Trường Trung học | Sổ tay Học sinh

Page 1


TRƯỜNG TRUNG HỌC

SỔ TAY HỌC SINH

1. THƯ CHÀO MỪNG TỪ BRIGHTON COLLEGE VIETNAM

2.ĐỘI NGŨ NHÀ TRƯỜNG

2.1. Ban giám hiệu Nhà trường

2.2. Ban giám hiệu trường Trung học

2.3. Giáo viên trường Trung học

2.4. Khối hỗ trợ học thuật

2.5. Khối hành chính

3.TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG TA

3.1. Triết lý giáo dục

3.2. Mục tiêu của Nhà trường

3.3. Cơ hội bình đẳng

4.TỔ CHỨC VÀ LỊCH SINH HOẠT

4.1. Một ngày ở trường

Thời khóa biểu

Đến trường và từ trường ra về

Điểm danh

Chuyên cần

Đồ ăn

Thi đấu thể thao

Đội tuyển thể thao và lịch thi đấu

Giới hạn trong khuôn viên nhà trường

Hành xử của học sinh với tư cách là thành viên của BCVN

4.2. Sơ đồ khuôn viên trường và các vị trí lớp học

4.3. Tổ chức và các hoạt động định kỳ

Lịch của nhà trường

Bản tin hàng tuần

Địa chỉ

Ngày hội thông tin trường (Open Mornings)

Lễ trao giải

Họp phụ huynh

4.4. Các Nhà

Các Nhà ở Brighton College

Hội đồng học sinh trường Trung học

Thư viện

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT)

Thư điện tử (Emails)

Office 365

5.CHĂM SÓC BẢN THÂN VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

5.1. Chăm sóc và bảo trợ học sinh

5.2. Bắt nạt học đường

5.3. Trung tâm y tế và tư vấn tâm lý

5.4. Quy trình phòng cháy chữa cháy

5.5. Quy trình phong tỏa trường học

5.6. An toàn trên không gian mạng

5.7. Quan tâm và cẩn thận: Hướng dẫn học sinh

6. TÁC PHONG VÀ DIỆN MẠO

6.1. Đồng phục

Diện mạo

Các quy định chung cho tất cả học sinh

Đồng phục nữ

Đồng phục thể thao nữ

Đồng phục nam

Đồng phục thể thao nam

Thủ tục xử lý tài sản bị thất lạc

6.2. Tác phong

Quy tắc ứng xử của học sinh

Quy tắc ứng xử trong lớp học của học sinh

Điện thoại di động

Hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, và chất cấm/chất kích thích

Mối quan hệ và hành vi

Trộm cắp

6.3. Kỷ luật và khen thưởng

Kỷ luật

Khen thưởng

7. CÁC VẤN ĐỀ HỌC TẬP

7.1. Việc học hằng ngày

Chương trình học

Bài tập về nhà

Điểm và Báo cáo

Cảnh báo

7.2. Việc thi cử

Bài tập thực hành

Kỳ thi

7.3. Hành trình tương lai

8. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

8.1. Thể thao

8.2. Học thông qua phục vụ cộng đồng và kết nối xã hội (Duke of Edinburgh Award và Phục vụ cộng đồng)

8.3. Các chương trình Khiêu vũ, Kịch nghệ và Âm nhạc

8.4. Tham quan, dã ngoại

9. KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA HỌC SINH

9.1. Vai trò làm gương

9.2. Cơ hội lãnh đạo

THƯ CHÀO MỪNG TỪ BRIGHTON COLLEGE VIETNAM

Chào mừng các em tới Brighton College Vietnam. Nhà trường rất vui được chào đón các em- những học sinh sáng lập của trường Brighton College đầu tiên tại Việt Nam. Nhà trường hy vọng cuốn sổ tay này sẽ giúp các em có thêm thông tin và hứng khởi

chờ đón những hoạt động sẽ diễn ra trong năm học. Thầy hiểu rằng các em sẽ có nhiều lo lắng. Tuy nhiên, tất cả các em đều là học sinh mới trong trường; chúng ta đều đến từ nhiều ngôi trường khác nhau và cùng bắt đầu hành trình học tập mới tại ngôi trường này. Chính vì vậy, các em hãy nhớ rằng mình không đơn độc, và mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình.

Đây là cơ hội tuyệt vời để các em có thêm những người bạn mới, để cùng trò chuyện, giúp đỡ lẫn nhau. Mục tiêu của Nhà trường là giúp các em tiếp tục phát triển để trở thành những công dân tự tin, trưởng thành, và được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng thiết yếu. Trên hết, Nhà trường hi vọng các em sẽ thể hiện các giá trị cốt lõi của

BCVN - sự tò mò, tự tin và lòng nhân ái khi hòa nhập vào cộng đồng trường.

Có rất nhiều cơ hội tuyệt vời đang chờ đón em tại trường Trung học và Thầy hy vọng các em sẽ hào hứng nắm bắt tất cả những cơ hội này. Việc học tập chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của các em, và điều quan trọng là các em phải có tinh thần học tập nghiêm túc ngay từ đầu năm. Không có gì có thể cản trở các em vui vẻ và thoải mái theo đuổi việc học tập với niềm đam mê và quyết tâm. Vì vậy nếu các em có bất kỳ sự lo ngại nào, hãy mạnh dạn nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm hoặc một trong các giáo viên bộ môn của mình. Đối với những bạn chuẩn bị bước vào Năm 10, điểm thi IGCSE tốt vào cuối Năm 11 sẽ rất quan trọng, trước hết là đảm bảo cho các em có nền tảng vững chắc cho việc học lên IBDP, và sau đó là giúp các em thực hiện được hoài bão trong tương lai của mình.

Cuốn sổ tay này sẽ giúp các em tận dụng tối đa các cơ hội khi học tập tại trường.

Thầy hy vọng cuốn sổ tay này sẽ hữu ích cho các em, và khuyến khích các em gửi câu hỏi của mình cho bất kỳ giáo viên nào mà mình sẽ gặp trong những ngày đầu tiêntất cả mọi người đều luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các em.

Tổng Hiệu trưởng

Martin George

02 ĐỘI NGŨ NHÀ TRƯỜNG

Thầy Martin George

Cô Phan Hà Thủy

Chủ tịch Hội đồng Trường head@brightoncollege.edu.vn

Cô Carly Barber

Thành viên Hội đồng Trường headmaster@brightoncollege.edu.vn

Cô Ann Jackson

Hiệu phó Trung học (Chăm sóc và Bảo trợ), Chủ tịch Ủy ban An toàn học đường aljackson@brightoncollege.edu.vn

Cô Francesca Clarke

Hiệu phó Tiểu học (Chăm sóc và Bảo trợ) fabclarke@brightoncollege.edu.vn

Tổng Hiệu trưởng headmaster@brightoncollege.edu.vn

Cô Freya Odell

Trưởng chương trình IBDP fmodell@brightoncollege.edu.vn

Tiến sĩ Cyrus Golding Hiệu phó Trung học (Học thuật) cgolding@brightoncollege.edu.vn

Cô Katy Pinchess

Hiệu trưởng Tiểu học kepinchess@brightoncollege.edu.vn

Cô Sheralyn Sefton

Hiệu phó Tiểu học (Học thuật) sjsefton@brightoncollege.edu.vn

Cô Abi Whitehead

Trợ lý phụ trách Dạy và Học, Trưởng bộ môn Ngữ văn Anh amwhitehead@brightoncollege.edu.vn

2.2 BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TRUNG HỌC

Tiến sĩ Cyrus Golding

Hiệu phó Trung học (Học thuật) cgolding@brightoncollege.edu.vn

Cô Ann Jackson

Hiệu phó Trung học (Chăm sóc và Bảo trợ), Chủ tịch Ủy ban

An toàn học đường aljackson@brightoncollege.edu.vn

Cô Freya Odell

FMO, Trưởng chương trình IBDP

fmodell@brightoncollege.edu.vn

Cô Abi Whitehead

Trợ lý phụ trách Dạy và Học, Trưởng bộ môn Ngữ văn Anh amwhitehead@brightoncollege.edu.vn

Thầy Dale Whitehead

Trưởng Key Stage 4;

Trưởng bộ môn Kinh doanh và Khởi nghiệp, Phó chủ tịch ủy ban An toàn học đường

trường Trung học dwhitehead@brightoncollege.edu.vn

2.3 GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC

Thầy Dale Whitehead

Trưởng Key Stage 4;

Trưởng bộ môn Kinh doanh và Khởi nghiệp, Phó chủ tịch ủy ban An toàn học đường

trường Trung học dwhitehead@brightoncollege.edu.vn

Cô Emily Gibbons

Giáo viên môn

Kinh doanh – Khởi nghiệp efgibbons@brightoncollege.edu.vn

Cô Kim Devlin

Trưởng Key Stage 3, giáo viên môn Công nghệ thiết kế kedevlin@brightoncollege.edu.vn

Thầy Callum Vimpany

Trưởng bộ môn Khoa học cfvimpany@brightoncollege.edu.vn

Cô Anna Gorman

Giáo viên môn Vật lý amgorman@brightoncollege.edu.vn

Cô Amber Civardi

Giáo viên môn Toán aecivardi@brightoncollege.edu.vn

Thầy Michael Cooper

Trưởng bộ môn Nghệ thuật mjcooper@brightoncollege.edu.vn

Thầy Jonathan Wilson

Giáo viên môn Khoa học jcwilson@brightoncollege.edu.vn

Thầy Max Mooney

Giáo viên môn Vật lý mmooney@brightoncollege.edu.vn

Thầy Patrick McMinn

Giáo viên môn Toán pamcminn@brightoncollege.edu.vn

Thầy James Rushton

Trưởng bộ môn Kịch nghệ jlrushton@brightoncollege.edu.vn

Thầy Mathew Liu

Giáo viên môn Hóa học kcmliu@brightoncollege.edu.vn

Thầy Akram Choudhury

Trưởng bộ môn Toán ahchoudhury@brightoncollege.edu.vn

Thầy Canice Gleeson

Giám đốc Âm nhạc cagleeson@brightoncollege.edu.vn

Cô Zoe Smith

Giám đốc Thể thao zlsmith@brightoncollege.edu.vn

Cô Hannah Hasim

Giáo viên môn Thể chất hmjhasim@brightoncollege.edu.vn

Thầy Gregory Ryder

Giáo viên môn Thể chất gjryder@brightoncollege.edu.vn

Thầy Edward Golding

Giáo viên EAL

ejgolding@brightoncollege.edu.vn

Cô Adrienne Pringle

Trưởng phòng AEN

(Additional Education Needs – Hỗ trợ nhu cầu học tập) ampringle@brightoncollege.edu.vn

Thầy Benjamin Ocenar

Huấn luyện viên Thể thao bsocenar@brightoncollege.edu.vn

Thầy Barnaby Harris

Giáo viên môn Thể chất bmnharris@brightoncollege.edu.vn

Cô Liza Montillano

Giáo viên EAL

lmmmontillano@brightoncollege.edu.vn

Thầy Nick West

Thầy Vincent Siores Huấn luyện viên Thể thao vresiores@brightoncollege.edu.vn

Thầy Jason Hung

Trưởng phòng EAL

(English as an Additional Language – Tiếng Anh tăng cường) jshung@brightoncollege.edu.vn

Thầy Simon Taylor

Trưởng bộ môn

Công nghệ thiết kế sjtaylor@brightoncollege.edu.vn

Thầy Oliver Scott

Trưởng bộ môn Khoa học xã hội nrswest@brightoncollege.edu.vn

Giáo viên môn Lịch sử và Nhân văn otscott@brightoncollege.edu.vn

Thầy Andrew Morris

Trưởng bộ môn

Ngôn ngữ Châu Âu armorris@brightoncollege.edu.vn

Cô Catherine Toms

Giáo viên môn Ngữ văn Anh cjtoms@brightoncollege.edu.v

Cô Jiana Liu

Giáo viên môn Tiếng Trung jliu@brightoncollege.edu.vn

Thầy Thomas Taylor

Trưởng bộ môn

Công nghệ máy tính ttaylor@brightoncollege.edu.vn

Thầy Jason Dudley

Giáo viên môn Tiếng Pháp và Tiếng Tây Ban Nha jrdudley@brightoncollege.edu.vn

Cô Hannah Pepper

Giáo viên môn Ngữ văn Anh hspepper@brightoncollege.edu.vn

Thầy Zhengwei Shen

Giáo viên môn Tiếng Trung zshen@brightoncollege.edu.vn

Cô Lưu Ly

Trưởng bộ môn Tiếng Việt lyln1@brightoncollege.edu.vn

Cô Rosanna Townsend

Phó bộ môn Ngữ văn Anh rettownsend@brightoncollege.edu.vn

Cô Ser Ven Yap

Trưởng bộ môn Tiếng Trung svyap@brightoncollege.edu.vn

Thầy John McRobbie

Thủ thư jdmcrobbie@brightoncollege.edu.vn

Cô Hải Yến

Giáo viên môn Tiếng Việt yennh44@brightoncollege.edu.vn

Thầy Sơn

Kỹ thuật viên môn Âm nhạc sonnbt2@brightoncollege.edu.vn

Cô Mi

Kỹ thuật viên môn Nghệ thuật mith4@brightoncollege.edu.vn

Cô Ngọc

Kỹ thuật viên môn Khoa học ngoctm11@brightoncollege.edu.vn

Cô Anna

Trợ giảng phuongnhn4@brightoncollege.edu.vn

Cô Ánh

Kỹ thuật viên môn Khoa học anhptn51@brightoncollege.edu.vn

Cô My Trợ giảng mynh27@brightoncollege.edu.vn

Cô Hương

Giáo vụ huongnx6@brightoncollege.edu.vn

Cô Toại Y tá toaint@brightoncollege.edu.vn

Thầy Quỳnh

Cố vấn tâm lý học đường quynhnt53@brightoncollege.edu.vn

Cô Quyên Y tá quyenlt22@brightoncollege.edu.vn

Cô Mai Anh

Trợ lý tổng hiệu trưởng anhpnm2@brightoncollege.edu.vn

Thầy Duy

Chuyên viên tâm lý học đường duynh27@brightoncollege.edu.vn

Cô Trang Y tá

tranglhh@brightoncollege.edu.vn

Cô Thư

Chuyên viên chăm sóc khách hàng thupa6@brightoncollege.edu.vn

03 TRƯỜNG HỌC CỦA CHÚNG TA

3.1 TRIẾT LÝ GIÁO DỤC:

Tại Brighton College Vietnam, chúng tôi tin rằng giáo dục là một quá trình chủ động và hợp tác, chú trọng vào các trải nghiệm học tập có ý nghĩa nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Chúng tôi tin rằng mỗi học sinh đều có những tài năng và thế mạnh riêng biệt mà các em có thể phát triển qua quá trình cá nhân hóa học tập. Chúng tôi trao quyền cho học sinh để các em làm chủ việc học của mình, phát triển tư duy phản biện, tính sáng tạo, sự đam mê học hỏi và tính tự chủ. Chúng tôi cam kết kiến tạo một cộng đồng học tập đa dạng và hoà nhập, nơi mỗi học sinh đều được trân trọng và hỗ trợ, và tiếng nói của từng em học sinh luôn được lắng nghe. Để giúp các em có thể tạo ra những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng và thế giới, chúng tôi chứng minh rằng giáo dục là một quá trình khám phá, đổi mới và thích nghi suốt đời. 3.2 MỤC TIÊU CỦA NHÀ

Mục tiêu của Nhà trường là cùng nhau phát triển và nuôi dưỡng:

• Niềm đam mê học tập sâu sắc.

• Nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc để hiểu và đặt câu hỏi về thế giới chúng ta đang sống, và chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng đối mặt với các thử thách trong tương lai thông qua cách tiếp cận đổi mới về giáo dục.

• Niềm hứng thú với thế giới bên ngoài lớp học – đặc biệt là trong các lĩnh vực thể thao, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn.

• Sự tôn trọng đối với sự khác biệt của những người xung quanh, và thấu hiểu rằng nỗ lực và thành tích của mỗi cá nhân trong cộng đồng của chúng ta đều được đánh giá như nhau.

• Nhận thức về nhu cầu của người khác, và niềm tin mãnh liệt rằng – dù chúng ta có ở độ tuổi nào – chúng ta đều có thể tạo ra sự khác biệt tại địa phương và trên toàn cầu

• Nhà trường luôn nỗ lực nuôi dưỡng những người trẻ có học thức, khoan dung và ham học hỏi, sẵn sàng đảm nhận vai trò dẫn dắt chủ động và tích cực tại đất nước mình và trên thế giới.

3.3. CƠ HỘI BÌNH ĐẲNG

Chúng tôi tin rằng mọi người đều có quyền như nhau và phải được tiếp cận các cơ hội như nhau, bất kể giới tính, tình trạng thai sản, thể chất hoặc dạng khuyết tật, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nền tảng văn hóa, ngôn ngữ, nhu cầu hỗ trợ học tập đặc biệt, xu hướng tính dục, giới tính, hoặc năng lực học thuật/thể thao.

Brighton College Vietnam không phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố như giới tính, dạng khuyết tật, tuổi tác, xu hướng tính dục, tình trạng hôn nhân, quốc tịch, dân tộc, hoặc chủng tộc.

Chúng tôi kỳ vọng mọi người trong cộng đồng hệ thống giáo dục Brighton College sẽ luôn:

• Tôn trọng và khuyến khích cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.

• Thúc đẩy sự hòa hợp và thấu cảm trong xã hội.

• Nhận diện và chống lại mọi thành kiến và hình thức phân biệt đối xử.

• Xóa bỏ sự phân biệt đối xử thể hiện bên ngoài lẫn nội tâm.

• Biến những sự khác biệt trở thành các đặc điểm tích cực.

• Phát huy tối đa khả năng của mỗi người.

• Phát triển một môi trường cho phép tất cả mọi người tiếp cận bình đẳng với các cơ hội.

• Giúp học sinh nuôi dưỡng được sự chấp nhận và khoan dung.

• Hỗ trợ học sinh giao tiếp một cách tự tin, không bị giới hạn bởi nỗi sợ hoặc thành kiến.

• Bất kể người nào trong trường (nhân viên, giáo viên hoặc học sinh) đều có thể bị kỉ luật nếu họ có hành động phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố nêu trên.

04 TỔ CHỨC VÀ LỊCH SINH HOẠT

4.1 MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG

Thời khóa biểu

Thời khóa biểu của Nhà trường được trình bày phía bên dưới. Mỗi tiết học sẽ kéo dài 40 phút với 5 phút di chuyển giữa các tiết học. Có 7 tiết học mỗi ngày với 50 phút học câu lạc bộ ngoại khóa từ thứ Hai đến thứ Năm. - Học sinh sẽ điểm danh tại phòng giáo viên chủ nhiệm.

08:25 - 08:45

08:45 - 09:25

5 phút

09:30 - 10:10

20 phút

10:30 - 11:10

5 phút

11:15 - 11:55

5 phút

12:00 - 13:00

13:00 - 13:40 5 phút

13:45 – 14:25 5 phút

14:30 – 15:10

15:10 - 16:00

Tiết chủ nhiệm/ sinh hoạt chung

Tiết học 1

Di chuyển

Tiết học 2

Nghỉ giữa giờ

Tiết học 3

Di chuyển

Tiết học 4

Di chuyển

Ăn trưa

Tiết học 5

Di chuyển

Tiết học 6

Di chuyển

Tiết học 7

CCA

Tiết chủ nhiệm/ sinh hoạt chung

Tiết học 1

Di chuyển

Tiết học 2

Nghỉ giữa giờ

Tiết học 3

Di chuyển

Tiết học 4

Di chuyển

Ăn trưa

Tiết học 5

Di chuyển

Tiết học 6

Di chuyển

Tiết học 7

Ra về

- Giờ Sinh hoạt chung sẽ thường diễn ra vào ngày thứ Hai (cùng với thầy Hiệu trưởng) và vào ngày thứ Tư (cùng với thầy Hiệu phó/ các thầy cô/ các bạn học sinh). Các giờ Sinh hoạt chung là cơ hội để các bạn học sinh được thể hiện bản thân, và cho Nhà trường tuyên dương thành tích của các cá nhân, một nhóm, hoặc tập thể.

- Nghỉ giữa giờ bắt đầu từ 10:10 – 10:30. Giờ ăn trưa diễn ra từ 12:40 – 13:40. Trong thời gian này học sinh có thể:

• Gặp gỡ bạn bè

• Ghé quán Café trường Trung học

• Sử dụng thư viện

• Tham gia các các hoạt động được lên kế hoạch từ trước

• Chơi thể thao tại sân thi đấu hoặc các khu vực được chỉ định

- Tất cả học sinh đều có các khung giờ thi đấu thể thao và học thể chất chính khóa.

- Việc tham gia các hoạt động là bắt buộc, nhưng học sinh vẫn sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau mỗi ngày.

Nếu học sinh đến sau 08:25 sáng (hoặc nếu học sinh được phép rời khuôn viên trường trong suốt thời gian học), học sinh phải vào hoặc ra khỏi trường qua cổng chính, và phải

đăng ký vào hoặc ra tại khu vực lễ tân trường Tiểu học hoặc tại phòng giáo vụ trường

Trung học. Học sinh không được phép ở lại trường sau 17:00 giờ, trừ khi được phép tham gia vào một hoạt động có sự giám sát của nhân viên trường.

Đến trường và từ trường ra về

Nhà trường có các xe buýt đưa đón học sinh. Học sinh cần mặc đồng phục trường đầy đủ và hành xử một cách đúng mực khi di chuyển trên xe buýt, vì hành vi của các em sẽ

được xem là đại diện cho hình ảnh của nhà trường. Nếu các em đạp xe đến trường, các em phải đội mũ bảo hiểm và có sự cho phép từ phụ huynh, và cần thông báo tới giáo viên chủ nhiệm. Không học sinh nào được phép tự lái xe máy hoặc ô tô đến trường. Xe buýt trường ra về lúc 16:15 giờ chiều từ Thứ Hai đến Thứ Năm và 15:15 chiều Thứ Sáu.

Điểm danh

Đây là một yêu cầu bắt buộc của nhà trường và là quy định của pháp luật. Học sinh sẽ

được điểm danh bởi giáo viên chủ nhiệm vào lúc 08:25 sáng mỗi ngày, cũng như vào

đầu mỗi tiết học, hay mỗi hoạt động. Việc đến trễ thường xuyên có thể dẫn đến các

hình thức kỷ luật.

Chuyên cần

Nhà trường bắt đầu giờ học chính thức vào 08:25 sáng. Các em có thể vào khuôn viên trường từ 08:00 sáng để đảm bảo việc các em đến phòng của giáo viên chủ nhiệm đúng giờ. Nếu các em có lịch khám bệnh và sẽ vắng mặt tại trường, phụ huynh/người giám hộ cần thông báo cho giáo viên chủ nhiệm qua email ít nhất 24 giờ trước. Nếu các em không thể đến trường vào một ngày cụ thể nào đó do bệnh tật, phụ huynh cần thông báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp qua email càng sớm càng tốt.

Đồ ăn

Các em có thể lựa chọn ăn trưa tại trường hàng ngày. Đồ ăn sẽ được phục vụ tại phòng ăn. Chi phí ăn trưa không bao gồm trong học phí. Tất cả học sinh phải ăn tại nhà ăn, ngay cả khi mang đồ ăn từ nhà. Bất kỳ đồ ăn nào mang từ nhà tới trường cần phải thực phẩm lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng. Học sinh không nên mang hạt hoặc các sản phẩm từ hạt tới trường để đảm bảo an toàn cho các bạn có dị ứng với hạt. Học sinh có thể mua bữa phụ tại quầy café của trường vào giờ giải lao, nhưng điều này hoàn toàn là tùy chọn. Thầy cô khuyến khích các em luôn duy trì một chế độ ăn cân bằng. Đây cũng là một phần trong quá trình học của các e m, liên quan đến việc thể hiện khả năng quản lý các quyết định của riêng mình. Điều này có nghĩa là các em phải biết cách chủ động tránh mua các thức ăn không lành mạnh mỗi ngày.

Thi đấu thể thao

Nhà trường kỳ vọng học sinh sẽ tham gia tất cả các hoạt động thể chất và thi đấu với đồng phục thể thao theo đúng quy định. Các em sẽ thay đồ trước và sau các buổi học thể chất và buổi thi đấu, không mặc đồng phục thể thao đi xung quanh trường. Tại

BCVN, tinh thần cạnh tranh lành mạnh và sự tôn trọng lẫn nhau được đề cao tại mọi thời điểm - cả trong và ngoài sân thi đấu. Khi tham gia vào một đội thể thao của trường, các em đang đại diện cho BCVN, và nên nhớ luôn thể hiện cam kết và tinh thần đó với người khác. Hãy nhớ rằng hành vi của các em sẽ phản ánh con người và trường học của mình. Nếu các em bị ốm hoặc không thể tham gia thi đấu thể thao, phụ huynh phải thông báo cho giáo viên thể chất qua email. Các em cần tham gia chơi thể thao trong suốt giờ học thể chất hoặc tiết thi đấu, trừ khi bị ốm hoặc bị chấn thương. Trong trường hợp đó, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên thể chất sẽ hướng dẫn các em nên đi đâu và làm gì.

Đội tuyển thể thao và lịch thi đấu

Nếu các em được chọn để đại diện BCVN trong một đội thể thao, nhà trường kì vọng các em sẽ sẵn sàng tham gia vào mọi trận đấu, trong tuần và/hoặc vào cuối tuần. Nhà trường sẽ sắp xếp phương tiện đi lại đến các trận thi đấu tại địa điểm ngoài trường cho các em. Trong các trường hợp ngoại lệ nếu em có thể phải vắng mặt, cần thảo luận trước với huấn luyện viên của mình. Nhà trường mong đợi các em sẽ luôn cẩn thận và tôn trọng giáo viên và đồng đội của mình, và không để cho các bạn trong đội phải thi đấu trong tình trạng thiếu cầu thủ.

Giới hạn trong khuôn viên nhà trường

Trong suốt ngày học, vì sức khỏe và an toàn, các em không được phép rời khỏi khuôn viên trường. Các em nên vào/ra trường bằng cổng chính duy nhất (gần điểm đón trả xe buýt) và chỉ nên sang tòa Tiểu học khi có một tiết học, sang Nhà ăn để dùng bữa trưa, hoặc để gặp giáo viên hoặc nhân viên.

Hành xử của học sinh với tư cách là thành viên của BCVN

Khi di chuyển giữa các khu vực của trường (ví dụ, giữa các tòa nhà Tiểu học và Trung học) và bất cứ nơi nào ngoài khuôn viên trường trong suốt giờ học, học sinh nên nhớ các em chính là những gương mặt đại diện của nhà trường trước công chúng. Học sinh nên để ý không làm điều gì bất cẩn hoặc tiêu cực có thể làm mất uy tín của Nhà trường. Các em cần cư xử lịch thiệp và đúng mực. Nếu đi bộ qua đường vào lúc bắt đầu hoặc kết thúc giờ học, học sinh phải sử dụng đường dành cho người đi bộ và tuân thủ hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông. Học sinh cũng nên cảm ơn những người lái xe dừng lại cho mình đi qua.

Bể bơi bốn mùa

Văn phòng Cô Jackson

Hiệu phó trường Trung học

(Chăm sóc và bảo trợ trẻ em)

Văn phòng trưởng các cấp học (Key Stages)

Trung tâm Y tế

Lớp học EAL

Café

Sân bóng và đường chạy

Phòng học môn Ngữ Văn Anh

Rạp chiếu phim

Thư viện và Trung tâm học tập sáng tạo

Phòng Nghệ thuật

Phòng nhiếp ảnh và phòng tối xử lý phim chụp ảnh

Phòng công nghệ thiết kế và phòng CAD

(máy tính và hỗ trợ thiết kế)

Phòng công nghệ đổi mới

Văn phòng thầy Martin George - Tổng Hiệu trưởng

Văn phòng Tiến sỹ Golding

Phó hiệu trưởng Trung học (Phụ trách Học thuật)

Tòa nhà Tiểu học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 1

Tòa nhà Trung học – Tầng 2

Tòa nhà Trung học – Tầng 2

Phòng

Nhà ăn

Phòng học Ngôn ngữ

(Tiếng Pháp, Tiếng Trung và Tiếng Việt)

Phòng các môn Khoa học xã hội

Phòng AEN

Phòng học môn Toán

Phòng công nghệ âm nhạc, Các phòng thực hành, luyện tập, thu âm và phòng dành cho ban nhạc

Phòng sinh hoạt chung của các Nhà

Phòng Thí nghiệm Khoa học

Phòng học môn Kinh doanh và Khởi nghiệp

Phòng thi đấu đa năng và Văn phòng bộ môn Thể chất

Nhà hát

Phòng Aerobic; Phòng Gym

Văn phòng bộ môn nghệ thuật biểu diễn; Phòng khiêu vũ; Phòng kịch nghệ; Phòng thiết kế bối cảnh

sân khấu

Sân Tennis và sân bóng rổ; Khu thư giãn ngoài trời

Vị trí

Tòa nhà Trung học – Tầng 2

Tòa nhà Trung học – Tầng 2

Tòa nhà Trung học – Tầng 2

Tòa nhà Trung học – Tầng 3

Tòa nhà Trung học – Tầng 3

Tòa nhà Trung học – Tầng 3

Tòa nhà Trung học – Tầng 3

Tòa nhà Trung học – Tầng 3, 4

Tòa nhà Trung học – Tầng 4

Tòa nhà Trung học – Tầng 4

Tòa nhà Trung học – Tầng 4

Tòa nhà Trung học – Tầng 4

Tòa nhà Trung học – Tầng 4

Tòa nhà Trung học – Tầng mái

4.3. TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỊNH KỲ

Lịch của nhà trường

Học sinh sẽ được thông báo về các ngày quan trọng trong lịch năm học vào giờ sinh hoạt buổi sáng với giáo viên chủ nhiệm hoặc qua MS TEAM để các em biết các sự kiện trong ngày hoặc các sự kiện sắp tới.

Bản tin hàng tuần

Bản tin hàng tuần bao gồm các hoạt động diễn ra trong tuần của khối Trung học và những sự kiện sẽ diễn ra trong các tuần tiếp theo. Bản tin hàng tuần sẽ được gửi về cho phụ huynh học sinh bằng email và đăng tải lên Parent Portal. Thầy Tổng Hiệu trưởng sẽ gửi một bức thư sau mỗi kỳ để tuyên dương những thành tựu khác nhau của học sinh và để thông báo về các sự kiện sắp tới. Bản tin của thầy sẽ ghi nhận và chúc mừng các hoạt

động của nhà trường và cộng đồng.

Địa chỉ

Nếu gia đình em thay đổi địa chỉ thường trú, em và phụ huynh vui lòng thông báo cho Nhà trường. Bất kỳ những thay đổi nào về địa chỉ, số điện thoại, email đều cần được cập nhật kịp thời tới giáo viên chủ nhiệm.

Ngày hội thông tin trường (Open Mornings)

Nhà trường sẽ tổ chức Ngày tham quan trường một lần/ kỳ trong năm học. Thông tin chính thức về sự kiện này sẽ được công bố trong lịch của Nhà trường. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của toàn bộ cộng đồng trường học. Các em được kỳ vọng sẽ có mặt trong những sự kiện này và hỗ trợ giáo viên khi cần thiết.

Lễ trao giải

Buổi lễ này sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy cuối cùng trước khi kết thúc kỳ học thứ ba. Đây là buổi lễ trao giải đặc biệt dành cho tất cả học sinh và các cán bộ giáo viên và là một cơ hội để kỷ niệm năm học. Nhà trường khuyến khích phụ huynh và gia đình tham gia buổi lễ này và gặp gỡ với nhà trường sau buổi lễ.

Họp phụ huynh

Các buổi họp phụ huynh là dịp để phụ huynh/người giám hộ trao đổi về sự tiến bộ học tập của em với giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường tổ chức một buổi họp phụ huynh với tất cả giáo viên và giáo viên chủ nhiệm 2 lần trong năm học vào các thời điểm khác nhau. Các cuộc họp phụ huynh này cho phép phụ huynh thảo luận về tiến bộ học tập của em với mỗi giáo viên môn học. Nếu phụ huynh mong muốn trò chuyện vào bất kỳ thời điểm nào khác, phụ huynh có thể liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để đặt lịch. Ngoài các buổi họp phụ huynh chính thức, nhà trường cũng tổ chức nhiều sự kiện khác để phụ huynh gặp gỡ giáo viên, ví dụ như các buổi gặp mặt chào đón và các sự kiện khác tại trường.

4.4. CÁC NHÀ

Các Nhà ở Brighton College

Có bốn Nhà được đặt theo tên của bốn Nhà truyền thống ở Brighton College UK. Bốn Nhà này cũng được sử dụng trong các trường quốc tế khác của Brighton College, nghĩa là em đang tham gia vào một cộng đồng với hàng trăm học sinh khác trên khắp thế giới. Các em đã được chỉ định vào một Nhà nơi các em sẽ có thể kết bạn nhanh chóng với các bạn cùng độ tuổi hoặc các bạn ít tuổi hoặc nhiều tuổi hơn mình. Các em sẽ được khuyến khích đại diện cho Nhà của mình trong nhiều cuộc thi có tính cạnh tranh như cờ vua, tranh biện, kịch, âm nhạc và thể thao.

Bốn Nhà đó là:

Hội đồng học sinh trường Trung học

Hội đồng học sinh Trường Trung học là diễn đàn để nâng cao tiếng nói của học sinh, trong đó học sinh, thông qua các đại diện được bầu cử, đưa ra những vấn đề đang được quan tâm và đề xuất các thay đổi hoặc cải cách mà các em tin rằng sẽ cải thiện cuộc sống học đường của thành viên trong trường. Hằng năm, các em sẽ có cơ hội bỏ phiếu cho đại diện hoặc trở thành một đại diện lớp.

Ngoài ra, các em cũng sẽ có nhiều cơ hội để đảm nhận các vị trí quan trọng khác nhau. Nhà trường mong muốn mọi học sinh được phát huy kỹ năng lãnh đạo, và luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến từ học sinh về cách để đạt được điều này.

Thư viện

Thư viện chính là linh hồn của trường. Thư viện mở cửa từ 8:00 sáng đến 17:00 chiều hàng ngày. Thư viện là nơi học sinh có thể mượn sách, tra cứu thông tin, và cũng là nơi để các bạn học sinh lớp lớn tự học. Thư viện Trung học có rất nhiều tài liệu học tập đa dạng (bao gồm cả sách truyền thống và sách điện tử). Nhân viên thư viện được đào tạo kĩ càng để hỗ trợ các em tốt nhất. Trong thư viện luôn có sẵn các câu đố vui (quizzes), thử thách đọc, máy tính để nghiên cứu và nhiều tài nguyên khác để các em sử dụng. Học sinh phải tuân theo quy định của thư viện. Các cô thủ thư là những thành viên quan trọng trong đội ngũ nhân viên hỗ trợ học tập, và các em phải thể hiện sự lễ phép và tôn trọng với các cô giống như tất cả các giáo viên và thành viên khác trong trường.

Hampden

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT)

ICT mang đến một thế giới cơ hội đầy thú vị và hấp dẫn mà nhà trường muốn khai thác trong các bài học và trong thời gian tự học để tối ưu hóa việc học của các em. Tuy nhiên, công nghệ cũng đi kèm những rủi ro cụ thể mà nhà trường sẽ đề cập tới thông qua các buổi sinh hoạt chung, cuộc trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm và các hoạt động khác. Học sinh sẽ được hướng dẫn cách để dễ dàng báo cáo bất kỳ vấn đề nào mà các em gặp phải khi học tập trực tuyến. Thêm vào đó, thông tin về việc sử dụng các ứng dụng cụ thể sẽ được chia sẻ bởi giáo viên chủ nhiệm thông qua những bài giảng về an toàn trên không gian mạng.

BCVN có chính sách cho học sinh mang thiết bị cá nhân tới trường (Bring your own device - BYOD).

Thiết bị của các em phải:

• Là thiết bị gập hoặc 2 trong 1 với màn hình cảm ứng và bút cảm ứng

• Có khả năng nằm phẳng trên bàn và cho phép học sinh viết tay

• Có camera web và micro

• Có thời lượng pin để hoạt động trong suốt ngày học mà không cần sạc

• Bao gồm bàn phím rời

• Có kết nối wifi và Bluetooth

• Tương thích với Microsoft 365

• Lý tưởng là không vượt quá kích thước màn hình 13 inch, để có không gian trên bàn cho đồ dùng khác.

Thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong Chính sách BYOD. Phòng Công nghệ thông tin của Nhà trường sẽ rất vui lòng hỗ trợ phụ huynh của các em với bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chính sách này.

Các em sẽ sử dụng ICT trong các bài học và trong các thời điểm khác nhau ở trường. Trong những ngày đầu tiên khi đến Brighton College Vietnam, các em sẽ được cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập mạng. Hãy nhớ tuân thủ các qui định của trường và sử dụng ICT một cách có trách nhiệm. Nếu các em bị phát hiện không tuân thủ các quy định, các em có thể mất quyền truy cập mạng trong thời gian tự quản của mình.

Cuối cùng, Nhà trường hiểu rằng những bạn trên 13 tuổi có thể sử dụng Facebook, TikTok hoặc các trang mạng xã hội khác. Hãy lưu ý là các em không nên kết bạn với các giáo viên trong trường để đảm bảo an toàn cá nhân.

Thư điện tử (Emails)

Tất cả học sinh tại Brighton College Vietnam đều có địa chỉ email riêng, và các em phải sử dụng địa chỉ này (không phải là tài khoản cá nhân của mình) để tương tác với các hoạt động của trường. Giáo viên sẽ liên hệ với các em qua email. Do đó, các em nên kiểm tra tài khoản email của trường một cách đều đặn - ít nhất mỗi ngày một lần. Các em cần tuân thủ các quy tắc lịch sự trong trao đổi email với giáo viên (và người lớn khác). Email chính là một lá thư điện tử đơn giản, và do đó nó nên bắt đầu bằng một lời chào trang trọng (ví dụ: Thưa thầy), và kết thúc một cách phù hợp (ví dụ: Trân trọng, Chúc mọi điều tốt lành). Không sử dụng ngôn ngữ nhắn tin, từ lóng, … không phù hợp trong email gửi đến các thành viên trong nhà trường. Theo quy tắc chung, địa chỉ email của nhân viên trường thường là chữ cái đầu tên + họ@brightoncollege.edu.vn. Ví dụ, cô Jane Elizabeth Smith sẽ là jesmith@brightoncollege.edu.vn

Office 365

Ngoài địa chỉ email, tất cả học sinh của trường Trung học cũng được cung cấp tài khoản Microsoft Office 365. Tên người dùng và mật khẩu cá nhân cho phép học sinh truy cập vào:

• OneDrive để lưu trữ dữ liệu cá nhân trên đám mây

• Các ứng dụng Office (ví dụ: Microsoft Word) dành cho cả phiên bản trực tuyến và phiên bản ứng dụng có thể tải về

• OneNote để làm việc trên lớp học và phát tài liệu ôn tập

• Microsoft Teams để hoàn thành và nộp bài tập, bài tập về nhà và tương tác với các thành viên trong trường khác.

Tất cả các giáo viên sẽ sử dụng Teams để giao bài tập cho các em, vì vậy các em phải kiểm tra trang giao bài tập Teams của mình thường xuyên để xem bài tập và thời hạn nộp. Mỗi bộ môn cũng sẽ có một nhóm Teams riêng, và đây là một kênh khác để giáo viên liên lạc với các em, chia sẻ tài liệu liên quan đến bài học của em và để em cộng tác với các học sinh khác. OneNote cũng sẽ được sử dụng như sổ bài tập điện tử của các em trong các bài học. Là học sinh, các em sẽ sử dụng OneNote để ghi chép thông tin và hoàn thành công việc. Giáo viên của các em sẽ sử dụng OneNote để phân công công việc trong lớp, gửi tài liệu bổ sung và hướng dẫn ôn tập. Giáo viên cũng sử dụng OneNote để chấm điểm bài làm của các em và cung cấp các phản hồi. Giáo viên có thể yêu cầu một số bài làm phải viết bằng tay trên giấy thay vì hoàn thành trực tuyến; bài làm như vậy nên được scan sau khi hoàn thành (bằng cách sử dụng camera trên thiết bị của các em) và lưu trữ trong OneNote của mình.

05 CHĂM SÓC BẢN THÂN VÀ

NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

5.1. CHĂM SÓC VÀ BẢO TRỢ HỌC SINH

Nhà trường hy vọng rằng, trong thời gian các em ở Brighton College Vietnam, các em luôn sẽ cảm thấy an toàn, yên tâm, khỏe mạnh và hạnh phúc mọi lúc mọi nơi.

Nếu các em không hài lòng về bất kỳ điều gì đang diễn ra với mình (dù đó là ở nhà hoặc ở trường) hoặc về bất kỳ điều gì mà một người lớn hoặc bạn cùng trang lứa nói hoặc làm, các em nên nói cho thầy cô hoặc nhân viên trong trường biết. Các thầy cô có thể giúp đỡ để ngăn chặn việc này xảy ra. Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên đều được đào tạo về các vấn đề bảo vệ trẻ em và sẽ biết phải làm gì nếu các em tiếp cận họ để chia sẻ những lo lắng của mình. Cô Jackson, Hiệu phó Trung học (Chăm sóc và bảo trợ học sinh) là Chủ tịch ủy ban Bảo vệ trẻ em, và là người có vai trò chính trong lĩnh vực giám sát, bảo vệ trẻ em trong trường. Tuy nhiên các em cũng có thể nói chuyện với bất kỳ giáo viên nào khác, như giáo viên chủ nhiệm của mình. Các em có thể liên hệ với cô Jackson qua email (aljackson@brightoncollege.edu.vn) hoặc gặp mặt trực tiếp tại văn phòng của cô nằm ở tầng 1 của Trường Trung học.

5.2. BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Nhà trường không chấp nhận bất kỳ hành vi bắt nạt nào tại Brighton College Vietnam (cả trong và ngoài giờ học). Nếu các em tham gia vào hành vi bắt nạt, các em có thể sẽ phải đối diện với việc bị đình chỉ hoặc buộc thôi học. Nhà trường áp dụng các chính sách chống bắt nạt, bạo lực học đường nghiêm ngặt. Chúng tôi khuyến khích các em tìm đến người nào đó sẽ lắng nghe (có thể là một học sinh lớn hơn, một giáo viên hoặc nhân viên trung tâm y tế), nếu các em không cảm thấy vui vẻ bất kỳ lúc nào - hoặc nếu nghi ngờ rằng có người khác đang gặp vấn đề. Hãy nhớ, những người làm chứng cũng phải chịu trách nhiệm nếu việc bắt nạt không được báo cáo, và không ai phải chịu đựng trong im lặng. Bắt nạt trên môi trường mạng thông qua việc sử dụng Facebook, Snapchat, Twitter, TikTok, điện thoại di động, email hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Các em hãy yên tâm rằng, mọi điều mà mình chia sẻ sẽ được xử lý một cách tế nhị.

5.3. TRUNG TÂM Y TẾ VÀ TƯ VẤN TÂM LÝ

Brighton College Vietnam may mắn có được đội ngũ y tá trường học và cố vấn tâm lý học đường tuyệt vời. Nếu trong ngày cảm thấy không khỏe, các em hãy báo với giáo viên và xin phép các thầy cô xuống Trung tâm Y tế. Đội ngũ y tá luôn sẵn sàng trợ giúp các em. Trung tâm Y tế mở cửa trong suốt ngày học và nằm ở tầng 1 – trường Trung học. Các em cần phải cập nhật đầy đủ thông tin về chế độ ăn uống hoặc tình trạng sức khỏe của mình cho nhà trường. Phụ huynh nên cho giáo viên chủ nhiệm biết thông tin này qua cổng thông tin trường hoặc email nếu có bất kỳ thay đổi nào về yêu cầu về chế độ ăn uống hoặc yêu cầu y tế của các em.

Đôi khi mọi việc không suôn sẻ như mình mong muốn và các em cần một người thông cảm để lắng nghe. Các em có thể nói chuyện với bất kỳ giáo viên nào nếu mình muốn. Ngoài ra, các em cũng có thể đặt lịch hẹn để nói chuyện với chuyên viên chăm sóc và bảo trợ học sinh, một trong những Y tá của trường hoặc cố vấn tâm lý của trường.

5.4. QUY TRÌNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Giáo viên chủ nhiệm sẽ giải thích cho các em về âm thanh của chuông báo cháy. Nếu chuông báo cháy kêu liên tục trong ngày học, tất cả phải sơ tán khỏi tòa nhà một cách nhanh chóng và trật tự bằng con đường an toàn ngắn nhất đến điểm tập trung, và xếp hàng theo lớp chủ nhiệm cho đến khi có quyết định rõ ràng. Nhân viên sẽ tiến hành

điểm danh từng nhóm. Các em phải luôn duy trì sự im lặng, cả trên đường đến điểm tập trung và trong khi chờ giải tán.

Nhà trường sẽ tổ chức một buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy vào đầu năm học để

đảm bảo các em hiểu phải làm gì trong trường hợp có báo động, và đào tạo cho mọi người về quy trình sơ tán thích hợp.

5.5. QUY TRÌNH PHONG TỎA TRƯỜNG

HỌC

Giáo viên chủ nhiệm sẽ giải thích âm thanh cảnh báo phong tỏa cho các em.

Khi các em nghe thấy cảnh báo phong tỏa, các em nên làm theo hướng dẫn bên dưới.

Các em cũng sẽ được đào tạo về các quy trình chính xác.

• Giữ bình tĩnh.

• Nếu đang ở trong tòa nhà, hãy ở lại bên trong và nếu chưa vào lớp, hãy đi bộ đến lớp học gần nhất nơi có giáo viên giám sát. Nếu ở khu vực chung, chẳng hạn như nhà thi đấu thể thao, hãy làm theo hướng dẫn của các cán bộ nhân viên, giáo viên.

• Nếu đang ở bên ngoài, hãy bình tĩnh đi vào tòa nhà gần nhất và vào lớp học hoặc khu vực có cửa có thể đóng lại, hoặc làm theo hướng dẫn của các cán bộ nhân viên, giáo viên.

• Không được liên lạc với những người bên ngoài trường học – các nhân viên trong trường sẽ đảm bảo học sinh không sử dụng điện thoại.

• Việc dừng báo động không có nghĩa là kết thúc phong tỏa; Việc kết thúc phong toả sẽ chỉ được thông báo trực tiếp bởi Ban Giám hiệu của nhà trường, đội an ninh hoặc thành viên của các dịch vụ khẩn cấp.

5.6. AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Các quy tắc chung:

An toàn – hãy nghĩ đến thông tin cá nhân mà mọi người có thể tìm hiểu về các em.

Cân nhắc – hãy suy nghĩ về những từ ngữ/hình ảnh/clip các em sử dụng trực tuyến.

Tuân thủ – tuân thủ nội quy của trường, bao gồm cả việc hỗ trợ lẫn nhau bất cứ khi nào

các em truy cập vào mạng.

Sáng suốt – đưa ra những lựa chọn sáng suốt; hãy nhớ rằng hành vi trực tuyến của các em vẫn phản ánh về con người của mình.

Hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội

Những lời khuyên dưới đây được đưa ra nhằm hướng dẫn học sinh về cách sử dụng thông minh và an toàn các nền tảng như Snapchat, TikTok và Instagram.

Giới hạn độ tuổi

Giới hạn độ tuổi được áp dụng cho các nền tảng truyền thông xã hội vì một lý do quan trọng nhất: giúp các em an toàn và không bị tổn hại. Các em phải đủ 13 tuổi để sử dụng các nền tảng hoặc ứng dụng này.

Chia sẻ quá mức

Chia sẻ mọi khía cạnh của cuộc sống của các em trên nền tảng trực tuyến có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm. Hãy lựa chọn những gì các em chia sẻ một cách khôn ngoan vì các hoạt động trực tuyến của mình có thể được tìm thấy bởi bạn bè, gia đình, người lạ, trường đại học và thậm chí cả nhà tuyển dụng tương lai trong những năm tới.

Bắt nạt qua mạng

Hãy nhớ rằng các em có thể chụp màn hình, chặn hoặc báo cáo những kẻ bắt nạt trên mạng, và các em phải luôn tránh việc trả đũa. Hãy nói chuyện với người lớn để xin lời khuyên và sự trợ giúp – đừng cố gắng tự mình giải quyết các tình huống bắt nạt.

Sự riêng tư

Các em nên cài đặt quyền riêng tư của mình sao cho chỉ những người các em biết mới có thể thấy những gì mình đang chia sẻ. Chỉ chấp nhận lời mời kết bạn từ những người mình biết ngoài đời. Tắt cài đặt vị trí của các em để không trở thành mục tiêu dễ dàng cho người lạ.

Thời gian sử dụng màn hình

Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội là điều mà nhiều người trong chúng ta mắc phải, nhưng việc sử dụng quá mức, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em.

Việc theo đuổi sự hoàn hảo

Nhiều người trên mạng xã hội thể hiện những khía cạnh tốt nhất trong cuộc sống của họ và che giấu những điều họ không thích. Đôi khi điều này xảy ra khi mọi người sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh. Các em nên thể hiện bản thân trên các phương tiện truyền thông xã hội đúng với con người thật của mình.

Nội dung không phù hợp

Chúng ta có xu hướng tin rằng các hành vi trên mạng xã hội của chúng ta sẽ biến mất sau một vài giây hoặc chúng ta có thể ẩn mình sau cài đặt quyền riêng tư. Điều này không phải lúc nào cũng đúng vì những nội dung này thường được chuyển tiếp và có thể bị lưu lại sau này. Các em nên tránh chia sẻ nội dung mang tính bắt nạt, có hại, khêu gợi tình dục hoặc quá cợt nhả.

5.7. QUAN TÂM VÀ CẨN THẬN: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRỞ THÀNH ĐẠI

SỨ CỦA TRƯỜNG

Học sinh, phụ huynh và nhân viên tự hào là một phần của cộng đồng BCVN. Nhà trường có mối quan hệ làm việc rất tích cực với cộng đồng địa phương và quốc tế, và điều quan trọng là mỗi người phải đóng vai trò của mình trong việc đảm bảo các mối quan hệ này tiếp tục phát triển. Hãy ghi nhớ những lưu ý này khi các em ở nơi công cộng, đặc biệt là khi mặc đồng phục hoặc trong các chuyến dã ngoại của trường.

Hãy quan tâm

Hãy quan tâm và nhạy cảm với người khác, cư xử với người khác theo cách các em muốn họ cư xử với mình, ví dụ:

• Nhường đường cho người lớn tuổi hoặc người ngồi xe lăn.

• Tránh tụ tập đông người và chặn đường khi đến trường hoặc đi chơi xa.

• Xếp hàng có trật tự tại các điểm dừng xe buýt và nhường chỗ cho người khác trên phương tiện giao thông công cộng.

• Giữ gìn trang phục, diện mạo lịch sự – ví dụ: mặc áo sơ mi, thắt cà vạt.

• Giao tiếp lịch sự và tử tế với những người các em gặp.

• Giữ cửa mở cho người đi sau.

• Nói ‘cảm ơn’ với người lớn, các học sinh khác và với người ngoài.

Hãy cẩn thận

Thông thường, mọi người xung quanh sẽ lịch sự và ân cần với các em. Tuy nhiên, các em không nên ngần ngại báo cho một thành viên trong trường nếu có ai hoặc bất kỳ hành vi nào khiến các em cảm thấy khó chịu hoặc lo lắng; các em phải luôn báo cáo mọi nghi ngờ hoặc sự cố cho Bộ phận An ninh hoặc thành viên Ban giám hiệu.

06 TÁC PHONG VÀ DIỆN MẠO

6.1. ĐỒNG PHỤC

Diện mạo

Hãy tự hào về bộ đồng phục của mình – hãy ứng xử một cách lịch thiệp khi ở quanh trường và tại các sự kiện và đảm bảo các em tuân thủ các nội quy. Mặc đồng phục BCVN sẽ giúp tạo cho các em cảm giác thân thuộc và ấm cúng. Các em là đại sứ cho cộng đồng nhà trường, cả trong và ngoài khuôn viên trường. Khi mặc đồng phục BCVN, Nhà trường mong rằng các em thể hiện những tiêu chuẩn cao nhất về hành vi và sự tử tế trong tương tác với bạn bè và người lớn.

Các quy định chung cho tất cả học sinh

• Tất cả đồng phục và đồ thể thao phải được ghi họ tên học sinh rõ ràng.

• Cà vạt nên được thắt gọn gàng, cúc áo trên cài kín, áo sơ mi nên được sơ vin gọn vào quần.

• Không mặc áo len cardigan hoặc áo len chui đầu dài hơn áo blazer.

• Sử dụng bình nước cá nhân có ghi rõ tên học sinh. Nhà trường không khuyến khích sử dụng chai nhựa dùng một lần.

• Tóc phải buộc gọn gàng và có màu sắc tự nhiên. Nếu học sinh có tóc dài, học sinh cần buộc lại trong các tiết thực hành khoa học và thể dục để đảm bảo an toàn.

• Không nên đeo trang sức (bao gồm nhẫn, dây chuyền, vòng tay, vòng chân). Ngoài một lỗ khuyên ở mỗi tai, không được xỏ khuyên ở bất kỳ khu vực nào khác trên cơ thể. Bất kỳ trang sức nào khác đều có thể gây nguy hiểm trong các tiết thực hành hoặc trong hoạt động thể thao.

• Học sinh Năm 1 đến Năm 9: Không được phép trang điểm và sơn móng tay.

• Học sinh Năm 10 đến Năm 13: Được phép trang điểm nhẹ và sơn móng tay màu trung tính, màu da.

• Luôn mặc áo vest khi đi trong hành lang, khi đi đến và đi từ trường, và trong các khu vực công cộng của trường, bao gồm các dịp trang trọng (ví dụ: các buổi sinh hoạt chung, lễ trao giải).

• Váy và đầm phải dài ít nhất đến đầu gối, và không được xắn váy lên.

• Bắt đầu từ Năm 7 trở lên, nam sinh phải mặc quần dài mọi lúc trừ lúc học thể dục và các buổi thi đấu.

• Nam sinh từ Năm 3 trở lên luôn phải đeo cà vạt.

• Phải mang giày màu đen kiểu truyền thống. Không được mang giày thể thao trừ lúc học thể dục, và giày thể thao phải có đế chuyên dụng để chơi các môn thể thao trong nhà để tránh làm hỏng sàn thi đấu.

• Nữ sinh phải mặc đồ bơi 1 mảnh, và nam sinh phải mặc quần bơi ngang gối màu xanh tím than hoặc đen vào tiết học bơi, cũng như cần đội mũ bơi màu xanh tím than hoặc màu đen khi bơi.

• Quần áo thể thao không được dùng để mặc khi đến/rời khỏi trường, hoặc để đi xung quanh trường. Quần áo thể thao chỉ được mặc trong các buổi thi đấu và tiết thể dục hoặc theo hướng dẫn của giáo viên. Nhà trường có phòng thay đồ cho phép học sinh thay đồ thể dục cho các tiết học tương ứng.

• Tổng Hiệu trưởng sẽ thông báo khi thời tiết vào mùa hè cũng như cho học sinh biết khi nào thì việc mặc áo khoác đã được nới lỏng.

• Tổng Hiệu trưởng và Hiệu trưởng Tiểu học sẽ quyết định trang phục nào là đủ tiêu chuẩn và có thể yêu cầu học sinh về nhà để thay đồ nếu các em không mặc đồng phục đúng tiêu chuẩn khi đến trường.

• Tất cả đồng phục phải được mua từ cửa hàng đồng phục của BRIGHTON COLLEGE

VIETNAM, ngoại trừ: đồ bơi một mảnh (nữ), quần bơi (nam), mũ bơi, tất thể thao màu trắng.

Đồng phục nữ

• Áo sơ mi cổ tròn

• Áo len đen trơn cổ chữ V

• Chân váy hoặc quần dài họa tiết tartan

• Chân váy phải dài đến đầu gối (có thể đặt may riêng nếu có nhu cầu váy dài đến mắt cá chân); nếp gấp cố định, chun điều chỉnh eo bên trong.

• Áo vest màu xám than

• Giày da đen truyền thống, đế bằng, gót cao tối đa 3 cm

• Kiểu dáng lịch sự, không được là giày thể thao hoặc bốt

• Tất đen hoặc trắng

Đồng phục thể thao nữ

• Áo thể thao 2 mặt với sọc ngang màu đỏ đô và màu xanh tím than có logo của trường

• Áo polo Nhà

• Váy quần màu xanh tím than có logo của trường

• Tất thể thao màu đỏ đô và xanh tím than

• Quần thể thao dài màu xanh than có logo của trường

• Mũ lưỡi trai

• Đồ bơi một mảnh (nữ sinh)

• Nón bơi

• Tất thể thao màu trắng

• Giày thể thao phù hợp với môn thể thao được chơi

Đồng phục nam

• Áo sơ mi dài hoặc ngắn tay

• Cà vạt

• Áo len đen trơn cổ chữ V

• Áo vest và quần âu màu xám đậm

• Giày da đen truyền thống, đế bằng, kiểu dáng lịch sự, không được là giày thể thao hoặc bốt

• Tất đen

Đồng phục thể thao nam

• Áo thể thao 2 mặt với sọc ngang màu đỏ đô và màu xanh tím than có logo của trường

• Quần đùi màu xanh tím than có logo của trường

• Tất thể thao màu đỏ đô và xanh tím than

• Áo polo Nhà

• Quần thể thao dài màu xanh tím than có logo của trường

• Mũ lưỡi trai

• Quần đùi bơi (nam sinh)

• Nón bơi

• Tất thể thao màu trắng

• Giày thể thao phù hợp với môn thể thao được chơi

Thủ tục xử lý tài sản bị thất lạc

Tất cả tài sản thất lạc được nhân viên trường nhặt được quanh trường sẽ được đưa đến Khu vực tài sản thất lạc nằm ở khu vực cạnh nhà ăn trường Tiểu học. Học sinh tìm thấy đồ vật bị mất có thể nộp cho một thành viên trong trường hoặc mang tới khu vực này.

6.2. TÁC PHONG

Chúng tôi không đặt ra các quy tắc vì lợi ích của Brighton College Vietnam - mỗi quy tắc đều có mục đích riêng. Có thể có những quy tắc mà các em chưa quen, nhưng điều quan trọng là Nhà trường giúp các em tìm hiểu những cách ứng xử giúp các em cảm thấy thoải mái và thành công trong nhiều tình huống học tập, xã hội và công việc, dù ở Việt Nam hay môi trường quốc tế. Các em nên tuân thủ và làm theo hướng dẫn của giáo viên, nhân viên trong trường.

Quy tắc ứng xử của học sinh

• Thể hiện sự tôn trọng đối với bản thân và cộng đồng nhà trường.

• Hãy nhã nhặn, lịch sự, tử tế và giúp đỡ mọi người.

• Tôn trọng tài sản của nhau, cơ sở vật chất và đồ đạc trong trường.

• Đến trường đúng giờ và chuẩn bị đầy đủ.

• Cố gắng hết sức trong lớp và hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn và tốt nhất có thể.

• Hãy tự hào về bộ đồng phục của mình và đảm bảo diện mạo gọn gàng.

• Duy trì tác phong đi lại đúng mực, giữ an toàn và yên tĩnh xung quanh trường cũng như khi đến và về từ các cuộc thi đấu.

• Luôn hành xử một cách cẩn thận, tuân thủ các quy tắc an toàn (ví dụ: quy trình phòng cháy chữa cháy hoặc quy trình thoát nạn). Không gây nguy hiểm cho người khác.

• Hãy tự bảo quản tài sản của mình và để những vật có giá trị ở nhà.

• Giữ gìn sức khỏe của mình – không mang theo thuốc lá, đồ uống có cồn, hoặc các loại thuốc không được kê đơn dưới bất kỳ hình thức nào, vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu.

• Luôn ở trong các khu vực được quy định của trường.

• Bảo vệ và giữ gìn môi trường học; không xả rác.

• Chỉ chơi thể thao ở những khu vực và thời gian được quy định và mặc trang phục phù hợp.

• Không ăn uống ở nơi công cộng; không nhai kẹo cao su.

Quy tắc ứng xử trong lớp học của học sinh

• Không nói chuyện khi giáo viên hoặc học sinh khác đang phát biểu trong lớp.

• Hãy hỗ trợ lẫn nhau và đừng giễu cợt ai đó nếu họ trả lời sai.

• Luôn giơ tay nếu bạn muốn trả lời một câu hỏi hoặc nói điều gì đó, trừ khi có yêu cầu khác từ giáo viên.

• Luôn xin phép nếu bạn cần rời khỏi lớp.

• Ghi chép bài tập về nhà ra giấy để không quên việc cần làm và luôn nộp bài tập đúng hạn.

• Đừng làm gián đoạn buổi học, làm cản trở việc học của các em và những người khác.

• Luôn nỗ lực hết mình và tự hào về công việc của mình.

• Hãy nhớ rằng, bốn điều chúng tôi không chấp nhận ở BCVN là:

• Bắt nạt

• Trộm cắp

• Sử dụng hoặc trao đổi, buôn bán chất cấm

• Hành vi sai trái về tình dục (bao gồm hoạt động tình dục trong khuôn viên trường học, chia sẻ ảnh và/hoặc video khỏa thân và bán khỏa thân cũng như bạo lực tình dục và quấy rối tình dục) Nếu học sinh làm những việc này – trong hoặc ngoài giờ học, trong hoặc ngoài khuôn viên trường – học sinh có thể bị buộc thôi học.

Điện thoại di động

Học sinh không được phép sử dụng điện thoại di động trong ngày học, kể cả vào giờ giải lao và giờ ăn trưa. Nhà trường đề nghị học sinh không mang điện thoại di động đến trường. Nếu các em có mang điện thoại tới trường, phải cất vào tủ khóa trước khi điểm danh buổi sáng và lấy điện thoại ra khỏi tủ khóa sau các hoạt động.

Các thiết bị điện tử sử dụng không đúng quy định sẽ bị tịch thu và có thể được Hiệu phó Trung học (phụ trách chăm sóc và bảo trợ học sinh) thu hồi vào cuối ngày.

Chúng tôi coi việc bắt nạt qua tin nhắn và điện thoại là một vấn đề nghiêm trọng. Thiết bị điện tử có thể bị tịch thu vô thời hạn nếu các em bị nghi ngờ có chứa bằng chứng về hành vi bắt nạt qua mạng hoặc gửi tin nhắn tình dục. Việc sử dụng thiết bị điện tử để tạo, lưu trữ hoặc truyền bá hình ảnh không phù hợp (ví dụ: gửi tin nhắn tình dục) là một hành vi rất nghiêm trọng và các em có thể bị thẩm vấn nếu tham gia vào việc này.

Hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, và chất cấm/chất kích thích

Nhà trường nghiêm cấm mọi hình thức hút thuốc, cho cả học sinh, giáo viên, phụ huynh, và khách vào trường. Điều này cũng bao gồm việc sử dụng thuốc lá điện tử. Học sinh bị bắt gặp hút thuốc, bao gồm sử dụng thuốc lá điện tử, trong khuôn viên trường học, trong các chuyến đi đến trường hoặc tại các địa điểm thi đấu thể thao, sẽ phải đối mặt với các biện pháp kỉ luật thích đáng.

Nhà trường nghiêm cấm việc sử dụng đồ uống có cồn. Bất kỳ học sinh nào bị phát hiện mang đồ uống có cồn đến trường hoặc trong các chuyến dã ngoại, hoặc bị phát hiện đang say rượu trong các thời gian này, sẽ phải đối mặt với các hình thức kỉ luật thích đáng.

Nhà trường có Chính sách nghiêm ngặt về các Chất cấm và Chất kích thích. Các em sẽ được giáo dục về chất cấm như một phần của chương trình RSHE. Bất kỳ học sinh nào bị phát hiện mang chất cấm bất hợp pháp vào khuôn viên trường, đến một hoạt động của trường trong hoặc ngoài khuôn viên trường (trong ngày nghỉ hoặc thời gian trong học kỳ), hoặc bị phát hiện đang sử dụng chất cấm, sẽ phải đối mặt với các hình thức kỉ luật thích đáng và bị buộc thôi học. Pháp luật yêu cầu nhà trường phải báo cáo bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào, bao gồm cả việc sử dụng và/hoặc tàng trữ ma túy cho cảnh sát.

Nhà trường có thể khám xét đồ đạc hoặc tủ đựng đồ của học sinh để tìm chất cấm và có thể sắp xếp tiến hành kiểm tra chất cấm.

Mối quan hệ và hành vi

Học sinh không nên thể hiện tình cảm nơi công cộng vì có thể gây ra cảm giác khó xử cho người khác.

Không gửi nội dung khiêu dâm, bao gồm các văn bản, video hoặc hình ảnh mang tính chất tình dục, cho người khác. Hãy nhớ rằng nếu bạn có bất kỳ hình ảnh hoặc video không đứng đắn nào của người dưới 18 tuổi, hoặc gửi, tải lên hoặc chuyển tiếp hình ảnh hoặc video không đứng đắn của bạn cho bất kỳ ai, chúng tôi sẽ coi đây là một vấn đề kỷ luật nghiêm trọng. Tương tự như vậy, nhà trường nghiêm cấm các tin nhắn liên quan tới tình dục trong trường học.

Giáo dục giới tính và các mối quan hệ là một lĩnh vực kiến thức quan trọng, và được bao gồm trong chương trình RSHE của trường.

Trộm cắp

Nhà trường tin vào việc tôn trọng lẫn nhau và tài sản của nhau và do đó nhà trường coi hành vi trộm cắp là một vấn đề rất nghiêm trọng. Trộm cắp làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin trong cộng đồng. Bất kỳ học sinh nào bị phát hiện trộm cắp tài sản của người khác đều có thể bị buộc thôi học.

6.3. KỶ LUẬT VÀ KHEN THƯỞNG

Kỷ luật

Nếu các em vi phạm nội quy hoặc từ chối làm theo những hướng dẫn hợp lý từ một thành viên trong nhà trường, các em có thể phải chịu các hình thức kỷ luật thích đáng. Các biện pháp kỷ luật bao gồm từ cảnh cáo, phạt ở lại lớp ngoài giờ học (detention), đến (đối với các hành vi nghiêm trọng nhất) buộc thôi học tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Khen thưởng

Tại BCVN, chúng tôi tin rằng việc ghi nhận những học sinh thể hiện hành vi tốt, nỗ lực và thành tích xuất sắc, cũng như các giá trị cốt lõi của chúng tôi là tính tò mò, sự tự tin và lòng nhân ái, là vô cùng quan trọng. Để đạt được mục tiêu này, hệ thống khen thưởng sau đây được áp dụng trong toàn Trường Trung học:

Bất kỳ lĩnh vực nào

• Điểm khen thưởng: được giáo viên trao để tuyên dương những hành động, hành vi nhỏ thể hiện giá trị cốt lõi của BCVN là sự tò mò, tự tin và lòng nhân ái. Học sinh sẽ nhận được Giấy khen thưởng (xem bên dưới) cho mỗi sáu thành tích mà các em tích lũy được trong nửa học kỳ.

Học thuật

• Giấy khen thưởng: do giáo viên trao tặng vì thành tích hoặc nỗ lực xuất sắc, hoặc các thành tích xuất sắc cụ thể khác. Học sinh có thể đủ điều kiện được khen thưởng dựa trên sự tiến bộ hoặc nỗ lực cá nhân của các em; Sau đó Hiệu trưởng sẽ đích thân chúc mừng từng người nhận giải.

• Giấy chứng nhận nỗ lực: được trao tặng cho học sinh tích luỹ được nhiều giấy khen thưởng - đồng (6), bạc (12), vàng (18), bạch kim (24) và kim cương (30). Những giải thưởng này được trao trong các buổi sinh hoạt chung hàng tuần, cuối kì hoặc cuối năm học.

• Khen thưởng Học sinh Xuất sắc của Kì: do Hiệu trưởng trao tặng cho các cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc mỗi học kỳ.

• Giải thưởng Bộ môn: do các tổ Bộ môn trao tặng vào cuối mỗi năm cho thành tích xuất sắc trong một môn học cụ thể.

• Giải đặc biệt: do các Phòng ban trao tặng mỗi năm một lần. Những giải thưởng này là tùy ý do các phòng ban tự quyết định.

• Chứng chỉ Hiệu trưởng: được trao trong Lễ trao giải cho những học sinh có nỗ lực và đạt thành tích xuất sắc liên tục trong suốt năm học cũng có thể được trao cho học sinh có thành tích xuất sắc trong bất kỳ lĩnh vực nào ở cấp khu vực, quốc gia hoặc quốc tế.

Khen thưởng thể thao

• Khen thưởng Học sinh Xuất sắc của Kì: do Hiệu trưởng trao tặng cho các cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc mỗi học kỳ.

• Vai trò lãnh đạo: thư ký/cán bộ/giám sát

• Cúp: trao cho các giải thi đấu nội bộ; các danh hiệu, huy chương và giấy chứng nhận có thành tích bên ngoài.

Khen thưởng văn hóa

• Khen thưởng Học sinh Xuất sắc của Kì: do Hiệu trưởng trao tặng cho các cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc mỗi học kỳ một lần.

• Vai trò lãnh đạo: thư ký/nhân viên/giám sát

• Kỉ niệm chương: trao cho các cuộc thi nội bộ; các danh hiệu, huy chương và giấy chứng nhận có thành tích bên ngoài.

Khen thưởng bảo trợ

• Giải thưởng Hiệu trưởng: được trao 01 lần/tuần tại buổi sinh hoạt chung cho các cá nhân xuất sắc do Hiệu trưởng và Trưởng bộ phận đề cử. Tất cả tên đều được công bố trong bản tin của trường hàng tuần.

• Giải đặc biệt: cho ‘nỗ lực’ và ‘phục vụ’, được trao tại buổi sinh hoạt chung.

• Giải thưởng Nhà: do Hiệu trưởng trao vào cuối mỗi học kỳ, đôi khi có ý kiến đóng góp của học sinh.

• Khen thưởng Học sinh Xuất sắc của Kì: do Hiệu trưởng trao tặng cho các cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc mỗi học kỳ một lần.

• Vai trò lãnh đạo: bao gồm hội đồng trường, huynh trưởng, đại diện nhà, và huynh phó.

07 CÁC VẤN ĐỀ HỌC TẬP

7.1. VIỆC HỌC HẰNG NGÀY

Chương trình học

Trong các năm 7, 8 và 9, bạn sẽ học rất nhiều môn học khác nhau để các em có thể chọn những môn phù hợp nhất cho việc học IGCSE ở năm 10 và 11. Học sinh trong các năm 10 và 11 thường học từ 9 đến 11 môn IGCSE. Hiệu phó Trung học và các giáo viên bộ môn, cùng với các giáo viên chủ nhiệm, sẽ tư vấn cho các em về việc chọn môn học. Các em cũng sẽ nhận được tài liệu hướng dẫn về chương trình học IGCSE vào năm 9 để giúp các em đưa ra quyết định của mình. Ngoài ra, các em sẽ có sự lựa chọn môn học cho năm 9, và sẽ nhận được hướng dẫn, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định này.

Bài tập về nhà

Bài tập về nhà là một công cụ quan trọng để củng cố kiến thức các em học trong các buổi học và giúp các em luyện tập kỹ năng học tập độc lập. Đây cũng là điều quan trọng cho sự thành công trong học tập sau khi các em tốt nghiệp từ trường. Tất cả học sinh đều sẽ được giao bài tập về nhà, theo thời khóa biểu bài tập về nhà. Theo tiến trình từ năm 7 đến năm 11, thời gian các em dự kiến sẽ phải dành ra để tự học và nghiên cứu sẽ dần tăng lên.

Bài tập về nhà được giao trên Teams, và các em sẽ luôn được cho ít nhất ba ngày học để hoàn thành một bài tập.

Điểm và Báo cáo

Các em và cha mẹ sẽ nhận được 2 báo cáo học tập trong một năm học, một báo cáo được gửi vào kỳ Thu, một báo cáo được gửi vào kỳ Xuân với học sinh năm 10 và 11 hoặc vào kỳ Hè với học sinh năm 7 đến năm 9. Cha mẹ sẽ có cơ hội được gặp giáo viên chủ nhiệm vào đầu năm học và các giáo viên bộ môn để trao đổi về sự tiến trình học tập của các em.

Cảnh báo

Nếu tiến độ học tập của các em được coi là không đạt yêu cầu, các em có thể được giáo viên chủ nhiệm của mình đưa vào danh sách 'Cảnh báo’. Với học sinh cần theo dõi với báo cáo ngắn, mỗi bài học của các em sẽ phải được theo dõi để giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh của các em có thể kiểm tra tiến độ hàng ngày. Với học sinh chỉ cần có báo cáo hàng tuần, giáo viên sẽ phải nhận xét về tiến độ học tập mỗi tuần của các em, nhưng không cần quá thường xuyên như báo cáo ngắn.

7.2. VIỆC THI CỬ

Bài tập thực hành

Hầu hết các môn học IGCSE sẽ được kiểm tra thông qua kỳ thi cuối khóa học (kỳ hè trong năm học 11) duy nhất. Tuy nhiên, một số môn học, chủ yếu là các môn học thực hành và sáng tạo, có bài tập thực hành thường chiếm khoảng 50% điểm cuối cùng.

Giáo viên bộ môn của các em sẽ giúp các em đảm bảo rằng bài tập thực hành của mình đã được hoàn thành và tuân thủ thời hạn giao bài tập. Các em nên cố gắng lập kế hoạch trước, để không bị tồn đọng quá nhiều công việc vào cuối năm. Nhà trường hỗ trợ theo dõi thời hạn, đặc biệt là đối với những học sinh đang học hai hoặc nhiều môn học sáng tạo.

Kỳ thi

Kỳ thi là một thực tế không thể tránh khỏi trong cuộc sống; việc đánh giá nội bộ liên tục trong từng môn học là vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho các kỳ thi tại cấp IGCSE và cao hơn, cho phép các em thường xuyên tổng hợp nội dung khóa học và thực hành các chiến lược thi hiệu quả để phát triển kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự thành công trong tương lai.

Trong tất cả các khối lớp, Đánh giá phục vụ học tập sẽ bao gồm nhiều hình thức kiểm tra định kỳ khác nhau, cũng như các bài kiểm tra/kỳ thi cuối kỳ trong lớp. Ngoài ra, học sinh Năm 7 đến Năm 10 sẽ có một "Tuần thi" vào kỳ hè, và trong thời gian này thời khóa biểu thông thường sẽ được thu gọn để học sinh tham gia kỳ thi Cuối năm. Học sinh Năm 11 sẽ tham gia kỳ thi thử IGCSE ở đầu kỳ xuân, trong điều kiện thi giống như những gì các em sẽ trải qua khi thi IGCSE vào kỳ hè.

Trước các kỳ đánh giá quan trọng, giáo viên sẽ hỗ trợ các em với các tài liệu và hướng dẫn ôn tập rõ ràng, bao gồm danh sách chủ đề, câu hỏi thực hành và tài liệu mẫu.

7.3. HÀNH TRÌNH TƯƠNG LAI

Định hướng Nghề Nghiệp và Lựa chọn Môn học Năm 12 và 13

Có thể các em chưa nghĩ về nghề nghiệp tương lai của mình, nhưng các em sẽ được khuyến khích bắt đầu suy nghĩ về tương lai khi các em lên đến cấp trung học phổ thông. Thông tin về nghề nghiệp được lưu giữ tại thư viện (đối với thông tin nghề nghiệp tổng quan), và các em sẽ nhận được định hướng nghề nghiệp cá nhân để xem xét các bước tiếp theo của mình. Thông tin về nghề nghiệp cũng sẽ được trình bày thông qua các buổi hướng dẫn từ các khách mời hoặc thông qua các buổi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học đường.

Một buổi hội thảo về lựa chọn các môn học ở Năm 12 sẽ diễn ra vào Kỳ 2 của năm 11. Giáo viên chủ nhiệm của các em, giáo viên môn học và Hiệu phó Trung học sẽ sẵn sàng giúp đỡ các em chọn những môn học phù hợp với sở thích và năng lực của các em cho Chương trình Bằng Tú tài Quốc tế (IBDP).

08 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Trường có rất nhiều hoạt động ngoại khóa cho các em tham gia. Ngoài giờ học âm nhạc, kịch nghệ, nghệ thuật và thể thao được bao gồm trong thời khóa biểu, có một khung giờ dành cho hoạt động ngoại khóa vào mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Năm từ 15:10 đến 16:00. Hầu hết các hoạt động được cung cấp miễn phí, nhưng những hoạt động liên quan đến các tổ chức bên ngoài sẽ được tính phí theo giá thành thực tế và sẽ được tính vào tài khoản của phụ huynh học sinh.

8.1. THỂ THAO

Thể thao là một phần quan trọng của cuộc sống tại BCVN. Nhà trường chú trọng đến việc học thể thao của các em với sự nghiêm túc lẫn niềm đam mê. Có nhiều lựa chọn thể thao để các em thử nghiệm, trong thi đấu, vui chơi và thời gian học ngoại khóa. Nhà trường cũng sẽ tham gia vào các trận đấu và giải đấu, cả trong tuần và vào cuối tuần. Nếu các em được chọn đại diện cho BCVN trong một trận đấu, hãy thi đấu với sự tự hào và đam mê. Điều này là một vinh dự và một đặc quyền. Hãy đảm bảo đến đúng giờ, mặc đồng phục thể thao phù hợp, và chơi hết mình.

8.2. HỌC THÔNG QUA PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG VÀ

KẾT

Tại Brighton College Vietnam, chúng tôi tin tưởng vào việc 'luôn là một phần của xã hội, và không tách biệt với cộng đồng bên ngoài’. Khi các em học lên Trung học, các em sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào các chương trình phục vụ cộng đồng. Một số học sinh có thể chọn bắt đầu chương trình Duke of Edinburgh Award (DofE) từ lớp 10. Tất cả học sinh sẽ tham gia vào các ngày Thiện nguyện của Nhà trường như một cách đóng góp và kết nối với cộng đồng địa phương.

8.3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHIÊU VŨ, KỊCH NGHỆ VÀ ÂM NHẠC

Các em sẽ nhận được thêm thông tin về những hoạt động này vào đầu năm học, nhưng nhiều học sinh thường tham gia vào các tiết học âm nhạc và kịch nghệ cá nhân (LAMDA) và các tiết học nhóm về vũ đạo. Hoạt động kịch nghệ và âm nhạc thường diễn ra trong giờ học, và thời gian học sẽ xoay vòng để các em không bị liên tục bỏ lỡ tiết học của một môn duy nhất. Các lớp khiêu vũ, với nhiều phong cách khiêu vũ khác nhau, thường diễn ra trong thời gian hoạt động ngoại khóa hoặc sau giờ học. Học sinh cũng sẽ có cơ hội tham gia vào tiết mục khiêu vũ, kịch nghệ và âm nhạc trong suốt năm học.

8.4. THAM QUAN, DÃ NGOẠI

Đây là những hoạt động thể hiện tinh thần hướng đến cộng đồng của BCVN. Chúng tôi hy vọng các em sẽ thích tham gia vào các chuyến đi, nhưng các em hãy nhớ, các quy tắc của trường vẫn áp dụng trong những chuyến đi này để đảm bảo sự an toàn của các em và danh tiếng của tất cả thành viên trong cộng đồng nhà trường.

09 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA HỌC SINH

9.1. VAI TRÒ LÀM GƯƠNG

Tất cả học sinh tại BCVN đều nên làm gương cho nhau. Là học sinh Trung Học, các em có trách nhiệm đặc biệt đối với các thành viên ít tuổi hơn trong cộng đồng nhà trường. Các học sinh Trường tiểu học sẽ noi theo các em trong khuôn khổ các hoạt động chính thức, như các cơ hội cố vấn trong trường, hay trong các tình huống không chính thức, cả trong và ngoài trường học. Chúng tôi mong đợi tất cả học sinh sẽ là những tấm gương tích cực cho những người khác và thể hiện các nguyên tắc cốt lõi của trường là sự tò mò, tự tin và lòng nhân ái.

9.2. CƠ HỘI LÃNH ĐẠO

Trong suốt năm học, các em sẽ có nhiều cơ hội đảm nhận các vai trò lãnh đạo trong trường. Các ví dụ bao gồm, nhưng không giới hạn:

• Các cơ hội cố vấn, hướng dẫn

• Bạn cùng học (buddies)

• Đại sứ thư viện

• Các vai trò trong hội đồng trường

• Lãnh đạo các hoạt động

• Đội trưởng thể thao

• Các vai trò lãnh đạo trong Nhà

• Thủ lĩnh của trường

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.