Bao Cao Phat Trien Viet Nam

Page 81

Các vấn đề quan trọng trong ngành lâm nghiệp

rằng cơ chế này có thể làm suy yếu các quyền sử dụng và quản lý rừng của những cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.

Những nguyên nhân chính trực tiếp gây ra tình trạng mất rừng gồm có chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Khai thác gỗ trái phép và khai thác quá mức, cùng với cháy rừng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra suy thoái rừng và thường là dấu hiệu báo trước tình trạng mất rừng. Các nguyên nhân gián tiếp hoặc nguyên nhân gốc rễ dẫn đến mất rừng gồm có tốc độ và loại hình tăng trưởng kinh tế, những thay đổi của thị trường, và các vấn đề bao quát hơn như quản trị và chính sách.194

Những người buôn bán gỗ có trách nhiệm đang hoạt động tích cực để phát triển chuỗi cung ứng và cải cách quản lý rừng, trong khi những người khác lại thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ trái phép.

Các động lực toàn cầu thúc đẩy sự thay đổi trong ngành lâm nghiệp gồm có những thay đổi nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ lâm nghiệp, trong đó có giảm thiểu biến đổi khí hậu, với khả năng đem lại các tác động bất lợi cũng như có lợi: REDD + (xem Hộp 4.3.) là một cơ chế khuyến khích thay đổi cách thức sử dụng tài nguyên rừng – hạn chế phát thải khí cácbon thông qua việc trả tiền cho các hành động ngăn chặn mất rừng hoặc suy thoái rừng – nhưng cũng có những lo ngại cho

Việt Nam có tiềm năng tốt để phát triển trồng rừng, có cơ hội để quản lý rừng tự nhiên một cách hiệu quả, và có cơ sở để phát triển một ngành chế biến gỗ năng động. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động và tính bền vững trong toàn ngành đang bị hạn chế bởi năng suất rừng trồng thấp, các cơ chế khuyến khích và hỗ trợ chưa đủ mạnh để đưa đất được giao vào sản xuất. Quá trình phân cấp được thúc đẩy bởi quy hoạch định lượng theo định hướng chỉ tiêu, và ít chú ý tới chất lượng của quá trình, trong khi chất lượng mới là yếu tố có thể tăng cường công bằng xã hội thông qua quy hoạch sử dụng đất rừng hợp lý, một quy trình ra quyết định và giao đất giao rừng dân chủ và minh bạch hơn, đồng thời cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho các hộ dân mới được giao đất giao rừng. Cho đến nay, phát triển rừng ở Việt Nam thường tập trung vào việc đạt được các chỉ tiêu do trung

Hộp 4.3. Chương trình quốc gia về REDD+ ITheo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), một cam kết đã được đưa ra vào năm 2005 nhằm coi các cánh rừng hiện có như một biện pháp giảm thiểu. Hội nghị lần thứ 13 của các Bên tham gia UNFCCC đã thông qua một quyết định, trong đó kêu gọi các Bên xây dựng các đề xuất về việc thiết lập một cơ chế để giảm phát thải do mất rừng ở các nước đang phát triển. Theo thời gian, cơ chế này đã phát triển và gồm có năm hoạt động hợp lệ, với tên gọi hiện nay là Giảm phát thải từ Mất rừng và Suy thoái rừng ở Các nước đang phát triển; và có vai trò của Bảo tồn, Quản lý Rừng Bền vững và Tăng cường Trữ lượng Các-bon rừng ở Các nước đang phát triển (REDD+). Cơ chế REDD+ có thể trở thành một phần trong thỏa thuận khí hậu mới từ năm 2013. Đồng thời hiện đang có một số sáng kiến nhằm giúp các nước đang phát triển thiết lập chương trình quốc gia về REDD+; và Chính phủ Na Uy đang đặc biệt tích cực hỗ trợ việc xây dựng REDD+. Việt Nam là nước đầu tiên thực hiện một Chương trình quốc gia về UN-REDD (4,3 triệu USD) và là một thành viên trong nhóm quốc gia đầu tiên được chấp thuận nhận tài trợ từ Quỹ Đối tác Các-bon Rừng của Ngân hàng Thế giới (3,6 triệu USD). Bộ NN&PTNT hiện đang xây dựng Chương trình REDD quốc gia của Bộ, với sự hỗ trợ của chương trình UN-REDD.

82

Q UẢ N LÝ TÀ I N G U YÊ N T H I Ê N N H I Ê N CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ RỪNG


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.