Dự án Quản trị tài nguyên Nước

Page 1

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

1


Tii

TỔNG QUAN DỰ ÁN Tây Nguyên là vùng thượng nguồn của rất nhiều con sông lớn như sông Srepok, sông Sesan, sông Ba, sông Đồng Nai. Tuy nhiên, tài nguyên nước và đa dạng sinh học ở khu vực này đang bị suy giảm về cả chất lượng và số lượng do sức ép của việc xây dựng các công trình thủy điện, khai thác mỏ, phát triển diện tích canh tác cây công nghiệp và nông nghiệp thêm vào đó là những tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu. Mặc dù có một mạng lưới dày đặc các dòng sông và suối nhưng ở Tây Nguyên không có những cộng đồng sống hoàn toàn độc lập bằng nghề cá. Phần lớn các hoạt động đánh bắt cá mang tính chất không thường xuyên và chỉ nhằm cung cấp thêm nguồn thức ăn cho sử dụng tại địa phương. Với hiện trạng dày đặc hệ thống thủy điện hiện nay trên lưu vực các sông này thì sự đa dạng các loài cá đã bị thay đổi hoặc biến mất. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) thực hiện dự án “Quản trị nguồn tài nguyên nước” tại tỉnh Đắk Lắk với sự tài trợ của tổ chức Oxfam Novib.

MỤC ĐÍCH DỰ ÁN Mục đích: Đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống các cộng đồng địa phương một cách bền vững trong lưu vực sông Srepok và Sesan thông qua

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và chia sẻ công bằng các trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) thực hiện dự án “Quản trị tài nguyên Nước” tại tỉnh Đắk Lắk. Các hoạt động chính mà CSRD thực hiện là: 

Thu thập thông tin và xác các cộng đồng liên quan ở lưu vực sông Serepok để tham gia hoạt động dự án;

Nâng cao năng lực cho các cộng đồng địa phương, chú trọng các nhóm phụ nữ và thanh niên, trong quản trị lưu vực sông;

Xây dựng mạng lưới học hỏi giữa các cộng đồng này và các bên liên quan khác để chia sẻ các bài học về quản trị tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực sông;

Hỗ trợ những biện pháp đánh bắt cá bền vững và các sáng kiến sinh kế bền vững kết hợp với bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên ở hồ Ea Ral tại huyện Ea H’leo, Hồ Lắk và các khu vực ven sông khác thông qua các quỹ cộng đồng nhỏ;

Tổ chức các cuộc đối thoại giữa các bên liên quan về vai trò của cộng đồng, phụ nữ, thanh niên và các hoạt động sinh kế bền vững trong bối cảnh

2


quản trị lưu vực sông ở cấp xã và cấp huyện. Trong quá trình thực hiện các khảo sát để tiến hành các hoạt động, CSRD nhận thấy khu vực hồ Lắk là nơi đang cần có biện pháp quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước và cảnh quan để phục cụ cho việc phát triển bền vững và khai thác đa mục

tiêu, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sinh kế của cộng đồng, bao gồm cả đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án lần này sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho các nhóm cộng đồng khi đặt mục tiêu phát triển kinh tế cộng đồng bền vững bên cạnh bảo tồn và phát triển tài nguyên.

.

Xây dựng mô hình sinh kế cộng đồng gắn với phát triển bền vững.

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

3


MÔ HÌNH SINH KẾ CỘNG ĐỒNG Triển khai từ đầu năm 2016, trong khuôn khổ hoạt động dự án "Quản trị tài nguyên Nước" Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã thành lập 7 mô hình sinh kế cộng đồng tại các cộng đồng thôn Ea Tung (huyện Krông Ana), thôn Tân Phú và Na Wer (huyện Buôn Đôn), xã Yang Tao (huyện Lắk) và Thị trấn Ea Sup (huyện Ea Sup). 1. Nhóm thủy sản Ea Tung Nhóm này được thành lập vào năm 2017 với 16 thành viên, trong đó có 12 phụ nữ.

CSRD hỗ trợ họ khoảng 24.000.000đ để nuôi cá trong ao của họ. Nhóm đã đóng góp 36.000.000đ vào quỹ. Quỹ này đã được sử dụng hiệu quả với cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng giữa các thành viên khi họ thu lợi từ việc bán cá. Các quy định của nhóm được xây dựng và áp dụng nghiêm ngặt bao gồm cả các vấn đề bảo vệ môi trường và phương pháp nuôi cá thân thiện với môi trường. Nhóm đã và đang tạo ra nhiều sinh hoạt xã hội hơn, nơi họ có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Mô hình nuôi cá trong ao của nhóm thủy sản Ea Tung.

2. Nhóm thủy sản Tân Phú Nhóm có 15 thành viên với 11 người là phụ nữ. Nhóm đang sử dụng lòng hồ thủy điện Serepok 3 để nuôi cá trong lồng với số tiền 15.000.000đ hỗ trợ từ CSRD, nhóm đóng góp 45.000.000đ và gây quỹ từ chính quyền địa phương khoảng 60.000.000đ. Nguồn quỹ chung này chi vào mục đích vận hành và hoạt động phát

triển sinh kế cho 07 thành viên và một lồng cá chung. Nhóm này là một phần của HTX Nông nghiệp và Du lịch Phú Nông và được điều hành bởi ban điều hành HTX. Hiện tại, HTX có 360m2 mặt nước được công ty thủy điện cho phép sử dụng cho các hoạt động sinh kế.

Mô hình nuôi cá trong lòng hồ thủy điện của nhóm thủy sản Tân Phú. Quản trị tài nguyên nước - CSRD

4


3. Nhóm du lịch sinh thái Thiên Phú Nhóm này được thành lập vào năm 2018, bao gồm 15 hộ thành viên. Ý tưởng được phát triển bởi những người dân địa phương sống xung quanh hồ chứa Serepok, nơi có cảnh quan đẹp và nhiều tốt sản vật của địa phương. Chiến lược của

họ là xây dựng các gói tour du lịch sinh thái cho khách du lịch đến ngắm cảnh, thưởng thức thực phẩm và trái cây địa phương. Nhóm du lịch sinh thái cũng là một phần của HTX Phú Nông. CSRD hỗ trợ họ bằng cách tổ chức một khóa tập huấn về khởi nghiệp và lập kế hoạch kinh doanh.

Các hoạt động phát triển mô hình của HTX Phú Nông.

4. Chi hội Nghề cá Na Wer Nhóm này đã được phục hồi từ chi hội nghề cá Na Wer thành lập vào năm 1985. Hiện tại, có 13 thành viên trong nhóm này với 12 thành viên nam. CSRD hỗ trợ nhóm một khoản vốn nhỏ trị giá 20.000.000đ. Họ đã sử dụng nó làm nguồn vốn tài chính vi mô hỗ trợ các hoạt động sinh kế thay thế.

Chi hội Nghề cá (CHNC) Na Wer có kinh nghiệm trong việc theo dõi các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ở sông Serepok. Vì vậy, phục hồi hoạt động của nhóm là một chiến lược tốt để có thể tiếp tục mô hình đồng quản lý sau này.

Mô hình nuôi cá trong ao của nhóm thủy sản Na Wer.

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

5


5. Nhóm thủy sản Buôn Phốôc Đây là nhóm những người dân tộc thiểu số M’Nông sống ở hồ Lắk. CHNC Lắk đã không bao gồm nhóm này trước đây do không trong trao đổi thông tin và hợp tác, dẫn đến sự thất bại khi điều hành CHNC. Đây là lý do tại sao CSRD đã rất cố gắng để thúc đẩy nhóm này và kết nối nhóm với CHNC Lắk mới được phục hồi. Hiện tại, có 06 hộ nuôi cá trong 04 ao. Các thành viên nhóm đã được mời tham gia vào tất cả các hoạt động xây dựng năng lực của dự án. CSRD đã hỗ trợ cho giống cá dựa theo đề xuất của Chi cục Thủy sản và hiện nhóm đang vận hành mô hình này khá tốt. 6. Chi hội Nghề cá Ea Súp CHNC Ea Súp đã được thành lập năm 1985 và vẫn duy trì hoạt động của họ nhờ một số thành viên nòng cốt. Họ là một trong những CHNC hiệu quả nhất vào lúc này. Họ đang làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc theo dõi những người đánh cá bất hợp pháp và cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý. Ngân sách hoạt động của họ là từ

nguồn đóng góp tình nguyện của thành viên nhưng vẫn còn hạn chế. Nhu cầu của họ là có một quỹ chung để tạo thu nhập cho các hoạt động của CHNC. CSRD đã cấp cho nhóm một khoản tài trợ nhỏ là 19.000.000đ để nuôi giống cá bản địa có giá trị cao. 7. Chi hội Nghề cá Lắk Ở hồ Lắk (huyện Lắk), chúng tôi đã có một cách tiếp cận khác, đó là thúc đẩy mô hình đồng quản lý mặt nước nước và tài nguyên thủy sản. Đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam. Hồ cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và sinh kế hàng ngày của người dân địa phương trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây, do sự gia tăng dân số và hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, sự suy thoái tài nguyên đã xảy ra nghiêm trọng. Ngoài ra, có một số quy hoạch ngành khác chưa được triển khai, gây ra sự chồng chéo và thách thức cho quản lý. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương muốn hỗ trợ phát triển du lịch để có thêm thu nhập.

Một số hình ảnh khác của các nhóm mô hình mà CSRD đang hỗ trợ. Quản trị tài nguyên nước - CSRD

6


MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ MẶT NƯỚC Ở HỒ LẮK Trong hoạt động này CSRD áp dụng Quan điểm Phát triển Bền vững để định hướng cho can thiệp vào việc quản lý mặt nước hồ Lắk. Đây là một hướng phát triển được quốc tế lẫn Việt Nam muốn hướng tới. Đặc điểm của hồ Lắk Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Hồ liên hệ với sông Krông Ana qua suối Đắk Phơi, và sông Krông Nô qua suối Đắk Liêng, xung quanh hồ được bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao trung bình 500-600m. Hoạt động khai thác thủy sản khu vực hồ Lắk chủ yếu đánh bắt các loài cá tự nhiên phục vụ cho đời sống hàng ngày và đang cần có những thay đổi để hướng đến khai thác bền vững. Trong những năm gần đây do sự gia tăng cường độ khai thác và việc sử dụng ngư cụ hủy diệt tràn lan nên sản lượng khai thác suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó hiện nay ở hồ Lắk có nhiều quy hoạch chồng chéo (quy hoạch đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, thủy sản, sử dụng đất) nên ảnh hưởng lớn nghề khai thác thủy sản cũng như quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học ở đây. Trước tình trạng trên, việc nghiên cứu phân vùng sử dụng mặt nước hồ Lắk cho nhiệm vụ đồng quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với mục tiêu nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho nhiệm vụ duy trì bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường hồ Lắk

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện giải pháp đồng quản lý, sử dụng hợp lý mặt nước hồ Lắk trong tương lai. Về hoạt động khai thác thủy sản: Hoạt động khai thác thủy sản khu vực hồ Lắk chủ yếu đánh bắt các loài cá tự nhiên phục vụ cho đời sống hàng ngày và đang cần có những thay đổi để hướng đến khai thác bền vững. Hoạt động khai thác thủy sản là nguồn thu nhập của người dân ở đây. Với nhu cầu của dân số ngày càng tăng, hoạt động khai thác tự nhiên ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là phương thức khai thác thiếu bền vững và có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trên hồ hiện đã có nhiều nỗ lực tham gia của các bên liên quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực và sự hợp tác đồng bộ từ các cấp. Các hoạt động khai thác khác Trong nhưng năm gần đây, hoạt động du lịch sinh thái cũng phát triển mạnh hơn so với trước đây và được xem là một định hướng mới trong phát triển sinh kế của địa phương. Hồ Lắk được xác định là một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, người dân ở xung quanh hồ Lắk còn tận dụng mặt nước và khai thác các nguồn lợi khác như ngó sen. Trên thực tế, các vấn đề liên quan đến hồ Lắk bao gồm cả vấn đề về tài nguyên nước và thủy sản, đa dạng sinh học, chia sẻ quyền tiếp cận và quyền của các nhóm sử dụng khác nhau.

7


Trình tự thực hiện hoạt động như sau:

Xin chủ trương từ UBND

Khôi phục Chi hội Nghề cá – Nâng cao năng lực – Tái cơ cấu – Điều

Đại hội/tái cơ cấu,/phổ biến chính sách pháp luật

chỉnh quy chế Phê duyệt phân vùng

THÚC ĐẨY CẤP QUYỀN

Huyện Phân vùng mặt nước

Cắm mốc phân vùng trên thực địa

Vị trí giới hạn tiến hành phân vùng quản lý mặt nước Vị trí giới hạn: Vị trí xác định phân vùng sử dụng mặt nước hồ Lắk bao gồm toàn bộ bề mặt nước hồ, thuộc địa bàn các xã

Đắk Liêng, xã Yang Tao và thị trấn Liên Sơn, diện tích khoảng 600ha.

Toàn cảnh hồ Lắk, huyện Lắk.

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

8


MỤC TIÊU 

Duy trì bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường hồ Lắk;

Xây dựng cơ sở thực hiện giải pháp đồng quản lý, sử dụng hợp lý mặt nước hồ Lắk.

vùng đệm. Trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt phân bố dọc theo các phía tây – bắc – đông hồ, có diện tích khoảng 523 ha chiếm 78,3% diện tích hồ Lắk, vùng đệm – phát triển khoảng 185ha chiếm 21,7% diện tích.

Quan điểm phân vùng 

Quan điểm phát triển bền vững;

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học và môi trường hồ Lắk. 

Phân vùng sử dụng mặt nước trên cơ sở đồng quản lý.

Các phương án khoanh vùng: Phương án 1 Giới hạn đường phân chia 2 tiểu vùng theo 2 điểm từ P01 – P02 (Xem thêm bản đồ phương án 1), phương án này chia hồ Lắk thành 2 tiểu vùng là: vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái – vùng đệm.

Phương án 3 Giới hạn đường phân chia 3 tiểu vùng theo 47 điểm từ P1 – P47 (Xem thêm bảng, bản đồ phương án 3) bao gồm các vùng: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt; Vùng phục hồi sinh thái; Vùng đệm – phát triển.

Lựa chọn phương án:

Phương án 2 Giới hạn đường phân chia 2 tiểu vùng theo 4 điểm từ P01 – P04 (Xem thêm bản đồ phương án 2), phương án này chia hồ Lắk thành 2 tiểu vùng là: vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái –

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

Việc xác định phương án tối ưu dựa vào các tiêu chí chính như: Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, các bãi giống, bãi đẻ; Tạo vùng đệm cho các loài di cư sinh sản; tạo không gian để phát triển sinh kế của người dân; tạo không gian cho các dịch vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội khác trên hồ Lắk.

9


Tiêu chí lựa chọn các phương án khoanh vùng: Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, các bãi giống, bãi đẻ

2

2

3

Tạo vùng đệm cho các loài di cư sinh sản

1

2

3

Tạo không gian để phát triển sinh kế của người dân

3

2

2

Tạo không gian cho các dịch vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội khác

2

2

2

Tổng

8

8

11

TIÊU CHÍ

Ghi chú: -

Rất hợp lý Hợp lý Ít hợp lý Không hợp lý

3 điểm 2 điểm 1 điểm 0 điểm

Trên cơ sở đó báo cáo đề xuất lựa chọn phương án 3.

Phân vùng sử dụng mặt nước hồ Lắk lấy quan điểm PTBV làm tư tưởng chủ đạo, hướng tới sự phát triển hài hòa giữa KTXH – môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm mục tiêu phát triển lâu bền. Đối với hồ Lắk, nếu triển khai thành công mô hình đồng quản lý thì sẽ tránh được

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

việc khai thác quá mức bằng các ngư cụ hủy diệt, từ đó tránh được vấn đề cạn kiệt tài nguyên. Bên cạnh đó, một số khu bảo vệ và bãi đẻ được thành lập, giúp có thể duy trì môi trường sống cho các loài đặc trưng như cá bống, thác lác…và tái tạo được nguồn cá trong hồ. Đồng thời, cảnh quan của hồ cũng được bảo vệ để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác

10


Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), trụ sở tại Huế là một tổ chức phi chính phủ (NGO) với sứ mệnh hoạt động vì lợi ích công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do thay đổi các điều kiện bên ngoài. CSRD thực hiện hoạt động ở các tỉnh lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung – Việt Nam cũng như các nước thuộc tiểu vùng sông Mê-Kông.

Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234.3837714 | Fax: 0234.3837714 Email: info@csrd.vn

Ấn phẩm được thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Oxfam Novib

Quản trị tài nguyên nước - CSRD

11


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.