Tạp chí Quy hoạch Đô thị - số 15 (2013)

Page 26

vẫn huy động nhiều nguồn lực để phát triển các công viên văn hóa phục vụ nhu cầu của người dân tại các khu vực khác nhau như công viên Lê văn Tám 6,28ha - Q 1 (xây dựng trên khu nghĩa địa của người Pháp), Lê Thị Riêng 7,3ha (trên cơ sở nghĩa địa), Kỳ Hòa 7ha (Q 10), Phú Lâm 7,3ha (quận 6), Hoàng Văn Thụ 8,14ha (Q. Tân Bình), công viên Văn Thánh 7,8ha (Bình Thạnh), Đầm Sen 30ha (Q 11). Bên cạnh đó, chính quyền các quận huyện cũng đã xây dựng nhiều vườn hoa - công viên quy mô nhỏ hơn trên cơ sở tận dụng các quỹ đất chưa xây dựng, nghĩa trang, nghĩa địa, cải tạo các hồ tù đọng do địa phương quản lý. Theo thống kê, các quận nội thành cũ đã xây dựng 75 công viên nhỏ với diện tích khoảng 220ha và 106 vườn hoa góc phố với diện tích 44,25ha. Sau thời kỳ đổi mới (1986), cùng với các nguồn lực mới, bên cạnh nâng cấp các công viên hiện hữu, thành phố đã triển khai xây dựng các công viên quy mô lớn hơn phục vụ nhu cầu đa dạng hơn của người dân. Công viên văn hóa Đầm Sen

26

xây dựng sau năm 1975 hoàn thành năm 1983 với diện tích 30ha rồi mở rộng lên 50ha, trong đó 20% là mặt hồ và 60% cây xanh và vườn hoa. Công viên du lịch văn hóa Suối Tiên rộng 20ha được xây dựng từ năm 1995 với mục đích kết hợp du lịch với giáo dục văn hoá lịch sử, nguồn cội dân tộc. Công viên Lịch sử – Văn hóa dân tộc tại quận 9 với tổng diện tích khoảng 403ha đã được khởi công xây dựng giai đoạn 1 khu tưởng niệm các vua Hùng với diện tích khoảng 6ha năm 2002 và đưa vào sử dụng năm 2009. Thành phố cũng đang chỉ đạo xây dựng thảo cầm viên mới diện tích 487ha tại Củ Chi. Là địa bàn có mạng lưới sông rạch chằng chịt với các sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Nhà Bè .v.v… và ngàn kênh rạch lớn nhỏ, Thành phố cũng rất quan tâm cải tạo các kênh rạch nội đô để mang màu xanh . Điển hình trong lĩnh vực này là “Chương trình kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè” chảy dài suốt địa bàn các quận Tân Bình, Phú Nhuận, quận 3, Bình

Thạnh và quận 1, chiều dài khoảng 9 km được UBND Tp. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện giải tỏa, di dời các hộ dân trên và ven kênh từ năm 1988. Trước giải phóng, nơi đây là một địa bàn phức tạp với nhà ổ chuột chen chúc, nhiều tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đến năm 2003, bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), thành phố chính thức khởi động dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Mục tiêu của dự án nhằm chống ngập cho lưu vực, chống ô nhiễm dòng kênh, cải thiện môi trường sống của người dân ven tuyến kênh. Dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng là một dự án lớn của TP Hồ Chí Minh . Dự án này cải thiện ô nhiễm và giải quyết ngập cho lưu vực kênh Tân Hóa- Lò Gốm có chiều dài 7,4km qua các quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú. Để thực hiện dự án có gần 2.000 hộ dân bị giải tỏa và hơn 1,8 triệu người sẽ chịu tác động trực tiếp. Dự án sẽ mang lại màu xanh cho 4 quận trên, đồng thời giải quyết triệt để vấn đề

KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP HỘI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM (1998 - 2013)


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.