Cải đạo Á Châu

Page 135

dẹp tan quân đội kháng chiến của Việt Nam. Trung tâm kháng chiến khốc liệt nhất là ở Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Đó là một làng được tăng cường bởi một vòng đai lũy tre, những ụ kháng chiến, những hầm trú ẩn, và một hệ thống hầm giao thông được xếp đặt một cách tinh vi. Để "bình định" làng này, quân đội Pháp đã kéo tới 2,250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger. Cuộc tấn công của Pháp ngày 18 tháng 12/1886 bị đẩy lui. Quân Pháp bao vây để tìm kiếm một chiến thuật mới. Sung sướng thay cho họ, một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này trở thành thống chế nổi tiếng của Pháp trong đệ nhất Thế Chiến), đã nghĩ đến việc cầu sự trợ giúp của Trần Lục, cha xứ Phát Diệm và là Phó Tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh. Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân Ca-tô đến giúp quân Pháp. Và Ba Đình bị thất thủ."

Chúng ta đã thấy, tập thể Ca-tô Việt Nam đã giữ một vai trò tay sai quyết định để đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ ràng trong một văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi: "Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo [xin hiểu là Ca-tô Giáo], người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."

Từ những tài liệu dẫn chứng ở trên, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Ca-tô Giáo Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm. Thế mà ngày nay còn có một số trí thức Ca-tô Giáo vẫn tiếp tục ngụy biện là việc bài đạo dưới triều Nguyễn là do “những khái niệm ơn Chúa, bí tích, Thiên Chúa nhập thể” xa lạ với tư tưởng Khổng giáo” của các nhà Nho như Gm Nguyễn Thái Hợp viết, và cố cãi là Ca-tô Giáo Việt Nam không có hợp tác với thực dân Pháp, không phản bội quê hương v..v.. Họ cố tình lờ đi những tài liệu của các nhà nghiên cứu sử học người ngoại quốc và của chính những người trong Ca-tô Giáo như Giám Mục Puginier, Linh mục Trần Tam Tĩnh, và Linh mục Lương Kim Định, và cố nêu cao sự đóng góp của Ca-tô Giáo cho Việt Nam, điển hình là vai trò của tên thừa sai gián điệp Alexandre de Rhodes trong việc sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ, mà không biết đến âm mưu của tập đoàn thừa sai Ca-tô Giáo, nghĩ ra loại Quốc Ngữ này để xóa bỏ nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, nhưng ông cha chúng ta đã sáng suốt sử dụng ngay để mở mang dân trí, kêu gọi lòng yêu nước và kết quả là đã đánh đuổi được thực dân Pháp.. Đến đây, Gm Nguyễn Thái Hợp hẳn phải biết là nguyên nhân từ đâu mà các triều Nguyễn và nhân dân Việt Nam lại bài đạo. Nếu ông chịu khó đọc lịch sử thì ông phải biết rằng người Việt Nam đã rất hiền hòa, nhẹ tay đối với người Ca-tô Việt Nam, không như Nhật Bản. Nhật Bản ra tay tận diệt các thừa sai và các tín đồ Ca-Tô phản bội quốc gia, đóng đinh họ trên cậy thập giá nhưng ngược đầu xuống đất ở bờ biển để khi nước thủy triều dâng lên thì họ bị chết ngộp. Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca-Tô Giáo nói riêng và Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.