Tạp chí Quy hoạch Đô thị - số 30+31 (2018)

Page 83

một vài dự án nghệ thuật công cộng để chỉnh trang cảnh quan đô thị, và họ đã vui vẻ nhận lời làm tình nguyện với thái độ tự hào. Trong trường hợp này, cả cái “tâm” lẫn cái “tầm” của chính quyền thành phố đã phát huy tác dụng tốt. Cách tiếp cận tham dự trong phát triển đô thị và kiến tạo KGCC đòi hỏi một quá trình lâu dài bền bỉ. Để nó trở nên phổ biến hơn, cần có thêm nhiều các sáng kiến và dự án thí điểm nhỏ nhưng gây được tiếng vang tại nhiều địa phương, sau đó là việc chia sẻ kinh nghiệm và bài học qua truyền thông, mạng xã hội, các diễn đàn và sự kiện. Qua đó, các nhóm và các địa phương có thể tăng cường hợp tác để nhân rộng thành quả, cùng nhau hướng tới những thành phố đáng sống và nhân văn hơn cho tất cả mọi người trong tương lai. n

Ghi chú 1. Nếu như trong nghệ thuật đã từng có phong trào “nghệ thuật vị nhân sinh” (phản ánh và phục vụ đời sống con người) để chống lại “nghê thuật vị nghệ thuật” (cao siêu và xa rời thực tế cuộc sống), thì trong quy hoạch đô thị cũng có trào lưu đô thị vị nhân sinh hay đô thị nhân văn (Cities for People, Humane Cities) để chống lại các mô hình quy hoạch sai lầm như đô thị lệ thuộc vào xe hơi (Cities for Cars) mà Mỹ dẫn đầu trong thế kỷ trước (do các hãng xe hơi Mỹ cổ súy và vận động hành lang), những mô hình đã bộc lộ nhiều hệ lụy về môi trường lẫn văn hóa-xã hội. 2. Các cụm từ chữ nghiêng tương ứng với các loại hình KGCC có sức tác động lớn đã đề xuất.

3. Nhóm dự án đã thảo luận kĩ về câu hỏi, tiếp theo bích họa sẽ là gì. Và quá trình khảo sát

cho thấy các thuyền thúng đánh cá mà ngư dân ngày ngày xếp dọc bờ biển gợi nên ý tưởng về một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt. Kết quả là hơn 100 thuyền thúng cũ phần lớn do người dân hiến tặng đã được nhiều họa sĩ cùng người dân chung tay vẽ lên và sắp đặt thành tác phẩm.

4. Chương trình phát trên loa xã các câu chuyện hay và truyền cảm mà nhóm phỏng vấn thu thập được từ trong cộng đồng

83 quyhoaïchñoâthò

đô thị còn có “phần mềm” (software) là người dân thuộc mọi thành phần khác nhau, những người sử dụng phần cứng. Để bản quy hoạch-thiết kế được khả thi và bền vững thì hai phần này cần ăn khớp nhau, vì nếu chúng “cọc cạch” thì sẽ không “tương sinh” mà thành ra “tương khắc”. Thí dụ, việc di rời tái định cư nhiều hộ dân buôn bán nhỏ trong các khu phố cũ (phần mềm) lên các nhà chung cư cao tầng ven đô mới (phần cứng) đã tạo ra những khủng hoảng cả về sinh kế lẫn lối sống. Sự tham gia mật thiết và xuyên suốt của cộng đồng chính là chìa khóa để xử lý vấn đề và tránh nguy cơ lệch pha này. Còn một yếu tố nữa ít được nghĩ tới là “phần tâm” (“heartware”) - đó là cái tâm, sự nhân văn và thấu cảm trong quy hoạch-thiết kế và quản lý đô thị. Cần kết hợp được khéo léo cả ba yếu tố phần cứng, mềm và tâm này. Xin kể một câu chuyện nhỏ ở một thành phố ở Mỹ, nơi mà một số bức tường trên phố hay bị vẽ graffiti bậy. Lúc đầu chính quyền chọn cách ứng xử thông thường là cấm, siết chặt kiểm soát và phạt nặng. Nhưng việc này không hiệu quả, vì cứ sơn lại xong một thời gian lại có kẻ vẽ trộm, gây căng thẳng kéo dài. Sau đó thành phố thay đổi chiến thuật. Họ tìm gặp được thủ lĩnh nhóm, tìm hiểu tâm tư, và phát hiện ra đây là một nhóm thanh thiếu niên có tài mỹ thuật và khát khao thể hiện bản thân (self-expression, vốn là bản tính của tuổi trẻ) cũng như muốn được cống hiến. Cuối cùng chính quyền đã cầu thị, mời họ khởi xướng

5. Trang Facebook “Làng Nghệ thuật Cộng đồng Tam Thanh”: https://www.facebook. com/TamThanhCommunityArt/

6. Giải thưởng do UN-Habitat Châu Á-Thái Bình Dương phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đô thị Châu Á Fukuoka, Hiệp hội Định cư Con người Châu Á và Hiệp hội Thiết kế Cảnh quan Châu Á trao tặng. Tài liệu tham khảo 1. Grill, Michael (2001). Problems With Mistaking Community Life for Public Life, Places, 14(2).

2. Dự án Quy hoạch Thiết kế Cảnh quan Đôi bờ Sông Hàn, Đà Nẵng (2016) của Tập đoàn Eight-Japan Engineering Consultants Phương án dự thi 3. Dự án phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng –Làng Nghệ thuật Cộng đồng Tam Thanh (2017) - Hồ sơ thiết kế sơ bộ

4. Lynch, Kevin (1960). The Image of the City, Cambridge, Massachusetts, The MIT Press.

5. Project for Public Spaces (2009). What Makes a Sucessful Place? https://www.pps. org/reference/grplacefeat/

6. Tạ, Anh Dũng, Manfredini, Manfredo (2017). Thành phố sáng tạo và không gian công cộng. Tạp chí Quy hoạch Đô thị số 28, 2017.

7. Tô, Kiên & Nakaseko, Atsuyuki (2017). Public Space as a Key Drive towards a Liveable City for All. Tham luận trình bày tại Hội thảo quốc tế Các Hội Quy hoạch Châu Á-Thái Bình Dương 2017 (APPS 2017), Nagoya, Nhật Bản. 8. Tô Kiên (2017). Thiếu cơ chế để Thiếu cơ chế để người dân tham gia quy hoạch và quản lý đô thị. Tham luận diễn đàn đăng trên Tạp chí Tia Sáng ngày 17/4/2017.

This paper discusses and demonstrates three interrelated buzzwords - public space, liveability, and participatory approach. Today, instead of economic development, cities around the world increasingly compete on the basis of liveability to attract investment, businesses and high-skilled workers. Public space can be a key drive to archive liveability. Although the trend of privatization (and consequently commercialization) in developing public spaces has become a concern, yet there have also been rising signs of good placemaking initiatives with participation for various stakeholders. This participatory approach improves quality of public spaces for all and ultimately urban liveability in a sustainable way, because end users certainly understand their own needs and have a sense of ownership and pride of what they co-make. So which public spaces may have larger impact? Based on Kevin Lynch (1960)’s five key physical elements that shape up “the image of the city” (path, edge, district, node and landmarks), this paper suggests several types of important public space such as main street, promenade, district, transportation hub, central market, central park and landmark tower. The last section demonstrates two recent projects in Vietnam and concludes that well codesigned public spaces for all pave way towards achieving more liveable and humane cities in the future. Key words: Public space, liveability, liveable city, participatory approach

www.ashui.com

Abstract


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.