
8 minute read
CÁCH PHÂN BIỆT: Kiến chúa, kiến đực
V Ph N C N L I C A T
Kiến chúa (queen):
Advertisement
Là kiến to nhất đàn, gấp 2-3 lần so với kiến thợ, có thể có cánh hoặc không. Lưng sẽ gù giống kiến đực nhưng phần bụng sẽ to hơn so với kiến đực. Phần đầu của kiến chúa cũng sẽ cân đối hơn vì mắt chúng không to và lồi ra bên ngoài như kiến đực. Chúng di chuyển khá chậm và đi theo đường thẳng thay vì ziczac.
Kiến đực (male/drone): Kiến đực là vị trí đặc biệt trong tổ, chúng có cánh để khi đến mùa giao phối chúng sẽ bay ra và giao phối với kiến chúa. kiến chúa và kiến đực đều có những điểm chung như có cánh và lưng rộng nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt như, mắt của kiến đực sẽ to hơn so với tổng thể phần đầu và lồi ra ngoài nhìn khá giống con tò vò. Kích thước cơ thể chỉ bằng với kiến thợ cùng loài. Ngoài ra, phần râu của chúng cũng không gấp khúc rõ ràng như kiến thợ và kiến chúa.

L M Th N O Ph N Bi T Ki N Ch A
1. KÍCH CỠ
Thông thường, kiến chúa sẽ có kích cỡ lớn nhất trong đàn kiến và cơ thể của kiến chúa có thể to gấp 2 - 4 lần so với kiến thợ tùy theo loài. Tuy nhiên, điều này sẽ không áp dụng được hết trên mọi trường hợp vì vẫn có một số loài kiến cơ thể của kiến chúa sẽ bằng hoặc nhỏ hơn kiến thợ.
2. CÁCH DI CHUYỂN
Vì kích thước to lớn của mình nên kiến chúa sẽ thường di chuyển với tốc độ chậm hơn so với kiến thợ cùng loài. Ngoài ra, kiến chúa cũng có xu hướng đi theo 1 đường thẳng thay vì theo kiểu ziczac như kiến thợ.
3. LỒNG NGỰC
Đây có thể là cách đơn giản nhất để xác định kiến chúa, phần ở giữa/phần lưng hay đúng nhất là phần lồng ngực (thorax) của kiến chúa sẽ to hơn những kiến khác. Bởi vì đây là nơi chứa đôi cánh của kiến chúa nên phần lồng ngực của nàng được cấu tạo lực lưỡng hơn và phức tạp hơn so với kiến thợ.


4. SẸO Ở PHẦN CÁNH
Kiến chúa khi đã giao phối thành công, nàng sẽ gỡ bỏ đôi cánh của mình ra do đó sẽ dẫn đến trên phần lồng ngực của kiến chúa sẽ có vết sẹo ở đầu nối giữa cánh và lồng ngực. Vì vậy, nếu bạn đủ tinh mắt thì sẽ phát hiện được vết sẹo trên phần ngực của nàng ấy,
5. KIẾN CHÚA vs KIẾN ĐỰC
Phần lớn các bạn mới chơi sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa kiến chúa với kiến đực vì cả 2 đều có cánh. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở phần đầu, kiến đực sẽ có phần đầu khá nhỏ và mắt sẽ khá to còn kiến chúa thì ngược lại.
Trào lưu nuôi
Nhắc đến việc nuôi kiến cảnh, có lẽ, ai cũng nghĩ rằng người ấy “hâm, điên, dở hơi…”, thế nhưng với Ngọc Cường, chàng trai 23 tuổi đang sở hữu kênh TikTok chuyên về nuôi kiến cảnh, có hơn 140.000 lượt theo dõi, thú vui ấy lại giúp anh có một nguồn thu nhập đáng kể.
Ban đầu, Cường có thời gian rảnh và tình cờ biết đến bộ môn nuôi kiến cảnh thông qua một buổi livestream của một người anh. Từ đây, anh chàng bắt đầu ‘bén duyên’ tìm hiểu sâu hơn . “Mình chọn nuôi kiến cảnh vì thích cảm giác sở hữu và chăm sóc một đế chế nhỏ sống ngoài đời thực, bao gồm: Kiến chúa, kiến thợ… Thật thú vị, mình ngồi hàng giờ quan sát bên trong bể nuôi là những chú kiến đang thảnh thơi đi lại, đào hang xây tổ, nhặt nhạnh thức ăn...


Đặc biệt, loài kiến có tính kỷ luật và tổ chức cao, làm việc cần mẫn hằng ngày để tạo ra những đường rãnh ngay trong ngôi nhà nhỏ. Ngoài ra, nuôi kiến không quá tốn kém vì thức ăn chỉ là nước đường, mật ong, thịt côn trùng… nên tiết kiệm chi phí, công sức chăm sóc…”, Cường cho biết.
Thú chơi nuôi kiến cảnh còn mới ở Việt Nam, cũng vì vậy, Cường cho biết không có một nguồn tài liệu chính thức nào, nên anh bạn tự tìm hiểu, học hỏi từ những anh chị đi trước đã từng nuôi.
Đa phần các dòng kiến chàng trai 9X chọn nuôi sẽ không có khả năng cắn vào da thịt người, không có nọc độc, chỉ phục vụ nhu cầu trang trí phòng làm việc, phòng khách…
“Khi bắt kiến về thuần hóa, mình dùng găng tay để đào cả tảng đất lên, tiếp đến, rung nhẹ phần đất bám để kiến rơi vào xô/ chậu đã có bôi sẵn phấn rôm ở bề mặt vành. Sau đó, mình sẽ thả đàn kiến vào các bể nuôi thiết kế với kích thước phù hợp…”, Cường giải thích.
Hiện, Ngọc Cường sở hữu một đàn “Trap Jaw”, với một kiến chúa và khoảng 100 con, đàn “ Kiến vàng điên”, gồm một kiến chúa và khoảng 400 con, một “Foreli” 3 chúa và khoảng 600 con. Giá trị đàn kiến đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc vào mỗi dòng kiến: đàn có ít quân hay nhiều quân, số lượng kiến chúa trong đàn… “Mình rất thích dòng ‘Yellow Crazy Ant’, bởi loại kiến này có khả năng thích nghi cao và tốc độ di chuyển nhanh. Mình nhớ có lần, mình đi tránh dịch hơn một tuần. Về đến nhà, mình bất ngờ là đàn kiến ‘Yellow Crazy Ant’ vẫn sống khỏe và tốt”, Cường chia sẻ.
Cường cho biết thêm, độ ẩm và nhiệt độ trong bể nuôi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của đàn kiến. Người chơi phải thiết kế không gian nuôi không quá nóng hay quá lạnh mà phải tạo môi trường tương đối giống như trong lòng đất tự nhiên. Do đó, hằng ngày, tổ nuôi kiến luôn được cấp ẩm. Và phần bể nuôi luôn được che chắn cẩn thận, đảm bảo tổ kiến ở trong bóng tối và duy trì nhiệt độ phù hợp.
Bùi Ngọc Cường (trường ĐH Bách khoa Hà Nội)
Phía dưới những clip của hot TikToker sinh năm 1999, phần lớn là bình luận trầm trồ, ngưỡng mộ. Tuy nhiên, cũng có cả ý kiến trái chiều, tiêu cực, cho rằng anh chàng “Rảnh”, “Rỗi hơi”, “Không có gì làm”... mới nuôi kiến như vậy. Trước những ý kiến này, Cường cho biết mình không quan tâm vì đó là những bạn chưa hiểu và không muốn nuôi kiến cảnh.
Nói về dự định tương lai, Cường sẽ tiếp tục phát triển kênh TikTok chia sẻ về quy trình, cách nuôi kiến cho các bạn mới đam mê tập tành chơi bộ môn độc lạ này. “Mình sẽ nhập thêm các dòng kiến mới từ nước ngoài về Việt Nam để thử nuôi. Đồng thời, mình sẽ thử nghiệm mô hình nuôi kết hợp giữa cá cảnh và kiến cảnh. Từ đó, mình sẽ tiếp tục làm nhiều video chia sẻ với mọi người. Bởi lẽ, nhờ sự quan tâm của mọi người nên mình mới có nhiều cơ hội hơn…”, Cường hào hứng nói.
Về sự nổi tiếng trên TikTok, Ngọc Cường tâm sự rằng, anh thấy rất vui vì may mắn được mọi người chú ý, đồng thời cũng có nhiều cơ hội từ đây. “Mình có thêm khách hàng tìm đến mua kiến, thiết kế bể nuôi… Đó là những bạn có thú vui giải trí nuôi kiến để xả stress.
Những anh chị có gia đình mua về để bé nhỏ tập nuôi kiến, dạy con trẻ cách chăm sóc đàn kiến và giáo dục những đức tính tốt từ kiến: Sự kiên trì, đoàn kết và kỷ luật... Một lần, mình setup bể nuôi và đàn kiến cho một anh ở Hà Nội. Ngày hôm sau, anh ấy chia sẻ với mình rằng, đứa con trai háo hức ngồi ngắm đàn kiến đến tận khuya và trò chuyện cùng bố...”, Cường chia sẻ.

Đa phần, các dòng kiến mà Cường chọn nuôi và chăm sóc có tính an toàn, thân thiện với người nuôi

Chú kiến Rufipes đang được mớm nước đường. Đây là loại không thể leo nên nuôi khá nhàn. Một trong những nỗi khổ của người nuôi kiến là việc bắt chúng lại khi xổng chuồng.
“Phải thật kiên nhẫn, nhẹ tay nếu không sẽ làm chết”, anh chia sẻ.
Đây là đàn Camponotus auriventris anh nuôi từ một con kiến chúa đầu tiên. Sau gần một năm, đàn này hiện có khoảng 100 con. Sau khi kiến chúa đẻ được khoảng 60 kiến thợ anh mới đưa chúng vào tank. Trứng của loài này khoảng gần hai tháng thì nở.



Anh Nguyễn Tấn Minh Nhựt, 30 tuổi, là chủ một cửa hàng thủy sinh trên đường An Dương Vương, quận 6. Là người yêu thích thiên nhiên nên anh thường xuyên tìm hiểu về nhiều loài động vật, trong đó có kiến.
Tháng 8/2019, Nhựt tìm được một tổ kiến trong gốc cây rồi mang về để vào bể thủy sinh cho tự sinh sản. Lúc đó anh còn chưa biết đến cộng đồng chơi kiến.
“Sau khi biết đến trên thế giới và Việt Nam có thú chơi này, tôi bắt đầu mày mò làm tank (bể nuôi kiến). Hiện nay nuôi khoảng 7 loài”, anh chia sẻ.
Anh Nhựt tự thiết kế không gian săn mồi cho kiến bằng cỏ cây nhựa, đá thậm chí là cành cây...
“Tập tính một số loài kiến thích đào bới, nếu cho vật liệu tự nhiên như đất đá vào thì chúng sẽ đào. Khi thấy có môi trường thích hợp, chúng sẽ chui xuống đất, bỏ tổ bên dưới. Ngoài việc không nhìn thấy để kiểm soát đàn kiến thì giá trị thẩm mỹ khi chơi loài này cũng không còn”, anh Nhựt cho biết.
“Độ ẩm rất quan trọng, nếu tổ quá nóng, trứng sẽ không nở”, anh Nhựt nói. Anh tạo một bộ phận chứa nước dưới đáy tank, ngăn cách bởi một lớp lưới để tạo độ ẩm.
Mùa mưa là mùa sinh sản của kiến. Kiến chúa, kiến đực sẽ bay ra ngoài để giao phối, sau đó sẽ tìm nơi thích hợp làm tổ. Anh Nhựt thích bắt những con kiến chúa như thế về gây dựng đàn hơn so với việc bắt nguyên tổ ngoài thiên nhiên.
Những ngày đầu năm mới, anh Nguyễn Tấn Minh Nhựt (1991, ngụ Q.Bình Tân, TP.HCM) cùng 2 người bạn trong nhóm miệt mài hoàn tất những công đoạn cuối cùng để kịp giao 30 hộp kiến (tank kiến) ngay trong tuần cho nhiều khách hàng đang sốt ruột chờ đợi...
“Tôi thường xách xe đi Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông, vào rừng tìm kiến. Nhiều bữa không thu hoạch được gì mà chỉ gặp rắn rết. Cũng có lúc bắt được kiến chúa nhưng chúng không đẻ trứng. Kiến chúa đem về được nuôi dưỡng trong ống nghiệm. 100 kiến chúa thì chỉ khoảng 10 con có thể phát triển thành đàn, mất cả năm trời”, anh Nhựt cho biết.
Dù vậy, không phải ai cũng có thiện cảm với loài vật nuôi nhỏ bé này. Anh Nhựt từng gặp nhiều lời chê bai vì dành thời gian chăm chút cho những con côn trùng bé xíu này.

“Tôi mong muốn cộng đồng người nuôi kiến có được một sản phẩm tank chuẩn, ưu việt nhất. Không ngờ từ đam mê của mình lại có thể kiếm thêm thu nhập. Tuy kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng bán được sản phẩm làm từ đam mê của mình tôi thấy rất vui, ý nghĩa”, anh Nhựt nói.
“Nếu không bắt được kiến chúa thì kiến thợ về nhà sẽ chết và ngược lại”, anh Nhựt nói.
Đây là loài kiến Harpegnathos venator, được dân nuôi kiến ưa chuộng bởi kích thước lớn, vẻ ngoài “hầm hố” bởi hai chiếc càng.
Lúc mới nuôi vì tò mò nên tôi hay lật ra để xem nên kiến đẻ ra là ăn trứng cả chục lần. Đây là một tập tính của loài kiến, khi thấy không an toàn”, anh chia sẻ.