Tác động thủy điện: Từ góc nhìn Môi trường, Xã hội và Giới

Page 28

các tổ chức xã hội dân sự, mạng lưới và học viện cũng như tiến hành các nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước và tác động của việc xây dựng đập và thủy điện ở Việt Nam để hỗ trợ các quá trình phát triển và đối thoại chính sách. Hình 1.4: Các bước thực hiện đánh giá tác động giới

Nguồn: Simon 2013

Hiện tại ở Việt Nam không có yêu cầu về đánh giá tác động về giới đối với các dự án thủy điện hoặc hướng dẫn đánh giá như thế nào và cũng có rất ít kinh nghiệm thực tế giữa các nhóm liên quan đang tiến hành các đánh giá như vậy (Hill và cộng sự 2017). Mặc dù phân biệt giới không được phép theo quy định trong Luật về Bình đẳng giới (Luật số 73/2006 /QH11) ở Việt Nam , tuy vậy không có sự quan tâm chính thức về ảnh hưởng của thủy điện đối với phụ nữ. Việc quan tâm và đầu tư cho vấn đề này cho đến nay phần lớn bị thiếu và các tổ chức xã hội dân sự có thể đóng một vai trò trong việc kích hoạt quá trình này (Hill và cộng sự 2017). Năm 2015, Oxfam tại Việt Nam và CSRD đã k{ kết một hợp đồng để thực hiện dự án Đánh giá tác động giới. Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ các công ty thủy điện và các cơ quan chính phủ có liên quan có thể cân nhắc kỹ hơn các vấn đề về giới trong các dự án phát triển thủy điện dọc theo lưu vực sông 3S ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Trong dự án này, chúng tôi tập trung vào ba khía cạnh: (i) thực hiện các công cụ của GIA trong thực tiễn và viết báo cáo GIA, (ii) chia sẻ kết quả thực hiện GIA với các công ty thủy điện địa phương và trong nước, các cơ quan chính phủ và cộng đồng thông qua chuỗi các hội thảo và đối thoại (iii) làm việc với các công ty thủy điện được lựa chọn để ứng dụng các kết quả nghiên cứu GIA và sau đó hỗ trợ họ phát triển kế hoạch hành động về giới cho tổ chức. GIA là cơ hội tốt cho cả Oxfam và các 16


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.