10 minute read

Cách nuôi kiến

C C Ch T Li U L M T Cho Ki N

1. Gạch AAC

Advertisement

Đây là chất liệu phổ biến nhất trong việc tự làm tổ kiến thủ công. AAC hay còn được gọi là ytong được những người nuôi kiến sử dụng bởi tính mềm, dễ đục đẽo theo hình thù và hơn hết là tính hút ẩm cao.

Bên cạnh đó, AAC là 1 chất liệu phù hợp với phần lớn các loài kiến. Giá thành của gạch AAC cũng tương đối rẻ tuy nhiên phí ship đối với 1 số khu vực sẽ khá cao.

2. Thạch cao

Cũng giống như AAC, thạch cao rất phù hợp trong việc tạo hình. Tuy nhiên, nhược điểm của thạch cao nằm ở tính hút nước thấp từ đó rất dễ lên mốc nếu độ ẩm quá cao.

Ngoài ra, thạch cao bạn phải tự mua bột về trộn do ít có đơn vị nào làm thạch cao theo khuôn bạn yêu cầu với số lượng ít.

Câu trúc của tank kiến sẽ chia thành 2 khu vực là nest và outworld. Nest sẽ là sinh hoạt của kiến và outworld sẽ là nơi để kiến săn mồi và vứt rác. Dù có là tank dạng formicarium hay tank đất thì tất cả đều tuân thủ theo cấu trúc này.

Ở tank đất tự nhiên, kiến sẽ tự đào hang nên bạn sẽ không cần phải quá quan tâm về khu vực nest mà chỉ cần tập trung trang trí cho outworld. Tuy nhiên, việc khử khuẩn cho đất và nén đất đủ chặt để hầm kiến đào không bị sập sẽ vô cùng cần thiết.

Mica là chất liệu làm tổ khá ổn, ít bị nấm mốc. Tuy nhiên, việc làm được 1 chiếc tổ mica đòi hỏi bạn phải có các thiết bị phù hợp. Song, chất liệu trên chỉ phù hợp với 1 số loài kiến dễ nuôi nhất định.

Ở tank formicarium, phần nest lại là phần nên được quan tâm nhất. Ở các dạng tank này, kiến sẽ không thể tự đào mà bạn sẽ cần thiết kế phần tổ cho chúng và cả hệ thống cấp ẩm.

Đây là 1 chất liệu được khá ít người sử dụng vì độ khó trong việc thi công. Nếu bạn là 1 người khéo tay thì chiếc tổ sẽ là những tác hết sức tuyệt vời.

Lưu ý ở loại chất liệu này, không phải loài kiến nào cũng phù hợp. Bên cạnh đó, bạn phải có 1 lớp chống mốc và lựa chọn loại gỗ phù hợp.

Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý đó là vật liệu làm nest. Bạn có thể sử dụng gạch AAC, thạch cao, mica, nhưng bạn cũng nên nghiên cứu xem loài kiến bạn định nuôi có thể thích nghi được với vật liệu đó không nhé. Ngoài ra, việc có hơn

1 vị trí để luân phiên cấp ẩm cũng là điều nên làm vì nó sẽ giúp hạn chế nảy sinh nấm mốc trong tổ hơn.

Ngoài ra còn có hai hộc nhỏ bên hông: hộc bên dưới là nơi kiến gom rác, thức ăn thừa để làm sạch tổ, hộc bên trên là nơi để thức ăn.

Một chiếc tank chuẩn phải đảm bảo yếu tố kín, khít để tránh xổng kiến hoặc kiến bên ngoài tự nhiên xâm nhập vào phá đàn kiến nuôi.

Phần nắp tank được làm bằng lưới để tạo độ thông thoáng.

Tập tính một số loài kiến thích đào bới, nếu cho vật liệu tự nhiên như đất đá vào thì chúng sẽ đào. Khi thấy có môi trường thích hợp, chúng sẽ chui xuống đất, bỏ tổ bên dưới. Ngoài việc không nhìn thấy để kiểm soát đàn kiến thì giá trị thẩm mỹ khi chơi loài này cũng không còn

GELFARM: Sản phẩm VÔ CÙNG CÓ HẠI cho kiến

Tổ kiến bằng gel được những người mới ưa thích vì dễ quan sát được kiến và loại gel trong này còn được quảng cáo chứa các thành phần dinh dưỡng cho kiến. Nhưng người nuôi kiến trên toàn thế giới đều không thích sản phẩm này.

Gel là 1 chất không có trong môi trường tự nhiên của kiến, chúng có thể ăn loại gel này nhưng sẽ không tốt cho sức khỏe lâu dài của 1 đàn kiến khi chúng ăn vào. Bên cạnh đó, gel là vật liệu rất dễ nổi mốc ở những chỗ kiến đi vệ sinh, xả rác và để xác đồng loại và nấm mốc sẽ cực kỳ có hại đối với kiến.

Vì vậy, thay vì sử dụng loại tổ này, các bạn có thể tự làm tổ bằng bê tông nhẹ AAC, thạch cao hoặc đất, cát, v.v. Nên ưu tiên những vật liệu gần gũi với môi trường sống của kiến để đảm bảo sức khỏe lâu dài của kiến.

tạo một bộ phận chứa nước dưới đáy tank, ngăn cách bởi một lớp lưới để tạo độ ẩm. Độ ẩm rất quan trọng, nếu tổ quá nóng, trứng sẽ không nở

Hình ảnh Gelfarm (Một kiểu tổ kiến không nên sử dụng)

Chế độ ăn của kiến

Cũng giống như chúng ta, kiến cần thức ăn làm nhiên liệu. Do đó, chúng đòi hỏi một chế độ ăn giàu protein, carbohydrate và lipid có trong các loại thực phẩm khác nhau. Chế độ ăn này cũng tương đương với động vật có vú. Hãy xem xét vật nuôi của bạn, ví dụ: con chó của bạn thường cần đến 30% protein trong chế độ ăn của nó, nhưng con mèo cưng của bạn có thể yêu cầu lượng protein cao tới 90%. Kiến đường thường chú ý đến các loại thức ăn ngọt nhưng những con kiến đầu to thường tìm kiếm nguồn thức ăn giàu protein và chất béo.

Ki N V Protein

Tất cả các đàn kiến đều cần nguồn protein làm thức ăn. Đây nguyên liệu chính làm cho đàn kiến phát triển về số lượng và kích cỡ. Kiến chúa chỉ có thể sản sinh ra kiến lính (Soldier ants/Major worker ants) và kiến có cánh (Alates) khi và chỉ khi đàn kiến của bạn được cung cấp đủ một lượng protein nhất định.

Bạn có thể cung cấp protein cho kiến qua việc cho chúng ăn những loài côn trùng nhỏ như: Dế, sâu bột, sâu gạo, sâu sáp, tằm hoặc gián. Trước khi cho kiến của bạn ăn thì hãy nghiền nát hoặc cắt nhỏ con mồi ra nhé. Đây là điều hết sức cần thiết vì 2 lý do chính:

Thứ nhất, đây là sự lựa chọn an toàn hơn cho đàn kiến của bạn. Nếu bạn để con mồi còn sống, chúng sẽ chống cự và rất có thể bạn sẽ mất một số lượng lớn kiến thợ đó. Đây là một điều chí tử với những đàn kiến còn nhỏ, việc mất đi một lượng lớn kiến thợ sẽ có thể dẫn đi sự suy vong của cả tổ kiến.

Thứ hai, đây là điều nhân đạo đối với các con vật mà bạn cho đàn kiến của mình ăn. Chúng sẽ được ra đi một cách nhanh chóng và ít đau đớn nhất. Cảm giác bị hàng trăm con kiến đốt sẽ không hề dễ chịu chút nào đúng không?

Cho kiến ăn côn trùng sống cũng có mặt tốt là chúng sẽ học được các săn mồi và bảo vệ tổ của mình. Sau này khi bạn không thể nuôi chúng nữa và thả chúng về với tự nhiên thì chúng có thể tự tồn tại được. Nhưng hãy làm điều này khi đàn kiến của bạn đủ lớn nh.

Cuối cùng, đôi khi những con côn trùng được bắt ngoài tự nhiên tuy còn sống nhưng chúng có thể đã bị dính thuốc diệt côn trùng. Nên tụi mình khuyên bạn chỉ bắt chúng ở những nơi mà bạn chắc chắn người ta không có phun thuốc. Hoặc bạn có thể mua chúng ở những cửa hàng bán chim, bò sát, v.v. Bạn cũng có thể nuôi những loài côn trùng đó để tạo nên một nguồn thức ăn lâu dài cho đàn kiến của mình

KIẾN ĂN NHƯ THẾ NÀO?

Cách kiến tiêu thụ thức ăn sẽ khác nhau tùy theo loài, kích thước đàn, kích thước thức ăn. Một số loài sẽ tiêu thụ thức ăn ngay tại chỗ. Một số sẽ chôn thực phẩm để che giấu chúng khỏi kẻ trộm để tiêu thụ nó trong yên bình. Một số khác, kiến thợ sẽ hợp tác mang toàn bộ thức ăn về tổ để tiêu thụ về sau.

Cơ thể của kiến được cấu tạo gồm 2 dạ dày: dạ dày cá nhân và dạ dày xã hội (social stormach). Dạy dày cá nhân của chúng hoạt động như chức năng bình thường. Còn dạ dày xã hội, được chúng sử dụng để trao thức ăn lại cho các thành viên khác còn lại trong tổ. Khi những kiến thợ quay về tổ với chiếc bụng no đầy, chúng sẽ chuyền thức ăn cho những kiến thợ khác bằng miệng, quá trình này gọi là “Trophallaxis”. Chúng sẽ chuyển quá thực phẩm chúng vừa tiêu thụ thành chất lỏng và chuyền qua miệng của những kiến thợ, ấu trùng và cả kiến chúa.

Khi nguồn thức ăn đã dần cạn kiệt, sẽ càng ít kiến thợ di chuyển. Khi này, dấu vết pheromone cũng sẽ nhạt bớt đi, các kiến thợ khác sẽ tự hiểu là thức ăn đã hết và chúng không cần phải đi ra đó nữa

Ki N V Ng

Kiến tìm kiếm những nguồn thực phẩm có đường để mang nó về tổ, cung cấp cho kiến chúa. Kiến chúa cần năng lượng từ đường để sinh sản, nó đòi hỏi một lượng đường rất cao, đồ ngọt có nhiều năng lượng. mùi thơm và đường nói riêng rất dễ vận chuyển. Vì vậy, việc cung cấp nước đường là một việc cần thiết để duy trì và phát triển tổ kiến.

Những điều bạn nên biết về FULLY và

Semiclaustral

Đây 2 thuật ngữ dùng để phân biệt 2 dòng kiến chúa trong thế giới loài kiến.

Kiến chúa thuộc dòng FULLY là những kiến chúa không rời khỏi tổ để kiếm ăn trong giai đoạn thành lập tổ mới. Nghĩa là khi đã giao phối thành công, kiến chúa sẽ tìm 1 nơi để làm tổ và ở yên trong đó, đẻ trứng, nuôi dưỡng để trứng trở thành kiến thợ.Vì tập tính trên nên trong quá trình dưỡng queen bạn sẽ không cần cho kiến chúa ăn. Kiến chúa dòng fully sẽ có kích thước to hơn nhiều so với kiến thợ của nó (cỡ 2-3 lần). Một số giống tiêu biểu như: Solenopsis, Acanthomyrmex, Camponotus, v.v. Ngược lại, SEMI là những kiến chúa sẽ rời khỏi tổ để kiếm ăn để có thể đẻ trứng và nuôi dưỡng ấu trùng. Vì vậy, khi dưỡng queen dòng này bạn sẽ cần phải cho ăn. Ngoài ra, kích thước của kiến chúa sẽ to khoảng gấp rưỡi kiến thợ. Một số giống kiến tiêu biểu: Odontomachus, Tetraponera, v.v.

Gamergate

Là từ để ám chỉ những dòng kiến có những con thợ có khả năng sinh sản chúng sẽ được gọi là gamergate thay vì Queen như thường.

Những con thợ có khả năng sinh sản sẽ được cai trị đàn kiến đó.Tuổi thọ của con gamergate thường ngắn hơn kiến chúa thông thường, nên người nuôi cần tìm kiến đực để phối với kiến thợ nhằm duy trì đàn kiến.

Những loài kiến gamergate thường gặp như:

Diacama

Stigmatomma Leptogenys

Ví dụ tiêu biểu:

Diacamma phân bổ nhiều ở rừng mưa nhiệt đới, có tập tính bầy đàn cao. Chúng là kiến săn mồi với bản tnhs hung hăng và vết cắn khá đau. Vì là Gamergate chúng không có con queen chỉ có những con thợ phụ trách việc đẻ trứng.

Kiến thợ Diacamma rất đặc biệt và dễ dàng được xác định bởi sự hiện diện của các đường vân sâu. Kích thước:8-16mm

Độ ẩm: ngoài tự nhiên diacamma sông ở nơi độ ẩm cao, nên cấp ẩm từ 3 đến 5 lần 1 tuần khi nuôi

Chế độ dinh dưỡng:

+Protein: sâu, dế, gián dubia

+Đường, mật ong

Worker thường chỉ sống được 3-5 tháng nên Gamergate phải liên tục sỉnh sản để bảo toàn quân số.

Trường hợp đặc biệt:

Vẫn có những trường hợp đặc biệt như hai loài Harpegnathos venator hay loài Pseudoneoponera

Rufipes pseudoneoponera rufipes (rufi) (kiến phun bọt)

Hai dòng trên vẫn có kiến chúa, nhưng khi kiến chúa kết thúc vòng đời thì đó là lúc một con gamergate lên thay thế.

Do mắt kém và chậm chạp nên nó phun bọt để đánh dấu và lần theo con mồi

Kiến Harpegnathos venator (HV) hay còn gọi là jumping ants, vì chúng có thể bật nhảy khi săn mồi hoặc chạy trốn kẻ địch

Một số dòng kiến thường thấy trên các hội

nhóm:

Odontoponera Transversa

- Tên thường gọi: Trans, Kiến răng.

- Độ khó: Dễ

- Độ ẩm: 50% - 80%.

- Nhiệt độ: 24°C - 28°C

- Chế độ ăn uống: Nước đường, mật ong, gián, sâu, dế, ruồi, v.v.

- Loại chúa: Đa chúa; Semi claustral/Gamergate.

- Chất liệu làm nest: Acrylic, Ytong.

- Môi trường sống: Các vùng có đất ẩm, dưới các tảng đá.

- Phân bố: Trải dài từ Pakistan đến Phillipines và từ miền Nam Trung

Quốc đến các hòn đảo của Ấn Độ.

Carebara Diversa

- Tên thường gọi: Care, kiến quân đội Châu Á.

- Độ khó: Tương đối dễ (phải biết cách đề kiến không leo, không đục, thường xuyên dọn dẹp tổ, chuyển tank đúng lúc).

- Độ ẩm: 60% - 80%.

- Nhiệt độ: 28°C - 30°C.

- Chế độ ăn uống: Nước đường, mật ong, gián, sâu, dế, ruồi, hạt, v.v.

- Loại chúa: Đa chúa; Fully claustral.

- Chất liệu làm nest: Mica, acrylic, đất.

- Môi trường sống: Những gò đất có ánh nắng mặt trời trực tiếp nhưng ẩm, bãi rác.

- Phân bố: Đông Nam Á.

Camponotus Nicobarensis

- Tên thường gọi: Campo nico, Kiến Thợ mộc.

- Độ khó: Dễ

- Độ ẩm: 50% - 70%.

- Nhiệt độ: 24°C - 28°C

- Chế độ ăn uống: Nước đường, mật ong, gián, sâu, dế, ruồi, v.v.

- Loại chúa: Đơn chúa; Fully claustral

- Chất liệu làm nest: AAC, thạch cao, mica

- Môi trường sống: bán hoang mạc, rừng khô

- Phân bố: Đông Nam Á.

Bonus: Loài kiến mang tên VIỆT NAM

1. OPAMYRMA HUNGVUONG

Đây là loài kiến phân bố tại miền Trung Việt Nam, tên của loài này có thể được lấy cảm hứng dựa trên tích vua Hùng và nhà nước Văn Lang. Mẫu vật

3 chiều đầu tiên của loài kiến được lấy tại Hương Sơn - Hà

Tĩnh.

2. POLYRHACHIS SAIGONENSIS

Saigonesis trong tiếng Latin có nghĩa là thuộc về Sài Gòn. Đây cũng là loài được lấy mẫu vật

3 chiều đầu tiên tại Việt Nam.

Polyrhachis saigonensis phân bố khá rộng ở Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Singapore và

Philippines.

This article is from: