Tạp chí Quy hoạch Đô thị - số 29 (2017)

Page 48

ven sông, khu dịch vụ ven sông, bến thuyền,... Đây là một lợi thế lớn cho đô thị trong việc tạo bản sắc riêng trong xu thế hội nhập. - Không gian văn hóa - lịch sử. Do sự hình thành của hầu hết các đô thị đều bắt nguồn từ nguồn nước, do đó lịch sử của quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với cảnh quan mặt nước. Các giá trị về lịch sử - văn hóa trong đô thị phần lớn đều do không gian ven sông kế thừa và phát triển. Sự thăng trầm của đô thị, các biến cố về lịch sử trong phát triển đô thị, kiến trúc, điêu khắc và tinh hoa văn hóa được hội tụ tại đây. Có thể nói cảnh quan ven sông luôn có một giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, giáo dục và du lịch.

Những tồn tại trong phát triển cảnh quan đô thị ven sông hiện nay Trong bối cảnh đô thị phát triển mất kiểm soát, môi trường xuống cấp, lũ lụt gia tăng, các không gian ven sông cũng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Những vấn đề chủ yếu có thể được thấy trong những phương diện sau: - Cảnh quan công cộng ven sông chuyển đổi thành đô thị ven sông. Tư nhân hóa không gian ven sông là nguyên nhân mất đi phần không gian cộng cộng quan trọng này. Do đặc thù các không gian ven sông có một sức hấp dẫn lớn nhờ nằm kề hoặc kết nối với trung tâm đô thị, có giá trị đặc biệt về cảnh quan và công năng hoạt động của nước, vì vậy mà giá trị thị trường của nó

Ảnh 3: Cảnh quan công cộng ven sông (nguồn: AECOM)

Ảnh 4: Không gian văn hóa và tinh thần quanh nước (Nguồn: Tổng hợp)

48

luôn rất cao và là mảnh đất thèm khát của giới bất động sản. Chính sách và sự quản lý yếu kém khiến nguồn tài nguyên này đang bị xâm hại nghiêm trọng, đe dọa đến biểu tượng của không gian dân chủ và tự do cho hình ảnh đô thị trong tương lai. - Sự phân cách giữa nước và không gian ven sông. Một phần do quan niệm truyền thống chống lũ để lại dựa trên các kết cấu cứng phân cách lũ, mặt khác do cách trị thủy kiên cố ngày nay khiến các không gian ven sông có sự ngăn cách với hệ thống nước đô thị. Để hướng tới đô thị thân cận mặt nước cần xây dựng một hệ thống cảnh quan với các bờ kè sinh thái với nhiều giao diện tiếp xúc mặt nước, đi kèm với nó là một hành lang xanh đủ rộng để nâng cao khả năng thẩm thấu và năng lực tích trữ nước mưa nhằm thúc đẩy đô thị thích nghi với lũ lụt và triều cường dâng cao. - Thiếu tái hiện bản sắc văn hóa địa phương.Văn hóa sông nước là điểm nổi bật của các đô thị tại Việt Nam. Vì vậy, cần phát huy đặc trưng khu vực, đặc sắc văn hóa của từng địa phương trong các không gian ven sông nhằm nâng cao bản sắc đô thị, giúp con người gần gũi với đô thị, nhận thức lại những giá trị về tự nhiên và văn hóa đang ngày càng bị thờ ơ trước sức mạnh của đô thị hóa. Bên cạnh đó, những phương diện khác như: Hạn chế trong lồng ghép sinh thái học vào phát triển cảnh quan ven sông; Thiếu ứng dụng lấy con người là trung tâm trong thiết kế; Thiếu kết nối giữa đô thị và không gian ven sông; Ô nhiễm nguồn nước ven sông; Phân khu rời rạc và công năng đơn điệu trong quy hoạch cảnh quan ven sông cần được làm sáng tỏ để không sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Nước và cảnh quan: Lộ trình hướng tới phát triển bền vững đô thị ven sông Thay đổi giá trị quan: Nước thích ứng với đô thị chuyển hướng đô thị thích ứng nước. Đô thị ngày nay đang dần chuyển biến thành một dạng cấu trúc


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.