Ngày may mắn của 12 cung hoàng đạo. Những ý nghĩa thú vị đằng sau.

Page 1

Mẹ cần lưu ý thực đơn ăn, uống của trẻ nhỏ cần, nhất là hải sản như tôm. Vậy bé mấy tháng ăn được tôm? Mẹ cần lưu ý gì khi cho bé ăn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguồn (Source): https://www.khoeplus24h.vn/be-may-thang-an-duoc-tom-28874/

Ăn tôm có tốt cho bé không? Thành phần dinh

dưỡng có trong tôm

Tôm là một trong những loại hải sản giàu canxi và protein. Khi ăn tôm bé không chỉ dễ

hấp thu DHA mà còn tăng cường thị lực và trí tuệ của bé. Giá trị dinh dưỡng của tôm bao

gồm:

Chứa nhiều vitamin: A và D giúp phát triển xương, tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hoá và cải thiện đường ruột.

Chứa nhiều Selen: Có tác dụng giảm viêm, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa một số loại ung thư ở trẻ nhỏ.

Tôm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bé. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải lưu ý về tần suất ăn phù hợp theo tháng tuổi để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho bé.

Ăn tôm có tốt cho bé không? Thành phần dinh dưỡng có trong tôm

Trẻ mấy tháng ăn được tôm?

Tôm chứa rất nhiều đạm nên dễ gây dị ứng ở trẻ. Vì vậy, bé từ tháng thứ 7 trở lên ba mẹ cho ăn tôm là an toàn và tốt nhất.

Lần đầu cho bé ăn cần một lượng nhỏ để bé dần thích nghi. Lượng tôm sẽ tuỳ theo tháng tuổi của bé, cụ thể như sau:

Trẻ 7 – 12 tháng: Ba mẹ nên cho ăn 20 – 30g tôm đã bỏ vỏ với độ tuổi này. Có thể chế biến với bột và cháo, ăn từ 3 – 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 – 3 tuổi: Ở độ tuổi này thì trẻ đã lớn hơn nên cho ăn khoảng 30 – 40g tôm, nên ăn một bữa tôm nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp…

Trẻ 4 tuổi trở lên: Khi trẻ được 4 tuổi trở lên thì nên cho trẻ ăn 1 – 2 bữa tôm/ngày, mỗi bữa ăn 50 – 60g tôm.

Trẻ mấy tháng ăn được tôm?

Cách chế biến tôm đúng cách

Sơ chế tôm đúng cách: Tôm mới mua về ngâm trong nước lạnh hoặc rửa sạch bằng nước muối. Tách phần vỏ tôm, loại bỏ đầu, đuôi tôm và chỉ màu đen chạy dọc theo lưng tôm bằng dao. Sau đó rửa sạch lại và để ráo nước.

Chế biến tôm đúng cách cho bé: Ba mẹ có thể chế biến theo nhiều phương thức khác nhau như xào, hấp, nướng, luộc cho bé ăn. Nếu bé chưa nhai được, hãy xay nhuyễn tôm rồi nấu cháo hoặc bột.

Bảo quản tôm đúng cách: Nếu ba mẹ không thể mua được tôm tươi sống thì có thể dùng tôm đông lạnh được bán tại siêu thị. Tuy nhiên, cần phải chế biến càng sớm càng tốt vì tôm để đông lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.

Cách chế biến tôm đúng cách

Gợi ý các món cháo tôm bổ dưỡng cho bé

Cháo tôm rau ngót

Rau ngót rất mát, nấu cháo nhuyễn với tôm sẽ là món ăn hoàn hảo, tốt cho sức khoẻ của bé. Ba mẹ hãy băm nhuyễn tôm, xào sơ qua sẽ khiến bé không bị ngấy khi ăn.

Cháo tôm rau ngót

Cháo tôm cà rốt

Cháo tôm cà rốt là một trong những món ăn bắt mắt mà bé rất thích. Vị ngọt của tôm và cà rốt hoà quyện lại với nhau rất thơm ngon, giúp bé phát triển trí não và tăng chiều cao nhanh chóng.

Cháo tôm cà rốt

Lưu ý khi cho bé ăn tôm

Tôm là thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý khi sử dụng tôm như sau:

● Nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản, ba mẹ nên cho bé ăn thử một ít để xem có phản ứng gì không. Nếu không thì có thể tăng dần lượng thức ăn mỗi bữa.

● Nên xay nhuyễn tôm để nấu cháo trong giai đoạn bé ăn dặm. Còn khi bé lớn hơn có thể chế biến thành nhiều món như cháo, mì, miếng.

● Phải chọn loại tôm tươi ngon, tránh tôm đã chết có thể khiến bé bị ngộ độc.

● Đầu tôm chứa rất nhiều chất thải gây hại cho sức khoẻ của bé, đồng thời khiến bé dễ bị hóc nên ba mẹ cần loại bỏ chúng khi chế biến thức ăn.

● Tuyệt đối không cho bé thử nhiều loại hải sản lạ vì đang trong giai đoạn phát triển, bé rất dễ bị dị ứng

Lưu ý khi cho bé ăn tôm

Giải đáp các thắc mắc khác về việc ăn dặm tôm, hải

sản Các loại hải sản nào nên và không nên cho bé ăn?

Các loại hải sản bé có thể ăn:

● Nên cho bé ăn cá đồng trước khi ăn hải sản. Cá đồng tuy ít axit béo chưa no nhưng lại có nhiều đạm, ít gây dị ứng hơn cá biển.

● Nên thường xuyên cho bé ăn cá biển giàu đạm, chứa nhiều chất béo không no, omega-3, vitamin A và D giúp bé sáng mắt, phòng chống bệnh tim mạch.

● Hàu là một trong những hải sản giàu kẽm với hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng.

● Tôm là hải sản giàu canxi và đạm, mẹ nên cho bé ăn tôm đồng và biển từ tháng thứ 7 trở lên.

Các loại hải sản bé không nên ăn:

● Không nên cho trẻ ăn một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân… gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

● Không nên cho trẻ ăn hải sản ươn, bốc mùi hôi tanh vì dễ gây hại đến sức khoẻ của bé.

Các loại hải sản nào nên và không nên cho bé ăn?

Cần lưu ý gì khi cho bé ăn hải sản?

● Những chất dinh dưỡng khi kết hợp với quả hồng, nho như đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nó ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và protein của bé, gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau bụng.

● Không cho bé thử những loại hải sản lạ vì bạn không biết rằng bé sẽ bị kích ứng với loại nào.

● Không nên cho bé ăn các loại hải sản chiên bởi vì lượng dầu sẽ bão hòa lượng chất béo không no sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe và suy giảm dinh dưỡng.

Cần lưu ý gì khi cho bé ăn hải sản?

Vậy bạn đã biết bé mấy tháng ăn được tôm rồi phải không? Bạn cần chú ý thật kỹ khi cho bé ăn các loại hải sản nhé. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè nhé

Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.