

MỤC LỤC
Lời giới thiệu 5 Phần 1. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
1.1. Phái tương tác tâm lý 9 1.2. Phái hệ thống tự nhiên/ natural system 18
1.3. Phái cấu trúc gia đình 26 1.4. Phái truyền thống 31 1.5. Phái hành vi 42 1.6. Phái thực nghiệm/ Experiential Therapy 45 1.7. Phái giải pháp 47 1.8. Dê tế thần (Scapegoat: Con dê gánh tội) 49 1.9. Liệu pháp chiến lược 50 1.10. Liệu pháp Imago 52 Phần 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
2.1. Khung lý thuyết quan hệ gia đình 55 2.2. Phát triển gia đình: liên tục và thay đổi 66 2.3. Biến đổi gia đình ở Việt Nam 76 2.4. Giới, chủng tộc, dân tộc và trị liệu gia đình 83
2.5. Các vấn đề liên quan đến giới 87
2.6. Giới tính, công việc và cuộc sống gia đình 89
2.7. Lý thuyết hệ thống và tư duy hệ thống 95 2.8. Mở rộng ngoài tư duy hệ thống 98 2.9. Gia đình và hệ thống lớn hơn 102 2.10. Tư duy có hệ thống trong thực hành trị liệu gia đình 104
Phần 3. VÒNG ĐỜI CỦA GIA ĐÌNH
3.1. Giai đoạn vòng đời gia đình 106 3.2. Mô hình gia đoạn vòng đời của gia đình 114
Phần 4. VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH THEO TỪNG GIAI ĐOẠN VÒNG ĐỜI 4.1. Kết đôi và chuẩn bị làm cha mẹ 119 4.2. Sự ra đời của trẻ em 123 4.3. Ứng phó với tuổi mới lớn 126 4.4. Rời khỏi nhà 130 4.5. Tổ chức lại ranh giới thế hệ 131 4.6. Nghỉ hưu, bệnh tật, góa bụa 133 4.7. Các chuỗi phát triển khác trong gia đình 136
Phần 5. GIA ĐÌNH KÉM CHỨC NĂNG
5.1. Phẩm chất liên quan đến các gia đình lành mạnh và kém chức năng 153
5.2. Yếu tố gây stress trong cuộc sống gia đình 172
5.3. Cấu trúc và chức năng của gia đình 184
5.4. Chiến lược ứng phó của gia đình 194 5.5. Gợi ý về sự lành mạnh trong làm việc với gia đình 201
Phần 6. THỰC HÀNH LÂM SÀNG TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNH
6.1. Bạn nghĩ tình lứa đôi là gì? 206
6.2. Tổ ấm trong suy nghĩ của bạn là như thế nào? 208
6.3. Gia đình bạn có đảm bảo cho mỗi thành viên những nhu cầu tâm lý không?
6.4. Người đàn ông có đóng được vai trò làm chồng, bố và lập nghiệp không?
209
210
6.5. Quan điểm của bạn về tình dòng họ ra sao? 212
6.6. Ai trong gia đình là người ảnh hưởng đến bạn nhất? 215
6.7. Khó khăn bạn gặp phải trong gia đình của mình? 217
6.8. Gia đình có ý nghĩa thế nào với bạn? 218
6.9. Theo bạn, bi kịch gia đình là gì? 219 Tài liệu tham khảo 221
LỜI GIỚI THIỆU
Trong xã hội đang phát triển hôm nay, dường như các mối quan hệ gia đình ngày một xa cách hơn, mờ nhạt hơn trước đây rất nhiều.
Tuy nhiên, những nghiên cứu vẫn cho thấy, dù cá nhân chúng ta có trưởng thành, rời xa gia đình, hoặc thậm chí có “đoạn tuyệt” với gia đình, thì đâu đó vẫn tồn tại một số quy luật vận hành từ nguồn cội gia đình ngấm ngầm chi phối và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta hôm nay. Bình thường, chúng ta vẫn hình dung về gia đình chỉ đơn giản như một nơi hội tụ, gắn bó những con người thân thương, cùng huyết thống, và cùng chia sẻ cùng một nơi cư trú,… Thế nhưng, cuộc sống của những con người ấy lại luôn chịu ảnh hưởng bởi những những luật lệ, những trật tự sắp xếp, cùng những vai trò của
từng cá nhân thành viên bên trong gia đìnhnhững điều mà tự lúc nào đã hình thành bên trong “gia đình gốc” của chúng ta, những quy định “bất thành văn”, từ đó khiến gia đình trở thành một thực thể có tổ chức riêng, có đặc tính phát triển đặc thù riêng của từng gia đình, dù vẫn tuân theo các quy luật vận hành chung của cả xã hội. Có thể nói một cách khái quát, gia đình là tập hợp các thành viên có mối dây liên hệ gắn bó hoặc do cùng một huyết thống (cha mẹ - con, anh chị em ruột…) hoặc do luật định (vợchồng, con nuôi…), và những thành viên ấy cùng chia sẻ chung một (nhiều) nơi cư trú, và cùng chịu ảnh hưởng chung từ những quy luật vận hành nêu trên. Vậy Tâm lý học gia đình là gì? Nó sẽ giúp ích gì cho mỗi cá nhân chúng ta trong cuộc sống
gia đình của mỗi người? Nhóm biên tập xin được tổng hợp và giới thiệu với mọi người cuốn sách có tựa đề “SƠ LƯỢC VỀ TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNH”.
PHẦN 1
CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
1.1. Phái tương tác tâm lý
Phái tương tác tâm lý bắt nguồn từ thuyết phân tâm/psychoanalysis theory, phơi bày những khát vọng do dục tính bẩm sinh tạo ra và những cơ chế tự vệ người ta sử dụng để chôn dấu chúng vào trong vô thức, từ đó giải phóng những năng lực tâm lí để cá nhân có thể sống, cảm xúc, và làm việc bình thường, thường là không chú đến những yếu tố bên ngoài cá nhân.
Phái tương tác tâm lý vừa thừa nhận những động lực nội tâm vừa chú ý ảnh hưởng quan trọng của các mối quan hệ tương tác trong gia đình đến ứng xử của con người cũng như đến vấn nạn của gia đình. Tập trung giải quyết vấn nạn trong thời gian ngắn (brief therapy), làm giảm nhanh chóng các mối căng thẳng trong gia
đình và không có tính cách đào sâu và toàn diện như phương pháp tâm lý trị liệu cá nhân của phái phân tâm.



Khái niệm rất quan trọng trong lý thuyết của Nagy chính là công bằng. Phương pháp tham vấn Nagy nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, cách đối xử công b
giữa các thành viên của gia đình. Mục tiêu sau cùng là xây dựng lại mối quan hệ giữa các thành viên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và sự thăng bằng trong quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên. 1.1.4. Thuyết quan hệ biểu tượng/ Object relations theory Thuyết quan hệ biểu tượng cho rằng động cơ mạnh nhất thúc đẩy cuộc sống của con người không phải là tình dục hay bạo động mà là có được m

ð Trị liệu tâm lý gia đình theo thuyết quan hệ biểu tượng. Phương pháp Trị liệu tâm lý gia đình theo thuyết quan hệ biểu tượng tạo ra kinh nghiệm tâm lý đúng đắn bằng cách cho bệnh nhân được trải qua kinh nghiệm mà họ đã bị tước đoạt trong tuổi ấu thơ. Những kỹ năng tâm lý trị liệu của nhà điều trị làm cho thân chủ hiểu được căn nguyên của vấn nạn, lý giải được những uẩn khúc sai trái đã làm thương tổn khả năng yêu thương gần gũi, khả năng làm chủ được mối quan hệ giữa bản thân và người khác, khả năng ứng phó với sự mất mát, nỗi ao ước được tin cậy, được thật thà trong sáng, được lệ thuộc vào người khác một cách an toàn, được tự chủ,… Khi đã giải quyết xong, tìm ra được đáp an được những uẩn khúc này, thân chủ hóa giải được tận gốc vấn nạn tâm lý của mình, và không còn phải
dùng đến những cơ chế tự vệ để đối phó và để tồn tại. 1.1.5. Lý thuyết về gia đình lành mạnh Gia đình lành mạnh được thể hiện qua những đặc điểm như vợ chồng chín chắn, biết điều, biết giải quyết mâu thuẫn trong công bằng và nhân nhượng lẫn nhau cũng như đối xử công bằng và quan tâm đến nhu cầu vật chất và tâm lý của nhau và ngược lại. Một người mẹ tốt vừa đủ có thể tạo ra được một môi trường tự do và an toàn, trong đó những cảm xúc tiêu cực của đứa trẻ được biểu lộ một cách an toàn và không biến thành những kinh nghiệm tiêu cực độc hại in vào schema của nó. Ðiều này giúp đứa trẻ có khả năng tự xoa dịu sau khi có cảm xúc tiêu cực và hình thành được một nhãn quan lành mạnh và tích cực về bản thân nó cũng như về người khác. Người mẹ
tập trung năng lực vào đứa con, nhưng khi đứa con lớn dần thì tạo điều kiện cho nó tự lập và chuyển năng lực của mình trở về những nhu cầu của bản thân. 1.1.6. Sự hình thành vấn nạn gia đình Yếu tố quan trọng nhất trong sự hình thành vấn nạn gia đình là sự phát triển bản ngã không trọn vẹn do thiếu mối quan hệ lành mạnh và tích cực với người thân trong giai đoạn đầu đời. Nguyên nhân quan trọng gây ra vấn nạn trong gia đình là phóng chiếu những cá tính thuộc về người này sang một người khác. Gia đình không thỏa mãn được những nhu cầu vật chất và tâm lý của các thành viên. Hoặc khi một thành viên buộc những thành viên khác phải hy sinh hoặc nhẫn nhịn để thỏa mãn nhu cầu của mình mà ngược với ý muốn của họ.
1.2. P hái h ệ th ố ng t ự nhiên/ N atural system Định nghĩa gia đình của Murray Bowen (1913-1990) có một số điểm gần gũi với văn hoá cộng đồng, làng xã, của nguời Việt Nam. Tuy nhiên, thuyết của Bowen có nhiều điểm khác biệt so với gia đình truyền thống dựa trên luân lý Khổng Mạnh ở Á châu và Việt Nam. Mục đích trị liệu là nâng cao trình độ tách riêng của cá nhân đối với gia đình gốc. Nhà trị liệu không để ý vào bản thân vấn nạn trình bày của gia đình mà vào hệ thống và vào khuôn mẫu (pattern) diễn ra của vấn nạn. Một phần quan trọng trong phương pháp của Bowen là “trở về mái nhà xưa” (home coming).
1.2.1. Tách rời của cá nhân ra khỏi hệ thống tâm lý Gia đình/ Differentiation of self: Nhu cầu tách riêng là nhu cầu tự nhiên của cá nhân tách rời bản thân với gia đình. Người tách riêng ít dính chùm vào cảm xúc của gia đình, ít lệ thuộc vào sự hỗ trợ hay chấp nhận của gia đình hoặc làm theo để chiều lòng gia đình hoặc ép buộc các thành viên khác trong gia đình phải theo ý mình. Người tách riêng bình tĩnh, tự

tin, phân biệt được đúng sai, và hành xử thích hợp, không sợ mất lòng người khác, từ đó dễ thành công hơn trong cuộc sống. Khái niệm nhập cục của Bowen khá phổ biến trong văn hóa gia đình Việt Nam: Cha mẹ thường đối xử với con cái đã trưởng thành như đối xử với trẻ thơ, áp đặt ý muốn của mình ngay cả trong những lĩnh vực hết sức lớn lao ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con cái như chọn nghề, lấy vợ, lấy chồng...

1.2.2. Phân biệt giữa quá trình cảm xúc và quá trình luận lý Quá trình cảm xúc giúp cá nhân hiểu đuợc cảm xúc của bản thân và của người khác. Quá trình luận lý giúp cá nhân duy trì tính khách quan, phân biệt cảm xúc của bản thân và cảm xúc của nguời khác để có thể tỉnh táo và thích ứng 1.2.3. Phân biệt giữa cái tôi thật/ Solid-self và cái tôi giả/ Pseudo-self
Cá nhân có cái tôi thật ứng xử và sống dựa trên những niềm tin, những lý giải, và những nguyên tắc đã được hình thành qua một quá trình suy tư, cân nhắc, và so sánh, chọn lựa. Cá nhân có cái tôi giả sống và ứng xử theo áp lực của cảm xúc thay vì theo logic lý luận. Điều này mang lại thiếu tính nhất quán và thường không ý thức được yếu điểm này.
1.2.4. Bộ đôi và bộ ba Bộ đôi nghĩa là hai người liên kết với nhau, bộ đôi thường hòa hoãn gắn bó với nhau cho đến khi xảy ra mâu thuẫn. Bộ đôi giữa hai người có quá trình tách rời cá nhân ra khỏi hệ thống tâm lý gia đình cao sẽ bền vững, khó bị chao đảo. Khi xảy ra khủng hoảng, một trong hai người của bộ đôi sẽ lôi kéo một người thứ ba vào để chống lại người kia. Người thứ ba này thường cũng là người có trình độ tách rời thấp. Bộ đôi biến thành bộ ba.
1.2.5. Quá trình phóng chiếu gia đình Tương tự như khái niệm phóng chiếu cá tính của Melanie Klein, phóng chiếu gia đình là tình trạng cha mẹ truyền những vấn nạn tâm lý của họ sang con cái.

1.2.7. Ly thân tâm lý Là cách người ta dùng để giảm căng thẳng với gia đình, để tránh mâu thuẫn nặng nề không thể giải quyết. Ly thân tâm lý thường là dọn ra ít khi trở về nhà, hoặc vẫn ở chung nhưng né tránh, im lặng, hoặc không đả động những vấn đề nhạy cảm. Tóm lại, ly thân tâm lý là hậu quả của tình trạng tách riêng thấp của cá nhân đối với gia đình gốc, không lành mạnh. 1.2.8. Phương pháp uốn nắn con cái và quá trình cảm xúc của xã hội/ Societal emotional process Tất cả những khái niệm trong thuyết của Bowen đều có thể áp dụng cho những tổ chức khác ngoài gia đình như cơ quan, xã hội,... Yếu tố văn hóa, cảm xúc của một xã hội trong một thời kỳ cụ thể có thể khuyến khích hoặc cản trở một ứng xử nào đó của con người sống trong xã
hội đó. Phuơng pháp kỷ luật uốn nắn con cái hữu hiệu nhất là làm gương. 1.2.9. Thứ tự ra đời Theo Bowen, thứ tự sinh ảnh huởng đến cá tính của con người và những người cùng mẫu thứ tự sinh có những nét cá tính giống nhau có thể tiên đoán được. 1.2.10. Hệ thống tâm lý gia đình hạt nhân Mỗi người chú ý vào khiếm khuyết của người kia, cố gắng kiểm soát lẫn nhau, cố gắng ngăn cản người kia kiểm soát mình. Căng thẳng khác do cuộc sống gây ra hoặc do quan hệ xấu với gia đình gốc. 1.2.11. Khái niệm về gia đình lành mạnh Bowen đánh giá tình trạng lành mạnh của gia đình dựa trên trình độ tách riêng và khả năng sống hữu hiệu nhiều hay ít của các thành viên. Người có trình độ tách riêng cao là người có khả
1.3.1. Cấu trúc Là một bộ những thói quen, những quy định bất thành văn, những cách thức, những lề lối theo đó các thành viên trong gia đình đối thoại, cư xử với nhau cũng như với người ngoài. Những cách đối thoại và cư xử này lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu không thay đổi và thể hiện vai trò của mỗi người trong gia đình. 1.3.2. Hệ thống nhỏ Có ba hệ thống nhỏ là hệ thống nhỏ vợ chồng, hệ thống nhỏ cha mẹ, và hệ thống nhỏ anh chị em, trong đó hệ thống nhỏ vợ chồng là quan trọng nhất. Lề lối quy định hệ thống nhỏ vợ chồng bắt đầu từ khi hai người trẻ lập gia đình. Và sau đó mỗi người mang về mái gia đình non trẻ một hành trang tâm lý riêng từ gia đình gốc. Dần dần
tạo nên những cách ứng xử cố định và hình thành cấu trúc gia đình rất khó thay đổi. Cấu trúc gia đình lành mạnh là hệ thống nhỏ vợ chồng hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau giảm các mối căng thẳng trong cuộc sống. Cấu trúc gia đình không lành mạnh là mối quan hệ vợ chồng chằng chịt, hỗn loạn, hoặc lạnh nhạt, khiến cho cả vợ lẫn chồng đều không hoàn tất được nhiệm vụ của mình trong gia đình. 1.3.3. Biên giới Là những lề luật riêng, ngăn cách mỗi thành viên và mỗi hệ thống nhỏ trong gia đình. Vô hình nhưng quy định rõ rệt cách thức các thành viên cư xử với nhau. 1.3.3.1. Biên giới rõ rệt Nghiêm nhưng uyển chuyển, mỗi người được tôn trọng và được tự do phát triển trong
khuôn khổ lợi ích chung cho cả gia đình. Lề luật có thể thay đổi tùy theo tình thế. Ðiểm mạnh của biên giới rõ rệt là khuyến khích đối thoại một cách đúng đắn và xây dựng. Ðây là biên giới hiện diện trong những gia đình lành mạnh. 1.3.3.2. Biên giới mù mờ Các thành viên quấn quýt chằng chịt vào nhau, không còn gì là riêng tư: việc của bố cũng là việc của mẹ, quan tâm của mẹ cũng là quan tâm của con, hạnh phúc của con cũng là hạnh phúc của mẹ,... 1.3.3.3. Biên giới cứng nhắc Cô lập hóa các thành viên và hệ thống nhỏ. Mỗi thành viên trong gia đình sống biệt lập như những ốc đảo, không quan tâm đến nhau, không quan hệ gắn bó với nhau, không chia sẻ, nương tựa nhiều vào nhau, theo đuổi những mục tiêu
riêng biệt, chỉ khi nào cần thiết lắm (thí dụ gia đình trải qua khủng hoảng) họ mới ra khỏi biên giới và quan hệ với nhau.
1.3.4. Khái niệm gia đình lành m ạnh Gia đình lành mạnh theo Minuchin là gia đình có hệ thống nhỏ vợ chồng, trong đó hai người tôn trọng những nét đặc thù của nhau và hỗ trợ nhau trong việc hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mỗi người. Ðộc lập, tự chủ, và trách nhiệm là đặc tính của các thành viên trong gia đình lành mạnh. Gia đình lành mạnh là truờng huấn luyện để con cái phát triển đến khả năng vật chất, trí tuệ, và tâm lý cao nhất và sẵn sàng thoát ly để tạo dựng gia đình riêng trong khi vẫn duy trì đuợc quan hệ tốt đẹp với gia đình gốc.
1.3.5. Chiến lược Mục đích của tham vấn tâm lý gia đình là giúp các thành viên trong gia đình nhìn ra được cấu trúc sai hiện hữu và hậu quả của nó. Phái Cấu trúc Gia đình không nhắm giải quyết vấn nạn của gia đình mà nhắm thay đổi cấu trúc gia đình. Không bỏ qua tầm quan trọng của vấn nạn cá nhân 1.4. Phái truyền thông Truyền thông là phương tiện để con người quan hệ, giao tiếp với nhau. Truyền thông với nhau bằng chữ viết, cử chỉ, ứng xử, lời nói hay sự im lặng,... 1.4.1. Thuyết ngõ cụt trong truyền thông/ Double bind Ngõ cụt là một tình huống xảy ra hội đủ những điều kiện kể sau:

1.4.2. Lý thuyết về gia đình Gia đình có khuynh hướng duy trì một trạng thái thăng bằng môi sinh/homeostasis, có nghĩa là khi một thành viên thay đổi (Ví dụ: được điều trị và dứt được triệu chứng), thay đổi này sẽ tạo một sự mất thăng bằng và một thành viên khác (có thể là chính thành viên vừa dứt được triệu chứng) sẽ phát sinh triệu chứng khác để phục hồi trạng thái thăng bằng cũ cho gia đình. 1.4.3. Lý thuyết về truyền thông Satir tập trung vào gia đình hạt nhân truyền thống (vợ chồng, có hoặc không có con cái) khác với lý thuyết của phái Hệ Thống Tự Nhiên, trị liệu phải bao gồm tất cả mọi thành viên (gia đình mở rộng). Phần quan trọng nhất trong phương pháp tham vấn gia đình của Satir là truyền thông.

5. Không muốn áp đặt cảm xúc hay ý nghĩ của mình lên nguời kia. 6. Coi khinh nguời kia, không thèm đối thoại. 1.4.4. Các khuôn mẫu truyền thông 1. Nguời xoa dịu/Placater: Luôn luôn nói “Ðuợc”, lúc nào cũng sẵn sàng xin lỗi dù chẳng có lỗi gì, không bao giờ bất đồng ý kiến, chẳng bao giờ đòi hỏi gì cho bản thân, chỉ muốn đuợc mọi người nhìn nhận ứng xử đó.
2. Người đổ lỗi/Blamer: Luôn luôn đổ lỗi cho nguời khác, không nhận trách nhiệm cá nhân, hay dùng những chữ cường điệu như “luôn luôn” / “không bao giờ”.
3. Người thẳng thắn/Leveler: Xin lỗi vì lỗi chứ không vì nhân cách của mình; nói về lỗi lầm của nguời khác chứ không buộc tội hay hạ thấp nhân cách của họ. Giọng nói, âm điệu, cử chỉ
điệu bộ phù hợp với nội dung đối thoại, diễn tả chân thật cảm xúc và ý tưởng của mình.
1.4.5. Các mẫu truyền thông diễn ra trùng lấp với bốn quy luật
1. Luôn luôn chối bỏ mình bằng cách lúc nào cũng đồng ý với người khác.
2. Luôn luôn chối bỏ nguời khác bằng cách lúc nào cũng bất đồng ý kiến.
3. Chối bỏ cả bản thân lẫn người khác bằng cách lảng tránh, không can dự vào việc giải quyết vấn nạn chung. 4. Thảo luận rõ ràng và cởi mở, lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác. 1.4.6. Những lỗi thông thường trong truyền thông 1. Tổng quát hóa: Ví dụ như “Người Mỹ hào phóng”, “người Tô Cách Lan keo kiệt”,… Tất
cả những câu này đều là tổng quát hóa. Những điều này đều không hoàn toàn đúng. 2. Suy bụng ta ra bụng người. 3. Nghĩ là người khác cũng có cùng quan điểm, cùng cảm xúc, cùng hiểu một vấn đề theo sự hiểu biết của mình. 4. Chủ quan 5. Nhận định vấn đề trong trạng thái tĩnh chứ không phải động: Trong khi trong thực tế, mọi vấn đề đều diễn ra trong một quá trình, nghĩa là đều vô thường, đều luôn luôn thay đổi. 6. Suy luận theo kiểu lưỡng cực, cứng nhắc (đúng/sai, có/không...): Thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản, trái lại có nhiều điều không hẳn đúng và cũng không hẳn sai. Một khuyết điểm/lỗi lầm nhỏ có thể làm mất hết những giá trị khác của một người. Trái lại, một ưu điểm nhỏ có thể làm mờ hết những khuyết điểm khác.
7. Nghĩ người khác phải hiểu mình và làm theo ý mình 8. Cho là mình hiểu được người khác nghĩ gì và tự cho mình quyền nói thay cho người đó 1.4.7. Tự tin và mối quan hệ vợ chồng Quan hệ vợ chồng (hoặc quan hệ lứa đôi) phải là mối quan hệ chủ đạo, quan trọng nhất trong các mối quan hệ của gia đình. Khi quan hệ vợ chồng tốt đẹp, những quan hệ gia đình khác sẽ có nhiều khả năng trở nên tốt đẹp đối lập với việc khi quan hệ vợ chồng xấu hoặc bị sao nhãng vì những mối quan hệ khác vấn nạn có thể nảy sinh và ảnh hưởng đến cả gia đình. 1.4.8. Giúp con cái xây dựng và củng cố niềm tự tin Ðể đạt đuợc tự tin, trẻ con cần có các yếu tố sau:
Mục đích quan trọng khác của truyền thông là xây dựng tự tin cho các thành viên trong gia đình. Satir xây dựng tự tin cho thân chủ bằng cách: Giúp họ đạt đuợc trình độ truởng thành về tâm lý. Người không trưởng thành về tâm lý là người thường kém tự tin, truyền thông không rõ rệt, ngôn ngữ mâu thuẫn với cử chỉ. Nhìn hiện tại cũng như tương lai qua lăng kính của những vướng mắc trong quá khứ. Hay có phản ứng tự vệ thay vì tìm kiếm sự hợp tác trong tinh thần thông cảm, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. 1.4.10. Phương pháp tham vấn gia đình Satir sử dụng phương pháp đóng vai/ role play để thể hiện mẫu hình truyền thông và ứng xử mới. Ðể xây dựng lòng tự tin, Satir cho làđức tính quan trọng nhất của hạnh phúc gia đình, bà khuyên cha mẹ tập cho con cái năm thói quen sau:
nghịch/incongruent khi cầm tay, ôm vai, hoặc nhìn vào mắt nhau. Satir giúp thân chủ tập trung vào hiện tại thay vì quá khứ hoặc tương lai đi kèm với sự tập trung vào mối quan hệ giữa hai người chủ của gia đình. 1.4.12. Sự thành công của trị liệu Satir đánh giá trị liệu thành công khi các thành viên trong gia đình có thể đối thoại với nhau một cách cởi mở và hữu hiệu. 1.5. Phái hành vi 1.5.1. Liệu pháp hành vi/ Behavior therapy Phái Hành vi không chú ý đến những nguyên nhân tâm lý sâu xa gây ra ứng xử của con người, mà chỉ tập trung vào việc thay đổi hành vi.
Một cách vắn tắt, thuyết Hành vi tin con người cũng là một sinh vật như muôn loài, có khuynh hướng tự nhiên làm những điều gì mang lại cho nó lợi lộc và tránh những điều mang lại khổ đau. Dựa trên bản chất này, thuyết Hành vi chủ trương dùng các biện pháp thưởng phạt để thay đổi hành vi.

1.5.2. Quan điểm về gia đình lành mạnh Gia đình lành mạnh là gia đình có sự thăng bằng giữa cho và nhận. Ba lĩnh vực quan trọng nhất trong đời sống gia đình là yêu thương, đối thoại, và nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Gia đình lành mạnh là biết cách giải quyết mâu thuẫn bằng những ứng xử lành mạnh và thích hợp. Nhận định mọi hành vi, tốt cũng như xấu, tồn tại vì giúp cá nhân đạt được một kết quả tích cực nào đó. Khác biệt lớn giữa phái hành vi và các phái khác là phái hành vi không chú ý đến những động lực tâm lý sâu xa của hành vi mà tìm kiếm những nguyên nhân gần gũi và cụ thể làm cho hành vi tồn tại. Phái Hành vi trị liệu bằng cách tập trung vào việc thay thế những đáp ứng sai bằng đáp ứng đúng đắn, tiên đoán được và không thay đổi.
1.6. Phái thực nghiệm/ Experiential Therapy
Phái thực nghiệm chú trọng cảm xúc và ứng xử trong hiện tại thay vì quá khứ.
Khi đã có kinh nghiệm và đủ can đảm, người làm công tác tham vấn phải bỏ hết lý thuyết và chỉ việc phát huy kinh nghiệm sống. Khi thành viên trong gia đình có th ể chia sẻ cảm xúc thực sự với nhau mà không bị trừng phạt, trái lại còn được hỗ trợ và nhìn nhận, vấn nạn của gia đình tự nó sẽ biến mất.
Kempler chú trọng hoàn cảnh tức thời hiện tại cũng như khả năng tự chấp nhận bản chất trọn vẹn của bản thân và vươn lên một trình độ trưởng thành mới.
Phái thực nghiệm xây dựng tham vấn dựa trên những khái niệm sau:
1. Mỗi thành viên trong gia đình có quyền được là chính mình chứ không phải là cái người khác gán cho mình hay muốn mình trở thành.

2. Gia đình là một tổng thể riêng biệt chứ không phải là một tập hợp những cá nhân. 3. Gia đình lành mạnh là gia đình mọi người gắn bó và tôn trọng lẫn nhau để cho nhau phát triển một cách tự nhiên, không gò ép.
4. Sự chân thật là quan trọng hàng đầu. Nguyên nhân gây ra vấn nạn gia đình là sự gò ép, uốn nắn thành viên trong gia đình vào những khuôn mẫu lý tưởng, ngăn chặn không cho họ được biểu lộ cảm xúc chân thật của họ.
1.7. Phái giải pháp
Phái giải pháp tập trung vào khuynh hướng lạc quan về khả năng sống còn tiềm tàng của con người. Khả năng này có khi không bộc lộ ra ngoài mà ẩn sâu trong tiềm thức, và khi cần sẽ xuất hiện.
Vấn nạn cũng là sự phức tạp bình thường của cuộc sống. Chú ý nhiều hơn đến trạng thái không thường trực của vấn nạn là những thời gian vấn nạn không diễn ra, và các yếu tố đóng góp vào trạng thái không có vấn nạn đó.
Nền tảng của phái này là lạc quan về khả năng giải quyết vấn nạn cá nhân của con người, thoát đuợc những ràng buộc của hoàn cảnh sống, của vấn nạn, từ đó phát huy được bản chất uyển chuyển, thích ứng, để tồn tại, rất cao của nó.


hoạch đối ứng với điều đó một cách cẩn thận. Sau đó tính kế hoạch hơn bất kì học thuyết nào Quyền lực bằng sự ủng hộ, chú ý, quan tâm của người khác và có liên quan đến lòng tự trọng của ta. Quyền lực là sức mạnh để có thể tạo ra những giá trị khiến người khác tôn trọng và yêu thương ta. Gốc rễ xung đột gia đình là qui định mối quan hệ, dẫn đến việcvranh giành quyền lực nảy sinh. Sinh ra sự lộn xộn trong hệ thống thứ bậc.

Người từng bị tổn thương không muốn bị tổn thương lần nữa vì đớn đau do tổn thương mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, nhưng chỉ vì tập trung vào việc làm thế nào để bản thân không bị tổn thương thêm lần nữa mà họ không hề nhận ra rằng mình đang làm người khác tổn thương. Người bị tổn thương có thể vô thức gây ra nhiều tổn thương. Các vấn đề giao tiếp bắt nguồn từ mong muốn giải quyết tổn thương trong quá khứ. Liệu pháp IMAGO (IMAGO Therapy) được tạo ra để đồng cảm chân thành với những tổn thương trong quá khứ là xác định ngăn chặn thôi thúc lặp lại bất hạnh để giải quyết sự bất lực về mặt cảm xúc nảy sinh do tình trạng thiếu đồng cảm và xung đột, đau khổ sinh ra từ đó.

PHẦN 2
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
2.1. Khung lý thuyết quan hệ gia đình
2.1.1. Tâm lý học gia đình là gì?
Tâm lý học gia đình là duy nhất trong nhận thức luận cốt lõi của nó, một mô hình hệ thống mà từ đó đưa ra các mô hình lý thuyết và thực hành lâm sàng. Quan điểm hệ thống ghi nhận các mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa sinh học, tâm lí và xã hội, định nghĩa nên nhận thức cốt lõi của tâm lý học gia đình.
2.1.2. Tâm lý học gia đình ngày nay Tâm lý học gia đình là một cơ sở kiến thức toàn diện bao gồm các nghiên cứu và lý thuyết giải thích các quá trình và hoạt động của các cặp đôi, gia đình và cá nhân trong các bối cảnh mối quan hệ theo nhiều cách khác nhau.


Trị liệu gia đình phần lớn tránh chẩn đoán vì nó được coi là cách để duy trì các cá nhân trong vai trò của bệnh nhân hoặc dê tế thần (scapegoat) được xác định trong gia đình thay vì tập trung vào động lực gia đình nói chung. Nhà tâm lý học gia đình tập trung vào các biến số mối quan hệ và ngữ cảnh - cái ảnh hưởng đến chức năng cá nhân và cách phát triển tương tác với cá nhân, giữa các cá nhân với nhau và các yếu tố môi trường.
Tâm lý học gia đình được thành lập dựa trên các nguyên tắc và ứng dụng của lý thuyết hệ thống (systems theory), gồm nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của bối cảnh (context) và quan điểm phát triển (developmental perspectives), để hiểu và điều trị toàn diện các vấn đề về sức khỏe và bệnh tâm lý như tình cảm, nhận thức và hành vi giữa các cá nhân, cặp đôi,
c xây dựng dựa trên sự phỏng đoán.
Rất khó để đo lường và phân loại những mối liên hệ giữa con người vì những biến số không biết trước được, hoặc do mô tả bối cảnh của cá nhân, cặp đôi và gia đình này tốt/tệ hơn so với những đối tượng khác.
Đôi khi sẽ có mâu thuẫn giữa nghiên cứu, lý thuyết và thực hành trong tâm lý học gia đình

Điều này được xây dựng dựa trên những giả định chung (shared assumptions) và câu chuyện về gia đình (family narratives), đồng thời xác định cách thức mà các gia đình thích nghi và đối phó với những thay đổi và thách thức trong cuộc sống. 2.1.5.2. Các khuôn mẫu tương tác gia đình (Family Interactive Patterns)
Các gia đình thường biểu hiện các khuôn mẫu của chuỗi tương tác ổn định, hợp tác, có mục đích và lặp lại. Đặc biệt, các khuôn mẫu trao đổi phi ngôn ngữ giữa các thành viên trong gia đình thể hiện các thông điệp tinh tế được mã hóa, truyền tải các quy tắc và chức năng của gia đình, giúp điều chỉnh phạm vi hành vi có thể xảy ra mà được gia đình chấp nhận (ví dụ: con trai không nói

thành viên trong gia đình theo gợi ý là giống như mỗi người tham gia cảm thấy bị bắt buộc phải chơi/diễn một trò/vở kịch đã được tập dượt kỹ lưỡng, dù muốn/thích hay không → Đòi hỏi thời gian dài đàm phán, thỏa hiệp, sắp xếp lại, cạnh tranh và thường là vô hình (Minuchin, Lee và Simon, 1996). Các nghi lễ gia đình chung: lễ tết, lễ rửa tội, đám giỗ, sinh nhật, lễ ăn hỏi, lễ tốt nghiệp, đám cưới, đám tang… là một phần liên tục tiếp diễn trong khuôn mẫu tương tác gia đình, giúp đảm bảo bản sắc (identity) và tính liên tục (continuity) của gia đình. Các nghi lễ là những hành động mang tính biểu tượng, giúp các gia đình thích nghi với sự thay đổi hơn là đấu tranh chống lại sự thay đổi đó, đồng thời tái khẳng định sự đoàn kết của nhóm gia đình.
Nghi lễ gắn kết các thành viên trong gia đình vào quá khứ, mang lại cảm giác về lịch sử và nguồn gốc gia đình và ngụ ý các tương tác gia đình trong tương lai. Tham gia vào các nghi lễ giúp liên kết các thành viên không chỉ với hệ thống gia đình mà còn với cộng đồng và văn hóa rộng lớn hơn. 2.1.5.3. Khả năng phục hồi gia đình Khả năng phục hồi là khả năng phát triển và duy trì hoạt động tâm lý và thể chất tương đối ổn định ngay cả trong những điều kiện bất lợi.
Mọi gia đình đều phải đố
hoặc bạn bè, bị cưỡng hiếp hoặc khác trải nghiệm bạo lực và đe dọa tính mạng, động đất hoặc lũ lụt).
Các gia đình không phản ứng với sự kiện gây xáo trộn theo cùng một cách. Một số có thể gặp tình trạng đau khổ kéo dài mà họ dường như không bao giờ hồi phục được khác những người bị ít dữ dội hơn và trong thời gian ngắn hơn. Đối với một số gia đình, sự hồi phục có thể đến nhanh chóng, nhưng sau đó họ bắt đầu gặp các vấn đề sức khỏe không mong muốn hoặc bằng cách nào đó không bao giờ lại tận hưởng cuộc sống như họ đã từng. Mọi gia đình đều sở hữu các nguồn lực và tiềm năng, khả năng phục hồi. Trong các gia đình truyền thống thường được tổ chức theo một số hình thức thứ bậc thế
hệ, người có khả năng phục hồi cao hơn có thể cân bằng giữa sự liên tục và thay đổi giữa các thế hệ, duy trì mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai mà không bị mắc kẹt trong quá khứ hoặc bị cắt đứt từ nó.
Sự rõ ràng và dễ giao tiếp cũng như gia đình có một tập hợp rõ ràng về các kỳ vọng, vai trò và các mối quan hệ và trong mọi hình thức, gia đình kiên cường tôn trọng sự khác biệt cá nhân và nhu cầu riêng biệt của các thành viên, nắm vững các chiến lược giải quyết vấn đề thành công bằng cách phát triển các quy trình so sánh, hỗ trợ khả năng phục hồi nhằm thúc đẩy sự nhẫn nại và sự sống còn.

Là sự chung sống giữa các cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm lí, tình dục,… và các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khác.
Cấu trúc gia đình
Là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trong gia đình. Không có cấu trúc thuần nhất cho mọi gia đình trong xã hội:
- Cấu trúc một vợ một chồng, đa phu, đa thê, hôn nhân nhóm,…
- Gia đình hạt nhân: vợ chồng với con (ruột/nuôi) chưa trưởng thành
- Gia đình mở rộng: có quan hệ ruột thịt cùng chung sống với nhau trong một hộ.
- Gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ (ly hôn, góa bụa, không con,…)

Liên quan đến những hoạt động sống của gia đình, có thay đổi theo điều kiện lịch sử khác nhau.
Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất ra con người Chức năng kinh tế Chức năng xã hội hóa: nhằm hoàn thiện nhân cách của trẻ trong gia đình, đào tạo công dân có tư chất cho xã hội Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lí, tình cảm: đảm bảo cân bằng tâm lí.
Thiết chế gia đình
Ổn định, ít biến đổi và tồn tại lâu dài trong lịch sử Dựa trên hệ thống chuẩn mực qui định rất chặt chẽ và có tính ràng buộc về vị trí, vai trò của từng thành viên trong gia đình
Về cơ bản, mang tính cưỡng chế, được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác trong xã hội nông nghiệp ít biến đổi Thiết chế gia đình không thực hiện được chức năng cá nhân không biết hành động theo chuẩn mực nào, không thực hiện/trốn tránh trách nhiệm, làm rối loạn/xung đột/tan vỡ gia đình Thiết chế gia đình Việt Nam truyền thống Đàn ông gia trưởng làm chủ gia đình, truyền lại cho con trai Phụ nữ và trẻ em là đối tượng phụ thuộc cũng như được mong đợi phải phục tùng: bị tước quy
nhau. Hiện nay (công nghiệp hóa và hiện đại hóa), thiết chế gia đình truyền thống đang có xu hướng biến đổi để thích nghi với gia đình trong thời hiện đại. Văn hóa gia đình Hệ thống các giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội Quá trình tiếp biến văn hoá với quá trình thích ứng, biến đổi, tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa,qui luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa. Văn hoá gồm cả giá trị truyền thống (tính liên tục) và giá trị hiện đại (tính biến đổi).
Gia đình truyền thống Việt Nam
Gia đình truyền thống Việt Nam với tư cách là định chế xã hội lâu đời, ít biến đổi, tồn tại
trong thời kì lịch sử lâu dài khác với gia đình hiện đại. Gia đình hiện đại Gia đình thời đại đang sống (xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngược với xã hội nông nghiệp truyền thống), đây là biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Xu hướng qui mô gia đình ngày càng nhỏ lại (sinh ít, giảm sự chung sống giữa nhiều thế hệ, li hôn tăng, sống độc thân, không sinh con,…) Hôn nhân tự nguyện nhưng tỉ lệ li hôn cao, thời gian hôn nhân ngắn lại tỉ lệ thuận với tái hôn cao, tầm quan trọng của hôn nhân vẫn còn nhưng giảm ý nghĩa so với các sự kiện khác Cấu trúc gia đình hiện đại Tính liên tục và đa dạng, thay đổi mối quan hệ trong gia đình: mối quan hệ theo chiều ngang (khác với gia đình truyền thống chú ý mối quan
hệ theo chiều dọc) và chủ nghĩa cá nhân được đề cao. Gia đình hiện đại thì đơn vị tình cảm, vợ chồng là bạn, bình đẳng, linh hoạt. Ít bị ràng buộc với nhau bởi mối liên hệ mang tính kinh tế cùng với sự đồng hành về tình cảm trong hôn nhân gia đình. Hài lòng tình dục là yếu tố quan trọng trong đảm bảo gia đình bền vững. 2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi gia đình Công nghiệp hóa Vị trí thống trị của công nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội.
Tính đa dạng của gia đình, giải phóng cá nhân, đề cao quyền phụ nữ và trẻ em, tạo cơ hội cho chuyển đổi kinh tế gia đình.

Tình trạng gia đình không kết hôn tăng, hôn nhân xuyên quốc gia Dưới tác động của toàn cầu hóa, chuẩn mực của thiết chế gia đình mang tính chất phi điều tiết nhiều hơn Hậu quả “vai trò kép” dẫn đến nhiều phụ nữ không muốn kết hôn và dành thời gian cho công việc, sáng tạo Định hướng: Khuyến khích mọi thành viên gia đình tham gia vào hoạt động chăm sóc, người đi làm lẫn người nội trợ
Thách thức giá trị và chuẩn mực truyền thống về hoạt động chăm sóc (Nam vai trò công cụ, kiếm tiền ngược lại nữ vai trò biểu cảm, chăm sóc), tạo nên sự chia sẻ trách nhiệm của cả phụ nữ và nam giới)

Biến đổi chức năng sinh đẻ của gia đình
Sự độc lập của chức năng sinh đẻ và chức năng tình dục Nhu cầu về con: mức sinh và qui mô gia đình Việt Nam liên tục giảm theo các năm Giá trị của đứa con: có nhiều con không phải là đầu tư để phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo sự bền vững của hôn nhân, con cái là nơi nương tựa của cha mẹ lúc tuổi già, vấn đề con trai nối dõi: tâm lí muốn con trai nối dõi vấn mạnh mẽ trong nhiều gia đình, người nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn người giàu. Biến đổi chức năng xã hội hóa của gia đình
Giai đoạn ấu thơ Giai đoạn mẫu giáo, nhi đồng Lứa tuổi thiếu niên Lứa tuổi trưởng thành Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ
Giai đoạn bước sang tuổi già Chuẩn bị đón cái chết Biến đổi chức năng tâm lí - tình cảm của gia đình
Nhu cầu thỏa mãn tâm lí - tình cảm tăng lên trong các gia đình hiện đại. Những thách thức trong việc thực hiện chức năng tâm lí - tình cảm: Không duy trì và phát triển được tình yêu sau hôn nhân
Gia đình là nơi yên vui của tuổi già Khác biệt trong quan điểm, lối sống giữa cha mẹ - con cái áp lực tinh thần cho những thế hệ cùng chung sống một nhà.
2.3.2. Sự biến đổi cấu trúc gia đình Sự biến đổi của quan hệ hôn nhân Không gian địa lí của sự lựa chọn hôn nhân Tìm hiểu trước khi kết hôn

Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của gia đình Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội Các hình thức bạo lực gia đình: bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lí, lạm dụng kinh tế Các vấn đề phòng chống bạo lực gia đình 2.3.3. Sự biến đổi mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu: cách sắp xếp nơi ở của người cao tuổi, sự hỗ trợ của con cháu đối với người cao tuổi, sự trợ giúp của người cao tuổi đối với con cháu, bạo lực của con cháu đối với người cao tuổi. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: sự trợ giúp của người cao tuổi đối với con cháu.
2.3.4. Đa dạng trong chức năng gia đình
Các cân nhắc về đa văn hoá và văn hoá cụ thể Liệu pháp nhạy cảm với văn hóa Các nỗ lực đang được tiến hành để phát triển một liệu pháp nhạy cảm với văn hóa. Quan điểm phát triển về đa văn hóa thừa nhận các thành viên của các nhóm chủng tộc và dân tộc vẫn giữ được bản sắc văn hóa của họ trong khi chia sẻ các yếu tố chung với nền văn hóa thống trị. Trong nhiều trường hợp, các bản sắc dân tộc có thể ảnh hưởng đến mô hình cuộc sống gia đình trong nhiều thế hệ sau. Rõ ràng, nhà trị liệu gia đình cần phải nhạy cảm về mặt văn hóa với sự đa dạng ngày càng gia tăng giữa các gia đình thân chủ nếu muốn đối phó với những gia đình như vậy một cách hiệu quả.
Phát triển một khung đa văn hóa Một triển vọng đa văn hóa ủng hộ cách tiếp cận chung, nhạy cảm về văn hóa với gia đình và khuyến khích các nhà trị liệu mở rộng thái độ, niềm tin, kiến thức và kỹ năng để trở nên hiểu biết hơn về văn hóa và có năng lực văn hóa. Không có lý thuyết duy nhất về nhân cách áp dụng cho tất cả các gia đình. Thay vào đó, khuyến khích việc áp dụng quan điểm đa nguyên, đòi hỏi nhiều quan điểm bắt nguồn từ nhạy cảm với các nền văn hóa cụ thể . Ủng hộ chủ nghĩa đa văn hóa. Đặc thù văn hóa và hệ thống gia đình Ủng hộ phương pháp tiếp cận theo văn hóa cụ thể đòi hỏi hiểu biết chi tiết hơn về các mô hình gia đình dựa trên văn hóa chung của các nhóm xa lạ.
Dù trị liệu gia đình theo văn hóa cụ thể đưa ra những hướng dẫn hữu ích nhưng hướng dẫn này không nên được coi là sách công thức để làm việc với từng gia đình. Ngay cả khi họ có chung nền tảng văn hóa, các gia đình khác nhau có lịch sử khác nhau, có thể xuất thân từ tình trạng kinh tế xã hội khác nhau, hoặc có thể thể hiện mức độ tiếp biến văn hóa khác nhau. 2.4. Giới, chủng tộc, dân tộc và trị liệu gia đình
Vai trò giới và tư tưởng về giới Việc truyền bá các hành vi khác nhau về vai trò giới dựa trên xã hội trong gia đình bắt đầu từ rất sớm đối với nam và nữ. Sinh học có vai trò quyết định với sự khác biệt giữa các gen.
Hầu hết những khác biệt là kết quả của việc học tập được xã hội củng cố và truyền lại qua thế hệ.
Nam giới và nữ giới thường lớn lên với các cảm giác khác nhau về quyền lợi, thực hiện các mức độ quyền lực khác nhau và có kinh nghiệm sống khác nhau. Giới tính định hình bản sắc và kỳ vọng cá nhân, vai trò và địa vị của chúng ta trong gia đình cũng như những lựa chọn thực tế và nhận thức trong cuộc sống của ta. Nhận thức của xã hội về vai trò quan trọng của giới (như yếu tố quyết định bản sắc riêng) và đặc quyền văn hoá xã hội hoặc sự áp bức, từ đó tăng việc làm của phụ nữ Ngày nay, sự khác biệt về vai trò nam và nữ đã trở nên ít được xác định rõ ràng hơn do nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình do thế hệ
trẻ làm chủ, phải vật lộn để tìm ra những khuôn mẫu linh hoạt hơn. Đa dạng văn hóa và gia đình Các giá trị, nghi lễ, các kiểu xử lí vấn đề thông thường, cách giao tiếp - thậm chí cả định nghĩa về “gia đình” ở các nền văn hóa khác nhau - tất cả đều cần được kiểm tra trong đánh giá gia đình khách quan và toàn diện cũng như tư vấn về tương lai. Tầm quan trọng của mạng lưới quan hệ họ hàng, vai trò của các thành viên gia đình mở rộng, kỳ vọng liên quan đến khuôn mẫu hành vi của nam và nữ, mức độ tiếp biến văn hóa (acculturation) và nhận dạng dân tộc và quyền lực kinh tế xã hội hoặc sự thiếu hụt của chúng là khác biệt đối với các nhóm khác nhau và có tác động đến cách thức (và cách thức hiệu quả) hoạt động chức năng gia đình.
Sự khác biệt về tầng lớp xã hội cũng làm tăng thêm sự đa dạng giữa các gia đình, định hình nguồn lực, sự yêu thích, cơ hội, đặc quyền và lựa chọn của các thành viên.
Sự khác biệt về tầng lớp xã hội cũng làm tăng thêm sự đa dạng giữa các gia đình, định hình nguồn lực, sự yêu thích, cơ hội, đặc quyền và lựa chọn của các thành viên. Thu nhập của gia đình liên quan nhiều hơn đến quan điểm về giai cấp. Sự tác động lẫn nhau của dân tộc, tôn giáo và giáo dục cũng ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân về địa vị xã hội. Những người dễ bị nghèo nhất là dân tộc thiểu số da trắng, bà mẹ đơn thân, trẻ em dưới 18 tuổi và người già.
Bất kỳ nỗ lực nào để hiểu các cá nhân phải bao gồm sự hiểu biết về cách các vấn đề kinh tế góp phần vào những khó khăn đã trải qua. Từ đó, cần khám phá phản ứng của chính bản thân nhà tâm lý khi làm việc với những người thuộc các tầng lớp xã hội và địa vị kinh tế khác với mình. 2.5. Các vấn đề liên quan đến giới Những khác biệt về giới trong nhận thức và hành vi này là kết quả của một quá trình tương tác phức tạp giữa văn hóa và các động lực sinh học. Đàn ông và phụ nữ học các kỹ thuật giải quyết vấn đề khác nhau, trau dồi các phong cách giao tiếp khác nhau, phát triển các quan điểm khác nhau về tình dục và có những kỳ vọng khác nhau đối với các mối quan hệ.
Ngoài ra, có sự khác biệt về sắc tộc trong xã hội hóa giới tính. Đàn ông và phụ nữ thường bước vào hôn nhân/mối quan hệ/làm cha mẹ với những ý tưởng khác nhau về những gì sẽ được mong đợi ở họ Nữ quyền và trị liệu gia đình: Áp dụng quan điểm nữ quyền vào hiểu biết về các vấn đề gia đình dựa trên quyền lực và giới tính. Thúc đẩy các nhà trị liệu gia đình nhìn xa hơn những gì đang xảy ra trong gia đình và xem xét ảnh hưởng của các lực lượng xã hội và văn hóa rộng lớn hơn. Nhà nữ quyền lại nhìn nhận về lý thuyết và thực hành trị liệu gia đình: Ban đầu, liệu pháp gia đình chủ yếu được xác định bởi nam giới, ngôn ngữ và thái độ của nam giới chắc chắn đã thống trị các lý thuyết. Các nhà trị liệu nữ nhấn
mạnh rằng khái niệm dựa trên hệ thống này ngụ ý rằng mỗi người có quyền lực và quyền kiểm soát ngang nhau trong một vấn đề mà họ tranh chấp. Đặc biệt trong trường hợp nam giới lạm dụng thể xác. Vì vậy, trong các cuộc xung đột vợ chồng, người chồng sử dụng logic, người vợ kêu gọi sự quan tâm khác trong các cuộc xung đột giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ, bao gồm cả mẹ, nhấn mạnh các quy tắc; và người kêu gọi sự thấu hiểu chính là những đứa trẻ. Xã hội khen thưởng lý trí, không phải cảm xúc, nhưng thứ được sử dụng liên quan đến người có quyền lực, chứ không phải chủ yếu là nam hay nữ. 2.6. Giới tính, công việc và cuộc sống gia đình Gần đây, phụ nữ kết hôn muộn hơn (hoặc hoàn toàn không muốn kết hôn) và sinh ít con hơn.
Những cặp vợ chồng quyết định trở thành cha mẹ, phải sắp xếp lại hệ thống gia đình và thương lượng lại vai trò mà mỗi người đảm nhận, đặc biệt nếu người vợ tiếp tục làm việc, như đa số vẫn làm.
Phụ nữ, đặc biệt là các bà mẹ đơn thân hoặc phụ nữ thuộc nhóm dân số nghèo, thiểu số, nhập cư và không có trình độ chuyên môn, luôn là một phần của lực lượng lao động. Phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương. Họ không chỉ ít có khả năng tái hôn hơn nam giới, mà việc gắn bó với các mối quan hệ, định hướng phụ thuộc lẫn nhau, suốt đời phục tùng để quan tâm đến người khác và xung đột về thành công trong cạnh tranh có thể khiến họ đặc biệt dễ bị tuyệt vọng. Cuối cùng, vì phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn đàn ông, nhiều người có thể thấy mình đơn
độc và nghèo khó về mặt tài chính, nhờ đến con gái (hoặc có thể là con dâu) để được hỗ trợ và chăm sóc, vì phụ nữ trong xã hội gánh vác hầu hết công việc chăm sóc người già, ngoại trừ việc quản lý tài chính cho người già. 2.6.1. Thay đổi vai trò giáo dục, công việc và gia đình Những thay đổi trong công việc và vai trò gia đình đối với nam giới và phụ nữ đã diễn ra với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc trong 30 năm qua. Phụ nữ có bằng đại học, kiếm được tiền hơn hoặc nhiều hơn các bạn đời. “Nữ giới hóa” các cấp bậc chuyên môn (luật, y, dược, quản trị kinh doanh,…) Tuy nhiên, nhiều phụ nữ đang đi làm vẫn còn một số vấn đề nóng nhất: lương bình đẳng,
nghỉ thai sản, thời gian linh hoạt cho trách nhiệm gia đình Nam giới đang dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc con cái và các công việc gia đình so với trước đây, hướng tới việc tăng công bằng. Đa vai trò (multiple roles) đều có lợi cho cả nam và nữ. Ngoài thu nhập tăng thêm, phụ nữ đã mở ra cơ hội để trải nghiệm cuộc sống thành công và tham gia vào những trải nghiệm đầy thử thách bên ngoài gia đình. 2.6.2. Nghiên cứu về nam giới và nhận thức về vai trò giới Nhạy cảm về giới (hoặc hiểu biết về nữ quyền - feminist informed) là nhận thức được sự khác biệt về hành vi, thái độ và trải nghiệm xã hội hóa của sự phát triển tính nam (masculine) hoặc tính nữ (feminine), đặc biệt là
về sự khác biệt về quyền lực, địa vị, vị trí và đặc quyền trong gia đình và trong xã hội nói chung. Tuy nhiên, nam giới cũng phải chịu những ràng buộc và bất lợi về vai trò đáng kể do trải nghiệm xã hội hóa nam tính của họ: các vai trò gia đình (trụ cột gia đình); cướp đi kinh nghiệm tham gia các vai trò (ví dụ như nuôi dạy trẻ) thường được giao cho phụ nữ. Các nghiên cứu về nam giới mở rộng những khám phá về nữ quyền bằng cách đề cập đến những hạn chế về vai trò trong cuộc sống của nam giới. Những hạn chế về giới được xã hội hóa này có thể cản trở sự hoàn thiện của cá nhân hoặc giữa các cá nhân. Sự bộc lộ cảm xúc bị hạn chế có thể có những tác động tàn khốc đối với nam giới, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Các yếu tố khác biệt về chủng tộc, văn hóa và sự tiếp biến văn hóa tương tác với xung đột vai trò giới một cách phức tạp.
Một lĩnh vực giữa các cá nhân mà giới, bất cân xứng quyền lực và quyền kiểm soát giao nhau là bạo lực gia đình và lạm dụng tình dục.
Từ góc độ nữ quyền, thừa nhận rằng cả hai người đều liên quan đến việc đánh đập phụ nữ nhưng hành vi bạo lực là trách nhiệm của người đàn ông và điều quan trọng là không đổ lỗi cho nạn nhân (ví dụ: tin rằng “cô ấy đã khiêu khích”) . 2.6.3. Tình trạng kinh tế xã hội và chức năng gia đình Đàn ông và phụ nữ trong mỗi tầng lớp kinh tế xã hội trải nghiệm cuộc sống khác nhau, khác với người ở các tầng lớp khác, và khác với
nh và dự đoán cho cuộc sống của mình, cung cấp một phương tiện ổn định để xử lí vấn đề trong cuộc sống. Nhận thức luận nằm ngoài nhận thức có ý thức; những cách nhận biết đã được thấm nhuần trong văn hóa, được học trong gia đình gốc,

Tâm lý học truyền thống dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism), một sự hiểu biết trực quan tuyến tính (linear), nguyên nhân - kết quả (causal) và hoàn toàn khách quan về thế giới, nhấn mạnh một quan điểm chủ yếu là thực chứng (positivistic) tập trung vào việc tìm hiểu có hệ thống và khám phá có tổ chức. Tâm lý học gia đình đi một con đường nhận thức luận khác. Tâm lý học gia đình bắt đầu với sự mô tả nhận thức luận khá đơn giản về các hệ thống lồng ghép đa chiều, từ cá nhân đến cặp đôi, gia đình, đại gia đình, cộng đồng và văn hóa. Mỗi hệ thống này được xem là có cấu trúc với các ranh giới xác định sự tồn tại của chúng, được kết nối thông qua thứ bậc phân cấp của các

Hệ thống con và siêu hệ thống Mỗi hệ thống tồn tại như một phần của siêu hệ thống (suprasystem) lớn hơn và chứa các hệ thống nhỏ hơn và hệ thống con (Subsystems). Hệ thống con là những bộ phận của hệ thống tổng thể, được chỉ định để thực hiện các chức năng hoặc quá trình riêng biệt trong toàn bộ hệ thống. Một gia đình thường chứa một số hệ thống con cùng tồn tại.
Hệ thống con có thể được hình thành theo thế hệ (bố mẹ), theo giới (mẹ và con gái), theo sở thích (theo đuổi trí tuệ), hoặc theo chức năng (người chăm sóc cha mẹ).
Ranh giới Ranh giới là một đường ranh giới ẩn dụ ngăn cách một cá nhân, một hệ thống con hoặc một hệ thống với môi trường xung quanh bên ngoài.
Ranh giới giúp xác định quyền tự chủ cá nhân của các thành viên riêng biệt của hệ thống con, cũng như giúp phân biệt các hệ thống con với nhau. Trong chính gia đình, ranh giới phân biệt giữa các hệ thống con, giúp xác định các đơn vị con riêng biệt của hệ thống tổng thể và chất lượng của các quá trình tương tác của chúng. Một vấn đề quan trọng ở đây liên quan đến tính thấm (permeability) của các ranh giới, vì các ranh giới khác nhau về mức độ dễ dàng cho phép thông tin đến và đi từ môi trường. Không những phải vạch rõ ranh giới trong các gia đình mà còn phải rõ ràng các quy tắc cho tất cả mọi người. Nếu ranh giới quá mờ hoặc quá cứng nhắc, chúng dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc không linh hoạt, làm tăng nguy cơ bất ổn và rối loạn chức năng của gia đình.
Hệ thống mở và đóng Hệ thống tương tác liên tục với bên ngoài được coi là hệ thống mở (open system) khác hệ thống có ranh giới không dễ vượt qua được coi là hệ thống đóng (closed system).
Trong điều kiện gia đình, không có hệ thống nào là hoàn toàn mở hoặc đóng. Các gia đình hoạt động chức năng hiệu quả phát triển sự cân bằng giữa mở và đóng, điều chỉnh với thế giới bên ngoài để đạt được sự thay đổi và thích ứng phù hợp đồng thời chống lại những thay đổi đe dọa sự tồn tại của hệ thống. Một hệ thống như vậy có xu hướng không chỉ tồn tại mà còn phát triển bằng cách cởi mở với những trải nghiệm mới và thay đổi hoặc loại bỏ các mô hình hoạt động không còn sử dụng được nữa (negentropy/xu hướng hướng tới trật tự tối đa) làm tăng cơ hội trở nên có tổ chức cao
hơn và phát triển các nguồn lực để sửa chữa các sự cố nhỏ hoặc tạm thời một cách hiệu quả. 2.9. Gia đình và hệ thống lớn hơn
Tất cả các gia đình tương tác và chịu ảnh hưởng của một hoặc nhiều hệ thống lớn hơn của xã hội - chăm sóc sức khỏe, nhà thờ, cơ quan phúc lợi, cơ quan quản chế, trường học, hệ thống pháp luật.
Khuyến khích hợp tác giữa gia đình, phát huy thế mạnh của gia đình và những người chăm sóc cộng đồng, những người làm việc hợp tác để giải quyết các nhu cầu của gia đình. Can thiệp gia đình - nhà trường Hai hệ thống chính trong cuộc sống của trẻ, gia đình và trường học, giao diện và tạo thành một hệ thống mới lớn hơn với các đặc điểm, mục tiêu, ưu tiên và quy định riêng của nó, hơn nữa, hệ thống gia đình và trường học có thể đối
phó với nhau theo những cách bổ sung hoặc đối kháng. Nhà trường thường có thể là nơi đầu tiên phát hiện ra vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi của trẻ, có thể phản ánh xung đột gia đình ngay tại nhà.
EcoFIT Là một mô hình gia đình - trường học khác đã được nghiên cứu nhiều. Nó lấy gia đình làm trung tâm, định hướng đánh giá, giải quyết các tương tác xã hội bao gồm các vấn đề của trẻ em, tập trung vào động lực thay đổi của cha mẹ, hoạt động trong khuôn khổ duy trì sự lành mạnh và dựa trên mô hình sinh thái - phát triển (developmental - ecological model) bao gồm văn hóa và bối cảnh. Chương trình này yêu cầu các trường thành lập một trung tâm hỗ trợ gia đình và đến thăm

Biểu đồ gia đình


tìm được người giúp đỡ) có thể tạo ra sự thay đổi không ngừng trong hệ thống gia đình. Giai đoạn vòng đời gia đình
Quá trình chuyển đổi cảm xúc - Các nguyên tắc chính
Yêu cầu thay đôỉ bậc hai về tình trạng gia đình đối với tiến hành phát triển
Rời gia đình gốc: Thanh niên mới lớn
Chấp nhận trách nhiệm tình cảm và tài chính với bản thân
+ Sự khác biệt của bản thân trong mối quan hệ với gia đình gốc + Phát triển các mối quan hệ đồng đẳng thân thiết + Thiết lập bản thân về công việc và độc lập tài chính + Thiết lập bản thân trong cộng đồng và xã hội lớn hơn + Tâm linh
Lập gia đình thông qua hôn nhân / kết đôi
Cam kết với hệ thống gia đình + Hình thành hệ thống cặp đôi + Sắp xếp lại các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, cộng đồng lớn hơn và hệ thống xã hội để bao gồm người thương mới. Gia đình có trẻ nhỏ Tiếp nhận thành viên mới vào hệ thống
+ Điều chỉnh hệ thống cặp đôi để tạo không gian cho trẻ em + Hợp tác trong các công việc nuôi dạy trẻ, tài chính và việc nhà. + Sắp xếp lại các mối quan hệ với đại gia đình bao gồm vai trò nuôi dạy con
cái và chăm sóc ông bà. + Tổ chức lại các mối quan hệ với cộng đồng và hệ thống xã hội lớn hơn để bao gồm cấu trúc gia đình và các mối quan hệ mới.
Gia đình có thanh thiếu niên
Tăng tính linh hoạt của ranh giới gia đình để cho phép trẻ độc lập và tình trạng mong manh của ông bà
+ Thay đổi mối quan hệ của cha mẹ con cái để cho phép thanh thiếu niên di chuyển vào và ra khỏi hệ thống. + Tập trung vào vấn đề về cặp đôi ở tuổi trung niên và sự nghiệp. + Bắt đầu chuyển hướng sang chăm sóc thế hệ cũ.
+ Liên kết lại với cộng đòng và hệ thống xã hội lớn hơn để đưa gia đình của trẻ vị thành niên mới lớn và các bậc cha mẹ chuyển sang hình thành khuôn mẫu mới về mối. Trẻ vào xã hội và tiếp tục cuộc sống tuổi đầu trung niên
Chấp nhận vô số yếu tố đến và đi vào hệ thống gia đình
+ Tái thương lượng hệ thống vợ chồng như một bộ đôi + Phát triển mối quan hệ dạng người lớn với người lớn, giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành. + Sắp xếp lại các mối quan hệ để bao gồm cả con rể và cháu
+ Tổ chức lại mối quan hệ với cộng đồng và hệ thống xã hội lớn hơn để bao gồm cấu trúc mới và thành viên của các mối quan hệ gia đình. Khám phá những mối quan tâm/nghề nghiệp mới cho phép cha mẹ không phải chịu trách nhiệm chăm sóc con cái + Giải quyết các nhu cầu chăm sóc, ốm yếu và qua đời của cha mẹ (ông bà)
Gia đình ở tuổi trung niên Chấp nhận các vai trò thế hệ thay đổi + Duy trì hoạt động chức năng của riêng cá nhân hoặc cặp đôi
và sở thích khi đối mặt với sự suy giảm sinh lý: thăm dò lựa chọn vai trò gia đình và xã hội mới. + Hỗ trợ hơn cho vai trò trung tâm của thế hệ giữa + Tổ chức lại hệ thống trong mối quan hệ với cộng đồng và hệ thống xã hội lớn hơn để thừa nhận đã thay đổi khuôn mẫu mối quan hệ gia đình ở giai đoạn này. + Hỗ trợ thế hệ cũ mà không hoạt động chức năng quá mức cho họ.
Gia đình sắp kết thúc cuộc sống
Chấp nhận thực tế của những giới hạn, cái chết và hoàn thành một vòng đời.
+ Đối phó với sự mất mát của vợ / chồng, anh chị em và những người bạn khác + Chuẩn bị cho cái chết và di sản + Quản lý các vai trò bị đảo ngược trong việc chăm sóc giữa thế hệ trung niên và các thế hệ già. + Tổ chức lại các mối quan hệ với cộng đồng lớn hơn và hệ thống xã hội, thừa nhận vòng đời đang thay đổi các mối quan hệ
3.2. Mô hình gia đoạn vòng đời của gia đình 3.2.1. Các giai đoạn phát triển Vòng đời cá nhân diễn ra trong vòng đời gia đình, và sự tác động lẫn nhau giữa hai vòng này ảnh hưởng đến những gì diễn ra trong mỗi vòng đời. Hệ thống mối quan hệ trong gia đình sẽ mở rộng, kết giao và sắp xếp lại theo vòng đời của gia đình. Gia đình phải đủ linh hoạt để duy trì sự ra vào của các thành viên cũng như thúc đẩy các thành viên nỗ lực tiến lên trong quá trình phát triển cá nhân. Những gia đình trật bánh trong vòng đời cần được giúp để phát triển trở lại. Mục tiêu chính của liệu pháp gia đình trong những tình huống như vậy là thiết lập lại động lực phát triển của gia đình, tận dụng những điểm mạnh vốn có nhưng chưa được sử dụng trước đây của gia đình.
3.2.2.
i gia đình và hành vi
i gia đình cung c
i
đình. Gia đình
p
i
thiếu tính linh hoạt
thích
i các đi
u ki
n thay đổi.
d
:
t người chồng và người vợ trẻ chưa đủ khả năng tách khỏi cha mẹ để có thể thiết lập hôn nhân độc lập của riêng mình có thể gặp khó khăn, xung đột và bối rối khi họ chuẩn bị bước vào gia đoạn tiếp theo của cuộc sống gia đìnhviệc sinh ra và nuôi dạy con cái của họ. 3.2.3 Vòng đời gia đình: góc nhìn đa chiều, đa văn hóa và đa thế hệ Mô hình vòng đời gia đình đương đại nổi bật nhất được trình bày bởi McGoldrick, Carter và
Preto - Garcia (2011): Mở rộng khuôn khổ bao gồm quan điểm đa sắc tộc, đa văn hóa, đa thế hệ cùng với các quan điểm cá nhân, gia đình và văn hóa xã hội. Cung cấp cái nhìn bao quát hơn giữa các thế hệ về tác động của căng thẳng đối với khả năng điều hướng quá trình chuyển đổi của một gia đình. Dòng chảy stress trong một gia đình có liên quan đến cả hai yếu tố gây căng thẳng “dọc” và “ngang”. Các yếu tố gây căng thẳng theo chiều dọc là các khuôn mẫu mối quan hệ và hoạt động được lưu truyền trong lịch sử nhiều thế hệ - cấu tạo gen, tính khí, các khuyết tật có thể có trong gia đình cũng như thái độ, kỳ vọng, bí mật, điều cấm kỵ và các vấn đề gia đình được truyền từ ông bà, cha mẹ sang con cái. Các thành viên của tất cả các gia đình nhận được những di sản đó khi lớn lên. Còn bất kỳ sự phân biệt chủng tộc,
giới tính, nghèo đói, thái độ kỳ thị đồng tính cũng như các kiểu mối quan hệ được truyền lại từ các thế hệ trước đều thêm vào những yếu tố gây căng thẳng theo chiều dọc. Các yếu tố gây căng thẳng theo chiều ngang mô tả các sự kiện mà gia đình phải trải qua khi phát triển theo thời gian, đương đầu với nhứng thay đổi và chuyển tiếp của vòng đời. Với đủ căng thẳng trên trục hoành, gia đình sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn chức năng. Với gia đình có nhiều căng thẳng trên trục tung, ngay cả một lượng nhỏ căng thẳng ở trục ngang cũng có thể phá vỡ hệ thống gia đình.



Lập gia đình
Lý tưởng nhất của người trưởng thành lập gia đình bằng cả hai cảm thấy là một phần của “chúng ta” mà không phải hi sinh “tôi” - cảm giác tách biệt và tự chủ.
Trong quá trình dung hòa những khác biệt này, vợ chồng đi đến những khuôn mẫu giao dịch mới - những thỏa hiệp hoặc thỏa thuận ngầm để bất đồng - sau đó trở nên quen thuộc hoặc kiểu ưa thích của mình. Đối với một số người, những cuộc hẹn hò như vậy diễn ra dễ dàng - họ muốn ở bên nhau bất cứ khi nào có thể, chia sẻ những suy nghĩ và sự thân mật riêng tư, không gặp vấn đề gì trong việc tập trung phát triển sự thân thiết của cặp đôi. Đối với những người khác, một mối liên hệ như vậy chứa đầy sự do dự; miễn cưỡng từ bỏ cuộc sống độc thân, họ duy trì các
không gian riêng tư thay vì dành thời gian cho nhau. Vì vậy, học cách hợp tác và thỏa hiệp trước những khác biệt cần nhiều thời gian hơn và một số trường hợp không bao giờ đạt được. Bắt đầu một gia đình Giống như tuổi kết hôn, độ tuổi trở thành cha mẹ của một người đã tăng lên qua các năm. Sự chậm trễ phần lớn là do mọi ổn định cuộc sống muộn hơn sau khi hoàn thành giáo dục đại học.
Trong việc tạo dựng một gia đình, các cặp đôi không chỉ cung cấp cho nhau những nhu cầu cơ bản về thể chất mà còn phải liên tục thương lượng các vấn đề cá nhân như thời điểm và cách thức ngủ, ăn, làm tình, cãi lộn,…
Cặp đôi phải quyết định cách tổ chức các ngày lễ, lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ, tiêu tiền và làm việc nhà, xem gì trên tivi hoặc các hình thức giải trí khác mà cả hai đều thích + có nghĩa vụ quyết định những truyền thống và nghi lễ gia đình nào sẽ giữ lại từ quá khứ của mình và những gì cặp đôi muốn tạo ra như của riêng họ. Họ cùng nhau xác đ
Sự xuất hiện của trẻ em - giai đoạn mở rộng gia đình - đại diện cho cột mốc quan trọng nhất trong vòng đời của gia đình. Khi cặp vợ chồng trở thành cha mẹ, cả hai đều “lớn thêm” một thế hệ. Điều này đòi hỏi sắp xếp lại theo chiều dọc xảy ra cho gia đình mới và đại gia đình cùng nhau. Nhiệm vụ chính của các bậc cha mẹ mới là lồng ghép các mối quan hệ mới của họ với đứa

trẻ và mối quan hệ có sẵn trước đây. Ý thức sửa đổi về danh tính cá nhân có thể xảy ra khi các đối tác trở thành cha mẹ và cam kết tương đối đối với công việc và gia đình phải được xem xét lại. Các bậc cha mẹ trẻ phải sắp xếp lịch làm việc, cố gắng tìm sự cân bằng giữa công việc và gia đình. Đồng thời, cặp vợ chồng cần xác định lại, phân chia lại các công việc gia đình, chăm sóc con cái. Phải học cách thích ứng với trẻ nhỏ trong khuôn mẫu quan hệ đã được thiết lập sẵn. Bên cạnh đó họ còn kêu gọi ông bà lớn tuổi hỗ trợ.

Tuy nhiên, ở các cặp vợ chồng sống thử có thể đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng khi chuyển sang làm cha mẹ vì người cha có khả năng cảm thấy ít tự tin và cảm giác bị mắc kẹt trong mối quan hệ. 4.3. Ứng phó với tuổi mới lớn Khi trẻ đến tuổi vị thành niên, gia đình phải đối mặt với những thách thức mới về tổ chức, đặc biệt là xung quanh quyền tự chủ và độc lập. Cha mẹ có thể không còn duy trì được quyền lực hoàn toàn, nhưng cũng không thể từ bỏ quyền hoàn toàn. Gia đình xử lý việc cơ cấu các điểm cơ bản trong quá trình tương tác để cho phép thanh thiếu niên độc lập hơn. Thay đổi quy tắc, thiết lập giới hạn và đàm phán lại vai trò đều cần thiết vì thanh thiếu niên muốn tự quyết nhiều hơn, ít phụ thuộc hơn vào

Cha mẹ cần phải chấp nhận hành vi thay đổi nhanh chóng và hành vi tình dục của con. Nổi loạn không phải hiếm (quan điểm chính trị, tôn giáo, ăn mặc, hút thuốc, âm nhạc, vi phạm lệnh giới nghiêm, xỏ lỗ tai, hình xăm…) khi thanh thiếu niên cố gắng tránh xa các quy tắc của cha mẹ. Một sự phát triển quan trọng trong thời kỳ thanh thiếu niên thường có ảnh hưởng đến gia đình là sự khởi đầu và trưởng thành về tình dục của thanh thiếu niên à các câu hỏi về việc NẾU
và KHI NÀO một thanh thiếu niên có thể quan hệ tình ducj, đặc biệt là khi cha mẹ và trẻ vị thành niên không đồng ý.


Nhiệm vụ phát triển quan trọng của cha mẹ ở giai đoạn này là tạo mối quan hệ giữa người trưởng thành với con cái và mở rộng gia đình bao gồm vợ, chồng, con cái và con rể hoặc con dâu của những đứa con đã lập gia đình. 4.5. Tổ chức lại ranh giới thế hệ Cha mẹ cũng cần đánh giá lại mối quan hệ của mình với nhau khi con cái không còn ở nhà. Đôi khi các cặp vợ chồng coi sự thay đổi này như một cơ hội để tự do với trách nhiệm nuôi dạy con cái. Là cơ hội để đi du lịch hoặc khám phá các hoạt động khác bị hoãn lại vì lý do tài chính hoặc hạn chế thời gian trong khi họ chăm sóc con cái. Vì vậy những gia đình này nhìn thấy cơ hội để củng cố mối quan hệ hôn nhân của họ.
Trong các gia đình khác, những căng thẳng trong hôn nhân khi họ cùng nhau nuôi dạy con cái có thể xuất hiện trở lại khi tình cảm vợ chồng không còn. Dẫn đến gia tăng xung đột trong hôn nhân hoặc cảm giác chán nản và cô đơn vì cuộc sống trở nên trống rỗng và vô nghĩa. Không có gì lạ khi những bậc cha mẹ như vậy giữ chặt con cái của họ, đặc biệt là đứa con cuối cùng. Các bậc cha mẹ bây giờ cần phải đương đầu với việc trở thành vị trí của ông bà. Đồng thời, tăng

cường trách nhiệm chăm sóc đối với cha mẹ cao tuổi và phụ thuộc của chính mình. Một giai đoạn khác trong vòng đời gia đình
đế
là khi con cái bước vào tuổi 40, giữa các th
b
ng m
t mối quan h
đồng đẳ
l
hơn. Một đi
m chuyển tiếp quan trọng đối với người trưởng thành trung niên là liên quan đến cái chết của cha mẹ già. 4.6. Nghỉ hưu, bệnh tật, góa bụa Nghỉ hưu có thể có ý nghĩa nhiều hơn là mất thu nhập; mất danh tính, địa vị, mục đích. Các bậc cha mẹ đã nghỉ hưu hiện phải đối phó với sự gia tăng đáng kể thời gian hàng ngày của họ cùng nhau, cũng như đối mặt với những hạn chế và bệnh tật của riêng một người. Một số gia đình sẽ phải đối mặt với sự suy giảm về thể chất và nhận thức mà các thành viên lớn tuổi thường trải
qua. Điển hình như là bệnh mất trí nhớ hoặc bệnh Alzheimer. Chăm sóc các thành viên trong gia đình bị suy giảm về mặt nhận thức và thể chất có thể gây căng thẳng lớn - về tài chính, tình cảm đối với các thành viên khác trong gia đình. Những tiến bộ gần đây trong y học và các yếu tố khác giúp kéo dài tuổi thọ; và sau nhiều năm, thời gian bệnh mãn tính kéo dài hơn thì nhu cầu về người chăm sóc để chăm sóc các thành viên gia đình già yếu. Điều này kéo theo sự phát triển việc chăm sóc mở rộng này tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một người và thêm yếu tố căng thẳng những cũng có thể tạo ra phần thưởng ảnh hưởng đến danh tính và hạnh phúc của người chăm sóc.
Những cái chết của ông bà có thể là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa trẻ nhỏ với sự chia ly và mất mát, đồng thời có thể là lời nhắc nhở cha mẹ về cái chết của chính họ. Bệnh tật ở cha mẹ già đòi hỏi phải đảo ngược vai trò với con cái, đây chính là nguồn cội của khó khăn và lúng túng trong hầu hết mọi gia đình.

4.7. Các chuỗi phát triển khác trong gia
đình Gia đình đơn thân Gia đình tái hôn Gia đình có thành viên đ ồng tính
Ly hôn có tác động mạnh mẽ, gây khó khăn cho tất cả các thành viên trong gia đình, cả cha mẹ và con cái. Nó thường xảy ra theo từng giai đoạn, thường được đánh dấu bằng căng thẳng, mâu thuẫn tư tưởng - vừa yêu vừa hận, do dự, thiếu tự tin và không chắc chắn, ngay cả khi cả hai người đồng ý rằng cuộc hôn nhân không còn khả thi. Khi có con, đặc biệt là trẻ nhỏ, quyết định càng trở nên cân nhắc và đau đớn hơn. Ly hôn thường liên quan đến thay đổi nơi cư trú, có thể giảm mức sống và thay đổi cấu trúc mối quan hệ. Hầu hết các gia đình đều chứng tỏ khả năng thực hiện những điều chỉnh cần thiết,
đặc biệt nếu những người bạn đời cũ cung cấp cách nuôi dạy chung, hỗ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện tiếp tục liên lạc với cả cha và mẹ. 4.7.1 Gia đình đơn thân Hầu hết các hộ gia đình đơn thân là kết quả của ly hôn. Gần đây, số lượng gia đình đơn thân tăng lên do xã hội ngày càng chấp nhận phụ nữ độc thân có con ngoài hôn nhân. Những người này không chỉ bao gồm bà mẹ ở tuổi vị thành niên mà còn bao gồm cả những phụ nữ trở thành cha mẹ trong một mối quan hệ không cam kết hoặc thông qua việc nhận con nuôi, thụ tinh nhân tạo hoặc mang thai hộ. Ngoài ra còn có những người đàn ông độc thân giành quyền nuôi con cái sau khi ly hôn hoặc những người cha mẹ đơn thân nhận con nuôi. Trong những tình huống như vậy, các thành viên của đại gia đình
ông bà, cô dì và chú bác - thường tiếp tục đóng những vai trò hỗ trợ chính.


Sự khác biệt rõ nhất giữa các gia đình có hai cha mẹ và những gia đình bà mẹ đơn thân đã ly hôn hoặc chưa từng kết hôn là sự chênh lệch về kinh tế. Đặc biệt, các gia đình mẹ đơn thân có tỷ lệ nghèo cao và trình độ học vấn tương đối thấp. Trải nghiệm kinh niên về nghèo đói, bạo hành, xung đột gia đình và lạm dụng chất kích thích ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình. Điều này giúp cho nhà trị liệu có thể chọn liệu pháp chính khi can thiệp ở kiểu gia đình đơn thân là giúp các bà mẹ đơn thân vượt qua những thách thức để khuyến khích sự tham gia tích cực của người cha.
người ly hôn tái hôn trong vòng 12 tháng sau khi ly hôn.
Theo Pasley và Garneau (2012) - gia đình “đi bước nữa” thường có “sự phức tạp hơn về cấu trúc, thiếu lịch sử chung giữa các thành viên trong gia đình, vòng đời gia đình không hợp nhau giữa các thành viên và sự phát triển của mối quan hệ cha mẹ - con cái trước khi có mối quan hệ vợ chồng”.

Cũng theo nghiên Goldenberg và Goldenberg (2002) còn chỉ ra được gia đình tái hôn có thể có khó khăn trong việc đảm nhận vai trò làm cha mẹ đối với con riêng. Sự ganh đua và ghen tị có thể phát triển giữa các con riêng và sự cạnh tranh giưã mẹ ruột và mẹ kế có thể xảy ra. Về mặt cấu trúc, cuộc sống gia đình tái hôn và kết quả đi cùng là phức tạp, vì nhiều nhân vật của cha mẹ, anh chị em và các thành viên gia đình lớn từ các cuộc hôn nhân hiện tại và trước đây đều có xu hướng tham gia. Mối quan hệ cha mẹ - con cái từ cuộc hôn nhân trước, hiện đang ở trong cuộc hôn nhân mới, chắc chắn sẽ trải qua những thay đổi khi hệ thống mới nhường chỗ cho thành viên mới và thay đổi trong trách nhiệm, nghĩa vụ. Các vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng đến một gia đình mới tái hôn dẫn đến
nhân đủ để tiếp tục mối quan hệ
hệ thống chính cho con Làm việc để giải quyết sự gắn bó với vợ / chồng
Cha mẹ đơn thân (không nuôi dưỡng) Các vấn đề phát triển giai đoạn ly hôn: QUYẾT ĐỊNH LY HÔN
LẬP KẾ HOẠCH PHÁ VỠ HT
LY THÂN GIA ĐÌNH HẬU LY HÔN Chấp nhận sự thất bại của cuộc hôn nhân
- Hợp tác làm việc trong các vấn đề về quyền giám hộ,
Thương tiếc gia đình nguyên vẹn -Tái cấu trúc
Thương tiếc gia đình nguyên vẹn; từ bỏ tưởng
- Cha mẹ đơn thân (hộ gia đình giám hộ hoặc
- Cha mẹ đơn thân (không nuôi dưỡng) -Sẵn sàng
thăm nom và tài chính Giải quyết với đại gia đình về vụ ly hôn
các mối quan hệ vợ chồng và cha mẹcon cái và tài chính; thích nghi với cuộc sống xa nhau -Tổ chức lại các môí quan hệ với đại gia đình; duy trì
tượng về sự đoàn tụ - Lấy lại hy vọng, ước mơ, kỳ vọng từ cuộc hôn nhân - Giữ kết nối với các đại gia đình
nơi cư trú chính) - Sẵn sàng duy trì các trách nhiệm tài chính, tiếp tục tương tác với vợ / chồng cũ trong vai trò làm cha mẹ và hỗ trợ con cái
duy trì các trách nhiệm tài chính, tiếp tục tương tác với vợ / chồng cũ trong vai trò làm cha mẹ và và hỗ trợ mối quan hệ của cha mẹ giám hộ với con
kết nối với đại gia đình của vợ / chồng
liên lạc với vợ / chồng cũ và gia đình bên đó. -Sắp xếp chuyến thăm linh hoạt với vợ / chồng cũ và gia đình - Xây dựng lại nguồn
cái -Tìm cách tiếp tục nuôi dạy con cái hiệu quả - Duy trì trách nhiệm tài chính đối với vợ / chồng cũ và con cái Xây dựng lại mạng lưới xã hội
tài chính của riêng mình -Xây dựng lại mạng lưới xã hội của riêng mình
a riêng mình
4.7.3 Gia đình có thành viên đồng tính nam hoặc đồng tính nữ
Từ góc độ vòng đời, những người đồng tính nam và đồng tính nữ phải đối mặt với những yêu cầu tiêu chuẩn giống nhau để trở thành những người trưởng thành độc lập như những người dị tính, nhưng đồng thời họ cũng phải học cách đối phó với những gánh nặng tâm lý khi sống trong một xã hội lớn, kỳ thị hơn. Cha mẹ thường cung cấp hỗ trợ xã hội khi thanh niên trải qua quá trình chuyển đổi, nhưng thanh niên đồng tính nam / nữ báo cáo mức độ hỗ trợ của cha mẹ thấp hơn so với những người dị tính. Điều này có liên quan trực tiếp đến việc gia tăng các triệu chứng trầm cảm, ý định tự tử và sử dụng chất kích thích.

Mặc dù việc “come out” có thể gây đau đớn và xảy ra theo từng giai đoạn (đôi khi trong suốt cuộc đời) với những người khác nhau (gia đình, bạn bè, người sử dụng lao động), nhưng chính trong giai đoạn thanh thiếu niên, cuộc đấu tranh để xác lập bản sắc đồng tính thường bắt đầu. Suy nghĩ của giới trẻ đồng tính nam/nữ về khả năng kết hôn và nuôi dạy con cái đang thay đổi nhanh chóng khi luật pháp và sự chấp nhận của quốc gia thay đổi. Bất chấp khả năng “bộc lộ” nhiều hơn và phong trào hướng tới đối xử bình đẳng gần đây, nhiều người vẫn bị xã hội dị tính lớn hơn hạn chế về quyền dân sự và pháp lý, đối mặt với sự phân biệt đối xử trong việc làm và phải đối phó với môi trường không được chào đón và không an toàn, bao gồm bắt nạt và đe dọa tấn công bạo lực.
Những trải nghiệm độc đáo với một xã hội kỳ thị đồng tính và phần lớn không được chấp nhận (thường bao gồm các thành viên trong gia đình gốc) khiến cuộc sống gia đình đồng tính của họ ít thoải mái hơn đối với thế giới dị tính thống trị. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi, mặc dù mức độ thay đổi phụ thuộc vào khu vực địa lý mà một người sống và bản chất của các mối quan hệ cá nhân. Trái ngược với một số lầm tưởng, không có bằng chứng nào cho thấy những người trưởng thành đồng tính nam/nữ là cha mẹ kém phù hợp hơn so với những người dị tính. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái của người đồng tính luôn thể hiện những vấn đề đặc biệt trong suốt vòng đời của gia đình. Theo nghiên cứu của Ashton (2011) - những điều này có thể xuất hiện bắt đầu từ lứa tuổi mẫu
giáo và tuổi đi học và diễn ra trong tất cả các giai đoạn của vòng đời gia đình. Ở tuổi vị thành niên, khi sự phù hợp với các áp lực của nhóm bạn đồng lứa có thể trở nên đặc biệt mạnh, trẻ em có thể cố gắng xa cách cha mẹ. Mặc dù đây là một nhiệm vụ tinh thần phát triển chung cho tất cả trẻ vị thành niên đang đấu tranh để tìm ra danh tính của chính mình, nhưng đối với trẻ em từ hôn nhân đồng giới, việc che giấu danh tính giới tính của cha mẹ có thể đặc biệt gây xung đột. Một nghiên cứu lớn của Abbie Goldberg (2010) vừa xác nhận kết quả nghiên cứu trước đó vừa đưa ra ánh sáng mới về một loạt các vấn đề (và những vấn đề nan giải) trong cuộc sống gia đình đồng tính nam và đồng tính nữ. Công trình của bà một lần nữa cho thấy rằng trẻ em của cha mẹ đồng tính nam / nữ và lưỡng tính
không khác biệt đáng kể so với con của cha mẹ
dị tính về mặt sức khỏe tâm thần nói chung.
PHẦN 5 GIA ĐÌNH KÉM CHỨC NĂNG
5.1. Phẩm chất liên quan đến các gia đình lành mạnh và kém chức năng Gia đình lành mạnh, hạnh phúc và những gia đình không hạnh phúc và rối loạn chức năng có thể thay đổi theo thời gian. Gia đình là một hệ thống sống, và giống như tất cả các hệ thống sống khác, nó gặp phải thời kỳ yên bình và thời kỳ hỗn loạn. + Rất khó để một gia đình luôn hoạt động lành mạnh + Những tác nhân gây căng thẳng trong gia đình (mong đợi và không mong đợi) ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của gia đình. Đây là nguyên nhân c ần có chiến lược để đối phó với căng thẳng trong gia đình.
Cái được coi là hữu ích và lành mạnh trong một thời đại không nhất thiết phải được nhìn nhận theo cách tương tự sau này. Bất kể hình thức, sự lành mạnh của gia đình thay đổi theo vòng đời của nó. Thực tế là một gia đình lành mạnh hay chức năng đầy đủ trong một giai đoạn vẫn không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn như vậy. Để đạt được và duy trì sự lành mạnh đòi hỏi các thành viên và toàn bộ gia đình phải liên tục thực hiện điều đó. Nhiều sự kiện có thể đưa gia đình vào những cách hoạt động mới hoặc bất ngờ. Các mối quan hệ trong gia đình bị thay đổi, và cả gia đình cũng bị lung lay. Các sự kiện làm mất ổn định, tạo ra căng thẳng mà hệ thống gia đình có thể phản ứng theo những cách khác nhau. Một số hệ thống phản ứng bằng cách chuyển đổi các quy tắc mà chúng hoạt động, do đó cho phép các

không trở nên hỗn loạn.
* Từ góc độ hệ thống lành mạnh, gia đình liên tục thay đổi và hoàn thiện bản thân để đáp ứng các nhu cầu hoặc đòi hỏi từ môi trường.
* Gia đình luôn vững mạnh, cởi mở, chấp thuận và tự điều chỉnh.
* Gia đình có các tương tác thành viên hiệu quả và cũng tương tác tích cực trong các hệ thống xã hội hơn, như: chính phủ, các tổ chức giáo dục và tôn giáo.
Các phẩm chất của gia đình lành mạnh
Gia đình lành mạnh và có chức năng trong hầu hết các nền văn hóa đều có thể thích ứng với sự thay đổi, thiết lập ranh giới thích hợp, phát triển các mối quan hệ thông qua giao tiếp cởi mở, trách nhiệm phù hợp, thể hiện sự tự tin vào bản thân và con cái và lạc quan về tương lai của chúng.
Lành mạnh là một quá trình tương tác gắn liền với các mối quan hệ tích cực và kết quả. Trong gia đình, lành mạnh liên quan đến trách nhiệm đạo đức, chẳng hạn như thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp và cân bằng giữa cho và nhận giữa các thành viên. Hầu hết các gia đình đều trải qua những khoảng thời gian tương tác cả lành mạnh và không lành mạnh trong chu kỳ sống của gia đình. Không thể cho rằng những người lành mạnh nhất thiết phải xuất thân từ những gia đình lành mạnh liên tục. Những cá nhân kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh sẽ làm cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, ở trong một môi trường gia đình lành mạnh là một lợi thế để học hỏi các mối quan hệ hữu ích.

Cam kết
Cốt lõi của hoạt động gia đình lành mạnh là ý tưởng về sự cam kết. “Trong các gia đình mạnh mẽ, các thành viên không chỉ cống hiến cho phúc lợi của gia đình mà còn cho sự phát triển của mỗi thành viên”. Cam kết với gia đình là cơ sở để các thành viên trong gia đình dành thời gian và sức lực cho các hoạt động liên quan đến gia đình. => Mâu thuẫn về mức độ cam kết + gặp khó khăn trong hôn nhân/làm việc với nhau à Kết quả là thường không chung thủy à Làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn + tăng tỷ lệ rạn nứt hôn nhân, xung đột và ly hôn.
Đánh giá cao/ trân trọng Bày tỏ sự cảm kích bằng lời nói hoặc thể chất.
• Gia đình lành mạnh,“cặp đôi có xu hướng xây dựng lòng tự trọng của bạn đời bằng tình yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau và những lời khen ngợi”. • Các thành viên khác trong gia đình cũng làm như vậy với nhau. Họ tránh gây nhau dưới hình thức tấn công cá nhân hoặc bạo lực. Sẵn sàng dành thời gian cho nhau Các gia đình lành mạnh dành thời gian cả về số lượng và chất lượng cho nhau. Bao gồm dã ngoại gia đình đến cắm trại qua đêm, kỳ nghỉ, đến các đêm đặc biệt liên quan đến giải trí như một vở kịch, sự kiện thể thao hoặc buổi hòa nhạc; các nghi lễ và truyền thống như tổ chức sinh nhật và ngày kỷ niệm; tham gia vào các tương tác gia đình vào giờ ăn; tuân thủ các nghi thức qua lại với nhau, chẳng hạn như tốt nghiệp,

đình”. Gia đình lành mạnh là gia đình có các thành viên tham gia vào các thông điệp với nhau và nhận ra những điểm tinh tế cũng như rõ ràng đồng thời có sự hỗ trợ, thấu hiểu và cảm thông. Không có sự cạnh tranh về "thời gian phát sóng" hoặc im lặng. Thông điệp được gửi và nhận một cách nhạy cảm hoặc quan tâm. Mặt khác, các thành viên của các gia đình rối loạn chức năng có xu hướng từ chối hoặc không nói ra cảm xúc, mong muốn, thích và không thích của họ với nhau. Brock và Barnard (2008) mô tả các đặc điểm của các tình huống giao tiếp gia đình tối ưu: • Khi có xung đột, gia đình tìm cách giải quyết nó thông qua thảo luận chứ không phải là “làm nản lòng (damping)", tức là đưa ra những
bình luận gây tổn thương ngay cả khi những người khác rõ ràng đang cố tỏ ra tích cực. • Các thành viên lành mạnh trong gia đình tìm cách giải quyết vấn đề. Nhận biết gia đình Giao tiếp trong gia đình vừa mang tính chất định tính vừa mang tính chất định lượng. Khi bạn nhìn về gia đình của mình, trong quá trình lớn lên và các mối quan hệ hiện tại của bạn, những đặc điểm giao tiếp nào vừa được mô tả là phổ biến nhất? Điều đó đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Định hướng tôn giáo/ tâm linh Định hướng tôn giáo/ tâm linh cho cuộc sống là đặc điểm của “phần lớn các gia đình trên thế giới”:

t là sự kiện được mong đợi có thể dự đoán và thực sự xảy ra. Ví dụ, rời bỏ gia đình gốc để tự kiếm sống, tìm việc làm hoặc kết hôn... Trong những tình huống này, bản chất chung của sự kiện đã được biết đến, nhưng những chi tiết cụ thể luôn là độc nhất, khủng hoảng. Các gia đình hoạt động tốt trong những thời điểm này sử dụng các chiến lược đối phó như đàm phán, tìm kiếm lời khuyên từ những người

trợ lẫn nhau. Gia đình lành mạnh thừa nhận và xác định những tổn thất này. Họ không kiểm soát được hầu hết chúng và tìm kiếm các nguồn lực sẵn có để giải quyết chúng theo những cách có kế hoạch, có ý nghĩa và hiệu quả. Họ nhận ra rằng việc tập trung vào các cá nhân trong gia đình không giải quyết được khủng hoảng mà hệ thống đang trải qua. Hầu hế


động tương hỗ với các thành viên trong gia đình. Các vai trò trong gia đình lành mạnh là rõ ràng thích hợp được phân bổ phù hợp được các bên nhất trí tích hợp và ban hành. Các vai trò chính sách trong gia đình được xác định bởi các yếu tố như tuổi tác văn hóa và nghề nghiệp. Các gia đình lành mạnh cố gắng thực hiện các vai trò có thể hoán đổi cho nhau và linh hoạt nhất có thể. 5.1.3. Cấu trúc sinh trưởng các mô hình phát triển Gia đình lành mạnh được tổ chức theo cách rõ ràng phù hợp và tạo ra sự phát triển không có liên minh giữa các hệ (ví dụ thành viên từ các thế hệ khác nhau như cha mẹ và con gái thông đồng với nhau như một nhóm) hoặc tam giác xung đột (ví dụ 2 cá nhân như mẹ và chai tranh cãi và tương tác liên quan đến người thứ 3 như một đứa con trai nổi loạn thay vì quan tâm đến


Đôi khi gia đình đối phó với các tác nhân gây căng thẳng tùy theo việc họ có sẵn sàng đối phó với các tình huống đó hay không.
5.2.1. Các tác nhân gây căng thẳng gia đình gồm có 2 loại: dọc và ngang Các yếu tố gây căng thẳng theo chiều dọc: là những tác nhân làm cho các vấn đề trong quá khứ và hiện tại phải chồng chéo qua lại lẫn nhau. Ví dụ: thái độ kỳ vọng bí mật và di sản của gia đình.
Những yếu tố gây căng thẳng này có tính lịch sử và kế thừa từ các thế hệ trước căng thẳng theo chiều nghe là những khía cạnh của cuộc sống liên quan đến hiện tại. Ví dụ kết hôn khi còn nhỏ mang thai ở tuổi vị thành niên và sự bất ổn về tài chính,…
Nhiều yếu tố có thể dự đoán và mong đợi bao gồm cả sự chuyển đổi vòng đời tức là
chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của cuộc sống. Ví dụ chuyển từ cặp vợ chồng son sang cặp vợ chồng với một đứa con mới. Những cái khác không thể đoán trước, ví dụ cái chết bất ngờ, bệnh mãn tính hoặc mất việc làm. Các yếu tố gây căng thẳng xảy ra trên các cấp độ văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo, kinh tế. Mỗi gia đình là độc nhất về thời gian của các sự kiện chuyển tiếp. Ví dụ việc con cái lớn lên rời khỏi nhà và lập gia đình là khác nhau trong các gia đình người Mỹ gốc Anh và người Mỹ gốc Ý. Việc lường trước các biến cố có thể xảy ra giúp các thành viên trong gia đình chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những thay đổi. 5.2.2. Những tác nhân gây căng thẳng đoán trước được trong cuộc sống Một số tác nhân gây căng thẳng phát triển,
ví dụ liên quan đến tuổi tác và giai đoạn cuộc sống. Một số khác là tác nhân gây căng thẳng tình huống, ví dụ giữa các cá nhân chẳng hạn như đối phó với cảm xúc. Một số căng thẳng có liên quan đến các sự kiện hiện tại như công việc trường học và các chức năng xã hội cùng thất nghiệp bệnh tật khó khăn về tình dục và quá trình chuyển sang làm cha mẹ. Gia đình thường nhắc đến những yếu tố gây căng thẳng phổ biến trong gia đình như những yếu tố liên quan đến: Một là kinh tế về tài chính Hai là hành vi của trẻ Ba là không đủ thời gian đàn cho vợ chồng Bốn là giao tiếp với trẻ Năm là không đủ thời gian cá nhân Sáu là không đủ thời gian vui chơi cho gia đình
Nếu các sự kiện trong đời đến quá sớm bị trì hoãn hoặc không hoàn thành thực hiện dẫn đến sức khỏe hạnh phúc và phúc lợi của tất cả những người liên quan có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ con tuổi thiếu niên chưa đến tuổi dậy thì thì mang thai có thể dẫn đến một số phản ứng suy ra kết quả là dễ xảy ra tình trạng xúc động mạnh mẽ hoặc sự biến đổi hành vi trong gia đình và các thành viên của họ. Thời gian là rất quan trọng đối với hoạt động của gia đình và các thành viên của họ đặc biệt là khi đối phó với những điều bất ngờ. Ví dụ: nếu đám cưới đầu tiên diễn ra tương đối sớm hoặc muộn trong cuộc đời một người (ví dụ trước trước 20 tuổi hoặc sau 40 tuổi) thì khó chấp nhận được hoặc đối phó với những hoàn cảnh xung quanh sự kiện chẳng hạn như tương tác với vợ chồng.
sự xấu hổ hoặc đổ lỗi về kết quả nuôi dạy con cái của họ. Trẻ em có khả năng bị thiếu sự nuôi dạy và kỷ luật nhất quán, có thể giận dữ và oán giận có thể trút bỏ lên ông bà nội ngoại. Trẻ có thể kém hơn về mặt học tập và xã hội. Các biến số quan trọng khác trong việc đối phó với những điều không mong muốn là sự phát triển của gia đình và sự phù hợp với môi trường. Gia đình có thể gặp khó khăn đặc biệt trong việc xử lý các sự kiện bất ngờ sau trong vòng đời của họ:

Đồng thời làm giảm các tương tác và giao tiếp dễ chịu trong gia đình, nhưng nó cũng có thể kéo gia đình lại gần nhau hơn về thể chất và tình cảm. b. Sang chấn về thể chất tâm lý: Khi các sự kiện tình cờ hoặc ngẫu nhiên diễn ra một cách bất thường và có thể đe dọa đến tính mạng hoặc kết thúc cuộc sống dẫn đến gia đình có thể thấy mình đang phải chịu những ảnh hưởng của sang chấn tâm lý hoặc thể chất. Ví dụ thiên tai bão động đất hoặc cháy rừng, ... cũng như bị bạo hành, đánh đập, cưỡng bức. Những sự kiện này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc tập thể. Điểm chung là đột ngột choáng ngợp và thường nguy hiểm đối với bản thân hoặc người quan trọng khác những trải nghiệm này thường rất kinh khủng trong tự nhiên.

cô gái vị thành niên có thể khó có được mối quan hệ tương tác lành mạnh với anh chị em nam hoặc cha của mình sau khi phải chịu đựng những tổn thương do hiếp dâm. Tương tự như vậy một người mẹ và những đứa con có thể không thể tự tổ chức lại thành một đơn vị gia đình chức năng lành mạnh sau cái chết thảm khốc của người chồng, người cha trong chiến tranh. Các triệu chứng mà gia đình biểu hiện trong những trường hợp này bao gồm:

gia đình sẽ trở nên bất ổn. Nhìn chung + Các sự kiện như ốm đau, mất việc làm hoặc thợ kéo một số tiền đáng kể là không thể đoán trước và gây căng thẳng. + Những sự việc này gây thêm căng thẳng cho hệ thống gia đình vì sự mới mẻ đòi hỏi thay đổi đối với các thành viên trong gia đình. + Các hành vi gia đình rối loạn phát triển khi các cuộc khủng hoảng bất ngờ xảy ra làm mất cân bằng hệ thống vượt quá khả năng phục hồi tự nhiên của nó. + Ngay cả trong những hoàn cảnh tốt nhất một số sự kiện nhất định có thể khiến các gia đình cư xử theo những cách rối loạn chức năng 5.3. Cấu trúc và chức năng của gia đình Ngoài căng thẳng yếu tố khác góp phần vào chức năng của gia đình là cấu trúc và tổ chức.
Một số cấu trúc gia đình hoạt động tốt hơn những cái khác trong việc xử lý các sự kiện trong cuộc sống gia đình có cấu trúc chặt chẽ có thể phản ứng tốt nhất trong tình huống khủng hoảng và một gia đình được tổ chức lỏng lẻo có thể hoạt động tốt trong các tình huống giải trí. Các vai trò mà các thành viên trong gia đình thực hiện là một phần trong cấu trúc của gia đình và tạo ra sự khác biệt về sự lành mạnh của gia đình. Ví dụ trong các gia đình trung lưu sự gắn kết có tổ chức chủ nghĩa truyền thống về vai trò giới tính, tính linh hoạt của vai trò và vai trò chung có tương quan với sức khỏe của người chồng và sự gắn kết của tổ chức và sự chia sẻ khác biệt tương quan với sức khỏe của người vợ. Có 03 hình thức tổ chức gia đình phổ biến: - Đối xứng/ bù trợ (bổ sung)
Hướng tâm/ ly tâm - Sự gắn kết/ thích ứng 5.3.1. Gia đình đối xứng/ bù trợ (bổ sung) Gia đình khác nhau về cách thức hoạt động dẫn đến một số chủ yếu là đối xứng và một số khác chủ yếu là bù trợ, hầu hết các cặp đôi thành công đều cho thấy khả năng sử dụng cả 2 kiểu tương tác. Trong mối quan hệ đối xứng sự tương tác dựa trên sự tương đồng về hành vi. Ở mức tốt nhất mối quan hệ đối xứng là mối quan hệ trong đó mỗi người đều linh hoạt và cố gắng trở nên có năng lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ cần thiết hoặc cần thiết. Ví dụ mối quan hệ đối xứng: chồng hay vợ đều có thể làm việc bên ngoài hoặc chăm sóc con cái tổ chức gia đình này còn gọi là mối quan hệ hậu giới tính. Thời điểm khó khăn chính trong mối quan

người không thực hiện nhiệm vụ của mình đưa ra quyết định hoặc kỷ luật trẻ em ghét thành viên khác trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng xấu. Đôi khi kiểu gia đình này được tổ chức xung quanh các vai trò giới truyền thống nếu những vai trò này trở nên rộng khuôn sự ổn định và hài lòng của quan hệ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên miễn là các vai trò quy định trong các mối quan hệ này gắn bó với nhau và không có sự thay đổi về hiện trạng thì các gia đình bổ sung vẫn tốt. Cả 2 hình thức tổ chức gia đình đối xứng và bù trợ bổ sung sẽ hoạt động miễn là đáp ứng được ít nhất 02 điều kiện: Một là các thành viên trong các mối quan hệ phải hài lòng và có năng lực trong vai trò của họ.
Hai là phải có đủ mối quan hệ qua lại giữa các vai trò để các nhiệm vụ cần thiết được hoàn thành. Kết quả gia đình hòa hợp và hoạt động đầy đủ chức năng, tuy nhiên đáp ứng được 02 điều kiện này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, sẽ tốt nhất nếu họ thực hiện các mối quan hệ song song trong mối quan hệ tương đối song song cả 2 trao đổi bổ sung và đối xứng xảy ra khi thích hợp. 5.3.2. Gia đình hướng tâm/ ly tâm Thuật ngữ ly tâm (hướng ra khỏi trung tâm) được sử dụng để mô tả xu hướng rời xa gia đình (ví dụ thoát ly khỏi gia đình). Trong tất cả các gia đình các giai đoạn gần gũi và xa cách đều xảy ra trong chu kỳ sống của cá nhân và gia đình. Trong các gia đình có trẻ nhỏ các nhiệm vụ nhấn mạnh “bản sắc cá nhân và tự chủ” .

theo kiểu hướng tâm hoặc ly tâm có khả năng khiến gia đình hoạt động kém.
- Gia đình theo phong cách hướng tâm của các thành viên xem sự hài lòng trong mối quan hệ như là đến từ bên trong gia đình.
- Xu hướng sinh ra là những đứa trẻ bị gia đình quản thúc quá chặt và dễ trở nên chống đối xã hội vô trách nhiệm và sống ích kỷ.
- Một số loại triệu chứng ở thanh thiếu niên như rối loạn ăn uống và tâm thần phân liệt chỉ ra lực hướng tâm trong hoạt động gia đình.
- Những người trẻ không thể hoặc không muốn rời khỏi nhà cũng là sản phẩm của những gia đình như vậy.
- Gia đình theo kiểu ly tâm được đặc trưng bởi xu hướng trục xuất các thành viên và coi sự thỏa mãn trong mối quan hệ của họ là đến từ bên ngoài gia đình.

Sự gắn kết theo động từ thấp đến cao theo
cấp độ sau:
Không quan tâm
Tách biệt
Kết nối
Dính kẹt 5.4. Chiến lược ứng phó của gia đình Các chiến lược đối phó của gia đình lành mạnh và rối loạn chức năng khác nhau cả về số lượng và chất lượng gia đình nói chung có thể đối phó với căng thẳng hầu hết có những điểm sau: - Khả năng xác định tác nhân gây căng thẳng - Khả năng xem tình huống như một vấn đề của gia đình hơn là vấn đề của một thành viên - Phương pháp tiếp cận theo định hướng giải pháp chứ không phải theo định hướng đổ lỗi.

Thể hiện rõ ràng sự cam kết và tình cảm với các thành viên khác trong gia đình.
Bằng chứng đáng kể về tính linh hoạt của vai trò.
Sử dụng hợp lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài gia đình.
Không có bạo lực thể xác. Quá trình mà một gia đình trải qua để điều chỉnh với khủng hoảng: • Lúc đầu, các gia đình trở nên vô tổ chức và thường trải qua một thời kỳ hoạt động không tốt. • Giai đoạn đó dừng lại và sự phục hồi bắt đầu sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc. • Mức độ hồi phục của một gia đình phụ thuộc vào cả các nguồn lực mà họ có sẵn và
cách họ sử dụng các nguồn lực đó tốt như thế nào. Những gia đình không thể thích nghi với hoàn cảnh mới thường thử lặp đi lặp lại các giải pháp giống nhau hoặc tăng cường các hành vi không hiệu quả. • Trong quá trình này, họ không thực hiện được những điều chỉnh hoặc thay đổi cần thiết và trở nên bế tắc hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng. McCubbin và McCubbin (1991): mô hình khả năng phục hồi của căng thẳng gia đình, điều chỉnh và thích ứng (resiliency model of family stress, adjustment, and adaptation). • Theo mô hình này, khả năng đáp ứng nhu cầu của một gia đình là năng động và có tính tương tác. Có hai mức độ thay đổi có thể phù hợp với gia đình, nhưng chúng cần được áp dụng vào
những thời điểm khác nhau cho các tình hu ống khác nhau: Thay đổi bậc nhất: Đặc trưng bởi bản chất bề ngoài của nó. Ví dụ: Bữa tối có thể được dời từ lúc 6 giờ chiều. được phục vụ lúc 8 giờ tối nếu lịch làm việc của người mẹ bị thay đổi hoặc chuyến tàu của người cha đến muộn. Loại thay đổi này là thích hợp trong những tình huống như vậy. Bữa tối vẫn được dọn ra.
Tuy nhiên, thay đổi bậc nhất chỉ làm chậm thời gian từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối thường sẽ không hiệu quả trừ khi tìm ra những cách giải quyết bất đồng mới trong khoảng thời gian 2 giờ đó. Nếu không, cuộc tranh cãi và kết quả của nó vẫn diễn ra (giống như bữa tối vẫn được dọn lên).
Thay đổi bậc hai: Động lực của sự thay đổi bậc hai dẫn đến một sự thay đổi lớn, tức là sự thay đổi các quy tắc (đôi khi được gọi là “sự thay đổi của sự thay đổi”). Trong quá trình này, một loạt các quy tắc và hành vi mới được đưa vào kho hành vi hiện có, thường làm một cách đột ngột. Kết quả là một loại hành vi mới về chất lượng xuất hiện. Ví dụ: Trong cuộc tranh cãi, sự thay đổi thứ hai sẽ xảy ra nếu: Một thành viên tham gia vào cuộc ẩu đả đề nghị gia đình đến gặp bác sĩ trị liệu hoặc một nhà hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc đã đồng ý trước để đưa ra các giải pháp khả thi cho vấn đề của gia đình hơn là chỉ nói lên sự bất bình. Nếu thay đổi như vậy được thực hiện, động lực của tình hình sẽ thay đổi. Các cuộc tranh giành quyền lực sẽ không còn là một phần của giao tiếp gia đình, và sự chia rẽ
của những người tranh luận trong gia đình do đó sẽ được ngăn chặn. Những cặp đôi tham gia vào sự thay đổi bậc nhất bị mắc kẹt trong những hành vi lặp đi lặp lại, không mang lại hiệu quả những người thực hiện những hành vi mới, hiệu quả. Các mô hình rối loạn chức năng khác trong gia đình, chẳng hạn như lạm dụng tình dục trẻ em, cũng cho thấy các mô hình thay đổi bậc nhất. Ví dụ: trong các gia đình có loạn luân, gia đình “thường là một hệ thống khép kín, không phân biệt và cứng nhắc, chủ yếu được đặc trưng bởi sự phụ thuộc vào giới tính”. Trong những gia đình này, mô hình lạm dụng tương tự lặp lại vì đơn vị gia đình “cách ly khỏi những phản hồi xã hội quan trọng có thể ảnh hưởng đến hành vi của họ”.
Các chiến lược đối phó khác giúp giảm bớt căng thẳng trong các gia đình hoạt động chức tốt bao
ồm:
Nhận thức rằng căng thẳng có thể là tích cực và dẫn đến thay đổi.
Nhận ra rằng căng thẳng thường là tạm thời.
Tập trung làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp.
Nhận ra rằng căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống.
Thay đổi các quy tắc để đối phó với căng thẳng và ăn mừng chiến thắng trước các sự kiện dẫn đến căng thẳng. 5.5. Gợi ý về sự lành mạnh trong làm việc với gia đình Đầu tiên, bằng cách nghiên cứu các tài liệu về sức khỏe gia đình, các nhà trị liệu có thể đánh
giá được các khía cạnh đa dạng của cuộc sống gia đình và cách các thành viên ảnh hưởng lẫn nhau một cách hệ thống.
Lợi ích thứ hai cho các nhà trị liệu trong việc tìm hiểu các gia đình lành mạnh là nhận ra rằng ngay cả những gia đình bị rối loạn chức năng cũng có những khu vực hoạt động tốt hoặc trên mức trung bình.
Lợi thế thứ ba của việc khám phá các đặc điểm của các gia đình lành mạnh là nhận ra rằng sự lành mạnh và bệnh lý phát triển. Nhận ra đầy đủ hơn rằng sự thay đổi là có thể xảy ra và có thể xảy ra nếu các can thiệp điều trị thích hợp được thực hiện. Hàm ý thứ tư của việc nghiên cứu các gia đình lành mạnh là các nhà trị liệu có thể xác định các khu vực thiếu hụt và sức mạnh. Gia
đình lành mạnh có điểm yếu và gia đình rối loạn chức năng có điểm mạnh.

Bí mật, xung đột, ghen tị, tội lỗi, và dê tế thần (scapegoating), cũng như sự cởi mở hợp tác, ngưỡng mộ, hiểu biết và chấp nhận trách nhiệm, có thể xảy ra ở hầu hết mọi gia đình. Nhận ra phạm vi và mức độ của các hành vi trong gia đình mang lại nhận thức về cách có thể đối phó hiệu quả với những gia đình bị căng thẳng nghiêm trọng, cũng như hiểu biết về cách phát triển của các gia đình lành mạnh. Chỉ bằng cách trực tiếp giải quyết những câu hỏi này, một người hoặc gia đình mới có thể nhận ra ở mức độ cao nhất về ảnh hưởng của sang chấn đối với gia đình và sự phát triển vòng đời của gia đình. Giáo dục liên quan đến gia đình lành mạnh cũng nhấn mạnh giá trị của các giải pháp đã được thử nghiệm trước đây.
Các gia đình và các thành viên đôi khi không đối phó thích hợp với các sự kiện vì không kiểm tra các chiến lược mà gia đình có thể sử dụng hoặc có thể bỏ qua các chiến lược mà họ đã sử dụng vào những thời điểm đặc biệt trong quá khứ để đạt được các giải pháp thành công. Bằng cách tập trung vào các chiến lược phổ biến hoặc duy nhất cho phép họ đối phó với căng thẳng, gia đình có thể trở nên lành mạnh và hài lòng hơn với bản thân và môi trường xung quanh. Kiến thức không phải là sự đảm bảo rằng các gia đình sẽ xử lý những thay đổi trong chu kỳ sống mà không gặp bất ổn và khủng hoảng. Tuy nhiên, bằng cách giáo dục bản thân và gia đình làm việc về những khó khăn tiềm ẩn, nhà trị liệu gia đình cho gia đình lựa chọn sẽ làm gì và khi nào.

như thế nào, cần nghiên cứu tâm lý ở những bình diện:
*Tình duyên tức là vì đâu mà gặp nhau, do gia đình hay tổ chức xếp đặt, do ngẫu nhiên, do tình cảm cá nhân kiểu "sét đánh" hay kiểu tìm hiểu lâu dài, thăm dò hết ngọn nguồn lạch song...
*Tình dục tức là hai xác thịt có hoà hợp không, có tạo cho cả hai bên những khoái lạc thích đáng hay không.
*Tình yêu thấm nhuần mọi hành vi trong cuộc sống, chia sẻ với nhau vui buồn gian khổ (ấm no có bạn, lạnh lùng có đôi).
*Tình nghĩa cùng nhau chấp nhận một nghĩa vụ, một lý tưởng như nuôi dạy con thành người hay cùng chung một sự nghiệp.
Tất cả các yếu tố trên dẫn đến khái niệm "thuỷ chung" (hay không thuỷ chung).
6.2. Tổ ấm trong suy nghĩ của bạn là như thế nào?
Tổ ấm là mối tình nối kết những người ở cùng một nhà, trước hết là bố mẹ, con cái, anh chị, có khi thêm một vài người nào đó. Ăn ở cùng nhau, chăm sóc cho nhau, dạy bảo cho nhau, cùng nhau đối phó với những cách thức từ ngoài, bảo đảm cho từng thành viên cuộc sống an toàn, đáp ứng những nhu cầu sinh lý và tâm lý. Tiếng Việt là tổ ấm, như cái tổ đón chim bay giữa trời lạnh lẽo giông tố về đến nơi an toàn ấm áp; tiếng Pháp tương đương là foyer tức là bếp sưởi, nơi quan trọng bậc nhất ở những xứ lạnh. Chữ Hán là gia, bắt đầu với hình vẽ một cái nhà che mưa, che gió.

6.4. Người đàn ông có đóng được vai trò làm chồng, bố và lập nghiệp không? Việc tạo nên tổ ấm, trong hoàn cảnh không đến nỗi quá nghèo khổ, tuỳ thuộc chủ yếu vào sự "đầu tư" của bố mẹ: không phải chỉ và chủ yếu là đầu tư tiền bạc, mà đầu tư thì giờ tâm trí, tình cảm. Đối với con cái thì nhu cầu hàng đầu là được trưởng thành tiến tới tự lập. Nhưng bắt đầu lại là một tình cảm hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn, một mặt nhận được tất cả những gì cần thiết, nhưng mặt khác lại tuyệt đối phải chịu sự áp đặt ý muốn của người lớn; đó là đặc điểm của cái "phận" làm con.
Quan hệ giữa anh chị em với nhau là quan hệ cùng một lưa, vừa nâng đỡ nhau vừa ganh tỵ với nhau, cả hai mặt này đều cần thiết cho sự trưởng thành. Mọi nhân tố ảnh hưởng đến sự trọn vẹn của tổ ấm đều tác động sâu sắc đến tâm lý của từng thành viên. Khái niệm gia đình ly tán với nhiều hình thức khác nhau đã được nhiều công trình nêu lên.

6.5. Quan điểm của bạn về tình dòng họ ra sao?
Tình dòng họ - nối kết những thành viên theo hai chiều:
* Chiều ngang tức là giữa những người cùng thế hệ, giữa bố mẹ và chú bác cô dì; có thể gọi đây là mối liên hệ quyên gia đình.
* Chiều dọc đi ngược thời gian nối kết với những thế hệ trước, ông bà tổ tiên; đây là mối quan hệ "xuyên thế hệ". Tình dòng họ đậm hay nhạt quyết định tính khép kín hay mở cửa của một gia đình, bố mẹ hay con cái sống với nhau như trong một vỏ ốc hay có nhiều người khác tham dự vì cùng một huyết thống... Gia đình khép kín sống độc lập hơn, dành cho mình một cõi riêng tư, nhưng giải quyết mâu thuẫn và vượt qua thử thách không

sống và những người đã mất, liên quan đến nhiều phong tục tín ngưỡng, triết lý, đạo lý. Trong dòng họ biểu hiện rõ nhất qua những cuộc đối đầu với những dòng họ khác (xem quyển Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường). Tâm lý dòng họ phải chăng do di truyền bằng gien quyết định. Giả thuyết này cho đến nay chưa được chứng nghiệm và đại đa số học giả thiên về thuyết truyền tập kiểu ứng xử từ bố mẹ sang con và qua các thế hệ. Các học giả Mỹ, sống trong một xã hội trong đó có những người sống hiện nay hầu như không còn giữ mối quan hệ nào với thế hệ ông bà tổ tiên đã ngạc nhiên khi phanh phui tâm lý nhiều gia đình nhận ra những tác động của những thế hệ trước. Một truường hợp phải chăng là biểu hiện của dòng họ ấy là một nhóm con cháu (hậu duệ) của Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữư Trác: cách đây hơn 200 năm Lê Hữu Trác trả ấn từ quan, rời bỏ Hà Bắc vào đất bán sơn địa Hà Tĩnh lập ấp và làm nghề thầy thuốc; hơn 200 năm sau với một Vụ trưởng họ Lê Hữu xin về hưu non, cùng với một số bà con ở Hà Tĩnh vào lập một ấp mới ở gần Bà Rịa và làm đông y. Nghiên cứu nhiều gia phả chắc sẽ giúp phát hiện những điều thú vị. 6.6. Ai trong gia đình là người ảnh hưởng đến bạn nhất?
Tôi không nghĩ là mình chịu ảnh hưởng cụ thể bởi ai đó. Nhưng tôi biết chắc là có những người luôn truyền cảm hứng cho tôi, giúp tôi vững bước, vững tin trên con đường mình đã chọn. Tình yêu của Mẹ là loại pha lê tinh khiết nhất mà tôi biết, một tình yêu đơn giản vô điều kiện Mẹ dành cho tôi. Khi tôi xa nhà lên đại học,

cho mình “cái đầu lạnh và trái tim nóng” để giải quyết mọi thứ mọi cách tối ưu nhất.
6.7. Khó khăn bạn gặp phải trong gia đình của mình?
Không đồng quan điểm là một trong những khó khăn mà tôi gặp phải trong chính gia đình của mình. Mỗi người luôn có cái “Tôi” của riêng mình, và ai cũng muốn bảo vệ cái “Tôi” đó. Nhiều khi bạn không đồng ý với quyết định của người thân. Hãy nhớ rằng bạn không thể áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, và càng không thể kiểm soát được mọi khía cạnh cuộc sống của họ, kể cả đó là chồng, vợ, hay con của bạn. Bạn chỉ cần có mặt, đồng hành, hỗ trợ khi họ cần đến bạn. Chỉ nên là người hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ chứ đừng bao giờ kiểm soát người thân của bạn, bởi điều này sẽ tạo ra những
rạn nứt, bất hòa trong mối quan hệ trong gia đình bạn. 6.8. Gia đình có ý nghĩa thế nào với bạn? Gia đình không chỉ là nơi tôi trở về sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi mà đó còn là nơi của tình yêu thương; tình yêu của Mẹ dành cho cậu con trai bé bỏng, tình yêu của vợ dành cho chồng của mình, tình yêu của con dành cho Bố của chúng. Không chỉ vậy, gia đình còn là nơi mà tiếng cười luôn rộn vang, là nơi mà mỗi chúng ta lột bỏ hết những “mặt nạ” mà chúng ta đeo để sống với xã hội, nơi mà mỗi người có thể sống thật với bản ngã của con người mình.

những người cho rằng bi kịch gia đình với họ là sống trong một gia đình mà Ba Mẹ không thực sự yêu thương nhau mà chỉ đóng kịch trước mặt con cái. Hay là có người lại nghĩ rằng bi kịch gia đình đối với họ là Ba Mẹ không chăm lo đến con cái mà suốt ngày lao vào vòng xoáy của đồng tiền. Mỗi cá nhân chúng ta đều có những bi kịch gia đình riêng cho chính mình.
