(Tiếp theo DSTV 2015 trang 112) Hòn đảo Buồn Lo Bi Đát Khoảng 10 giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1982 tất cả 16 người tầu của mình cộng với 50% các người của tầu khác lên xe rời Marang để ra bến tầu đi đảo Paula Bidong, người Việt mình gọi là hòn đảo “Buồn Lo Bi Đát” vì tại đây người tị nạn được các nước phỏng vấn sơ khởi nếu được nhận thì được lên danh sách chuyển trại, còn bị xù thì buồn bã nằm lại đảo chờ khi nào có đợt “hốt rác“ mới mong được rời đảo… đó chính là lý do gọi hòn đảo đó là Buồn Lo Bi Đát là vậy… Từ trong đất liền tầu cao tốc chậy mất khoảng một tiếng thì cặp bến Sungei của hòn đảo Paula Bidong, trên đường vô chỗ tập trung mình thấy dân tị nạn đang sống trên đảo túa ra “chào đón” thứ nhất kiếm thân nhân, kế mình nghe rất nhiều câu hỏi vang lên - có ai là cha thầy ni cô hay bà phước gì không xin thương cho con ghép hộ ? Lúc đó mình không hiểu, nhưng sau này mới biết đó là những người bị các phái đoàn xù nên mỗi khi có người mới tới đảo thì ra kiếm các vị tu sỹ để hy vọng được ghép hộ để được đi ké…
“Buồn Lâu Bi Đát…” Tất cả được tập trung trong một dẫy nhà tiền chế sát mé biển, sau một số thủ tục đầu tiên là khám đồ, chích thuốc ngừa, điền một số chi tiết vô tờ khai an ninh đầu tiên …chừng một tiếng sau mọi người được phân phối về chỗ ở, tất cả 16 người tầu của mình được phân phối về khu F, anh Việt, Kim và 2 chị em Hà Hiệp được phân phối ở chung trong một cái chòi có 2 cái giường cây tự chế và một cái võng tòn ten cũng tự chế, còn mình và Quang được đưa đến ở chung trong một căn
chòi có 4 thanh niên đang ở từ trước… đang lưỡng lự không biết nên ở hay đi kiếm chỗ khác vì mình thấy qua dáng dấp và cách ăn ở những thanh niên này có vẻ là những người không đàng hoàng, thì may quá Hà chạy sang kêu về ở chung cho vui vì toàn bộ gia đình này vừa rời trại để đi Pháp… Thế là 6 người chung tầu cùng sống chung một nhà, cánh đàn ông đi kiếm củi, 2 chị em Hà Hiệp lo nấu nướng cái chòi này khá nên thơ phía sau dựa vào sườn núi phía trước nhà cách 2 bước có cái giếng nước trong vắt và lúc nào nước cũng trào ra ngoài miệng giếng, bên nhà hàng xóm có gia đình bác Sinh là dân trên đảo khá lâu, bác thật thà vui vẻ thấy lũ “lục nhân” mới tới cả gia đình tận tình giúp đỡ, hai bác tận tình chỉ vẽ các sinh hoạt ở trại nhất là trong vấn đề phái đoàn phỏng vấn, khoảng 4 hay 5 giờ chiều cả tầu được kêu đi làm thẻ xã hội, hồ sơ Liên hiệp quốc, thẻ tị nạn, tầu của mình được mang số BI 324 và Case # PB 756 (tức số tầu thứ tự ở đảo), rồi đề cử anh Việt làm đại diện cho tầu và cứ 2 tuần thì cả tầu đi nhận thực phẩm với anh Việt. Thực phẩm ở đây đa số là đồ hộp, đồ khô gạo mắm muối đủ cả và đôi khi có thực phẩm tươi… Tới tối thì Trần Huệ Cơ sang chơi cho biết cô ở chung với một gia đình người quen rồi cả bọn kéo sang thăm chỗ ở của gia đình các anh Sơ, Hiệp… uống trà và tán chuyện gẫu về chuyến hải hành vừa qua … Nếm mùi đồng hương, lên đảo được chừng một ngày thì những cơn sốt rét bị vướng trong thời gian bị giam cầm ở cồn Cù, Láng Cháo, huyện duyên hải (quận Long toàn cũ) Trà Vinh hành hạ chịu không nổi, nên khoảng trưa đang khi lên cơn sốt mình lê tấm thân bệnh hoạn vào bệnh viện Sick bay. Hôm đó lại là ngày lễ nghỉ và cũng là giờ trưa, khi tới văn phòng gặp khoảng 3 anh chị Việt Nam có lẽ họ là những người thông dịch để giúp đồng hương đang ngồi tán gẫu, sau khi nghe mình kể tình trạng bịnh và muốn gặp bác sĩ hay y tá ngay vì nếu sau khi hết cơn sốt rét có thử máu cũng không tìm ra vi trùng sốt rét… nhưng cả ba đều nói lúc này là giờ trưa, chú cứ về sau 14 giờ chú trở lại, đang chần chừ thì may quá mình thoáng thấy một cô Mỹ người da đen chẳng hiểu là
Đặc San Trà Vinh Số 16 – năm Bính Thân 2016
101