pg. 1
TIỂU LUẬN CUỐI
PHẦN TƯ VẤN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
thể loại công trình: công trình nhà ở nhỏ - biệt thự sân vườ
GVHD: ThS.KTS Văn Tấn Hoàng SVTH:
T
Mã HP:
BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA KIẾN TRÚC
HỌC
BT1:
n - NÔM villa
Tạ Thanh Cát
iên - 19510101210
830008301
1.
GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
ĐỊA ĐIỂM: Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên THỜI GIAN THIẾT KẾ: 2021 CHỨC
NĂNG CÔNG TRÌNH: Nhà ở đơn lẻ
HẠNG MỤC: nhà xây mới
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG: 280m2 - 2 tầng
+ Tầng 1: tiền sảnh, hồ nước, sân vườn trong nhà, sảnh chính, phòng khách, phòng bếp, phòng ăn, phòng thờ, 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh.
+ Tầng 2: 1 phòng ngủ master, 1 nhà vệ sinh riêng, sảnh đệm, sân thượng, 1 phòng ngủ trẻ em, thông tầng, phòng đọc sách
2. . TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG: 280m2 - 2 tầng
SUẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG:
S0 = Suất vốn đầu tư nhà biệt thự 2- 3 tầng, không có tầng hầm: 9tr844 VND
Ktg = Hệ số quy đổi suất vốn đầu tư về thời điểm tính toán : 1.0661
Kkv = Hệ số khu vực/vùng : 0.961
S = suất đầu tư xây dựng = 9tr844 x 1.0661 x 0.961 = 10tr085 VND
TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀO NĂM 2021:
Gxd = 280 m2 x 10tr085/m2 = 2 tỷ 824 VND
3. CÁC CHI PHÍ TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
• CHI PHÍ TƯ VẤN THIẾT KẾ
Gxd = 2 tỉ 1 VND
CẤP CÔNG TRÌNH: cấp III (công trình biệt thự 2 tầng)
HỆ SỐ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THIẾT KẾ: thiết kế 2 bước Gxd < 10 tỷ => Nt = 3.41%
CHI PHÍ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH: Gxd x Nt = 2 tỷ 1 x 3.41% = 71.61 triệu VND
• CHI PHÍ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG:
Gxd = 2 tỉ 1 VND CẤP CÔNG TRÌNH: cấp III (công trình biệt thự 2 tầng)
HỆ SỐ ĐỊNH MỨC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG: Gxd < 10 tỷ => Nt = 3.285%
CHI PHÍ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH: Gxd x Nt = 2 tỷ 1 x 3.285% = 68.985 triệu VND
pg. 2
4. BẢN VẼ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH • Mặt cắt
pg. 3
• Mặt bằng
pg. 4
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA KIẾN TRÚC
TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN
TƯ VẤN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
BT2: thể loại công trình: công trình thương mại - Nhà hàng Vedana
Địa điểm: Xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
GFA: 1.000 m2
Kiến trúc sư chủ trì: Võ Trọng Nghĩa
Nhóm thiết kế: Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Đức Trung, Từ Minh Đông, Nguyễn Tấn Thắng
Nhà thầu tre: VTN Architects (Võ Trọng Nghĩa Architects)
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Cúc Phương
GVHD: ThS.KTS Văn Tấn Hoàng
SVTH: Tạ Thanh Cát Tiên - 19510101210 Mã HP: 830008301
pg. 5
PHẦN I.
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
CHỦ ĐẦU TƯ: VTN Architects (Võ Trọng Nghĩa Architects)
ĐỊA ĐIỂM: Trụ sở chính 39A Tạ Hiện, Street, Quarter 1, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh +84 2 862874 411 Văn phòng đại diện: Toà A, P203&204 Chelsea Residences, 48 Trần Kim Xuyến, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội +84 2473 002 008
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Thông tư 11/2021/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thông tư 210/2016/TT - BTC
Thông tư 06/2021/TT - BXD
Nghị định 10/2021/NĐ-CP quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 Thông tin kinh tế tỉnh Ninh Bình Nghị định 11/1999/NĐ - CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ; hướng dẫn các điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân
Thông tư BTM số 18/1999/TT - BTM ngày 19 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân.
3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 1. Tổng quan và tiềm năng tại Ninh Bình
1.1 Vị trí
Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu
pg. 6
vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch đang được đầu tư khá đồng bộ là những nên tảng cơ bản để thu hút khách du lịch tới Ninh Bình.
1.2 Vẻ đẹp tự nhiên
Không chỉ được tạo hóa ưu ái, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo như: Danh thắng Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương, khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long…
Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam như: khu di tích, lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, dấu ấn của Hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, chùa Bái Đính,…; cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với các lễ hội dân gian, nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống độc đáo, ẩm thực phong phú,…
1.3 Thị trường trên đà phát triển
Kinh tế của tỉnh tăng trưởng liên tục và đạt tốc độ tăng khá; GDP bình quân thời kỳ 1992-1995 đạt tốc độ tăng 13,3%; thời kỳ 2006-2011 đạt 15,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 2011, cơ cấu kinh tế trong GDP của tỉnh là: công nghiệp - xây dựng chiếm 49%, dịch vụ 36% và nông, lâm nghiệp và thủy sản là 15%. Văn hóa - xã hội phát triển toàn diện, vững chắc; an sinh xã hội được đảm bảo, đã thực hiện xóa được đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm; tỷ lệ lao động được đào tạo và có việc làm tăng; các tai, tệ nạn xã hội giảm.
1.4 Cơ sở hạ tầng
Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã thu hút được 759 dự án với tổng vốn đầu tư là 156.227,6 tỷ đồng. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch từng bước được kiện toàn và hoạt động hiệu quả.
Cụ thể, giai đoạn 2010-2020, nhiều dự án, công trình về du lịch với số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiêu biểu như: Dự án xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư,...
1.5 Giá trị văn hoá – du lịch
Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch từng bước phát triển đồng bộ, hiện đại, cùng nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng, những năm qua Ninh Bình đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Năm 2019, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 7,65 triệu lượt người, gấp 2,5 lần so với năm 2010. Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình có mức tăng khá cao trong giai đoạn này với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 24,17%/năm; năm 2019 tổng doanh thu du lịch đạt 3.671 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với năm 2010. Năm 2021, do tác động của đại dịch, toàn tỉnh chỉ đón 1.325.000 lượt khách, doanh thu đạt 935 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh Ninh Bình đón trên 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm 2021.
pg. 7
2. Sự cầu thiết đầu tư
Sự cần thiết đầu tư Tỉnh Ninh Bình với với bề dày lịch sử hào hùng và vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp nên thơ mang lại nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã từng bước đầu tư khai thác và hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế, bao gồm: du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu tạo bước đột phá phát triển toàn diện các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Đến năm 2045, phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn, nằm trong nhóm 10 điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Theo các chuyên gia, Ninh Bình hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch đồng bộ. Đó là tiềm năng tự nhiên dồi dào, chính sách ưu đãi, có sẵn quỹ đất sạch và không có xung đột đầu tư đi trước. Vùng đất này thích hợp cho những dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn và những trải nghiệm mới lạ, gần gũi thiên nhiên cho du khách.
Tuy nhiên, tại địa phương này cơ sở lưu trú còn nhiều hạn chế, nhất là các cơ sở lưu trú 3-5 sao. Toàn tỉnh hiện có 390 cơ sở lưu trú, trong đó có 41 khách sạn từ 1-2 sao, 4 khách sạn từ 3-4 sao đã được công nhận và 6 khách sạn đầu tư theo tiêu chuẩn 3-5 sao đang hoạt động thử và đưa vào phục vụ du khách. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS lớn, các nhà đầu tư phát triển du lịch tên tuổi đã tiến hành khảo sát địa hình và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Ninh Bình thông qua chính sách kêu gọi đầu tư.
Sự xuất hiện của các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch với các dự án quy mô gồm nhiều loại hình lưu trú hứa hẹn sẽ mang đến những lựa chọn đa dạng cho du khách. Nổi bật là, Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Cúc Phương – doanh nghiệp hàng đầu trong việc phát triển các dịch vụ du lịch tại Ninh Bình nổi bật là phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch với nhà hàng Vedana là điểm nhấn. Công trình kiến trúc ấn tượng này được xây dựng tại phía chân đồi của Vườn Quốc gia Cúc Phương, nhà hàng là tâm điểm về mặt địa lý lẫn sức hút thị giác của cả công trình. Các "công trình xanh" gần gũi thiên nhiên này được xây dựng trên diện tích hơn 15 ha.
Du khách đến khu vực này ngoài trải nghiệm không gian trong lành, tĩnh lặng, cách biệt với thế giới bên ngoài, hòa mình với thiên nhiên nguyên sơ còn có thể tham quan nhà Bảo tàng văn hoá Mường thúc đẩy quản bá không những vẻ đẹp tự nhiên của Ninh Bình mà còn quảng bá nét đẹp văn hoá lâu đời của người dân bản địa.
pg. 8
PHẦN II.
TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1 Tên dự án đầu tư: Nhà hàng Vedana
2 Địa điểm đầu tư xây dựng: Xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
3 Cơ quan thực hiện và trình duyệt dự án: Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa
4 Cơ quan duyệt dự án: Sở xây dựng tỉnh Ninh Bình
5 Chủ đầu tư: Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Cúc Phương
• Chủ sở hữu : Lê Quốc Thịnh
• Mã số thuế : 2700661577
• Tên giao dịch : CUC PHUONG TOURIST SERVICE JOINT STOCK COMPANY
• Vốn điều lệ : 606.696.000.000 VNĐ
• Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Tổ hợp khách sạn
Du lịch nghỉ dưỡng
Căn hộ cao cấp
Dự án khu đô thị
Du lịch nghỉ dưỡng
Dịch vụ quản lý vận hành
6 Đơn vị Lập dự án: Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa
7 Quy mô đầu tư dự án: Diện tích bằng mái: 1051 m2
• Bán kính mái lớn nhất: 18.3 m,
• Chiều cao tới đỉnh mái: 15.85 m
• Mật độ xây dựng toàn khu: 30%
• Tổng diện tích sàn sử dụng: 1050m2
8 Nội dung dự án: Công trình nhà hàng Vedana được xây dựng tại bìa rừng Cúc Phương là một phần trong phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch toàn bộ. Nhà hàng được thiết kế trở thành nhà hàng trung tâm phục vụ số khách trên và sự kiện tiệc cưới được tổ chức tại đây.
9 Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
pg. 9
10 Phân loại dự án: Dự án nhóm B
11 Cấp công trình: Cấp III
12 Mức độ trang bị thiết bị: Hiện đại, cao cấp, đồng bộ
13 Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu thi công xử lý vật liệu: 2017
Hoàn thiện công trình 10/2020
14 Mục tiêu dự án: Nhà hàng được thiết kế trở thành nhà hàng trung tâm phục vụ số khách trên và sự kiện tiệc cưới được tổ chức tại đây.
Nhà hàng với không gian thiết kế mở, đem lại cảm nhận không gian bên trong của cấu trúc tre và không gian núi rừng, hồ nước bên ngoài.
PHẦN III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Vị trí dự án:
Công trình nhà hàng Vedana được xây dựng tại bìa rừng Cúc Phương, là một phần trong phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort chỉ cách thành phố Ninh Bình 30km, tại huyện Nho Quan, Ninh Bình, nằm ngay sát Vườn quốc gia Cúc Phương.
Vedana Resort cũng nằm tại đầu mối giao thông của 3 tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, Ninh Bình – Thanh Hóa – Vinh và Ninh Bình – Hải Phòng – Hạ Long. 2. Các đặc điểm tự nhiên: KHÍ HẬU
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230c. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ.
Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm. Trung bình một năm có 125 - 157 ngày mưa. Lượng mưa thường vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm.
Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số 8500 độC, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa, khô lạnh.
TÀI NGUYÊN ĐẤT
pg. 10
Ninh Bình có hệ thống núi đá vôi có diện tích trên 12.000 ha, hàm lượng MgO 17-19% chất lượng tốt.
Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 138.679 ha,
- đất nông nghiệp là 61.310 ha (chiếm 44,2% diện tích tự nhiên);
- đất lâm nghiệp 28.352 ha (chiếm 20,4% diện tích tự nhiên);
- đất chuyên dùng 20.376 ha ( chiếm14,7% diện tích tự nhiên);
- đất khu dân cư 6.727 ha (chiếm 4,9% diện tích tự nhiên);
- đất chưa sử dụng 6.324 ha (chiếm 4,5% diện tích tự nhiên)...
TÀI NGUYÊN NƯỚC
Có nhiều con sông lớn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn v.v.
Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chương, Yên Thắng. Với bờ biển dài trên 15 km, Ninh Bình còn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.
3. Hạ tầng
Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao)
Đường thuỷ: Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có nhiều con sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng với các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn.
*ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG
- Giao thông: Ninh Bình nằm trên hệ thống giao thông vận tải quan trọng của cả nước, có tuyến quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, và tuyến đường sắt Thống nhất chạy qua.
Ngoài các tuyến quốc lộ được nhà nước đầu tư, mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tương đối hợp lý, rộng khắp.
Các tuyến đường từ thành phố Ninh Bình đến các huyện đã được đầu tư nâng cấp rải nhựa, đường ô tô đã đi đến được tất cả các xã, phường trong tỉnh, việc đi lại của người dân đã được cải thiện, thuận tiện và nhanh chóng.
- Hệ thống điện:
pg. 11
Hệ thống điện tỉnh Ninh Bình được cấp điện từ lưới quốc gia thông qua 1 trạm biến áp 500KV, 2 trạm biến áp 220KV và 7 trạm biến áp 110KV.
Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sinh hoạt và đặc biệt cho phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống cấp nước:
Hiện nay, nhà máy nước Ninh Bình với công suất 20.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Tam Điệp với công suất 12.000 m3/ngày đêm; và một số nhà máy nước công suất nhỏ khoảng 2.000 - 2.200 m3/ngày đêm ở các thị trấn như Thiên Tôn, Yên Thịnh, Yên Ninh, Nho Quan, Me, Phát Diệm…
Ở khu vực nông thôn, các khu vực tập trung dân cư… chưa có điều kiện sử dụng nước sạch từ các nhà máy, người dân chủ yếu dùng nước từ các giếng đào, bể chứa nước mưa, nước tự chảy và giếng khoan.
- Hệ thống thoát nước:
Hiện nay, Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 6 huyện, với 17 phường, 7 thị trấn và 121 xã. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch, các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch… Đây đều là những nguồn phát thải, có ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường.
Các loại nước thải chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra sông suối. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải ở các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, các khu du lịch… mặc dù đã được xử lý sơ bộ ban đầu, nhưng đều vượt giới hạn cho phép theo quy định đối với nước thải đô thị.
4. Định hướng quy hoạch:
• Phạm vi lập quy hoạch có diện tích 21.052 ha, bao gồm:
- Toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư
- xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn - xã Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô - xã Khánh Hòa và xã Khánh Phú
- một phần ranh giới hành chính xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc thị xã Tam Điệp, xã Sơn Lai và xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan.
• Ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn;
- Phía Nam giáp thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh;
- Phía Tây giáp huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp;
pg. 12
- Phía Đông giáp tỉnh Nam Định.
• Dự báo phát triển dân số:
- Dân số hiện trạng năm 2020: 284.200 người (trong đó: dân số thường trú khoảng 256.500 người, dân số quy đổi khoảng 27.700 người)
- Dân số đến năm 2030: khoảng 410.000 - 430.000 người (trong đó: dân số thường trú khoảng 335.000 - 355.000 người, dân số quy đổi khoảng 75.000 người);
- Dân số đến năm 2040 khoảng 540.000 - 560.000 người (trong đó: dân số thường trú 430.000 - 440.000 người, dân số quy đổi khoảng 110.000 - 120.000 người);
• Dự báo nhu cầu sử dụng đất: Diện tích tự nhiên khoảng 24.530 ha;
- Đến năm 2030: Diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 10.422,4 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 6.354,5ha; đất ngoài dân dụng khoảng 4.067,9ha);
- Đến năm 2040: Diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 12.585,9 ha (trong đó đất dân dụng khoảng 7.158,0 ha; đất ngoài dân dụng khoảng 5.427,9 ha).
• Mục tiêu của quy hoạch: Năm 2030, ngành du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Đến năm 2050 tỉnh Ninh Bình sẽ là "trung tâm du lịch của nước" và là một trong những tỉnh khá, phát triển toàn diện, nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của vùng đồng bằng sông Hồng.
5. Đánh giá tổng quan:
• Thuận lợi:
- Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch quốc gia
- Trong liên kết vùng, Ninh Bình nằm trên tuyến quốc lộ 10, thuận tiện cho việc thông thương với các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Đông Bắc; quốc lộ 45 thông thương với Thanh Hóa về phía Tây Nam; quốc lộ 12B thông thương với các tỉnh vùng Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… về phía Tây Bắc.
- Hệ thống cung cấp điện cho Ninh Bình được hòa chung vào điện lưới quốc gia. Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, sản xuất và đáp ứng nhu cầu tại chỗ về điện.
- Ninh Bình có nguồn nước phong phú, cả về nguồn nước mặt và nước ngầm, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân và khách du lịch.
• Hạn chế:
- Khai thác hạ tầng giao thông để phục vụ khách du lịch còn hạn chế.
- Hệ thống giao thông đường bộ mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp, nhưng một số tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường kết nối đến nhiều khu, điểm du lịch chất lượng còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
pg. 13
- Năng lực cấp nước sạch cho phát triển kinh tế - xã hội, cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, cho phát triển du lịch… chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều cơ sở du lịch vẫn còn sử dụng nước giếng khoan…
- Hệ thống thu gom và xử lý chất thải chưa đồng bộ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.
PHẦN IV.
QUY MÔ
–
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
1. Quy mô và các hạng mục công trình: Công ty kiến trúc: Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa
Thi công tre: Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa Tổng diện tích sàn: 1,050 m2
Quy mô: Nhà hàng tre rộng 1.000m2 để phục vụ các hoạt động hội nghị, team building. Tổng số khách phục vụ dự kiến 1350 người.
2. Các hạng mục công trình:
- Các hạng mục chính: nhà hang và khối phụ trợ
STT Hạng mục – chức năng sử dụng Diện tích (m2)
A Công trình xây dựng Tầng 1 Bao gồm: 1050 + Nhà hàng 700 + Phòng chờ 150 + Phòng bếp 300 + Vệ sinh. 40 + Kho 50
- Giao thông, sân bãi
Công trình nằm trong khu phức hợp resort vedana nên sân bãi đậu xe chung sử dụng cùng với sân bãi ở khu resort. Có một bãi đỗ xe nằm ở hướng đông bắc công trình cách khoảng 100m.
pg. 14
Có lỗi đi dẫn vào công trình được thiết kế với tường hai bên đồng thời làm khoảng đệm trước khi bước vào công trình.
- Hồ nước nhân tạo:
Nhà hàng nằm trên một hồ nước lớn, vốn là hồ nhân tạo có vai trò điều hòa nhiệt độ cho toàn dự án nói chung và nhà hàng nói riêng.
Trong quy hoạch, Hồ nước có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với khu vực có nhiệt độ cao về mùa hè như Cúc Phương. Thêm nữa, hồ nước còn là một hồ chứa nước khổng lồ tích trữ nước mưa và nguồn nước dồi dào từ trên núi chảy xuống theo mạch ngầm.
Hồ nước là nguồn cung cấp nước tưới cho toàn bộ cây trong dự án. Nguồn nước tưới cần nhiều đến như vậy bởi lẽ tuy dự án không lớn, khoảng 16.4 ha, nhưng thiết kế mong muốn có thể trồng số lượng cây lên tới 15 nghìn cây hoa, loại cây hoa cổ thụ. Nhà hàng nằm ở vị trí trung tâm, nơi du khách có thể thưởng ngoạn rừng hoa trên.
- Kết cấu công trình:
Nhà hàng tre rộng 1.000m2 để phục vụ các hoạt động hội nghị, team building, chiều cao lên hơn 15m tương đương một ngôi nhà cao 5 tầng, một không gian khổng lồ đã được tạo nên bởi hơn 70.000 cây tre.
Cấu trúc tre gồm 36 khung tre tạo nên hình thức mái vòm 3 tầng mái với hệ giằng chéo, chỉ sử dụng tre, điều này là nhờ vào các khớp nối tre độc đáo.
3. Các hạng mục trang thiết bị trong công trình:
- Trang thiết bị các thiết bị trong khu vực bếp của nhà hàng:
• Bếp công nghiệp
• Tủ lạnh, tủ đông
• Bàn sơ chế, chậu rửa
• Hệ thống thông khói, hút mùi
• Bộ dụng cụ làm bếp
• Thiết bị đảm bảo an toàn
• Máy rửa bát công nghiệp
- Thiết bị vệ sinh:
• Máy vệ sinh công nghiệp: máy hút bụi, máy rửa sàn
• Dụng cụ làm vệ sinh công nghiệp: cây lau sàn, đẩy bụi, dụng cụ vệ sinh kính, xe dọn phòng khách sạn
• Hóa chất vệ sinh: Cloramin B, nước giặt, dung dịch lau sàn, dung dịch lau kính…
4. Các giải pháp thiết kế công trình:
- Nội dung thiết kế quy hoạch tổng thể:
pg. 15
Nhà hàng Vedana là một phần trong khu phức hợp Vedana Resort. nơi núi rừng và những thảm thực vật dày đặc bao bọc. Là một phần trong phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch toàn bộ, trong đó bao gồm 135 villa, 5 tòa condoltel và 8 bungalow, với số phòng lên tớ 622 phòng và số khách dự kiến 1350 người. Nhà hàng được thiết kế trở thành nhà hàng trung tâm phục vụ số khách trên và sự kiện tiệc cưới được tổ chức tại đây.
- Nội dung thiết kế kiến trúc:
• Giải pháp kiến trúc:
+ Công trình có diện tích bằng mái là 1051 m2, với bán kính mái lớn nhất là 18.3 m.
+ Chiều cao từ sàn tới đỉnh mái là 15.85 m, ghi mốc công trình cao nhất trong chuỗi thiết kế nhà tre của VTN Architects.
+ Cấu trúc tre gồm 36 khung tre tạo nên hình thức mái vòm 3 tầng mái tăng khả năng lấy sáng tự nhiên và thông gió cho công trình được lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống.
+ Nhà hàng với không gian thiết kế mở, cung cấp các không gian trong nhà, bán ngoài trời và ngoài trời đem lại các trải nghiệm khác nhau. Người dùng có thể cảm nhận không gian trong nhà và ngoài nhà cùng lúc, cảm nhận không gian bên trong của cấu trúc tre và không gian núi rừng, hồ nước bên ngoài.
+ Thảm thực vật với số lượng cây lên tới 15 nghìn cây hoa, loại cây hoa cổ thụ. Nhà hàng nằm ở vị trí trung tâm, nơi du khách có thể thưởng ngoạn rừng hoa trên.
• Lựa chọn vật liệu:
+ Ưu tiên sử dụng vật liệu tự nhiên, giảm thiểu sắt thép, các vật liệu hoá học gây hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
+ Xử lý vật liệu tra bằng phương pháp tự nhiên thay vì hoá chất giúp tăng độ bền cho vật liệu, cấu kiện đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng công trình.
- Phương án thiết kế kết cấu xây dựng:
Sử dụng vật liệu tre thay cho vật liệu thép, sắt cho công trình cần vượt nhịp lớn. Các cấu kiện ghép nối than tren để tăng chiều dài cũng không phải từ kim loại. Với kỹ thuật đặc biệt, thân tre được gắn kết lại với nhau bằng thanh tre vót nhọn và các loại dây dù
• Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 2737 - 1995 : Tải trọng và tác động _ Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 9361 - 2012 : Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu.
TCVN 9362 - 2012 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
TCVN 9386 – 2012 : Thiết kế công trình chịu động đất.
pg. 16
TCXD BS 8110-1997.
TCVN 8573:2021: Tre – thiết kế kết cấu - Phương án thiết kế M-E của công trình: + Hệ thống chiếu sáng công trình: • Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 7114-1:2008 – Chiếu sáng nơi làm việc – phần 1 : trong nhà
TCVN 7114-3:2008 – Chiếu sáng nơi làm việc – Phần 3: Yêu cầu chiếu sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.
TCVN 29:1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 259:2001 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị
TCVN 333:2005 – Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế
Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC).
Tiêu chuẩn áp dụng:
QCVN 09: 2005 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả
QCVN 09: 2013 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả
TCVN 5687: 2010 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 306: 2004 Nhà ở và công trình công cộng-các thông số vi khí hậu
TCVN 7830:2012 Máy điều hòa không khí không ống gió. Hiệu suất năng lượng.
TCVN 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu
Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S).
Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 33: 2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4519-1988 Hệ thống thoát nước bên trong nhà và công trình – phạm vi thi công và nghiệm thu
TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 51 : 2008 Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình – tiêu chuẩn thiết kế Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, ban hành kèm theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999
TCVN 4037:2012 Cấp nước – Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 4038:2012 Thoát nước – Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình -Tiêu chuẩn thiết kế
pg. 17
Hệ thống Điện ( Electrical).
Tiêu chuẩn áp dụng:
QCVN 33:2011/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông
TCVN 7189:2009 Thiết bị công nghệ thông tin – đặc tính nhiểu tần số radio – giới hạn và PP đo
TCVN 175:2005 Mức ồn tối đa cho phép trong các công trình công cộng – tiêu chuẩn thiết kế
TCN 68-135:2001 Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4511: 1988 Studio âm thanh – Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh xây dựng
TCN 68_167:1997 Thiết bị chống quá áp quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện
TCN 68_174:1998 Phạm vi chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông
TCVN 10251:2013 Thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp thông tin trong các tòa nhà- Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 9373:2012 Thiết bị trong hệ thông phân phối cáp tín hiệu truyền hình- Yêu cầu về tương thích điện từ
TCVN 10296:2014 Cáp đồng trục trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 8238:2009 Mạng viễn thông – Cáp thông tin kim loại dùng trong mạng điện thoại nội hạt
TCVN 8698:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi đồng thông tin CAT.5, CAT.5E –Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8697:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi đồng vào nhà thuê bao –Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8696:2011 Mạng viễn thông – Cáp sợi quang vào nhà thuê bao –Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8665:2011 Sợi quang dùng cho mạng viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật chung
TCVN 8700:2011 Cống, bể, hầm, hố, rãnh kỹ thuật và tủ đấu cáp viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8699:2011 Mạng viễn thông – Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 8235:2009 Tương thích điện từ (EMC) – Thiết bị mạng viễn thông – Yêu cầu về tương thích điện từ
Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting):
Tiêu chuẩn áp dụng: Luật phòng cháy chữa cháy đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001
TCVN 3256:1989 An toàn cháy- Yêu cầu chung.
TCVN 3255:1986 An toàn nổ – Yêu cầu chung.
TCVN 4878:2009 Phòng cháy chữa cháy – Phân loại cháy.
pg. 18
TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
TCVN 5738:2001 – Hệ thống báo cháy yêu cầu kỹ thuật
QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế
TCVN 3890:2009 – Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
TCVN 6160 :1996 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế
TCVN 6161:1996 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và trung tâm thương mại
TCVN 7336:2003 – Hệ thống chữa cháy – Hệ thống spinkler tự động – yêu cầu thiết kế & lắp đặt Hệ thống chống sét và tiếp địa: Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 9385: 2012 ( thay thế 46-2007 ) – Chống sét cho công trình xây dựng, hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống
TCVN 9358: 2012 ( thay thế 319-2004 ) – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Các tiêu chuẩn khác: QCVN 08:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị – Phần 2: Gara ôtô
TCVN 4605:1988 Kỹ thuật nhiệt. Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế Tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài như: ASHRAE, JIS, ARI, BS, AS/NZS… PHẦN
V.
TRÌNH
1. Cơ sở pháp lý
Theo thông tư 06/2021/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
pg. 19
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
2. Tổng mức đầu tư
Công trình xây dựng là nhà hàng, kết cấu nhịp lớn, phân cấp công trình: cấp 3, nhóm B
Chí phí đầu tư xây dựng cho công trình kết cấu nhịp lớn, diện tích 1050m2:
S0 = 5tr109 VND
Ktg = Hệ số quy đổi suất vốn đầu tư về thời điểm tính toán : 1.0661
Kkv = Hệ số khu vực/vùng : 0.961
S = 5tr109 x 1.0661 x 0.961 = 5tr234VND
Chi phí đầu tư xây dựng Gxd = 5tr234VND x 1050m2 = 5 tỷ 4957VND
Chi phí lắp đặt thiết bị: Gtb = 554 tr 400 VND Gt = 6 tỷ 0501 VND
Chi phí tư vấn ĐTXD (Bảng 1.1, Phụ luc 8, Thông tư 12):
Nt = 3.446% => Chi phí tư vấn = Gtv = 3.446% x 6 tỷ 0501 = 208 tr 483 VND
Chi phí khác: Chí phí bảo hiểm: Nt x 1.1% = 6 tr 655 VND
Chi phí các hạng mục chung: Nt x 2.5 % = 151 tr 250 VND
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG : 6 tỷ 41648 VND
PHẦN VI.
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐTXD
- Hình thức ĐTXD: xây mới hoàn toàn, hạ tầng kĩ thuật, lắp đặt thiết bị ánh sáng, điều hoà không khí, máy bơm nước các loại, hệ thống báo cháy, chống cháy, chống sét, hệ thống camera, hệ thống viễn thông, mạng LAN (Hợp đồng EPC),…
Xây dựng mới công trình, trang bị hoàn chỉnh dự án để đưa vảo vận hành sử dụng một cách hiệu quả nhất.
- Hình thức quản lí và tổ chức: theo mô hình tổng thầu.
- Tiến độ thực hiện dự án: 2017: tiến hành thư mua, xử lý vật liệu tre
pg. 20
2019: khởi công xây dựng công trình
10/2020: hoàn thành bàn giao công trình
- Hiệu quả kinh tế xã hội:
Nhà hàng Vedana là điểm nhấn của khu nghỉ dưỡng Vedana Resort Cúc Phương. Với mong muốn xây dựng khu nghỉ dưỡng hòa vào với thiên nhiên tại bìa rừng quốc gia Cúc Phương, tại Vedana, thay cho bêtông cốt thép, những công trình với chất liệu tre được sử dụng nhiều.
Nhà hàng Vedana cùng nhiều công trình nhà tre tại Vedana Reort mang tới dấu ấn kiến trúc đậm chất Việt nhưng táo bạo, hiện đại với cách thể hiện độc đáo và sáng tạo, những khu nhà tre tại Vedana Resort mang đậm dấu ấn, đem đến một góc nhìn mới về kiến trúc Việt Nam ở sân chơi kiến trúc thế giới- kiến trúc tre.
Công trình đã 2 lần được vinh danh trong giải thưởng kiến trúc thế giới.Vào tháng 3/2021, nhà hàng Vedana là công trình duy nhất ở Việt Nam giành giải thưởng lớn nhất (Grand Prize) tại cuộc thi quốc tế YUANYE Awards lần thứ 11. Năm 2021 được sự bình chọn của công chúng trong hạng mục xây dựng khách sạn của Giải thưởng Dezeen, điều đó chứng tỏ kiến trúc tre, với ưu điểm thân thiện thiên nhiên, bảo vệ môi trường là xu hướng được công chúng trên toàn thế giới đón nhận.
PHẦN VII.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Vedana resort có tính khả thi cao vì đã đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Dự án khu nghĩ dưỡng là một trong các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Ninh Bình: tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và dịch vụ, du lịch thúc đẩy phát triển mạnh mẽ tạo nền tảng định hướng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và được xác định là hướng đi, hướng phát triển bền vững của tỉnh.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm và góp phần tăng nguồn vốn cho ngân sách nhà nước.
- Dự án đã được nghiên cứu và xem xét trên nhiều mặt, đảm bảo phát triển kinh doanh, các yếu tố kinh tế và khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Đây là dự án đầu tiên của Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Cúc Phương, giúp công ty đính hướng hình ảnh thuognw hiệu tại địa bàn và tiếp theo mở rộng quy mô vừa và nhỏ tại địa phương và các tỉnh lân cận. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để huy động tổng hợp các nguồn lực, thu
pg. 21
hút được các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia; quan tâm thu hút các nguồn lực trong và ngoài ngân sách phục vụ phát triển địa phương thời gian tới.
2. Kiến nghị
Để đảm bảo cho dự án có thể triển khai đúng thời gian dự kiến và sớm đi vào hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế, xin có một số kiến nghị sau:
- Có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn thực hiên dự án
- Thuê bên thứ ba quản lý, vận hành khu nghỉ dưỡng khi vừa lúc lập dự án
- Dồng thời có kế hoạc đào tạo nhân sự ngay từ bây giờ giúp nâng cao tay nghề nhân viên, đám ứng yêu cầu nghề nghiệp khi công trình vừa xây xong.
PHẦN VIII. HỒ SƠ PHÁP LÝ
1. Giấy phép xây dựng:
Tên đơn vị chủ đầu tư được cấp phép
Thông tin dự án xin cấp phép xây dựng, bao gồm:
Vị trí dự án
Cốt nền dự án xây dựng
Mật độ xây dựng
Hệ số sử dụng đất Khoảng lùi, chiều cao công trình 2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất 3. Giấy tờ đầy dủ dự án 4. Một số văn
pg. 22
pháp
5. Những loạ
ấy tờ khác
ấ
ừ
ời
ủ
ự án 6. Ch
ậ
7. Ch
v
bản
lý
i gi
thuộc c
p vào t
ng th
đoạn c
a d
ấp thu
n chủ trương đầu tư
ấp thuận Phòng cháy chữa cháy, đấu nối điện nước, đường giao thông nội bộ 8. Giấy phép xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, giấy phép phần thân, phần móng đối
ới căn hộ căn cư 9. Văn bản thông báo đủ điều kiện huy động vốn
10. Thông báo bảo lãnh ngân hàng.
11. Giấy cam kết bảo vệ môi trường
PHẦN VIII.
HỒ SƠ THIẾT KẾ
• Trình bày cách tính các chi phí: Lập dự án đầu tư xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật
Chi phí tư vấn thiết bản vẽ thi công 2 bước
Chi phí thẩm tra thiết kế
Chi phí giám sát thi công xây dựng
Quy mô công trình: Cấp III, nhóm B
Chi phí đầu tư xây dựng Gxd = 5tr234VND x 1050m2 = 5 tỷ 4957VND
Chi phí lắp đặt thiết bị: Gtb = 554 tr 400 VND
Gt = 6.0501 VND
CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (bảng 2.3 phụ lục VIII kèm theo thông tư 12/2021/TT – BXD)
Hệ số định mức Nt lập BCKTKT
Nt = 4.312% Gbc = 6 tỷ 0501 x 4.312% = 260 tr 880 VND
CHI PHÍ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG HAI BƯỚC (bảng 2.5 phụ lục VIII kèm theo thông tư 12/2021/TT – BXD)
Gxd < 10 tỷ => Nt = 3.41%
Chi phí tư vấn thiết kế bản vẽ thi công: 5 tỷ 234 x 3.41% =
pg. 23
178 tr 479 VND
CHI PHÍ TƯ VẤN THẨM TRA THIẾT KẾ (bảng 2.16 phụ lục VIII kèm theo thông tư 12/2021/TT – BXD)
Gxd < 10 tỷ => Nt = 0.258%
Chi phí tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng: 5 tỷ 234 x 0.258% = 13 tr 504 VND
CHI PHÍ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG (bảng 2.21 phụ lục VIII kèm theo thông tư 12/2021/TT – BXD)
Gxd < 10 tỷ => Nt = 3.285%
Chi phí giám sát thi công xây dựng: 5 tỷ 234 x 3.285% = 171 tr 927 VND
pg. 24
pg. 25 • BẢN
VẼ SƠ BỘ
pg. 26