VĂN HỌC MỚI SỐ 5

Page 74

Văn Học Mới Số 5 - Tháng 12 Năm 2019/

74

Tóm lại, phong trào nữ quyền sẽ còn tiếp diễn cho đến bao giờ một nửa nhân số của nhân loại này thỏa mãn mới thôi mà ngày đó chắc còn xa lắm. Do đó, các học thuyết văn chương nữ quyền cũng sẽ không thôi phát triển và chắc chắn là mỗi ngày mỗi phong phú và uyên bác hơn. Bàn về học thuyết văn chương nữ quyền, giống như đặc tánh nữ giới là một việc làm không thể kết thúc dễ dàng vì vấn đề này luôn luôn phức tạp và đa dạng. Hơn nữa số nữ lưu tham gia nói lên tiếng nói của mình cũng rất đông đảo. Do đó, dù cố gắng hết sức người viết cũng không thể thỏa mãn được tất cả nên chỉ có thể đề cập và tìm hiểu một số giới hạn các nữ lưu này mà thôi. Đúng như Simone de Beauvoir và Betty Friedan có nói phụ nữ là một thế giới huyền bí cho nên trình bày cái thế giới huyền bí ấy một cách rõ ràng và đầy đủ là một việc làm rất khó khăn. Vì vậy, nếu bài này có giúp soi rọi được chút ít ánh sáng nào vào cái thế giới huyền bí đó thì người viết cũng rất lấy làm mãn nguyện rồi.

NGUYỄN MINH TRIẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1/- Mary Eagleton, Feminist Leterary Theory, A Reader (UK, Oxford: Basil Blackwell, 1986. 2/- Madan Sarup, An Introductory Guide to Post-Structuralism and Post-Modernism, Athens: The University of Georgia Press, 2nd ed.,1993. p.28 3/- M. Shiach, Helene Cixous: A Politics of Writing, London: Rouledge, 1991. 4/- Janet Todd, Feminist Literary History, New York: Rouledge, 1988. 5/- Toril Moi, Sexual/Textual Politics, London and New York: Methuen, 1985. 6/- Sue Thornham, Feminist Theory and Cultural Studies, London: Arnold, 2000.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.