Tạp chí Quy hoạch Đô thị - số 15 (2013)

Page 53

Thành phố cực lớn - sản phẩm của văn minh thông tin –lập trình: Cấn phải nhấn mạnh rằng thành phố cực lớn – đô thị hóa thành phố cực lớn có mối liên hệ hữu cơ với sự xuất hiện của văn minh thông tin – lập trình. Thành phố cực lớn hiện thực hóa những thông số của nền văn minh này với mức độ khác nhau. Đây là một chiều kích vô cùng quan trọng của đô thị hóa thành phố cực lớn. Văn minh thông tin đã tạo ra một thế giới phẳng, một thế giới không biên giới. Thế giới không biên giới này là kết quả của 4 chữ “C”: Communication (liên lạc phát triển), Capital ( sự hoạt động của thị trường vốn), Corporation (các tập đoàn và sự linh hoạt của chúng), Consumerism (chủ nghĩa tiêu dùng dựa vào chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm, cả hai đều không biên giới). Còn lập trình là một loạt dự kiến trước và được phối hợp trong thời gian và không gian nhằm đến một hay nhiều mục tiêu. Ngày nay có nhiều người muốn lập trình cho từng mảng xạ hội lớn, thậm chí cho toàn xã hội, cho toàn thế giới. Văn minh thông tin – lập trình là nền tảng cho toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa diễn tả phạm vi hoạt động kinh tế của con người từ nay là phạm vi toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu của toàn cầu hóa thì sự bành trướng đô thị là tiến trình hiển nhiên của sự đô thị hóa thành phố cực lớn, sự tăng trưởng mãnh liệt đến nỗi không thể chịu hạn chế mãi trong một khu vực duy nhất, mà phải trào ra các khu vực khác.Nhiều thành phố cực lớn có dân số trên 10 triệu dân. Ba cải tiến kỹ thuật cho phép khuynh hướng trên bộc lộ càng mạnh mẽ thêm là giao thông công cộng, xe ô tô và điện thoại – internet. Hệ quả của điều này là các thành phố

Giải pháp để đô thị phát triển bền vững Hiện nay ờ nước ta vấn đề phát triển đô thị bền vững vẫn còn là vấn đề nan giải nên cần có nhiều giải pháp để đô thị phát triển bền vững. 1) Giải pháp quy mô: Ngày nay đang xuất hiện xu hướng mới trong chiến lược phát triển các đô thị ở các quốc gia, nhà nước tạo điều kiện cho dân chúng sinh cơ lập nghiệp trên những đô thị mới, đó là xây dựng các đô thị vừa và nhỏ nằm trong vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn.Từ thập niên 1950 đã xuất hiện lý thuyết đô thị có quy mô hợp lý, khái niệm quy mô đô thị hợp lý thay đổi từ 50 – 100 - 400 nghìn dân, thân thiện với môi trường. Trong khi đó ở nước ta các đô thị đang có xu hướng xin được nâng cấp là tình trạng khá phổ biến ! Mặt khác ở một số nước công nghiệp phát triển và một số nước công nghiệp mới ở Đông Âu, châu Á hiện nay đã thực hiện “đô thị hóa nông thôn tại chỗ”

tại các huyện lỵ, thị trấn để giảm sức ép người nhập cư cho đô thị trung tâm, bảo đảm phát triển bền vững. Ở nước ta cũng cần thí điểm đô thị hóa nông thôn, một số huyện lỵ và thị trấn để để rút kinh nghiệm vừa giảm tải cho đô thị trung tâm, vừa làm điểm tựa cho Chương trình “Xây dựng nông thôn mới”.

53 quyhoaïchñoâthò

cực lớn tạo thành một mạng lưới kinh tế thế giới , trong đó mỗi thành phố cực lớn là một điểm nút . Như vậy trung tâm thế giới chính là ở những mạng lưới này. Nó được cấu tạo bởi cơ sở hạ tầng về chuyên chở, giao thông , liên lạc tạo nên những luồng di động về tài chính, dân số, hàng hóa, thông tin. Tuy nhiên các thành phố cực lớn đã phải đối dầu với các thách thức hoặc vấn nạn, có thể quy vào 4 chữ “P”: Population ( dân số tăng nhanh), Poverty (nghèo khổ gia tăng), Pollution (ô nhiễm nghiêm trọng) và Politic ( chính trị / quản trị không tốt). Thời kỳ này không có gì cưỡng nổi xu thế đô thị hóa. Nhưng từ thập niên 1960 người ta đã bắt đầu nhận ra không thể nào cứ tiếp tục xu thế đô thị hóa như vậy mãi làm suy thoái thiên nhiên , gây ô nhiễm môi trường và vắt cạn các tài nguyên không thay thế được một cách vô tội vạ và cần phải tôn trọng thiên nhiên hơn. Môi trường và phát triển bền vững phải là hai yếu tố cơ bản của văn minh thông tin - lập trình.

2) Giải pháp mô hình đô thị hóa: Thế kỷ 20 có nhiều cuộc trao đổi và tranh luận về mô hình đô thị hóa, song tựu chung có hai mô hình chính là: (i) đô thị hóa tập trung (centralised form) theo kiểu cộng sinh như thành phố phát triển lan tỏa (incremental growth city), thành phố hành lang (the urban corridor city) v.v.. và ( ii) đô thị hóa phân tán (dispersed form / diurbanism) theo kiểu ngoại sinh như thành phố vệ tinh (satellite city), chùm đô thị v.v.. Chùm đô thị có khả năng kết hợp khai thác các ưu điểm của hai lối sống thành thị và nông thôn hình thành một đô thị sinh thái. Quy hoạch đô thị Thủ đô Hà Nội là theo mô hình đô thị phấn tán có 5 đô thị vệ tinh để thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh. 3) Giải pháp quy hoạch: Phát triển bền vững buộc các nhà khoa học phải phân tích một thực tại phức tạp rộng lớn hơn nhiều những gì mà họ đã phải đối đầu cho đến nay. Về phương pháp luận, sự phát triển bền vững là điểm kết thúc cho loại nghiên cứu đơn nghành và đa ngành và mở ra cho loại nghiên cứu liên ngành (transdisciplinarity), thậm chí xuyên ngành và tổng hợp. Đây là một thách thức lớn, bởi vì tính đơn ngành (hoặc đa ngành) đã ăn sâu vào ý thức của các cơ quan khoa học và các trường đại học. Để đảm bảo phát triển bền vững, vàp thập niên 1990 đã ra đời phương pháp quy hoạch đô thị hợp nhất (Integrated Strategic Planning). Quy hoạch chiến lược hợp nhất là sự hợp nhất giữa các quy hoạch kinh tế, xã hội, môi trường và không gian vật chất (physical

www.ashui.com

nhau, 5- Chất lượng của kiến trúc và thiết kế đô thị, 6- Cơ cấu xã khu truyền thống, 7- Mật độ tăng cao ( increased density), 8- Giao thông khôn ngoan (smart transportation), 9- Sự bền vững (sustainability), 10- Chất lượng cuộc sồng tốt.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.