Công ty BĐS Estaview
©2021
Học thuyết cổ điển của về hành vi con người & Ứng dụng trong tâm lý hành vi khách hàng Bonus để các bạn đọc thêm kiến thức hay: Dan Ariely (2012) trong cuốn Phi lý trí có đề cập đến hiệu ứng của sự kỳ vọng và giải thích tại sao chúng ta lại cảm nhận theo những gì chúng ta kỳ vọng? kết quả chỉ ra rằng khi chúng ta tin rằng một cái gì đó tốt, thì nó sẽ tốt – và khi chúng ta nghĩ nó tệ thì nó sẽ tệ. Và sự kỳ vọng này ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó ông cũng có bài viết về cái giá cao của sự sở hữu với nội dung là chúng ta thường đánh giá cao quá những gì mình có mà không cảm nhận được lợi ích lơn hơn của việc từ bỏ nó (cái mà chúng ta đang sở hữu). Học thuyết phương đông, một số nhà tư tưởng nổi tiếng như Khổng Tử và các học trò của ông như Mạnh Tử cho rằng “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” hay “Nhân chi sơ, tính bản thiện” để nói lên bản chất của con người, cái bản chất hành vi sơ khai của con người là tính thiện và do cuộc sống này mà trở nên hung ác, nên tính bản thiện cần được giáo dục, rèn luyện và giữ gìn. Với nhận định ấy, ông đề xuất nhà nước quản lý con người bằng nhân trị. Ngược lại, trong số các học trò của Khổng Tử thì Tuân Tử không cho rằng bản tính thiện của con người mà cho rằng “Nhân chi sơ, tính bản ác” tức nói lên bản chất của con người sinh ra đã là ác rồi và do cuộc sống tác động lên mà hình thành tính thiện trong con người. Với suy nghĩ ấy thì Tuân Tử đề xuất nhà nước quản lý con người bằng pháp trị. Vậy thì nên nghe theo ai, Khổng Tử hay Tuân Tử trong khi cả hai đều là những nhà tư tưởng lớn, trong lúc ai đúng ai sai chưa phân rõ thì có một quan niệm khác của Phật Giáo giải thích “Nhân chi sơ, vô bản tính” hay “Chi sơ vô tính” cho rằng bản chất của con người là phi thiện, phi ác, mọi hành vi thiện hay ác của con người sẽ tùy vào điều kiện môi trường bên ngoài tác động, giống như hạt đậu trắng và hạt đậu đen, gieo hạt đậu nào với môi trường thuận lợi thì sẽ mọc hạt đậu đó. Học thuyết phương Tây, Adam Smith (1776) cho rằng: “Không phải vì lòng nhân từ, rộng lượng của người bán thịt, nhà sản xuất rượu bia hay nhà sản xuất bánh mì mà chúng ta có một bữa ăn, mà vì sự quan tâm của họ đến lợi ích riêng của họ”. Theo Adam Smith thi lợi ích đến với ta từ lúc lọt lòng và chẳng bao giờ rời ta lúc mất, lợi ích luôn gắn liền với con người và đó là một trong những giả định cốt yếu của kinh tế học vi mô: tính tư lợi và các nhà kinh tế học thừa nhận điều này để phát triển các lý thuyết của kinh tế học vi mô. Ta cảm thấy rằng với quan điểm phương tây là “tính vị kỷ”, “lợi ích cá nhân” thì gần giống với quan điểm “nhân chi sơ, tính bản ác” của phương đông, vậy tạm thời ta thừa nhận thuyết tính ác trong hành vi của con người. Dựa trên thừa nhận bản ngã và bản chất hành vi của con người, chúng ta dễ dàng phân tích và ứng dụng trong nhiều khía cạnh của công việc và cuộc sống. Nhưng để nói sâu hơn thì mời các BẠN theo dõi những đề tài chuyên sâu hơn được xuất bản.
18 ệ
ặ