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI AI
ƠN CÂU 9: Đâylàtêntậptácphẩmvănchínhluậnxuấtsắcnhất củaNguyễnTrãi Đại icáo cáo cáo cáob bb bình ìnhình ìnhNgô Ngô
NHANH H

VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐẠICÁOBÌNHNGÔ Nguyễn Trãi

L
ỚP 10
GIÚP HỌC SINH MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Hiểurõ ĐạicáobìnhNgôcóý nghĩatrọng đaicủa mộtbảntuyênngôn độclập, khẳng địnhsức mạnhcủalòngyêunướcvàtư tưởngnhânnghĩa; làkiệttácvănhọc, kếthợphàihòagiữayếutố chínhluậnvàvănchương. Nắmvữngnhững đặctrưngcơ bảncủathế cáo, đồngthờithấy đượcnhữngsángtạocủa NguyễnTrãitrong ĐạicáobìnhNgô

thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? (Hịchtướngsĩ–TrầnQuốcTuấn)

A. Tri thứcngữvăn Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.[….] Xem khắp đất Việt, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chỗ tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Chiếudờiđô–LíCôngUẩn) HS quansát03 ngữliệu:
thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu[2] chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác ( BìnhNgôđạicáo)
Ta
-
Cácthểvănnghịluậnthờitrungđại: chiếu, hịch, cáo. Nhậnxét: -Đặcđiểmdiễnđạt: lậpluậnchặtchẽ, chứanhiềuđiển tích, giàuyếutốbiểucảm( thểhiệntháiđộ, cảmxúc, nhiệthuyếtcủangườiviết)
B. Đọc–hiểuvănbản
1 a. Kháiniệm LàthểvănnghịluậncótừthờicổởTrung Quốc,thườngđượcvuachúahoặcthủ lĩnhdùngđểtrìnhbàymộtchủtrương, mộtsựnghiệp,tuyênngônmộtsựkiệnđể mọingườicùngbiết. I TÌMHIỂUCHUNG: 1. Thểcáo
L
Kếtcấuchặ
tố biểucả
1 b. Đặctrưng 1. Thểloại
ờilẽđanhthép, líluậnsắcbén
tchẽ, mạchlạc, giàuyếu
m. a. Kháiniệm
1 a. Hoàn cảnh sáng tác 2. TácphẩmĐạicáobìnhNgô Mùađôngnăm1427,saukhidiệtviện,chémLiễu Thăng,đuổiMộcThạnh,tổngbinhVươngThông đangcốthủtrongthànhĐôngQuanphảixinhàng, cuộckhángchiếnchốnggiặcMinhhoàntoànthắng lợi Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân dân.
1 b. Nhan đề Bàicáolớnban bốvềviệc dẹpyêngiặcNgô. 2. TácphẩmĐạicáobìnhNgô Đại cáo: bài cáo lớn Bình: dẹpyên, bình định, ổn định Ngô: giặc Minh
1 c. Bố cục 2. TácphẩmĐạicáobìnhNgô 1. Nêuluận đề chínhnghĩa 2. Bảncáotrạngtộiáckẻ thù 4. Quátrìnhchinhphạtvà thắnglợi 5. Tuyênbố hòabình 3. Hìnhtượngngườianhhùng LêLợi

2.1. Nêuluậnđềchínhnghĩa

a. Tư tưởngnhânnghĩa

1 Tìmhiểuvănbản 2
Quanniệmcủa đạoNho Nhânnghĩalàmốiquanhệ tốt đẹpgiữangườivớingườitrên cơ sở tìnhthương và đạolí. Nguyễn Trãi - Chắt lọ
lấ
nhân ngh
yên
-
 Đólàcơ sởđể bóctrầnluận điệuxả
ủagiặ
TrầndiệtHồ giúp ĐạiViệt).Khẳng địnhlậptrườngchínhnghĩa củatavàtínhchấtphinghĩacủakẻ thùxâmlược;làcuộcchiến đấuvìnghĩa,vìdân → Tư tưởngtiếnbộ. Việcnhânnghĩacốt ở yêndân, Quân điếuphạttrướclo trừ bạo. nhânnghĩa trướclo trừ bạo
c
y h
t nhân cơ b
n c
a tư tưởng nhân nghĩa:
ĩa ch
yếu để
dân.
Đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
otrác
cMinh(phù
b. Chânlívề sự tồntại độclập, cóchủ quyềncủanước Đại Việt Như nước ĐạiViệttatừ trước, Vốnxưngnềnvănhiến đãlâu. Núisôngbờ cõi đãchia, PhongtụcBắcNam cũngkhác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trầnbao đờixâynền độc ập, CùngHán, Đường, Tống, Nguyênmỗibên xưng đế mộtphương Tuymạnhyếutừnglúckhácnhau, Song hàokiệt đờinàocũngcó. ĐạiViệtta Vốnxưngnềnvănhiến đãlâu Núisôngbờ cõi đãchia Cương vực lãnh thổ Nềnvăn hiến Lịchsử riêng Chếđộ riêng Hàokiệt  Đưara 5 nhântố văn hiến, cương vực lãnh thổ, lịch sử, chế độ và truyền thống (đặcbiệthainhântố cơ bảnlà văn hiến và truyền thống) để xác địnhtínhdântộc.
b. Chânlívề sự tồntại độclập, cóchủ quyềncủanước ĐạiViệt Như nước ĐạiViệtta từ trước, Vốnxưng nềnvănhiến đãlâu. Núisôngbờ cõi đãchia, PhongtụcBắcNam cũngkhác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trầnbao đời xâynền độclập, CùngHán, Đường, Tống, Nguyênmỗibênxưng đế một phương. Tuymạnhyếutừnglúckhác nhau, Song hàokiệt đờinàocũngcó. sự tồntạihiểnnhiênvốn cólâu đờicủamộtnước ĐạiViệt độclập, cóchủ quyềnvàvănhiến  Đầy đủ và hoànchỉnh về mộtdân tộc-mộtquốcgia độclập có tư thế nganghàng vớicácnướckhác.  Giọng điệu: trangtrọng, hàohùng mangtínhchấtcủamộtlờituyên ngôn. Nhậnxét  Từ ngữ chínhxác, kếthợpgiữalílẽ vàdẫnchứngtừ thựctế.
So sánhvớiNam quốcsơnhà (LíThườngKiệt) Ý thức độc lập dân tộc của Đại cáo bình Ngô phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Nam quốcsơnhà (LíThườngKiệt) ĐạicáobìnhNgô (NguyễnTrãi) Toàn diện Sâu sắc Mớichỉ xác địnhdân tộc ở haiphươngdiện: lãnhthổ và chủ quyền. Đãxác địnhdântộc ở nhiều phươngdiện: lãnhthổ, nền vănhiến, phongtụctậpquán, lịchsử, chếđộ, con người. Căncứ vào“thiên thư” (sáchtrời) - yếu tố thầnlinh chứ không phảithựctiễnlịchsử. Đãý thứcrõvề vănhiến, truyềnthốnglịchsử và con người -những yếutố thựctiễn cơ bảnnhất, cáchạtnhânxác địnhdântộc.

a. Những âmmưu vàtộiáccủakẻ thù: 2.2. Bảncáotrạngtộiáckẻthù

1
BìnhNgôđạicáo Vừa rồi: Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, Để trong nước lòng dân oán hận. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa

Chữ nhân, thừacơ

ạchtrầnluận điệu giả nhân giả nghĩa, mượngió

ẻ măng củakẻ thù

1
V
b
1 b. Những tộiác củakẻ thù: 2. Bảncáotrạngtộiáckẻthù Bóclộttàntệ, dãman: Liệt kê, hình ảnh gây ấn tượng mạnh Tàn sát người vô tội: Huỷ diệtmôitrườngsống: Vơ vétcủacải: Nướngdân đentrênngọnlửahung tàn, Vùicon đỏ xuốngdướihầmtai vạ. Nặngthuế khoásạchkhông đầmnúi. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc ... Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng... Bản cáo trạng vừa cụ thể vừa toàn diện, vừa đanh thép vừa thống thiết, có sức khái quát cao, giàu tính hình tượng. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
1 c. Hình ảnhnhândânvàquân địch: Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán Nướng dân đen, vùi con đỏ, người bị ép, kẻ bị đem Ta Địch Thủ pháp đốilập Sự ghêtởm, cămthù, khinhbỉ cao độ
1 d. Kháiquát: Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần dân chịu được? Phóng đại, câuhỏitutừ Tộiáctrờikhôngdung, đất khôngthacủagiặc 2 2.2. Bảncáotrạngtộiáckẻthù
Thủ phápliệtkê, đốilập, phóng đại; ngônngữ giàuhình ảnh; giọng điệukhiuấthậntràosôi, khi cảmthươngthathiết. Là một bản án đanh thép, đẫm máu và nước mắt ; chứa đựng yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. 2.2. Bảncáotrạngtộiáckẻthù
2.3.Hìnhtượngngườichủ tướngLêLợivànhữngnăm thánggiankhổ buổi đầucủacuộckhởinghĩaLam Sơn a. HìnhtượngtướngLêLợi  Hìnhtượngtâmlí đượcmiêutả bằngbútphápchủ yếu: tự sự -trữ tình. Ta đây: NúiLam sơndấynghĩa, Chốnhoangdã nươngmình. Ngẫmthùlớnhá độitrờichung, Cămgiặcnướcthề khôngcùngsống. Đaulòngnhứcóc, chốc đàmườimấynămtr Nếmmậtnằmgai, háphảimộthaisớmtối. Quên ănvìgiận, sáchlượcthaosuyxét đãtinh; Ngẫmtrước đếnnay, lẽ hưngphếđắn đocàngk Nhữngtrằntrọctrongcơnmộngmị, Chỉ bănkhoănmộtnỗi đồ hồi. Vừakhicờ nghĩadấylên, Chínhlúcquânthù đangmạnh. Cáchxưnghôkhiêm nhường Nguồngốcxuấtthân: Bình thường Ngườianhhùngáovải Cónộitâm vận độngdữ dội  HìnhtượngLêLợivàTrần QuốcTuấn(Hịchtướngsĩ) đềucóchungý thứctrách nhiệmcaovới đấtnước, cóý chíhoàibãocaocả vàlòng cămthùgiặcsâusắc.
Tathườngtớibữaquên ăn,nửa đêmvỗ gối,ruột đaunhư cắt, nướcmắt đầm đìa.Chỉ muốnxả thịt,lộtda, ăngan,uốngmáuquânthù…. Hịchtướng sĩ
b.NhữngkhókhăncủanghĩaquânLam Sơnqua lời bộcbạchcủaLêLợi Lạingặtvì: Tuấnkiệt như saobuổisớm, Nhântài như lámùathu. Việcbôntẩu thiếukẻđỡđần, Nơiduyác hiếmngườibànbạc. Tấmlòngcứunước, vẫn đăm đămmuốn tiếnvềđông, Cỗ xecầuhiền, thườngchămchắmcòn dànhphíatả. Thế mà: Trôngngười, ngườicàngvắngbóng, mịt mùnhư nhìnchốnbể khơi. Tự ta, ta phảidốclòng, vộivãhơncứu ngườichết đuối. Phầnvìgiậnquânthùngangdọc, Phầnvìlo vậnnướckhókhăn, KhiLinhSơnlươnghếtmấytuần, KhiKhôiHuyệnquânkhôngmột đội. Quân địch Quân ta  Đang mạnh  Tàn bạo  Xảo trá  Lực lượng mỏng  Thiếu nhân tài  Lương thảo khan hiếm
1 3 c. Sứcmạnhgiúpta chiếnthắng Chiến lược linh hoạt: Lãnh đạo tài đức: Sứcmạnh đoànkết: Tư tưởngchínhnghĩa: Trờithử lòng… giannan. Nhândân…. phấpphới. Thế trậnxuấtkì...địchnhiều. Đem đạinghĩa...thaycườngbạo. Đề cao nhân dân, đặc biệt vai trò của những người dân nghèo, địa vị thấp hèn Tư tưởng lớn, nhân văn, tiến bộ
2.4.Quátrìnhphảncôngvàchiếnthắng Hình ảnhquânta TrậnBồĐằngsấmvangchớpgiật, MiềnTràLântrúcchẻ trobay. Gươmmài đá, đánúicũngmòn, Voiuốngnước, nướcsôngphải cạn. Đánhmộttrận, sạchkhôngkình ngạc, Đánhhaitrận, tan tácchimmuông. Nổigióto trútsạchlákhô, Thôngtổ kiếnphátoang đêvỡ. → Cáchình ảnhso sánh phóng đại    Tínhchấthàohùng.  Khíthế củaquânta: hào hùngnhư sóngtràobãocuốn  Khungcảnhchiếntrường: Ghêgớmthaysắcphongvânphải đổi, Thảm đạmthayánhnhậtnguyệtphảimờ.  Ácliệt, dữ dội khiếntrời đấtnhưđảolộn.  Nhữngchiếnthắngcủata: Ngàymườitám, trậnChi Lăng, LiễuThăngthất thế, Ngàyhaimươi, trậnMãAn, LiễuThăngcụt đầu. Ngàyhămlăm, bátướcLươngMinh bạitrậntử vong, Ngàyhămtám, thượngthư LíKhánhcùngkế tự vẫn. → Cáccâuvăn điệpcấutrúc, mangtính chấtliệtkê.    Chiếnthắngdồndập, liêntiếp.
Ta Địch Chủđộng Khíthế hàohùng Bịđộng Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau Hènnhát, nhụcnhã Thất thế -cụt đầu -tử vong -tự vẫnlê gối tạ tội -trói tay tự xin hàng… Khiếp vía vỡ mật, xéo lên nhau, chạy,ra hàng, xin cứu mạng… Máu chảy trôi chày, thây chất thành núi Hồn bay phách lạc, tim đập chân run Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch lá khô, Thông tổ kiến phá toang đê vỡ. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.
1 3 2.4. Quátrìnhphảncôngvàthắnglợi Ta TiếnraphíaBắc, vây thành, diệtviện, tổng phảncông (Trậndiệtviệncuối cùng) toànthắng Địch Bị baovây, bị tiêudiệt, bị bắt, phải đầuhàng thấtbại.
1 3 * Chủ trương hòa bình, nhân đạo Đứchiếusinh, truyềnthốngnhân đạo Tìnhyêuhòabình Sáchlược để tínhkế lâudài, bềnvững Tư tưởng nhân nghĩa-yên dântrừ bạo Bút pháp tự sự -trữ tình
1 3  Nghệ thuật Chấthùngvăncủabàicáo Đốilập, tươngphản Âmthanhchiếntrậngiòngiã… Ngônngữ: độngtừ mạnh, tínhtừ chỉ mức độ tối đa. Nhịp điệucâuvănbiến đổi Yếutốbiểucảmdàyđặc
1 3 2.5. Lờituyênbố Lờituyênbố trangnghiêm, trịnh trọngvề nền độclậpdântộc,chủ quyền đấtnước đã đượclậplại. Đề caotruyềnthốngvà cônglaocủatổ tiên Khẳng địnhniềmtinvàquyết tâmxâydựng đấtnước
Làáng thiêncổ hùngvăn Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc Tố cáotộiáccủakẻ thù Táihiệnquátrìnhkhángchiếnhàohùng Tuyênbốđộclập,rútrabàihọclịchsử Kếthợphàihòagiữayếutố chínhluậnsắcbénvàvăn chươngtrữ tình Mang đậmcảmhứnganhhùngca Tổngkết III 1. Nộidung 2. Nghệ thuật
Câu1 : Trongbài ĐạicáobìnhNgô , “nhân nghĩa” củaNguyễnTrãilà? A. Mốiquanhệtốtđẹpgiữangườivàngườitrên cơsởtìnhthươngvàđạo. B. Tiêutrừthamtànbạongược, bảođảmcuộc sốngyênổnchodân. C. Tiêutrừbọncướpnước, bánnước, manglại cuộcsốngbìnhyênhạnhphúcchonhândân. D. Làtìnhyêuthươngnhândânnhưcon. LUYỆNTẬP C
Câu2 : TrongnhữngtộiáccủagiặcMinh dướiđây, tộiácnàolàman rợnhất: A. Nướngdânđentrênngọnlửahung tàn,/ Vùicon đỏxuốngdướihầmtai vạ. B. Tànhạicảgiốngcôntrùng, câycỏ. C. Ngườibịđemvàonúiđãicáttìmvàngkhốnnỗi rừngsâunướcđộc. D. Tấtcảđềusai. A
Câu3 : Tuấnkiệtnhưsaobuổisớm–Nhântài nhưlámùathu ý nóiđiềugì? A. Tronghàngngũnghĩaquânkhiấykhôngcó nhiềungườitài. B. Tronghàngngũnghĩaquânkhiấycònrất hiếmngườitàigiỏi. C. Tronghàngngũnghĩaquânkhiấyhiếmngười vănvõtoàntài. D. Tronghàngngũnghĩaquânkhiấycáchào kiệtđãhysinhquánhiều. B
Câu4 : Cơsởnhânnghĩacủabàicáothểhiệnrõ vàđầyđủý nghĩanhấttrongtừngữ A. Điếudânphạttội B. Mưuphạttâmcông C. Mởđườnghiếusinh D. Đạinghĩa, chínhân. D
Câu5 : Trongbài ĐạicáobìnhNgô , cóđến támlầntácgiảsửdụngcáctừngữtáchdòng riêngnhưmộtkiểucâuvănđặcbiệt: Từng nghe, vậynên, vừarồi, ta đây, lạingặtvì, thếmà, trọnhay, bởithế. Cáchsửdụngloại câuvănnhưvậy, chủyếucótácdụnggì? A. Táchđoạn B. Chuyểntiếp C. Tạosựkhúcchiết, mạchlạcchovănbản D. Liênkết C

Vậndụng:

Từ hình tượng Lê Lợi trong bài Cáo, viết một văn ngắn (5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống hiện nay.

BÀI 6

DỤC THÚY SƠN NguyễnTrãi

I. Tìmhiểuchung

1. Đọcvănbản

DụcThúysơn-NguyễnTrãi Hải Khẩu hữu tiên san, Tiền niên lũ vãnghoàn. Liên hoa phù thuỷ thượng, Tiên cảnh trụy trần gian Tháp ảnh trâm thanh ngọc Ba quangkính thuý hoàn. Hữu hoài Trương Thiếu bảo. Bi khắc tiển hoa han.

Cửa biển có non tiên Từng qua lại mấy phen. Cảnh tiên rơi cõi Tục. Mặt nước nổihoasen, Bóng tháp hình trâm ngọc Gương sôngánh tóc huyền Nhớ xưa Trương Thiếu bảo Bia khắc dấu rêu hoen. ( Khương Hữu Dụng dịch)

u của sự vật, có thể do ánh sáng (bóng nắng, bóng râm), có thể do tính chất phản chiếu của gương, của mặt nước,… Bản dịch nghĩa, theo logic của nguyên văn, xác định rõ “bóng tháp” hiện lên trên mặt nước. Do hạn định về số chữ, bản dịch thơ chỉ nói chung là “bóng tháp”, rất có thể dẫn đến cảm nhận sai. + Bản dịch nghĩa (và nguyên văn) là “trâm ngọc xanh” (trâm thanh ngọc), đặc tả màu sắc của “trâm”, bản d

I. Tìmhiểuchung 1. Đọcvănbản So sánhdịchnghĩavàdịchthơ: + Bản dịch thơ đảo hai câu 3 và 4, trật tự và logic ý thay đổi. + Từ “cảnh” trong nguyên văn và bản dịch nghĩa là “cõi”, “bờ cõi”. Do cấu trúc câu theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt, từ “cảnh tiên” trong bản dịch thơ dễ bị hiểu nhầm là phong cảnh, cảnh sắc. +
là hình ảnh phản chiế
ịch thơ chỉ dịch chung là “trâm ngọc”, chưa gợi rõ màu sắc. + “Thuý hoàn” trong nguyên văn là “mái tóc xanh” (bản dịch nghĩa), chuyển thành “tóc huyền” trong bản dịch thơ, “huyền” là màu đen. Dựavàophầndịchnghĩa, so sánhphiênâmvàdịchthơ?
“Bóng”
2. Hoàncảnhra đời -Dục Thúy Sơn có thể được sáng tác vài thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. -Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập. Nêu hoàncảnhra đờicủa bàithơ?
3. Thể thơ vàbố cục -Thể thơ: Ngũ ngôn luật thi ( ngũ luật)-một thể của thơ Đường luật; -Bố cục: + Sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý; + Hai câu kết: thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả. Nhậnxétthể thơ vàbố cục?
II. Đọc-hiểuvănbản 1. 6 câu thơ đầu: Bức tranh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy a.2câu thơ đầu: Giớithiệuchungvề cảnhvậttrongmốiquanhệ vớitácgiả. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp "non tiên ” hiện lên trước cửa biển.
II. Đọc-hiểuvănbản 1. 6 câu thơ đầu: Bức tranh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy b.4câu thơ sau:Bứctranhsơnthủyhữutình THẢO LUẬN NHÓM (5 PHÚT) Nhóm3,4:Nêunhữngchitiếtmiêutả cậncảnh núiDụcThúy? Nhóm1,2:BứctranhtoàncảnhnúiDụcThúy đượcmiêutả như thế nào?

II. Đọc hiểu văn bản b.4câu thơ sau:Bứctranhsơnthủyhữutình -Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 -4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. + Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Hình ảnh đoá sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian.

+ Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng: Trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ;từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả.

II. Đọc hiểu văn bản b.4câu thơ sau:Bứctranhsơnthủyhữutình -Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 -6). +Cácchitiết đặcsắc:sosánhbóngtháphiệntrênmặtnướcnhư chiếctrâm ngọcxanh;ánhsángsóngnướcnhưđangsoichiếumáitócbiếc. +Trâmngọcxanhvàmáitócbiếcgợihình ảnhtrẻ trung,trongsáng,trữ tình,nênthơ,giúpliêntưởng đếnhình ảnhngườicongái.Vẻđẹpcủathiên nhiên đượcsosánhvớivẻđẹpcủaconngười;lấynét đẹpcủangườicongái để hìnhdungbóngnúitrênsóngbiếc.Sự liêntưởngnàyrấthiện đại, đặc biệt,hiếmthấytrongthơ cổ.Thơ cổ thườnglấychuẩnmựcvẻđẹptự nhiên để sosánhvớiconngười.Sự liêntưởngvàbútphápmớilạ nàychothấytâm hồntrongsáng,nhạycảm,tinhtế củanhàthơ.

mvẻ thầ

ntiên. Trongphầnluận,4hình ảnh ẩndụ sóngnhau, đốinhau,hình ảnhnàylàm đẹpthêmhình ảnhkia,thể hiệncáchcảm,cáchtả củanhàthơ mangtâm hồnthơ mộng,tàihoa. ỨcTrai,trongcảmnhậncái đẹpcủathiênnhiên, sôngnúi,ngòibúttàihoacủaôngrấttinhtế vànhạycảmtronggợitả và biểucảm.
II. Đọc hiểu văn bản 2.2câu thơ cuối:Tâmsự hoàiniệmcủanhàthơ -Haicâukếtbàithơ này,cũnggiốngnhư cácbàithơ kháccùngchủđề của NguyễnTrãi,lạithườnglàsự bộclộ nhữngsuytư về conngười,về lịch sử,về dântộc.Ýthơ thể hiệnrõsự hoàiniệm,nhớ tiếc. Điềunàychothấy tâmhồnhướngnội,sâusắccủaNguyễnTrãi.  "DụcThúySơn”làbàithơ tả cảnhngụ tình đặcsắc.Bàithơ ngũ ngôn bátcúbằngchữ Hán.Hìnhtượngthơ mĩ lệ,cảnhsắc đượ

3. Tổng kết a. Nộ

i dung

-Bức tranh núi Dục Thúy với vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh.

-Tâm hồn thơ mộng, tài hoa, hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi.

b. Nghệ thuật

-Hình ảnh gợi liên tưởng độc đáo, mới lạ.

-Ngôn từ tinh xác, gợi ấn tượng.

LUYỆN TẬP Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Dục Thuý sơn.

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 10

TIẾT 12 TRẢ
VIẾ
NGHỊ LUẬ
BÀI
T VĂN BẢN
N VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Đề bài: Viếtvănbảnnghị luậnvề vấn đề sau: Thái độ thờơ củacon người đốivớimôitrường. I. Xác địnhyêucầubàiviết: -Vấn đề cầnnghị luậnlàgì?Vìsaolựachọnvấn đềđó?Vấn đềđócó ýnghĩanhư thế nàovớicánhânvàcộng đồng?->Vấn đề thái độ thờ ơ củaconngười đốivớimôitrườngvẫnluônlàmộtvấn đềđángsuy ngẫm,bởithái độđốivớimôitrườngsẽ quyết địnhhành độngcủa conngườicũngnhư sự sốngcủaconngười. -Bạncóquan điểmnhư thế nàovề vấn đề này?Cónhữnglílẽ,bằng chứngnào để chứngminhquan điểmvàthuyếtphụcngườikhác đồng tìnhvớimình->Tôithấyhiệnnayvẫncónhữngngườicònthờơ với tìnhtrạngmôitrườngnguycấp. Đâylàmộtthái độ không đúng để lại nhiềuhậuquả,cầnphảithay đổi. - Đề xuấtgiảipháp?
II. Nhậnxétchung - Đasố cácemmắccáclỗisau: chínhtả, dùngtừ sai, viếtcâu sai, nhiềubàigiốngnhau, mộtsố bàicảmxúckhôngthực… - Lỗilậpluận, diễn đạt, luận điểmchưathuyếtphục… - Chữ viết, trìnhbàycòncẩuthả….
III. Gợi ý làm bài: Mở bài: Giới thiệu vấn đề: thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường. Thân bài: - Giải thích vấn đề - Trình bày thực trạng môi trường hiện nay -Trình bày những biểu hiện của thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường. - Trình bày quan điểm và nhận thức của bản thân. - Đưa ra các giải pháp để khắc phục vấn đề. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề. -Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề.
IV.
Nhậnxét ưu–khuyết điểmcủatừngbàiviết 1.Sữalỗi 2. Đọcvàtuyêndươngnhững đoạn, bàihay, cócảmxúc 3.Rútkinhnghiệm 4.Trả bài

LUYỆN TẬP

Từ nhận xét kết hợp với phần chấm của GV, các em về nhà viết lại thành bài văn hoàn chỉnh.

V.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP 10

KHỞI ĐỘNG Đọc các ngữ liệu sau: Văn bản 1. Lòng tự trọng Lòngtự trọngcóthể nóilàmột đứctínhnềntảng để xâydựng lênnhữngphẩmgiácaoquýcủamộtngườichânchính.Lòngtự trọng xuấtpháttừ việcnhìnnhậncuộcsống,tatôntrọngcuộcsống,tatôn trọngbảnthânmình.Mộtngườicólòngtự trọngluôncố gắnglàm những điều đúng đắn,hợpvớilẽ phảivàbiếttôntrọngngườikhác; ngượclạivớitự ái,tacảmthấykhóchịukhicóngườinào đógópývới nhữnglỗilầmcủamình.Muốncó đượctínhtự trọng,taphảirènluyện hằngngày,vuivẻ trướcnhữnggópývề lỗilầmcủamìnhvàsửachữa chúng,biếtphânbiệtcáinàolàsaitráivà đúng đắn,khônglàmnhững điềucólỗivớingườikhác,khônglừadốivàphảibiếttôntrọngmọi ngườixungquanh.Lòngtự trọnggiúptapháttriển đạo đức,tàinăng củamình,là đứctínhcơ bản để trở thànhmộtcôngdânmẫumựccuộc sống.
Văn bản 2. Tình thầy trò Chodùcuộcsốngvậtchấtcủacơ chế thị trườngngàynaycó làmchogiátrịđạo đứccónhiềuthay đổi,nhưngvớinhiềungười,nhiều thế hệ họcsinhViệtNam,tìnhnghĩathầytrò đốihọ vẫnhếtsứcthiêng liêng...Nhữngngườithầy,ngườicô ấy đãdámhysinhmộtcuộcsống sungtúc để theo đuổiviệc“đưa đò”cho“ngườikhách”qua đượcbến bờ tươnglaixâydựng đấtnướcmàkhôngcầnbiếtrằngliệunhững “ngườikhách” ấycócònnhớđếnmìnhhaykhông?Ngườicha,người mẹ thứ haidạynhững đứaconyêucủamìnhbàihọclàmngười,biết đứnglênkhivấpngãvà đối đầuvớithử thách.Ôi!Những đứahọcsinh ngâythơ chúngemlàmsaobiết đượcmỗilầnthầycônghiêmkhắc tráchphạtlàmỗicondaocứavàotim, đauxótbiếtchừngnào;làmsao biết được ẩnsaunụ cườikhithấychúngem đượcthànhtíchtốtlàniềm hạnhphúckhôncùng.Vìnhữnglẽđó,thayvìvôlễ,hỗnxược,tỏ thái độ vô ơnvớithầycô,họcsinhchúngtaphảihếtlòngkínhtrọng,suốt đời nhớơn“ngườilái đò”tậntụy ấy.Vàhơnhết,taphảicố gắnghọcthật giỏi để mãixứng đánglàhọctròcủangườithầy,ngườicô.

Câu hỏi 1. Xác định vấn đề nghị luận của từng văn bản

Câu hỏi 2. Nhận xét nghệ thuật lập luận của người viết

ẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

TIẾT 8-9
VI
I. TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU: 1. Đọc ngữ liệu: “Sống đơn giản –xu thế của thế kỉ XXI”. Nhóm 1. Anh/ chị hãy nhận xét cách đặt nhan đề của bài viết? Nhóm 2 + 3. Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào? Nhóm 4. Chỉ ra yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản
2. Nhận xét văn bản: Nhóm 1. Nhan đề: ngắn gọn, bao quát nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc Nhóm 2 + 3. Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm: + Khái niệm về sống đơn giản + Quan điểm về cách sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại + Ý nghĩa của việc sống đơn giản + Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay Nhóm 4. Yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản: + Luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục + Tư tưởng, quan điểm trong văn bản hướng tới giải quyết vấn đề mà đề bài đưa ra. + Sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho bài viết.
3. Yêu cầu của kiểu bài: + Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận + Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận. + Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí, sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ. + Đề xuất giải pháp sống đơn giản trong cuộc sống hiện nay. + Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản. + Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

hành

M
II. Thực
viết Đề bài 1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ( tình yêu tuổi học trò). Dàn ý chi tiết * Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề nghị luận: tình yêu tuổi học trò
ỗi chúng ta đều trưởng thành từ những kỉ niệm và tình cảm tốt đẹp. Một trong những tình cảm cao đẹp không thể không nhắc đến chính là tình yêu tuổi học trò.
* Thânbài. -Giảithíchtìnhyêu, tìnhyêutuổihọctrò: Tìnhyêutuổihọctròlànhữngtìnhcảm, thứ rung động đầu đờicủanamsinh vànữ sinhkhicòncắpsáchtớitrường, làtìnhcảmkhita biếtyêuthương mộtngườikhácgiới, muốncố gắnghoànthiệnbảnthânmìnhhơnnữa để xứng đángvớingườimìnhthích. -Lợiíchvàtáchạicủayêusớm: + Tìnhyêutuổihọctròlàtìnhcảmcao đẹpnhất, trongsángnhất, thánhthiện nhấtvàgiàumơ mộngnhất. + Bạncóthể dànhthờigian để cóthể quantâm đếnngười ấynhưngbạn đừngquênrằngnhiệmvụ chínhcủamìnhvẫnlàhọctập, làxâydựngtương laichochínhbảnthânmình. + Nhiềubạnhọcsinh đãkhiếnchonét đẹpcủatìnhyêutuổihọctròtrở nên xấuxívàcóphầnphảncảm. Cácbạnchỉ vìyêu đươngsớmmàtrở nên chểnhmảng, thờơ chuyệnhọctậpkhiếnchothànhtíchngàycàng đixuống khiếnchobamẹ vàthầycôphảilo lắngchomình.
*Kế
. - Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân về tình yêu tuổi học trò. -Tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người.
t bài
III. Luyệntập: Viếtvănbảnnghị luậnvề vấn đề sau: Thái độ thờơ củacon người đối vớimôitrường. Gợiý. -Vấn đề cầnnghị luậnlàgì?Vìsaolựachọnvấn đềđó?Vấn đềđócó ýnghĩanhư thế nàovớicánhânvàcộng đồng?->Vấn đề thái độ thờ ơ củaconngười đốivớimôitrườngvẫnluônlàmộtvấn đềđángsuy ngẫm,bởithái độđốivớimôitrườngsẽ quyết địnhhành độngcủa conngườicũngnhư sự sốngcủaconngười. -Bạncóquan điểmnhư thế nàovề vấn đề này?Cónhữnglílẽ,bằng chứngnào để chứngminhquan điểmvàthuyếtphụcngườikhác đồng tìnhvớimình->Tôithấyhiệnnayvẫncónhữngngườicònthờơ với tìnhtrạngmôitrườngnguycấp. Đâylàmộtthái độ không đúng để lại nhiềuhậuquả,cầnphảithay đổi. - Đề xuấtgiảipháp để khắcphụcvấn đề.

IV.

Vận

dụ

ng.

Từ phần tìm ý cho đề bài : Thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường. Các em bổ sung, hoàn thiện và viết thành một bài văn hoàn chỉnh trên lớp. GV thu bài và tiến hành chấm chữa, chuẩn bị cho tiết trả bài.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

KHỞI ĐỘNG Cácemxemđoạnvideo sauvàhãychobiết: Nguyênnhânnào dẫn đếndùngtừ Hán Việtchưa đúng?

SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT Giáoviênsoạngiảng: NinhThị Ánh TrườngTHPT NgọcHiển
SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT 1.Nhậnbiếtvàhiểu được ýnghĩa,tácdụngvàvà hiệuquả nghệ thuậtcủa từ ngữ HánViệt. MỤC TIÊU BÀI HỌC 2.Biếtsử dụngHánViệt đúngvà đạthiệuquả cao tronggiaotiếp.

ạnhyếutừnglúckhácnhau, Song hàokiệt đờinàocũngcó. (NguyễnTrãi, BìnhNgô đạicáo)

Bàitập1. Đọc đoạntríchsauvàthựchiệncácyêucầu: Việcnhânnghĩacốt ở yêndân, Quân điếuphạttrướclo trừ bạo. Như nướ
Đạ
ệtta từ trướ
V
ế
a.Tìmvàgiảinghĩamộtsố từ HánViệtcótrong đoạntrích chưa đượcchúthích ở văn bảnBìnhNgô đạicáo. b.Nêutácdụngbiểu đạtcủahệ thốngtừ HánViệttrong đoạn trích. c. Đặtcâuvớicáctừ:nhân nghĩa,vănhiến,hàokiệt. trừ ạo Phongtục độclập a.Mộtsố từ HánViệtcó trong đoạntríchchưa được chúthích ở vănbảnBình Ngô đạicáo: • - Trừ bạo: diệttrừ nhữngkẻ bạongược,làmhạidânlành. • -Phongtục: thóiquen đã ăn sâuvào đờisốngxãhội, đượcmọingườicôngnhận vàlàmtheo. •- Độclập: đứngmộtmìnhtự tồntạimàkhôngdựavàoai.
c
iVi
c,
ốnxưngn
nvănhi
n đãlâu. Núisôngbờ cõi đãchia, PhongtụcBắcNam cũngkhác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trầnbao đờigâynền độclập, CùngHán, Đường, Tống, Nguyênmỗibênxưng đế mộtphương. Tuym
b.Tácdụngbiểuđạtcủahệthống từHánViệttrongđoạntríchtrên: -Giữđượcnhữngtừngữmangnội hàmcủamộtgiaiđoạn,mộthọc thuyết(nhânnghĩa). -Làmchovănbảntrởnênngắngọn, súctích.
• c. Đặtcâuvớicáctừ: Nhânnghĩa,vănhiến,hàokiệt. •-Anh ấylàngười ăn ở có nhânnghĩa. •- ĐạiViệtthựclàmộtnước vănhiến. •-Anhhùng hàokiệt trongthiênhạđãquytụ vềđây. •Cáctừđógồm: •- nhânnghĩa: lòngthươngngườivàsựđốixử vớingườitheolẽ phải. •- dấynghĩa:tổ chứcquân độinổilênchốnglạiáchthốngtrị,theo lẽ phải. •- cờ nghĩa:cờ làmhiệulệnh, đạidiệnchoquân độitheolẽ •- đạinghĩa:chínhnghĩacaocả.
2. Bàitập2 STT ĐIỂN TÍCHGIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT 1 Đaulòngnhứcóc 2 Nếmmậtnằmgai 3 Quênăn 4 Lượcthao 5 Tiếnvềđông 6 Dànhphíatả 7 Dựngcầntrúc 8 Hòanướcsôngchén rượungọtngào Thảo luận (TG:6p) 4nhóm lớn, hoàn thành phiếu họctập sau: Nhóm1: điểntích1và2 Nhóm2: điểntích3và4 Nhóm3: điểntích5và6 Nhóm4: điểntích7và8
STT ĐIỂN TÍCHGIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT 1 Đaulòngnhứcóc (thốngtâmtậtthủ:chữmượntừ sáchTảtruyện) Tăngsứcbiểucảm,chothấytháiđộ
2 Nếmmậtnằmgai (thườngđảmngọatân:dẫnđiểnvua nướcViệtđờiĐôngChulàCâuTiễnbịvuanướcNgôlà PhùSaicướpnước,bènnuôichíphụcthù,trướckhiănthì
ngữ,nóivềviệckhichíhamhọcnổilênthìquêncảăn.)
4 Lượcthao (ghéptừhaitừlụcthaovàtamlược;Lục thaolàtênmộtcuốnsáchdạyvềquânsựtươngtruyềndo LãVọngđờiChusoạn,gồm6thiên;Tamlượclàtênmột cuốnsáchdoHoàngThạchCôngsoạn,gồm3phần.) Chothấysựnghiềnngẫmbinhthư củatướngsĩĐạiViệtđãđếnđộ tườngtận.
cămgiậnvôcùnggiặcMinh.
nếmmậtđắng,khingủthìnằmtrêngaiđểkhôngquên mốithùcũ.) Tăngsứcbiểucảm,chothấysựkiên trìcủatướngsĩLamSơnđểgiànhlại đấtnước. 3 Quênăn (phátphấnvongthực:mượnchữtrongsáchLuận
Chothấyýchímiệtmàinghiền ngẫmbinhthưđểtìmkếsáchđánh giặccứunước.

STT ĐIỂN TÍCH GIÁ TR

5 Tiếnvềđông (mượnchữtừmộtcâunóicủaLưuBang(HánCaotổ)với TiêuHàkhibịHạngVũépdồnvềphíaTây:"Dưdiệcdụcđônghĩ,an năng uấtuấtcửucưưthử"(Tacũngmuốntiếnvềphíađôngchứsaocóthểrầu rĩởmãichốnnàyđược).

6 Dànhphíatả (dẫnđiểnTínLăngQuânnướcNgụythờiĐôngChu,nghetiếng HầuDoanhlàhiềnsĩliềnđemxeđiđón,tựngồibênphảigiữcươngngựa, dànhchỗbêntráilàchỗtônquýđểHầuDoanhngồi.

7 Dựngcầntrúc (yếtcanvikì:giơcậylênlàmcờ;mượntíchHoàngSàolúcmới dấybinhkhởinghĩakhôngkịplàmcờphảigiơsàolênthay;bàiQuáTần luậncủaGiảNghịđờiHáncũngcócâu:"trảmmộcvibinh,yếtcan vikì"(chặt gỗlàmkhígiới,giơsàolenlàmcờ)).

TỏýtiếnvềĐôngĐô,lòng khaokhátcũngnhưHán Caotổđờitrước.

Thểhiệntấmlòngcầuhiền chânthành.

Chothấysựvượtquathiếu thốn,giankhóvàsựđoàn kếtcủanghĩaquânLamSơn

Ị BIỂU ĐẠT
8 Hòanướcsôngchénrượungọtngào (dịchtừ cụmtừđầugiao hưởngsĩ (đổ rượungọtxuốngsông để khaoquân);dẫn điểnxưa nóiviệcnướcTấnvànướcSởđánhnhau,cóngườidângvuaSở mộtbìnhrượungon,vuaSở sai đổ rượuxuốngsông để quânsĩ đóndòngmàuống,sauSởđánhthắngTấn.) Thể hiệntướnglĩnhvà nghĩabinhLamSơncó lòngthươngyêunhau như chavớicon.
Bàitập3: SGK Tr26 •Cáctừđógồm: •- Nhânnghĩa: lòngthương ngườivàsựđốixử với ngườitheolẽ phải. •- Dấynghĩa: tổ chứcquân độinổilênchốnglạiách thốngtrị,theolẽ phải. •- Cờ nghĩa: cờ làmhiệu lệnh, đạidiệnchoquân đội theolẽ phải. Đạinghĩa: chínhnghĩa caocả. Bàitập4: SGK Tr26 • - Nhânái: lòngyêuthương conngười. • - Nhânđạo: lòngtốttựnhiên củaconngười. • - Nhânhậu: cólòngthương ngườivàănởcótìnhnghĩa. • - Nhântừ: cólòngthương ngườivàhiềnlành. • - Nhânvăn: thuộcvềvănhóa loàingười,thuộcvềcon người.

THẢO LUẬN NHÓM 4 THỜI GIAN 5 PHÚT

NÓI VÀ NGHE THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
Trongcuộcsốngvàhọctậpkhi nảysinhnhữngvấn đề xãhộivẫn cònnhiềutranhcãiemsẽ phản ứngnhư thế nào? Vìsao?

THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE

CHÚNG TÔI NÓI

Đội……………….. Đội…………… -Nhómchuẩnbịở nhàphâncôngnhiệmvụ cácthànhviênxâydựnghệ thốngluận điểm để đưaraquan điểmcánhânbảovệ quan điểmcủanhóm -Cửđạidiệnnhómbathànhviên để thamgiavàocuộctranhbiệntrựctiếptrênlớp
• Phầnnóicủathànhviênmỗi độitheoluậttranhbiện • PhầnHỏi- Đápgiữa đạidiệncủamỗi đội: Ngườihỏichỉ hỏi khôngtrìnhbàyluận điểm; ngườihỏicóthể yêucầuxemnguồn bằngchứng; ngườitrả lờicóthể bị ngườihỏingắtlờinếutrả lời không đúngcâuhỏi. • Thờigianchuẩnbị trướcmỗiphầnnóihỏi đápcác đội đượcphép xinthờigian để chuẩnbị tối đa4 phút LUẬT TRANH BIỆN

tnóiVaitròNộidung cụ thể Thời lượng

A1Trìnhbàytoànbộ phiêntranhbiệnTrìnhbàytoànbộ phiêntranhbiệncủabênA 4phút

B3vàA1Hỏi đápB3 đặtcâuhỏi,A1trả lời 2phút

B1Trìnhbàytoànbộ phiêntranhbiện-PhảnbiệnphiêntranhbiệncủabênA -Trìnhbàyluận điểmbênB 4phút A3vàB1Hỏi đápA3 đặtcâuhỏi,B1trả lời 2phút

A2PhảnbiệnB1và ủnghộ A1-PhảnbiệnB1 - Ủnghộ A1bằngcáchcủngcố luận điểmA1trìnhbày,bổ sungbằngchứngpháttriểnlýlẽ; không đưaraluận điểmmới

4phút B1vàA2Hỏi đápB1 đặtcâuhỏi,A2trả lời 2phút

B2PhảnbiệnA2và ủnghộ B1-PhảnbiệnA2

- Ủnghộ B1bằngcáchcủngcố luận điểmB1trìnhbày,bổ sungbằngchứngpháttriểnlýlẽ; không đưaraluận điểmmới

4phút A1vàB2Hỏi đápA1 đặtcâuhỏi,B2trả lời 2phút

A3Tổnghợpxung đột để chứngminh Athắng -PhảnbiệnB2.Phântíchcácxung độtchính để chứngminhAthắng -Không được đưarabấtkìluận điểmmớihaybổ sungluận điểmcũ,kể cả bằngchứng.

3phút

B3Tổnghợpxung đột để chứngminh Bthắng -PhảnbiệnA3.Phântíchcácxung độtchính để chứngminhBthắng -Không được đưarabấtkìluận điểmmớihaybổ sungluận điểmcũ,kể cả bằngchứng.

3phút

Lượ

Tiêuchí

biệnvừarồivàgiảithíchvềlựachọncủamìnhchocácđội

GiámkhảobắtbuộcphảilựachọnđộichiếnthắngkhôngcóphươngánHòavàquyếtđịnhnàydựa trênđánhgiáđộclậpcủamỗigiámkhảoxétđếnbayếutố:

-Chấtlượngcủaluậnđiểmcảhaiđộiđãđưara

-Đánhgiámỗiluậnđiểmtheođúnghìnhthứccácđộiđãtrìnhbàynó

-Khôngápdụngbấtkỳkỳvọnghayquanđiểmcánhânnàocủagiámkhảokhiđưaraquyếtđịnh

-Xácđịnhcácvấnđề/xungđộtchínhtrongcuộctranhbiệnchỉrađộinàogiảiquyếttốthơnvàtạisao

QUY TRÌNH VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRANH BIỆN Ngườithựchiện:Giámkhảo………………………………………………….
Quytrình -Mỗigiámkhảođềunhậnđượcphiếuchấmđiểm -Cácgiámkhảokhôngđượcphéptraođổivớinhautrongsuốtthờigian chấmvàraquyếtđịnh -Phiếuchấmđiểmmộtkhiđiềnxongphảinộpchongườiphụtráchtổnghợp phiếu -MộtkhitấtcảgiámkhảoNộpxongphiếuchấmmỗigiámkhảocó5phútđểnhậnxétvòngtranh
Bảng kiểm tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày sttNộidung đánhgiá Kếtquả ĐạtChưa đạt 1 Bámsátvấn đề vànêu đượcýkiến xác đáng 2 Cónhậnxét, đánhgiáthỏa đángvề cácýkiến 3 Hướngvề ngườicùngthảoluận để trao đổiýkiến,thể hiệnthái độ tôn trọng,tinhthầncầuthị. 4 Biếtsử dụnghiệuquả cácphương tiệnphingônngữ, điềuchỉnhnội dung,giọngnóiphùhợp.

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.