5 minute read

Giáo dục khai phóng: Cánh cửa tự do trong môi trường giáo dục Việt Nam

Minh Hồng - Báo In K42

Mô hình giáo dục khai phóng từ lâu đã không còn xa lạ đối với nền giáo dục và xã hội Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh hậu dịch Covid-19, giáo dục khai phóng đã từng bước mở ra rõ rệt hơn nhiều lợi ích mang tính ứng dụng, thực tiễn cao. Đứng trước những thách thức từ yếu tố toàn diện do mô hình giáo dục này mang lại là những cơ hội rộng mở cho sinh viên Việt Nam bước ra từ hệ thống giáo dục phổ thông.

Advertisement

Nơi con người tuyên thệ chính mình

Giáo dục khai phóng (Liberal Education) là phương pháp giáo dục bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, được phát triển và nhấn mạnh bởi nhà giáo Paulo Freire. Tinh thần giáo dục khai phóng xuất phát từ bản chất cốt lõi của con người đó là sự truy cầu kiến thức ở mọi nền tảng. Đó cũng là hành trang quan trọng trước một thế giới thay đổi chóng mặt khi trang bị cho chúng ta phương pháp đặc biệt quan trọng: học cách học. Điểm nổi bật nhất ở tinh thần giáo dục khai phóng chính là hệ giáo dục mang hướng tư duy tự do - suy nghĩ tự do - lựa chọn tự do, không bó buộc con người vào một phạm trù nhất định; giúp đi về bản chất con người khi được tìm hiểu tri thức ở đa lĩnh vực mà họ mong muốn theo đuổi. Một điều rất quan trọng và cần thiết trong thế giới biến động với nhiều luồng tư tưởng khác nhau là chủ thể cần phải hiểu và làm thế nào để tìm thấy thế giới nội tâm của chính mình. Hơn nữa, tinh thần của giáo dục khai phóng không phải làm cho con

Mô hình giáo dục khai phóng cho phép thầy trò chủ động, tích cực và sáng tạo để học hỏi và khám phá tri thức. (Ảnh minh hoạ) người đi tìm những câu trả lời trăm người như một, mà với tất cả mọi kiến thức hãy cởi trói và chất vấn thêm. Mục tiêu chính là chuẩn bị để các bạn trẻ sẵn sàng đương đầu với một tương lai đầy biến động, giúp các sinh viên trở thành người có năng lực tư duy, thích ứng với mọi hoàn cảnh; tạo điều kiện để phát triển cá tính, khả năng tự chủ, sáng tạo để đóng góp vào quá trình học tập, phát triển.

Các hoạt động của mô hình giáo dục khai phóng được thiết kế để khuyến khích sinh viên chủ động tham gia, tìm hiểu, thách thức ý tưởng và suy nghĩ độc lập. Mô hình này lấy sinh viên làm trung tâm để cùng tạo dựng môi trường giáo dục cởi mở, tạo cơ hội để sinh viên chiêm nghiệm chính mình, hiểu được ý nghĩa cốt lõi để kiến tạo nên những giá trị cho đời sống xã hội. Không đơn giản chỉ là một mô hình, một triết lý giáo dục mà đây còn là nơi khẳng định bản thân, nơi con người tuyên thệ chính mình. Theo cảm nhận của Hoa Thị Thùy Linh (sinh viên năm 2, Đại học Fulbright Việt Nam): “Giáo dục khai phóng là con đường giúp mình và các bạn đồng môn có thể lớn lên và trở thành con người mà bản thân mong muốn nhất, đúng với bản năng và đam mê của chính mình. Mô hình

Giáo dục khai phóng đề cao khả năng suy nghĩ đa chiều và tư duy phản biện (Ảnh minh hoạ) giáo dục này đã khiến những giới hạn trở nên mờ nhạt dần.”

Không nên tuyệt đối hóa giáo dục khai phóng

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, giáo dục khai phóng là một mỹ từ hướng đến sự hoàn hảo tuyệt đối cho nền giáo dục trên toàn cầu nói chung, và tại Việt Nam nói riêng. Khó có thể phủ nhận, giáo dục khai phóng đang hướng tới sự đổi mới trong giáo dục hiện đại. Tiến sĩ Đại học Stanford

Nguyễn Chí Hiếu nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục khai phóng, rằng trong bối cảnh thế giới biến động sẽ có những ngành nghề biến mất và nhiều cái mới sẽ xuất hiện. Vậy khi giáo dục đào tạo học sinh chỉ để làm một nghề nhất định thì giả sử 10 năm sau ngành nghề đó biến mất, con người phải đối mặt thế nào? Đó cũng chính là thách thức lớn khi giờ đây giáo dục không đơn giản chỉ đào tạo con người mà còn phải chuyển hóa hợp thời theo tình hình phát triển xã hội Tuy vậy, cần tôn trọng sự đa dạng của các quan điểm giáo dục và không nên tuyệt đối hóa vẻ toàn diện của giáo dục khai phóng hay bất cứ mô hình giáo dục nào bởi điều đó có thể dẫn đến sự giảm sút chất lượng, thậm chí sẽ không có lợi cho sự phát triển của sinh viên. Kèm theo đó là tư tưởng phải học chuyên sâu một ngành để ra làm đúng ngành đó là khó khăn lớn cho nền giáo dục khai phóng. Nguyễn Hà Linh (sinh viên năm 4 ngành Tâm lý học) cho biết trong quá trình học tập ở nền giáo dục khai phóng, không ít lần chị phải tự hỏi bản thân học nhiều lĩnh vực như vậy có phải quyết định đúng và giúp ích cho tương lai không.

Theo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu giáo dục tại Ngân hàng Thế giới và

UNESCO, họ công nhận giáo dục khai phóng là mô hình phải được đề cao. Nhưng mỗi đất nước hay mỗi hệ thống giáo dục khác nhau nên tự hình thành mô hình giáo dục khai phóng dựa trên nền giáo dục sẵn có để phát triển. Điều quan trọng là tìm cách kết hợp các giá trị này trong quá trình dạy học để phát triển một thế hệ học sinh thông minh, nhạy cảm và có ý thức về tình cảm và trách nhiệm.

Mở cánh cửa tự do Giáo dục khai phóng có thể trở thành cánh cửa tự do mở ra trên toàn cầu, mang đến nhiều cơ hội đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời để phục vụ cuộc sống hay thỏa mãn vốn hiểu biết của con người. Tuy là môi trường có rất nhiều áp lực nhưng cũng giúp chúng ta có nhiều kiến thức trải dài mọi lĩnh vực để bổ trợ cho chuyên ngành chính mà sinh viên theo đuổi.

Với xu hướng hội nhập quốc tế, học sinh sinh viên Việt Nam đang đứng song hành cùng các sinh viên quốc tế và sẽ còn khẳng định được vị thế con người Việt Nam. Giáo dục khai phóng và những cống hiến của mô hình này hứa hẹn sẽ đem lại vô vàn giá trị tác động trực tiếp đến vận mệnh tương lai của đất nước. Bà Đàm Bích Thủy (Chủ tịch trường Đại học Fulbright Việt Nam) chia sẻ về sứ mệnh của giáo dục khai phóng là kiến tạo nên một cộng đồng cùng học tập, là nơi truyền cảm hứng cho các sinh viên hiểu biết về thế giới và làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Những giá trị mà giáo dục khai phóng đem lại cùng với thực tế xã hội Việt Nam sẽ là một sự kết nối hoàn mỹ khi những triết lý khai phóng mới mẻ phù hợp thời đại sẽ làm giàu có hơn, phong phú hơn cho hệ thống giáo dục truyền thống - nơi mà con người có thể khai phá và giải phóng mọi tiềm lực của bản thân trọn vẹn nhất.

This article is from: