Bản tin thành tựu KH&CN Việt Nam

Page 1

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Liên hệ: Phòng Cung cấp Thông tin, ĐC: 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM ĐT: 38243826 – 38297040 (202-203)- Fax: 38291957 Website: www.cesti.gov.vn - Email: cungcapthongtin@cesti.gov.vn

SÁNG CHẾ VIỆT NAM

THÔNG TIN THÀNH TỰU

 Máy bó vỉa bê tông tự hành bv-60.  Máy sấy chuối hột.  Máy doa lỗ lắp ống bao trục chân vịt tàu biển có trọng tải lớn.  Bộ phối hợp trở kháng cho bộ nguồn plasma - 380 khz (pim).  Hệ thống chuyển điện văn tự động amss.  Máy sấy phấn hoa chân không vi sóng quy mô hộ gia đình.  Hệ thống giám sát thi công cọc cát và giếng cát.  Bộ tời thủy lực cứu hộ nhà cao tầng.  Mô hình sấy thảo quả tiết kiệm nhiên liệu, thời gian.  Đun nấu an toàn bằng bếp gas sinh học hồng ngoại.

 1-0010444: Quy trình sản xuất tranh kính.  1- 0010452: Khóa cửa cơ khí thông thường có bộ phận điện tử chống trộm.  1-0010469: Sàn dày sườn bê tông cốt thép.  1-0000986: Chủng nấm mốc Aspergillus niger VTCC 017 tái tổ hợp và quy trình sản xuất enzym xylanaza G2 từ chủng nấm mốc này.  1-0000987: Hộp khoá tự động dùng cho cửa cuốn.  2- 0000988: Bếp khí hóa dùng đầu đốt tia hồng ngoại.  2-0000989: Trục quạt tạo oxy cho đầm nuôi tôm.

 Tạo nước ngọt bằng năng lượng mặt trời.  Chế phẩm sinh học compost marker.  Tận dụng xỉ phế thải làm gạch lát.  …

BM12-BTVN-TG

LBH:02

LSĐ:00

Ngày BH: 15/10/2012

Trang 1/19


THÔNG TIN THÀNH TỰU MÁY BÓ VỈA BÊ TÔNG TỰ HÀNH BV-60 Các kỹ sư của Trường Đại học Xây dựng vừa nghiên cứu, chế tạo thành công máy đúc bó vỉa bê tông tự hành BV-60. Máy có các ưu điểm: tạo hình bó vỉa có chiều dài liên tục, năng suất cao, tạo hình được nhiều loại bó vỉa có mặt cắt khác nhau trên đường thẳng và đường cong. Máy có các thông số kỹ thuật chính như sau: năng suất 60 km/h; kích thước bó vỉa lớn nhất: cao x rộng = 400 mm × 300 mm (hình dạng theo yêu cầu); bán kính tạo hình 1,5 m; hệ thống điều khiển loại nút xoay, điện thủy lực; hệ thống di chuyển là bánh cao su được dẫn động thủy lực; hệ thống đùn ép bằng vít dẫn động thủy lực…

Thông tin chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh - Tel: 08.37220725; Fax: 08.38963805 Theo www.tchdkh.org.vn, 15/10/2012 *****************

MÁY DOA LỖ LẮP ỐNG BAO TRỤC CHÂN VỊT TÀU BIỂN CÓ TRỌNG TẢI LỚN

bao trục chân vịt .

Chi tiết xin liên hệ: Trường Đại học Xây dựng Số 55 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Tel: (04)38691301; Fax: (04)36284756; Email: luuducthach@gmail.com Theo www.tchdkh.org.vn, 19/10/2012 *****************

MÁY SẤY CHUỐI HỘT Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp (Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy sấy chuối hột năng suất 80 kg chuối tươi/mẻ. Chất lượng chuối hột sau khi sấy tốt, đảm bảo các yêu cầu về quản lý chất lượng. Giá thành đầu tư máy và chi phí sấy thấp, phù hợp với điều kiện của các cơ sở sản xuất. Hiện tại, máy đang được vận hành hiệu quả tại Công ty Cổ phần rượu Phú Lễ (Bến Tre).

Dịch Dịchvụ vụCung Cungcấp cấpThông Thôngtin tinTrọn Trọngói gói

-

-

là 6.000 mm … Giá thành máy chỉ bằng 78% so với máy cùng loại nhập ngoại. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHHNN MTV Công nghiệp Tàu thủy Sài Gòn Số 10E, đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh - Tel: 08.38728830; Email: kinhdoanh@ssic.com.vn Theo www.tchdkh.org.vn, 15/10/2012 *****************

ThángTháng 10/2012 10/2012

Trang 2/19 2/19 Trang


BỘ PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG CHO BỘ NGUỒN PLASMA - 380 KHZ (PIM) Nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hoá dầu khí đã nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ sử dụng plasma ở áp suất cao (xấp xỉ áp suất khí quyển), giải quyết được những khó khăn của công nghệ plasma áp suất thấp. Vấn đề khó khăn khi phát triển công nghệ sử dụng plasma ở áp suất cao là sự phối hợp trở kháng giữa bộ nguồn (RF Generator) và buồng công nghệ (Process chamber). Nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công mẫu thử nghiệm thiết bị phối hợp trở kháng giữa bộ nguồn và buồng công nghệ. Với mẫu thử nghiệm thiết bị phối hợp trở kháng này, nhóm nghiên cứu đã tạo được plasma ở áp suất cao cũng như giảm được công suất phản hồi (reflexed power) phản hồi ngược về nguồn. Hiện tại, thiết bị phối hợp trở kháng làm việc ở chế độ người vận hành và nhóm nghiên cứu đang phát triển thiết bị phối hợp trở kháng tự động. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Công ty Cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hoá dầu khí Tầng 10, Toà nhà Viện Dầu khí, số 173 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.37722722; Fax: 04.37725942 Theo www.tchdkh.org.vn, 15/10/2012 *****************

HỆ THỐNG CHUYỂN ĐIỆN VĂN TỰ ĐỘNG AMSS Hệ thống gồm 2 server chuyên dụng và các vị trí ngoại vi (PCs) hoạt động trên mạng Lan theo cơ chế Hot Stand-by. Giao diện của hệ thống được thiết kế đơn giản, trực quan và nhất quán. Hệ thống có khả năng kết nối và xử lý đồng thời 40 kênh liên lạc; đáp ứng được lưu lượng 100.000 điện văn/ngày; xử lý Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

các điện văn theo 2 chế độ Auto và Semi, hỗ trợ khuôn dạng điện văn ITA-2 và IA5. Việc thay đổi cấu hình hoạt động của hệ thống được tiến hành trực tuyến với tham số hoá cao mà không cần phải Reset lại hệ thống ... Thông tin chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay Số 5/200 Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội - Tel: 04.38271914; Email: attech@hn.vnn.vn Theo www.tchdkh.org.vn, 15/10/2012 *****************

MÁY SẤY PHẤN HOA CHÂN KHÔNG VI SÓNG QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Phấn hoa được xem như một loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoángchất,các yếu tố vi lượng, protein, axit amin, enzyme và các hoạt chống chống oxy hoá … Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các cơ sở sản xuất ở nước ta vẫn chưa có thiết bị để sấy phấn hoa. Người dân chủ yếu đem phấn hoa thu được ra phơi khô ngoài nắng, hoặc sử dụng lò sấy thủ công, đốt nóng bằng than, củi, để sấy phấn hoa khi trời mưa. Cách làm này khiến phấn hoa có chất lượng kém, gây nhiều tổn thất. Để khắc phục tồn tại đó, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã đăng ký với Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sấy phấn hoa”. Đề tài đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy sấy phấn hoa chân không vi sóng. Máy có các thông số chính như sau: Năng suất: 10 kg/mẻ (phù hợp quy mô nông hộ); thời gian sấy: 8-9 h/mẻ (tùy thuộc vào ẩm độ ban đầu của phấn hoa); công suất vi sóng: 4 kW (nguồn điện 220 V); bơm chân không công suất 1 HP; bộ phận tách ẩm sử dụng dàn bay hơi của máy lạnh, công suất 1 HP; nhiệt độ sấy 39400C; cài đặt, hiển thị và giám sát các thông số trong quá trình sấy hoàn toàn tự Tháng 10/2012

Trang 3/19


động. Chất lượng phấn hoa sau khi sấy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chi tiết xin liên hệ: Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM-79 Trương Định, Quận 1, Tp HCM; Tel: (08)35210735; Email: httc@httc.gov.vn Theo www.tchdkh.org.vn, 24/10/2012 *****************

HỆ THỐNG GIÁM SÁT THI CÔNG CỌC CÁT VÀ GIẾNG CÁT Hệ thống thiết bị được áp dụng trong thi công cọc cát, giếng cát phục vụ xử lý nền đất yếu khi thi công xây dựng đường cao tốc. Hệ thống gồm 3 mô đun riêng biệt, có thể truyền thông tin qua cáp hoặc qua sóng vô tuyến tới lán trại, đảm bảo độ ổn định trong môi trường rung lắc. Hệ thống có chế độ sao lưu dữ liệu ở 2 đầu thu phát, có khả năng nội suy trong điều kiện rung chối và hiệu chuẩn các thông số kỹ thuật theo điều kiện thực tế, đảm bảo bảo toàn dữ liệu được một cách chính xác nhất. Hệ thống có tính năng: giám sát điều khiển chiều sâu ống sinh; giám sát điều khiển áp suất khí nén; giám sát cường độ dòng điện của búa đóng, cường độ dòng máy phát; đo lường khối thể tích cát sử dụng tại gầu bằng công nghệ laser; giám sát nhiệt độ, sức chịu tải của toàn bộ hệ thống; in báo cáo, tự động thống kê, in thuyết minh và khối lượng đã thi công. Mọi chi tiết xin liên hệ: Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Xây dựng Phòng 423 nhà A1, số 55 Giải Phóng, Hà Nội Tel: (04)36288522; Mobil: 0913393333(Phan Thái Trung); E-mail: phanthaitrung@nuce.edu.vn Theo www.tchdkh.org.vn, 04/10/2012 *****************

BỘ TỜI THỦY LỰC CỨU HỘ NHÀ CAO TẦNG Bộ tời ứng dụng nguyên lý điều tiết tốc độ của xy lanh thủy lực qua van tiết lưu để triệt tiêu gia tốc và vận tốc rơi tự do, chuyển sang tốc độ chậm và điều chỉnh được, an toàn cho người sử dụng khi thoát hiểm từ trên cao xuống. Bộ tời đã được ứng dụng cho 3 dòng sản phẩm cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết nhất cho nhà cao tầng: (1) ESC-APU: thiết bị lắp cho từng căn hộ của tòa nhà; (2) ESC-PCR: thiết bị tập thể để trên sân thượng của tòa nhà; (3) ESC-MEQ: thiết bị cá nhân dùng để cứu hộ cứu nạn nhà cao tầng. Tùy từng sản phẩm cụ thể, độ cao cứu hộ có thể lên tới 300 m, khản năng chịu tải tối đa lên tới 1.000 kg. Ưu điểm của thiết bị là nhỏ gọn, không phụ thuộc nguồn năng lượng bên ngoài, cứu được người tàn tật, cao tuổi, trẻ em, độ bền cao, sử dụng đơn giản … phù hợp cho chung cư, bệnh viện, trường học, khách sạn, trung tâm thương mại … Chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Giải thoát - Phòng 606 Khu B, IndoChina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, quận I, TP Hồ Chí Minh Tel: (08)22202201; Email: hai.escape@gmail.com Theo www.tchdkh.org.vn, 04/10/2012 *****************

MÔ HÌNH SẤY THẢO QUẢ TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU, THỜI GIAN Để được một tạ thảo quả khô, người trồng thảo quả phải mất ít nhất 2m3 củi. Năm ngoái, gia đình thu gần 5 tạ thảo quả khô, cả nhà phải đào lò và chặt hàng chục cây gỗ to mới đủ củi sấy khô toàn bộ thảo quả được thu hái từ trên nương về. Nhưng năm nay, nhờ Nhà nước hỗ trợ vật liệu và hướng dẫn kỹ thuật sấy thảo quả theo phương thức mới mà lượng củi

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Tháng 10/2012

Trang 4/19


chỉ tiêu tốn khoảng 1/4, chất lượng quả sấy vẫn tốt, thời gian cũng giảm một nửa.

ĐUN NẤU AN TOÀN BẰNG BẾP GAS SINH HỌC HỒNG NGOẠI

Đây là ý kiến của ông Sùng A Dé, một trong những hộ trồng nhiều thảo quả nhất ở Mường Hum, huyện Bát Xát, Lào Cai.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH&CN) vừa nghiên cứu thành công Bếp gas sinh học hồng ngoại. Bếp gas này không chỉ tiết kiệm nhiên liệu, tận dụng được các nguồn phế thải nông nghiệp sẵn có mà còn an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Toàn tỉnh Lào Cai hiện có trên 8.800ha thảo quả, tập trung ở huyện Bát Xát, Văn Bàn, Sa Pa. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch lên đến trên 7.400ha, sản lượng trung bình khoảng 1.200 tấn/năm. Với sản lượng này, nếu dùng hình thức sấy thủ công sẽ tốn một lượng củi lớn, xâm hại đáng kể vào gỗ rừng. Để khắc phục tình trạng này, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình sấy thảo quả theo phương pháp mới, năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã mở rộng mô hình lò sấy thảo quả theo hướng tiết kiệm củi tại các huyện Văn Bàn 10 mô hình/10 xã, Sa Pa 13 mô hình/13 xã, Bát Xát 17 mô hình/14 xã. Các hộ thực hiện mô hình này được dự án hỗ trợ một phần nguyên vật liệu xây lò và hướng dẫn kỹ thuật sấy thảo quả. Cũng theo ông Sùng A Dé, với lò sấy kiểu mới được xây dựng khép kín, nhiều tầng một lúc có thể sấy được 3 đến 5 tạ quả tươi, giảm thời gian sấy xuống một nửa so với các năm trước; đầu tư xây lò sấy tuy có tăng đôi chút, nhưng sử dụng được nhiều năm và tận dụng được các loại nhiên liệu rẻ như rơm để sấy, không nhất thiết phải củi to như trước đây. Việc ứng dụng rộng rãi mô hình lò sấy thảo quả kiểu mới kết hợp với quy hoạch diện tích đến các khu rừng được trồng thảo quả, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên. Theo www. vietnamplus.vn, 08/10/2012 *****************

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

“Bếp gas sinh học hồng ngoại được xem là bếp có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, phát huy được ưu điểm và hạn chế tối đa nhược điểm của các loại bếp hiện có và phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Bếp tận dụng được các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp (từ 80-100 tấn/năm) sẵn có thay thế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch, khí đốt, dầu có nguy cơ cạn kiệt; tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất sử dụng năng lượng cao, thân thiện và an toàn với môi trường và người sử dụng” TS Khương Giám đốc Trung tâm cho biết. Sau khi cho nhiên liệu vào bếp, người sử dụng dùng điện để khởi động bếp và không cần thao tác mở lò. Chỉ vài phút sau khi nhóm lò đã tạo được khí gas từ nhiên liệu rắn (gỗ, phế thải nông nghiệp, than...) với chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí gấp 3 lần so với bếp gas thông thường. Có thể đun nấu liên tục mà không bị ngắt quãng, đáp ứng tốt nhu cầu đun nấu của người sử dụng, đồng thời có thể điều chỉnh hồng ngoại và mức độ ngọn lửa của bếp bằng cách vặn các van khí và tốc độ của quạt gió được thiết kế trên thân bếp. Đặc biệt, do bếp ứng dụng kỹ thuật đốt bằng tia hồng ngoại, nhiên liệu của bếp được đốt triệt để, thời gian đốt dài hơn, không sinh bụi, khói và rất ít muội lò. Theo nhóm nghiên cứu, sử dụng bếp gas sinh học hồng ngoại rất an toàn. Tuy cũng là bếp gas nhưng không thể gây nổ do khí gas áp suất thấp, không tồn trữ khí ga, không thất thoát khí gây ngộ độc, ngọn lửa sạch. Kết quả kiểm nghiệm khoa học Tháng 10/2012

Trang 5/19


cho thấy khí CO của bếp gas sinh học hồng ngoại nhỏ 10 lần so với các loại bếp gas thông thường.

nhu cầu sử dụng, trên mọi địa hình (mặt đất, mái nhà, sân thượng...những nơi hứng được ánh sáng).

Theo www. baodatviet. vn, 15/10/2012

Theo www.baodatviet. vn, 16/10/2012

*****************

*****************

TẠO NƢỚC NGỌT BẰNG NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI

CHẾ PHẨM SINH HỌC COMPOST MARKER

Các nguồn nước không uống được trực tiếp như nước biển, nước lợ, nước nhiễm phèn, nước ao, hồ, sông suối … có thể biến thành nước ngọt, sạch và sử dụng được ngay chỉ trong thời gian ngắn nhờ thiết bị tạo nước ngọt bằng nguồn năng lượng mặt trời.

Chế phẩm sinh học compost marker do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN Nghệ An) nghiên cứu và sản xuất là loại men ủ tổng hợp được sản xuất từ các chủng vi sinh vật. Thành phần gồm 3 nhóm vi sinh vật chính: vi sinh vật phân giải xenllulo: 108 CFU/g; vi sinh vật phân giải phôtpho (phân giải lân): 108 CFU/g; vi sinh vật hỗ trợ (nấm men): 108 CFU/g.

Đây là kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo (Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam). Thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm thành công tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Đồ Sơn (Hải Phòng). Theo đó, sau khi cấp nước vào bể chứa, nước được năng lượng Mặt trời đun nóng, bốc hơi và ngưng tụ trên bề mặt trong của tấm kính và chảy về một bể chứa nước sạch. Nước này ngọt, sạch, có thể dùng được ngay cho sinh hoạt của người dân, đặc biệt là quân và dân ven biển, hải đảo, cách xa đất liền. ThS. Nguyễn Minh Việt, Q. Viện trưởng Viện Thủy điện và Năng lượng tái cho biết, nguyên lý hoạt động của thiết bị này hoàn toàn băng năng lượng mặt trời, không tốn chi phí năng lượng, không phát thải khí nhà kính, không có hóa chất, lắp đặt đơn giản, gọn nhẹ, nước ngọt tạo ra không phải lọc lại mà sử dụng được ngay. Với công suất trung bình đạt hơn 6 lít/m2/ngày, thiết bị có khả năng tận thu được nước mưa trên mặt kính của thiết bị khi trời có mưa. Đặc biệt, thiết bị được chế tạo từ vật liệu composite nên có độ bền cao. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế nhiều mô đun với kích thước khác nhau, có khả năng tháo lắp linh hoạt và lắp ghép thành hệ thống lớn từ các mô đun đơn lẻ tùy theo Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Sử dụng chế phẩm sinh học compost marker của Trung tâm giúp làm tăng năng suất cây trồng lên 12-15%, nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân lên 50-60%, giảm thời gian ủ từ 30 đến 50%, có thể thay thế 50% lượng phân lân sản xuất từ quặng phôtphorit… Chế phẩm sinh học đã được các nhà khoa học đánh giá cao, đưa vào áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt cho sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa bàn của Nghệ An như các huyện: Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp … Chi tiết, xin liên hệ: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An - 75B Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An -Tel: (038).3842416; Fax: 038.3598233; Emai: trungtam khcn@yahoo.com Theo www.tchdkh.org.vn, 02/10/2012 *****************

TẬN DỤNG XỈ PHẾ THẢI LÀM GẠCH LÁT Song song với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là vấn đề xử lý chất thải rắn từ công nghiệp và sinh hoạt, trong đó có xỉ phế thải (loại phế thải tạo ra trong quá trình luyện gang, thép). Nhận thấy có Tháng 10/2012

Trang 6/19


thể tận dụng được nguồn nguyên liệu này, TS Trần Văn Miền, giảng viên Bộ môn Vật liệu xây dựng (ĐH Bách khoa TPHCM) đã nghiên cứu thành công sản phẩm gạch lát vỉa hè từ xỉ phế thải đầu tiên tại Việt Nam. Học hỏi từ xứ người Trong những năm làm nghiên cứu sinh ngành bê tông, xi măng tại Nhật, TS Trần Văn Miền được tiếp xúc với quy trình sản xuất gạch lát từ xỉ sắt. Cùng tham gia thi công một số dự án thiết kế công trình công cộng nơi xứ người đã giúp TS Miền làm quen với loại gạch thân thiện môi trường này. Nhưng phải khi trở về nước, trực tiếp chứng kiến hàng tấn xỉ sắt “đổ đống” bên ngoài các nhà máy cán thép, anh mới nảy ra ý định tận dụng nguồn nguyên liệu tưởng chừng không có giá trị. Ý tưởng đã có, TS Miền cùng những cộng sự trong Bộ môn Vật liệu của trường lập tức tìm kiếm các số liệu có liên quan đến xỉ sắt tại Việt Nam, để có thể hình dung được trữ lượng, từ đó đánh giá tiềm năng kinh tế của ý tưởng nghiên cứu. “Các nhà máy gang, thép rất nhiều. Mỗi năm thải ra một lượng lớn xỉ sắt. Nguồn nguyên liệu coi như không thiếu. Nhưng ở nước ngoài, mình chỉ tiếp cận được quy trình tạo sản phẩm, chứ có ai chỉ cho mình thông số của từng nguyên liệu đầu vào đâu? Nghĩa là mình phải bắt tay vào nghiên cứu dựa trên tính chất nguồn nguyên liệu ở nước ta”, TS Miền cho biết. Xỉ phế thải nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu có hướng xử lý thích hợp, loại chất thải này sẽ là nguồn phụ gia phục vụ cho ngành vật liệu xây dựng. Đặc biệt, nhiều nơi sử dụng xỉ phế thải để tạo bê tông rỗng (BTR), độ bền cao và thoát nước tốt. “Phối trộn 30%-50% xỉ sắt với nước và xi măng sẽ tạo ra hỗn hợp làm BTR có cường độ nén và chịu kéo cao nhất. Chúng tôi cũng cho ra sản phẩm tương tự như loại gạch hiện đang sử dụng để lát vỉa hè, cùng quy trình sản xuất mức Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

công nghiệp. Đủ khả năng chuyển giao cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn ứng dụng”, TS Miền chia sẻ. Tiềm năng lớn TS Đỗ Minh Đạo, chuyên viên Hiệp hội Gốm sứ miền Nam, nhận định, vấn đề ô nhiễm từ xỉ phế thải trong sản xuất gang, thép đã được nhắc đến từ thập niên 60 ở nước ta. Đơn cử như tại Nhà máy gang, thép Thái Nguyên, ở bãi chứa loại xỉ này, cây cối không mọc nổi, không xây dựng được nhà ở... Còn theo nhóm nghiên cứu, tại Khu CN Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu), có nhiều nhà máy luyện thép bắt đầu đi vào sản xuất như Nhà máy thép Việt, Nhà máy thép miền Nam… Dự kiến lượng xỉ phế thải phát sinh ra môi trường lên đến 451.000 tấn xỉ/năm. Nói về khả năng ứng dụng, nhóm nghiên cứu nhìn nhận, ở TPHCM hiện nay thường bị ngập nước vào mùa mưa, nước mưa theo đường ống cống chảy đi, trong khi nguồn nước ngầm đang thiếu do quá trình bê tông hóa. Chưa kể, một số khu vực công cộng còn sử dụng đá hoa cương để lát vỉa hè. Tuy có đẹp nhưng đắt tiền và dễ trơn trượt. Với loại bê tông mới này, có thể áp dụng vào các công trình công cộng như vỉa hè, bãi đỗ xe, mái dốc, bờ kè… Việc thi công ngoài công trường có thể đổ bê tông toàn khối, hoặc đúc thành khuôn gạch thuận tiện. Theo tính toán, giá thành loại bê thông này vào khoảng 100.000 đồng/m², rẻ hơn so với các loại gạch lát “con sâu” phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Trực, Ban quản lý KCNKCX TPHCM (Hepza) nhìn nhận, hiện xỉ sắt được miễn phí nên không đáng lo. Nhưng khi sản phẩm BTR được đưa ra ngoài thị trường và chứng minh được giá trị, khi đó xỉ sắt không thể là thứ mà các doanh nghiệp cho không. Ngoài ra, BTR có khuyết điểm là nặng hơn gạch lát con sâu hiện nay, nên nhóm nghiên cứu cũng phải tính toán vị trí nhà máy để giảm chi phí vận chuyển. Trước mắt, sẽ xem xét để

Tháng 10/2012

Trang 7/19


chuyển giao công nghệ này phục vụ cho các công trình tại Hepza. Theo www. sggp.org.vn, 22/10/2012 ***************** SẢN XUẤT RAU SẠCH BẰNG MÔ HÌNH THỦY CANH Một giàn hoặc một tháp rau 10 ống (diện tích 2,0m x 0,5m x 2,1m) sẽ cho lượng rau tương đương trồng trên 10m2 đất. Đây là mô hình sản xuất rau thủy canh của Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ (Viện KH&CN Việt Nam). Th.S Nguyễn Thành Khôi, Giám đốc trung tâm cho biết, trồng rau thủy canh là một giải pháp sản xuất rau sạch “thông minh”, được thiết kế theo hệ Modul. Rau được trồng bằng nước có bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dung. Ngoài ra, người sử dụng có thể trồng các loại rau khác nhau hoặc có thể thưởng thức hoa tươi khi thay vào “vườn rau” bằng những cây hoa. Người trồng rau thủy canh chỉ cần một hệ thống bao gồm các máng được kết nối thành một hệ thống giàn, chia thành nhiều tầng. Bên trong các máng chứa dịch thủy canh. Đây là loại dung dịch đặc biệt với thành phần phù hợp, không có chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ bệnh hay thuốc trừ sâu. Dung dịch dinh dưỡng sẽ chảy dọc theo suốt chiều dài của mô đun cơ bản đầu tiên và chảy qua toàn bộ các mô đun cơ bản còn lại trong hệ thống để đến từng cây trong hệ thống trước khi hồi lưu trở lại về thùng chứa. Hệ thống đóng mở tự động (Timer) được nối giữa máy bơm và hệ thống dẫn nước, có tác dụng điều chỉnh thời gian và số lần bơm nước trong ngày. -

thu hoạch. Hai phương pháp thu ho thu hoạch liên tục (cắt tỉa lá trong quá trình cây phát triển) và thu hoạch nguyên giỏ (cắt ngang gốc). Từ năm 1966 đến nay đã có trên 500 sáng chế về kỹ thuật trồng cây thủy canh. Nhật Bản là nước vượt lên dẫn đầu với khoảng 260 sáng chế (chiếm 47 103 sáng chế (chiếm 19%), Mỹ với 46 sáng chế (chiếm 9%)… Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trồng rau thủy canh tại Việt Nam vào năm 1997. Theo www. baodatviet. vn, 13/10/2012 ***************** GIỐNG LÚA MNR 4 Các nhà khoa học thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu lai tạo thành công giống lúaMNR 4. Giống lúa này có các đặc điểm chính như sau: thời gian sinh trưởng 106 ngày; hơi kháng bệnh rầy nâu và đạo ôn; chịu phèn, chịu mặn khá; chiều cao thân 72,673,56 cm; bông dài, chiều dài trục chính bông 21,40-21,96 cm, số bông/cây là 6,676,96 bông; số hạt chắc/bông 116,06120,74 hạt, tỷ lệ chắc hạt cao, trọng lượng 1.000 hạt đạt 26,69-26,95 g; năng suất vụ đông đạt 7-9 tấn/ha, vụ hè 6-7 tấn/ha. Mọi chi tiết xin liên hệ: Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long Xã Tân Thanh, Huyện Thới Lai, Tp Cần Thơ; Tel: 0710.3861954; Fax: 0710.3861457; Email: cllri@hcm.vnn.vn, Website: cllri.org Theo www.tchdkh.org.vn, 18/10/2012 *****************

vào buổi sáng (trước 9:00) hoặc buổi chiều (sau 16:00) để tránh cây khỏi bị héo khi Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Tháng 10/2012

Trang 8/19


GIỐNG NGÔ ĐƢỜNG LAI 10 Đây là giống ngô ngọt, dòng để ăn tươi hoặc chế biến đông lạnh xuất khẩu, do Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo. Giống ngô này có các đặc điểm chính sau: Thời gian sinh trưởng trong các vụ hè thu, thu và đông sớm là 68-70 ngày, vụ xuân là 80-82 ngày; chiều cao cây 158-178 cm; chiều cao đóng bắp 50-70 cm; cứng cây, bộ lá xanh đậm; chiều dài bắp 18,222,0 cm; đường kính bắp 4,8-6,0 cm; số hàng hạt/bắp 16-18; số hạt/hàng 38-45; hàm lượng đường 15-16%; hạt màu vàng tươi, mỏng vỏ, vị ngọt đậm và có mùi thơm đặc trưng; khả năng chống đổ, gãy, đặc biệt là khả năng chịu rét và nóng rất tốt; năng suất cao và ổn định ở các vụ và vùng sinh thái (đạt 18-20 tấn bắp tươi/ha; thích ứng rộng, có thể trồng trong được nhiều vụ và ở nhiều vùng sinh thái. Chi tiết liên hệ: Viện Nghiên cứu Ngô Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội; Tel: 04.33886356; Fax: 043.3 886309; Email: nmri@hn.vnn.vn Theo www.tchdkh.org.vn, 18/10/2012 *****************

GIỐNG LÚA DT 57 Các nhà khoa học thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp đã lai tạo thành công giống lúa DT57. Giống lúa này có các đặc điểm chính sau: thời gian sinh trưởng ngắn, 125-130 ngày (vụ xuân), 100-105 ngày (vụ mùa); chống chịu bệnh đạo ôn và khô vằn khá; chống đổ gãy tốt; thân cứng, chiều cao cây khoảng 90-95 cm, dạng hình gọn, bộ lá đứng, bản lá rộng, đẻ nhánh khoẻ (7-8 bông/khóm); bông dài, trổ thoát, số hạt/bông 170-230 hạt, tỷ lệ hạt chắc 8595%, hạt màu vàng sẫm, khối lượng 1.000 hạt đạt 20,5-22,0 g; năng suất trung bình 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70-75 tạ/ha; khả năng thích ứng rộng, có thể gieo cấy trên nhiều chân đất. Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Mọi chi tiết xin liên hệ: Trần Bích Lan - Bộ môn Sinh học phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội; Tel: 04.37544712 Theo www.tchdkh.org.vn, 18/10/2012 *****************

NGHIÊN CỨU LOẠI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT KHAI THÁC BAUXITE Trung tâm nghiên cứu và quan trắc môi trường nông nghiệp miền Trung-Tây Nguyên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác về một số loại cây trồng phù hợp trên đất sau khi khai thác bauxite Đăk Nông.” Việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất được nhiều người quan tâm là phục hồi môi trường sinh thái và ổn định đời sống lao động cho người dân trên vùng hoàn thổ sau khai thác bauxite tại Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Trong quá trình thực hiện đề tài khoa học, Viện tập trung điều tra đánh giá chất lượng môi trường đất trên vùng khai thác quặng bauxite và nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội, việc sử dụng cây trồng, vật nuôi và tập quán sản xuất của nhân dân trong vùng dự án tại Nhân Cơ-Đăk Nông. Viện đã tập trung khảo sát đánh giá chất lượng môi trường đất trên địa bàn; đồng thời nghiên cứu sự xói mòn, sạt lở đất vùng dự án khai thác bauxite. Từ thực tế nghiên cứu đặc điểm đất bazan thoái hóa bạc màu và biện pháp cải tạo phục hồi độ phì của đất, Viện đã bố trí các thí nghiệm xem xét khả năng sinh trưởng và phát triển của 7 nhóm cây với 14 loại giống cây trồng chủ yếu. Đây là những giống cây trồng thích hợp với điều kiện đất bazan, phù hợp với đặc điểm sinh thái trong vùng, dễ đầu tư chăm bón; trong đó có các nhóm mô hình trồng cây làm thức ăn phục vụ chăn nuôi là loại cỏ sả và Tháng 10/2012

Trang 9/19


cỏ Stylô có đặc điểm phát triển nhanh, dinh dưỡng cao và tăng độ phì cho đất. Đối với nhóm cây họ đậu được chọn loại cây đậu đen, đậu cô ve lùn; nhóm cây lương thực chọn cây khoai lang và cây ngô. Về nhóm cây công nghiệp, Viện chọn cây ca cao và cây dứa; nhóm cây lâm nghiệp lấy gỗ, làm nguyên liệu giấy chọn loại cây muồng đen và cây xà cừ. Về nhóm cây hương liệu, dược liệu, Viện chọn cây hoa hòe và cây điều nhuộn (cây lấy hạt màu thực phẩm) là những loại cây đã được trồng phân tán ở địa phương. Trên cơ sở đánh giá diễn biến thời tiết hàng năm, đặc điểm khí hậu chung toàn vùng và phân tích các đặc tính hóa lý của đất, Viện đi sâu nghiên cứu việc sử dụng các loại phân bón phù hợp, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác cho các nhóm cây giống phù hợp trên đất sau khai thác bauxite. Viện đã bố trí các nhóm cây trên theo các mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác các loại cây theo kiểu trồng thuần, trồng xen ghép cây lâm nghiệp lấy gỗ với cây lương thực, cây họ đậu và các loại cỏ phủ đất. Mỗi mô hình trồng được bố trí diện tích 500m2 đối với các nhóm cây đậu đỗ, cây cỏ, cây lương thực, 3.000 m 2 đối với nhóm cây dược liệu, 5.000m2 đối với cây công nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp trên vùng hoàn thổ sau khi khai thác bauxite. Để thực hiện mô hình trồng các loại cây theo các biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả, Viện đã xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật canh tác cho nông dân trong vùng dự án khai thác bauxite Nhân Cơ-Đăk Nông. Theo www. vietnamplus.vn,17/10/2012 ***************** BIẾN RƠM THÀNH PHÂN BÓN, TIẾT KIỆM CẢ NGÀN TỶ ĐỒNG Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

phế thải từ nông nghiệp được coi là hướng đi đúng, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững trong bối cảnh đồng ruộng đang có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng. Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Vì vậy, đề góp phần giảm thiểu ô nhiễm đề tài nghiên cứu “Chế phẩm vi sinh (Fito-Biomix RR) để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhờ sử dụng chế phẩm này ” đã được ứng dụng và Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 956 cho tác giả Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội. Đề tài gồm nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương khác nhau như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội ... đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, được các chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân đánh giá cao. Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước, rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm FitoBiomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có. Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này làm cho rơm rạ vụn

Tháng 10/2012

Trang 10/19


thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.

. Theo tác giả, chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito-Biomix RR đã phân hủy tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được khoảng 80 - 85%. Đống ủ rơm rạ được bổ sung men vi sinh vật và dinh dưỡng, sau 30 ngày, hàm lượng cacbon tổng số giảm, hàm lượng đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng. Sau quá trình ủ, phân hữu cơ từ rơm rạ được sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản để sử dụng cho vụ sau. Chất giải độc cho đồng ruộng Theo nhận định của các nhà khoa học, sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ. Thạc sỹ Lê Văn Tri, chủ nhiệm đề tài cho biết, khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho cây lúa, ngô lượng phân hóa học giảm từ 20-30% , năng suất cây trồng tăng từ 10-15% góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm được gần 11.000 tỷ đồng.

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh học như FitoBiomix RR để xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Trong quá phát triển nông nghiệp bền vững, phân bón hữu cơ được coi như là một nhân tố đi đầu giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tạo độ màu mỡ đất đai. Hơn nữa xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ gần như không còn, vì vậy nhu cầu về phân bón hữu cơ từ rơm rạ là rất lớn. Hiện, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất xây dựng kế hoạch dài hạn để tận dụng lượng rơm, rạ thừa sau thu hoạch sản xuất phân bón hữu cơ trả lại cho đất những gì mà cây trồng đã lấy đi, cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ tơi xốp của đất, ổn định độ pH, làm cho đất ngày càng tốt để canh tác lúa, giảm sâu bệnh, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại, tạo ra sản phẩm gạo an toàn. Việc làm này cần được triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương trên cả nước, kết hợp các hình thức nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tuyên truyền sâu rộng để thay đổi thói quen sử dụng phân bón hóa học trong canh tác của người dân, tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường và sinh thái đồng ruộng. Theo www. vietnamplus.vn, 04/10/2012 ***************** NHÀ “SÁNG CHẾ” NÔNG DÂN ĐẤT QUẢNG TRỊ Sở hữu hàng loạt sáng chế phục vụ nông nghiệp, ông Văn Đức Quynh, Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị được bà con

Tháng 10/2012

Trang 11/19


nông dân yêu mến gọi là “ông Quynh sáng chế”. Tại Chợ Công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam (Techmart 2012), ông Quynh cũng đã chinh phục được khách đến thăm quan bằng hoàng loạt máy móc do ông nhiều năm tự mày mò, nghiên cứu. Không ngừng sáng tạo Tại gian trưng bày của ông Quynh gồm la liệt các sản phẩm máy móc, vương vãi xung quanh là các lát ngô, sắn đã được thái mỏng, vỏ lon bia đã bị dập nát bẹp dúm. Ông nhiệt tình giới thiệu cho khách thăm quan về chức năng, công dụng của những chiếc máy tự tay ông sáng chế. Đầu tiên là chiếc máy tách hạt ngô năng suất tách đạt 5 tạ hạt/giờ nhưng nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi trục chính quay, trái ngô quay theo, ở thanh trượt dẫn hướng có bộ phận điều chỉnh để tách hạt. Hạt theo máng dẫn, rồi theo thanh trượt ra ngoài. Ông Quynh cho biết, vào vụ thu hoạch ngô năm 2004, thấy bà con nông dân phải lấy tay tách vỏ hết sức khổ cực lại tốn nhiều thời gian, ông bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy tách hạt ngô. Hồi đầu, ông cứ tự mình xì xoẹt hàn, gò, cắt rồi kéo máy đi khắp đầu làng cuối xóm xin người ta cho tách thử. Suốt 3 năm (tức là 6 vụ bắp), bà con nông dân đã quen với hình ảnh người đàn ông gầy gò đi tách hạt ngô không công. Đến năm 2007, máy tách hạt ngô mới được hoàn thiện. Năng suất tách đạt gần 5 tạ hạt/giờ (gấp 20 lần sức người tách thủ công). Máy cao 0,75m, dài 0,6m, rộng 0,4m và nặng 45kg. Đến nay, chiếc máy tuốt ngô của ông Quynh không chỉ phục vụ nông dân Quảng Trị mà còn đến với nông dân ở Huế, Quảng Bình, Kon Tum, Lạng Sơn ... Bên cạnh chiếc máy tẽ ngô là chiếc máy bóc vỏ và hạt dành dành. Chiếc máy nhỏ gọn, kết cấu đơn giản, có trọng lượng chỉ khoảng 30kg bao gồm một mô tơ 1,5KW, một máng và một trục quay được Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

làm từ thép không gỉ . Ông Quynh cho hay, khi cắm điện, động cơ chạy truyền chuyển động qua dây cuaroa làm trục máy quay. Khi nguyên liệu được đưa vào máng, máy sẽ thực hiện cùng một lúc hai cộng đoạn là bóc vỏ và tách hạt. Vỏ và hạt sẽ theo máng ra ngoài. Sau đó, ông còn tiếp tục làm máy tuốt lạc, máy xay xát và máy cắt đa năng (có thể cắt sắn, khoai, chuối... thành từng lát). “Tui mần mấy cái sau nhanh hơn cái trước. Dù tính năng khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động không khác nhau là mấy. Tui cứ áng áng rứa mà mần thôi ...” ông nói. Chỉ vào giàn nâng chống ngập lụt cho máy ATM và máy ép dập vỏ lon bia, ông Văn Đức Quynh cho biết, đây là hai thiết bị mới của ông, vừa được chế tạo năm 2012. Máy ép dập vỏ lon bia có năng suất bằng 30 lao động thủ công dùng búa đập bằng tay. Đặc biệt, thiết bị nâng hạ máy ATM được ông tự hào giới thiệu là sản phẩm đặt hàng của Ngân hàng NN&PTNT tỉnh với giá mỗi máy 12 triệu đồng. Ưu điểm của máy là tuyệt đối an toàn cho người khi vận hành, giảm hao phí bảo hành sửa chữa. Máy vận hành chỉ cần một người quay máy nên tiết kiệm được nhân công lao động. “Ở những vùng có nguy cơ ngập lụt, nếu không được nâng lên kịp thời sẽ làm hỏng các cây rút tiền tự động. Khi nước dâng lên, người bảo vệ chỉ cần sử dụng tay quay điều khiển cho máy ATM lên cao. Khi nước xuống lại quay trục trả lại như ban đầu” ông Quynh nói. Còn nhiều trăn trở Điều đáng nói là ông Quynh chưa từng học qua một trường nghề lớp thợ nào ngoài trình độ văn hóa 7/12. Nhờ ý chí vượt khó, sự thông minh, khéo léo, sự đam mê, khả năng sáng tạo tiềm tàng của một người nông dân nơi đất cằn sỏi đá khiến ông đau đáu làm sao có thể giúp dân nghèo đỡ cực khổ đã đưa ông Quynh tìm đến với nghề cơ khí, để hôm nay ông có trong tay nhiều máy móc phục vụ đắc lực cho sản xuất. Tháng 10/2012

Trang 12/19


Nói về cái duyên của mình với máy móc, ông bảo: “Chừ bà con hễ thiếu cái gì thì họ lại đến méc tui, tui sẽ về suy nghĩ và mày mò sáng chế làm ra cái máy họ muốn. Máy làm ra rồi, tui đem đi thử, thấy cái chi chưa được hoặc thiếu là tui tháo ra mần lại... Khi mô bà con ưng thì tui ưng. Nhưng có mấy cái khó quá, tui cũng phải nợ lại đó với bà con”. Nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, ông còn tận dụng triệt để những đồ dùng bỏ đi như bánh quay máy nổ, tăm xe, ống tuýp xe đạp và những phế liệu chiến tranh như vỏ đạn, thanh sắt… còn vương vãi nhiều trên dải đất năm xưa từng là chiến trường ác liệt để thiết kế, chế tạo máy móc. Với ông, chỉ cần đam mê, kiên trì, chịu khó học hỏi là thành công. Điều ông mong mỏi là làm thế nào hạn chế đến mức thấp nhất kinh phí chế tạo cũng như độ phức tạp trên từng chi tiết máy móc, thiết bị để người dân ai cũng mua được và dễ dàng sử dụng. “Chiếc máy nào tôi cũng tháo ra lắp vào hàng chục lần, không phải vì máy không hoạt động được mà cái chính là mình nghiên cứu làm sao cho máy vừa đạt năng suất cao vừa gọn nhẹ, ít tốn công, tốn sức, đồng thời giảm được hao phí điện năng, xăng dầu…để bà con đón nhận sản phẩm” ông Quynh tâm sự. Hiện nay, điều ông Quynh trăn trở là sản phẩm của mình tại các công ty, đại lý kinh doanh vẫn khó tiêu thụ bởi người dân vẫn thích tìm về tận nhà để mua máy hơn. Vì đến đây, họ được ông chỉ cặn kẽ cách sử dụng còn ở các cửa hàng, đại lý, do sản phẩm còn mới lạ nên các chủ bán không tư vấn được mấy cho bà con. Bên cạnh đó, máy móc hư hỏng đại lý cũng không sửa được. Ngoài ra, tâm lý của bà con nông dân nếu được mùa, được giá thì bà con còn nghĩ đến việc mua máy móc chứ mất mùa, rớt giá thì cũng chẳng mấy ai ngó ngàng đến máy móc. Với những thành tích xuất sắc trong phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật, từ năm 2006 đến 2010, ông Văn Đức Quynh Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Trị…tặng nhiều bằng khen, giấy khen và danh hiệu điển hình tiên tiến. Ông Quynh cho biết, tại các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị và Techmart các năm ông cũng nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ doanh nghiệp và nông dân các tỉnh trong cả nước. Nói về những người nông dân sáng tạo của địa phương mình, ông Lưu Văn A, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học – Thông tin KH&CN (Sở KHCN tỉnh Quảng Trị) cho biết, những sáng chế của nông dân được ra đời một cách tự phát, nhưng vô cùng hiệu quả và hữu ích. Họ là những người thực sự tâm huyết với sáng tạo, với khoa học và nhất là tâm huyết với cuộc sống, thật sự đồng hành với cuộc mưu sinh vất vả của người nông dân. Quảng Trị còn rất nghèo, nhưng UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư rất sát sao cho việc chuyển giao ứng dụng KHCN. Theo www. baodatviet. vn, 22/9/2012 *****************

NÔNG DÂN SÀNH CƠ KHÍ MÊ SÁNG TẠO Chỉ 1 giờ có thể cắt được 2 tấn sắn, tiết kiệm thời gian gấp 10 lần so với cắt sắn bằng tay. Công suất của máy chỉ 350W (3 tiếng đồng hồ mới mất 1 số điện). Chiếc máy cắt sắn do anh nông dân Đào Văn Huy chế tạo đã trở thành cứu cánh cho nhiều hộ dân trồng sắn. Hơn 8 năm nay, nông dân hợp tác xã Đại An Khê, thôn An Thái, Hải Thượng, Hải Lăng,Quảng Trị (quê anh Huy) đã không còn cảnh phải ngồi cắt sắn bằng tay nữa. Thay vào đó, họ sử dụng loại máy cắt sắn do anh Huy chế tạo vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc thu hoạch mùa màng. Nông dân mê sáng tạo

Tháng 10/2012

Trang 13/19


Là một người thuần chất nông dân nhưng vốn có rất nhiều tài lẻ về cơ khí, nên anh Huy thường dành phần lớn thời gian để mày mò, nghiên cứu, sửa chữa, chế tạo các loại máy móc dùng trong gia đình. Ý tưởng sáng chế ra một loại máy cắt sắn được nung nấu trong anh từ năm 2004. Khi anh nhận thấy vào giai đoạn ấy, phần lớn bà con ở địa phương anh đầu tư trồng sắn, nhưng công đoạn thu hoạch, cắt sắn thành lát phơi khô hầu như đều làm bằng thủ công, vừa mất thời gian vừa tốn công sức. Để có được chiếc máy cắt sắn hoàn thiện anh Huy đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, hình dung ra về nguyên lý hoạt động của máy. Sau đó, anh tiến hành tìm kiếm và tập hợp những vật liệu có liên quan. Khi cơ bản đủ vật liệu bao gồm tôn, moay-ơ xe đạp, vành xe đạp, dây cu-roa của máy cày và máy bơm nước cũ loại nhỏ..., Anh bắt đầu hàn tôn thành chiếc mâm dài khoảng 1 m, rộng 50 cm. Trên mâm có từ 2 - 4 lỗ tròn để củ sắn lọt vào, phía dưới mâm có 1 lưỡi dao. Hàn các thanh sắt cao khoảng 40 - 50 cm làm chân mâm. Chiếc máy thoạt nhìn qua có vẻ đơn giản, tuy nhiên để chế tạo ra nó anh Huy đã mất nhiều công sức nghiên cứu và thực hành. Thật không hề đơn giản để khi thả củ sắn vào các lỗ trên mâm, cắm điện vào, thì moay-ơ xoay, mâm xoay theo và lưỡi dao vận hành cắt sắn và tạo ra những khoanh tròn đều đẹp mắt. Mùa thu hoạch năm 2004, khi đưa máy vào thử nghiệm, bà con quê hương anh rất phấn khởi vì nó mang lại hiệu quả rõ rệt. Loại máy này tiết kiệm thời gian gấp 10 lần so với cắt sắn bằng tay, trung bình 1 giờ cắt được 2 tấn sắn; công suất của máy chỉ 350W (cứ 3 tiếng đồng hồ chỉ mất 1 số điện). “Thợ cơ khí” mát tay Tiếng lành đồn xa, đến nay, đã có trên 1.000 người tìm đến anh Huy đặt hàng máy. Không chỉ nông dân trong tỉnh tìm Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

đến anh mua, sửa chữa các loại máy cơ khí mà bà con ở tận huyện Phong Điền, Phong Thủy, Thừa Thiên- Huế và các vùng lân cận khác cũng trở thành những khách hàng thường xuyên của anh. Mọi người sau khi sử dụng máy đều có chung suy nghĩ là khâm phục sự sáng tạo đầy tính thực tế của anh. Vì nó không những giúp bà con bớt vất vả trong việc thu hoạch sắn, mà còn giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ mạnh dạn đầu tư thêm. Không chỉ được biết đến là một “nhà sáng chế” nông dân, anh Huy còn nổi tiếng là một thợ cơ khí mát tay. Mặc dù chưa từng qua bất kỳ một trường lớp đào tạo nghề sửa chữa máy móc nào, nhưng hầu như các loại máy vào tay anh đều được sửa chữa tốt và sử dụng hiệu quả. Thành tích sáng tạo của anh cũng không chỉ dừng lại ở mỗi loại máy cắt sắn, anh Huy còn mua các loại máy gặt lúa cũ do Nhật Bản sản xuất về sửa chữa, mài lại lưỡi cắt và tạo ra chiếc máy gặt lúa bằng tay. Loại máy này rất phù hợp với ruộng có địa hình bậc thang, hiệu quả về thời gian và tiện dụng cho người sử dụng.Trong những đợt cao điểm đến mùa vụ, anh phải làm việc cả ngày lẫn đêm để sản xuất ra các loại máy cũng như sửa chữa máy cày, máy bơm nước, máy gặt lúa … cho khách. Theo www. baodatviet. vn, 11/9/2012 *****************

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH ĐOẠT GIẢI ĐẶC BIỆT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Sau một năm khởi động, ngày 13-10, vòng chung kết cuộc thi “Holcim Prize 2012” với bảy đề tài nghiên cứu phục vụ cho phát triển bền vững của các sinh viên đến từ bảy trường đại học trên cả nước đã diễn ra sôi nổi tại Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Chiều 13-10, sau một ngày tranh tài, vượt qua sáu nhóm sinh viên khác, nhóm Tháng 10/2012

Trang 14/19


sinh viên đến từ Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã giành được giải đặc biệt (trị giá 60 triệu đồng) của giải thưởng “Holcim Prize 2012” với đề tài “Hệ thống tưới tiêu hoa màu sử dụng ánh sáng mặt trời ở nông thôn tỉnh Ninh Thuận”. Đề tài này được Ban giám khảo đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tiễn và tính bền vững, sử dụng năng lượng mặt trời cung cấp giải pháp tưới tiêu tiết kiệm nước và nâng cao năng suất lao động cho người dân. Công ty Xi-măng Holcim Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng để triển khai ứng dụng thực tế đề tài này tại tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải thưởng khác như: Giải “Bảo vệ môi trường” được trao cho đề tài “Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt ở khu 2 ĐH Cần Thơ” của nhóm sinh viên đến từ Trường ĐH Cần Thơ; đề tài “Mô hình sân chơi cho trẻ em khuyết tật' của Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh đạt giải “Phát triển cộng đồng”; Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đạt giải “Xây dựng bền vững” với đề tài “Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng khu dân cư làng chài bãi giữa sông Hồng”… Theo www.nhandan.com.vn,13/10/2012 *****************

VIỆT NAM LẦN ĐẦU TIÊN ĐĂNG CAI ROBOTICS QUỐC TẾ Ngày 27/10, cuộc thi Robotics quốc tế dành cho trẻ em - giải thưởng tuổi trẻ kỹ thuật số (DYA) sẽ được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Cuộc thi Robotics chính thức bắt đầu từ năm 2006 do Tập đoàn Eduspec (nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và giáo dục trên nền tảng công nghệ thông tin) khởi xướng. Ở lần đầu tiên tham gia vào năm 2011 tại Indonesia, đại diện của Việt Nam đã đoạt giải tiềm năng (đạt 850/1.000 điểm) dù mới làm quen với bộ môn Robotics trong vòng vài tháng. Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Ở lần đầu tiên đăng cai sự kiện này, đoàn Việt Nam có 14 đội trên tổng số 54 đội tuyển đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines. Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Deep Blue” (Khám phá biển sâu) với hai chủ đề nhỏ là “Oceanus” cho các đội từ 7 đến 9 tuổi và “Triton” cho các đội từ 9 đến 13 tuổi. Tham gia cuộc thi, các em có cơ hội giải quyết các bài toán mang tính khám phá, nhân văn được ban tổ chức đặt ra hàng năm. Trong quá trình này, các em sẽ học được cách đưa khái niệm lý thuyết sang thành các giải pháp và chiến lược thực tế, trải nghiệm những điều mới lạ. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng đem đến cho các em kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, chiến lược, trình bày và lập trình. Được biết, Robotics 2012 do liên danh DTT (nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin-viễn thông khép kín) và Eduspec đồng tổ chức. Robotics được hiểu là công nghệ xử lý thiết kế, xây dựng và vận hành của robot. Đây là môn học tổng hợp của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và giúp học sinh học tập, trau dồi phương pháp tư duy chiến lược, cách giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc từ cấp tiểu học đến cấp đại học. Theo www.baocongthuong.com.vn, 25/10/2012 *****************

MÔ HÌNH NHÀ CHỐNG ĐỘNG ĐẤT CỦA SINH VIÊN ÐÀ NẴNG ĐOẠT GIẢI QUỐC TẾ Bốn sinh viên Khoa Xây dựng, Trường đại học Duy Tân (Ðà Nẵng) đã đoạt Giải khuyến khích Cuộc thi "Thiết kế nhà chống động đất" tại Ðài Loan (Trung Quốc), giành vị trí thứ bảy toàn đoàn. Ðó

Tháng 10/2012

Trang 15/19


là các bạn: Trương Văn Bách, Vũ Ðặng Biên, Nguyễn Văn Tiền, Châu Quang Huy.

mình. Cũng nhờ vậy mà mọi người biết để khắc phục hợp lý và hoàn thiện hơn".

Cuộc thi "Thiết kế nhà chống động đất" do Hội đồng Vương quốc Anh, Trường đại học Bri-xtôn và Trung tâm Quốc gia nghiên cứu về động đất của Ðài Loan (Trung Quốc) tổ chức hằng năm. Ðây là năm thứ 12 cuộc thi diễn ra và cũng là lần đầu Việt Nam tham dự. Ðội Việt Nam đã vượt qua 102 đội thi của cấp đại học đến từ các quốc gia và giành Giải khuyến khích.

Mô hình "Nhà chống động đất" của nhóm sinh viên Ðại học Duy Tân được thiết kế dựa vào hình ảnh cây tre Việt Nam, tức là có thể dao động theo sức rung của động đất. Nếu Nhật Bản thực hiện lắp những con lăn vào nền nhà để chống động đất thì các bạn ở đây lại dựa vào độ dẻo để chống. Nhà sẽ được thiết kế bảy tầng, chịu được động đất dưới cấp 6. Khung nhà được xây dựng chắc chắn với lõi sắt, tường sẽ dựng bằng hai lớp tôn và một lớp xốp ở giữa, vừa bảo đảm nhẹ và sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng như tường bêtông, vừa bảo đảm mát mẻ vào mùa hè. Còn vách bên trong nhà sẽ được dựng bằng giấy cứng. Với thiết kế nhà như vậy, khi có động đất có thể giúp giảm hoặc uốn theo dao động của động đất. Ðộ nghiêng, dao động của nhà không vượt quá 10% vì nếu quá sẽ không đúng với quy định cuộc thi và ngôi nhà đó cũng sẽ không thể bảo đảm an toàn. Nhà có tuổi thọ khoảng 30 năm.

Thầy Nguyễn Chiến Thắng - giáo viên hướng dẫn của bốn bạn trẻ cho biết: "Trong một tiết dạy, tôi đã ra bài tập cho các em sinh viên thiết kế một mô hình nhà chống động đất. Lọc từ nhiều sáng kiến của các sinh viên, tôi đã chọn bốn em có những ý tưởng độc đáo và hợp lý nhất để cùng phối hợp nghiên cứu bài tập của mình". Từ ý tưởng trong bài tập đó, thầy và trò của sinh viên Trường đại học Duy Tân đã mạnh dạn tham gia cuộc thi. Lúc đầu, ngôi nhà được tổng hợp từ những ý tưởng của bốn sinh viên. Nhưng, sau nhiều lần thử nghiệm, lại thiếu nhiều thiết bị hỗ trợ về động đất, cho nên dù mô hình được thiết kế nhưng chưa được thử nghiệm. Ðược sự hỗ trợ từ nhà trường, nhóm sinh viên đã được hợp tác thử nghiệm, tập huấn tại Xin-ga-po. Sinh viên Trương Văn Bách tâm sự: "Khó khăn cho mọi người trong nhóm lúc đó là nghiên cứu "chay", vì không có động đất thật trong thực tế. Ðến lúc được tập huấn và chạy thử nghiệm tại Xin-ga-po, ngay lần thử đầu tiên, mô hình thất bại hoàn toàn. Lúc đó, nhóm mới nhận ra nhiều sai sót trong quá trình thiết kế của

Trở về sau cuộc thi, nhóm sinh viên cùng thầy Thắng đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa mô hình nhà chống động đất để có thể áp dụng thực tế tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), nơi đang chịu ảnh hưởng động đất liên tiếp thời gian qua, nhằm giúp bà con nơi đây chống và phòng ngừa ảnh hưởng của động đất. Hiện nhóm sinh viên này đã nộp đề án để áp dụng xây dựng nhà cấp bốn bình thường cho người dân thay nhà cao tầng như trong cuộc thi. Theo www. nhandan.com.vn, 16/9/2012 *****************

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Tháng 10/2012

Trang 16/19


SÁNG CHẾ VIỆT NAM 1-0010444: Quy trình sản xuất tranh kính. Tác giả: Phạm Hồng Vinh. Sáng chế đề cập đến quy trình sản xuất tranh kính bao gồm các công đoạn: chế bản tác phẩm trên giấy hoặc tranh ảnh cần lμm tranh kính; chế bản corel tác phẩm trên máy tính; cắt đề can từng mảng tác phẩm; dán ghép các mảng đề can lên khổ kính; phun cát từng chi tiết nông sâu theo chỉ định mĩ thuật; mài, gọt, đánh bóng bằng các công cụ máy cầm tay với đá mμi hợp kim; dán, bịt đề can kín tác phẩm đã được hoàn thiện thô (tác phẩm điêu khắc tranh kính không màu); phun sơn nghệ thuật cho từng chi tiết; đưa tác phẩm vào lò hấp tuỳ theo yêu cầu ở 1200C nếu trang trí trong nội thất hoặc 6800C nếu trang trí ngoại thất hoặc các vị trí có môi trường khắc nghiệt. ****************** 1- 0010452: Khóa cửa cơ khí thông thƣờng có bộ phận điện tử chống trộm. Tác giả: Trần Anh Tuấn. Sáng chế đề cấp đến khóa của cơ khí thông thường có bộ phận điện tử chống trộm. Bộ phận điện tử chống trộm bao gồm khối cơ và khối điện tử. Khối cơ bao gồm thanh chốt then khóa gồm vỏ kết cấu, một nam châm điện, một chốt ngăn then khóa chuyển động. Chốt ngăn then khóa được điều khiển tự động. Khối điện tử điều khiển chốt bao gồm phần nguồn nuôi, phần thiết lập mã số, phần nhập mã số, và phần xử lý trung tâm để xác nhận mã số nhập vào, dựa trên kết quả xác nhận mã nhập mμ điều khiển chốt nâng lên hoặc không nâng lên. Phần xử lý trung tâm có hai bộ vi xử lý, một trong hai bộ hoạt động ở trạng thái dự phòng. Phần xử lý trung tâm còn khối Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

chuyển mạch nguồn điện nuôi từ điện lưới sang điện pin dự phòng. Phần thiết lập mã số sử dụng các tổ hợp công tắc chuyển mạch đơn giản được thiết kế theo ma trận 10x10. Với giải pháp kỹ thuật này, chủ hộ gia đình không phải thay toàn bộ khóa mà vẫn đạt được độ an toμn cao hơn so với khoá cửa cơ khí thông thường.

****************** 1-0010469: Sàn dày sƣờn bê tông cốt thép. Tác giả: Phạm Khắc Hiên. Sáng chế đề xuất sàn dày sườn bê tông cốt thép, được sản xuất công nghiệp, khi thi công hạn chế cốp pha lắp dựng tại công trường và hạn chế giáo chống được sử dụng để làm sàn cho các công trình phức tạp là công trình ngầm, công trình cao tầng khẩu độ lớn và các công trình khác. Thép một phương của sàn được gia công tại nhà máy thành các sườn thép, hai sườn thép được hàn với một tấm tôn thay cốp pha. Sườn thép dạng giàn không gian tiết diện hình chữ V ngược với một thép đỉnh và hai thép đáy, hai mặt bên là hai thép nhỏ hơn uốn hình sin được bẻ chân và hàn với tấm tôn. Khi thi công, giữa các sườn thép đặt hộp nhựa rỗng có tiết diện hình thang cân. Sàn chịu lực hai phương, phương thứ hai chịu cắt là sườn thép dạng răng lược, chịu uốn là thép rời đặt mặt dưới và thép lưới đặt mặt trên. Tháng 10/2012

17/19


Trường hợp sàn chịu lực một phương thì thép theo phương thứ hai là thép kết cấu.

****************** 1-0000986: Chủng nấm mốc Aspergillus niger VTCC 017 tái tổ hợp và quy trình sản xuất enzym xylanaza G2 từ chủng nấm mốc này.

động của hộp khóa gồm: cò bấm (3) có dạng thanh dẹt có phần then (32) ở phía trên và phần thanh răng (31) ở phía dưới; bánh răng nhỏ (41) liền khối với bánh răng lớn (42) ăn khớp với phần thanh răng (31) ở phía dưới của cò bấm (3); thanh răng (5) ăn khớp với bánh răng lớn (42) để chuyển động sang hai phía bên của hộp khóa khi cò bấm (3) chuyển động lên xuống theo phương thẳng đứng thông qua bánh răng nhỏ (41); lò xo giữ (7) có một đầu được bắt chặt vào vách bên của nắp dưới (2) và đầu còn lại được bắt chặt vào một đầu của thanh răng (5) để kéo thanh răng (5) về phía lò xo giữ (7); và chốt hãm (6) có một đầu bắt chặt với một đầu của thanh răng (5) để cùng chuyển động theo phương của thanh răng (5) sang hai phía bên và đầu còn lại của chốt hãm (6) để cài vào móc hãm cố định ở một phía bên của cửa cuốn.

Tác giả: Quyền Đình Thi, Nguyễn Sỹ Lê Thanh. Giải pháp hữu ích đề cập đến chủng nấm mốc Aspergillus niger VTCC 017 tái tổ hợp sinh tổng hợp enzym xylanaza G2 vμ quy trình sản xuất enzym xylanaza G2 từ chủng nấm mốc này. Chủng nấm mốc Aspergillus niger VTCC 017 tái tổ hợp theo giải pháp hữu ích mang vectơ pANGluA tái tổ hợp chứa cấu trúc biểu hiện có trình tự nêu trong SEQ ID No: 1 bao gồm yếu tố điều khiển gpdA, điểm cắt enzym giới hạn BamHI, đoạn ADN có trình tự nêu trong SEQ ID No:2 mã hóa enzym xylanaza G2, đuôi 6xhis gồm 6 axit amin histidin và yếu tố kết thúc TrpC. ****************** 1-0000987: Hộp khoá tự động dùng cho cửa cuốn. Tác giả: Đỗ Đức Thành. Giải pháp hữu ích đề cập đến hộp khóa dùng cho cửa cuốn bao gồm nắp trên (1) và nắp dưới (2) được lắp khít vào nắp trên (1) và nắp dưới (2) chứa các chi tiết dẫn Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

****************** 2- 0000988: Bếp khí hóa dùng đầu đốt tia hồng ngoại. Tác giả: Phan Văn Thế. Giải pháp hữu ích đề xuất bếp khí hóa dùng đầu đốt tia hồng ngoại dùng các nhiên liệu sinh khối có sẵn như dăm bào, mùn cưa, trấu, lá cây, củi, các loại rác thải khô v.v.. Bếp khí hóa theo giải pháp hữu ích bao gồm thùng đốt nhiên liệu (1), nắp đậy thùng (6), cửa nhóm lửa và lấy tro (5), ống thông gió (4), quạt (7), bình lọc khí (3), các van (2.2, 2.3), van chỉnh nhiệt độ (2.4), van xả khí (2.1), van xả nước (2.5), bình lọc và chứa nước (9), bếp có trang bị đầu đốt tia hồng ngoại (8.2). Bình lọc và chứa nước (9) gồm 3 vách ngăn, các vách ngăn được nối với nhau bằng ống hình chữ U "ngược", bên dưới 3 vách ngăn được

Tháng 10/2012

18/19


thông với nhau, khí được lọc qua các vách ngăn chuyển lên đầu đốt hồng ngoại (8.2) của bếp (8) nhờ ống dẫn khí (10.2) và được đốt cháy tại đây, xung quanh đầu đốt tia hồng ngoại là kiềng để nồi.

moay ơ của trục quạt (3), trên thành bên của mỗi phần bạc (1.1, 1.2) có vấu rỗng (2) lồi ra phía ngoài và các vấu rỗng này nằm trong phạm vi chiều dày của thành bên của moay ơ của trục quạt (3), bên trong mỗi vấu rỗng (2) có ren trong (5) dùng để bắt vít xuyên qua vấu rỗng (2) của phần bạc (1.1, 1.2) nhằm bắt chặt trục quạt (3) và ống gắn trục quạt.

****************** 2-0000989: Trục quạt tạo oxy cho đầm nuôi tôm. Tác giả: Nguyễn Văn Lập. Giải pháp hữu ích đề cập đến trục quạt tạo oxy cho đầm nuôi tôm có bạc (1) của trục quạt bao gồm hai phần bạc (1.1, 1.2) có dạng ống được gắn ở hai phần đầu của

******************

Theo Công báo Sở hữu công nghiệp số 293/2012

Dịch vụ Cung cấp Thông tin Trọn gói

Tháng 10/2012

19/19


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.