17 minute read

Hướng dẫn mua MÁY ẢNH

CAMERA BUYING GUIDE

CAMERAS

Advertisement

Là thiết bị dùng để ghi lại hình ảnh từ bên ngoài lên vật liệu bắt sáng như phim nhiếp ảnh hay cảm biến hình ảnh. Tùy theo kiến trúc mà có các phân loại máy ảnh khác nhau. C âu hỏi thường gặp Chọn máy ảnh không chỉ đơn với người lần đầu giản nằm ở độ phân giải, loại mua máy ảnh là Máy cảm biến hay ống kính gì, mà ảnh nào phù hợp với mình? còn nằm ở khả năng hoạt động, Dĩ nhiên mua một chiếc máy hiệu suất, Dynamic range, độ ảnh không hề đơn giản. sâu màu, khả năng giảm nhiễu Chúng ta thường hỏi người hoặc dễ bảo hành hay sửa bán hàng hoặc người đi chữa, phụ kiện dễ tìm trên thị trước. Sự thật chiếc máy trường và nhiều thiết bị hỗ trợ. ảnh nằm đó Những điều ngay chính Các máy ảnh không giống này hoàn toàn bản thân nhau, dù hình dáng trông nằm ngoài hiểu người mua. tương đồng. Chọn đúng máy ảnh biết của người Câu trả lời đó để không bị lãng phí, đáp ứng đầy ít kinh nghiệm là nhu cầu sử đủ nhu cầu sử dụng và tương thích và có thể cả dụng là gì?, tần suất sử với thiết bị sau này. người bán hoặc người dụng, ngân sử dụng thông sách và thời hạn sử dụng,... thường. Hãy tìm hiểu thông tin những điều đó quyết định rất dưới đây để biết cách chọn cho lớn đến việc chọn máy ảnh. mình 1 chiếc máy ảnh phù hợp.

Phân | LOẠI

Type of Cameras

„ Có nhiều loại máy ảnh trên thị trường như Compact, DSLR, Mirrorless, Actions, 360o,... Nếu chỉ xét về nhu cầu sử dụng thông thường hàng ngày và công việc thương mại, thì có 3 loại máy ảnh phổ biến có thể mua như sau: máy ảnh compact, máy ảnh DSLR và máy ảnh Mirrorless.

01 COMPACT CAMERAS

Máy ảnh nhỏ gọn thường dùng cảm biến nhỏ, chỉ dòng cao cấp dùng cảm biến lớn (APS-C hay Full Frame). Có ống kính cố định, thường là prime hoặc zoom (máy ảnh Bridge).

02 DSLR CAMERAS

Máy ảnh sử dụng gương lật và lăng kính 5 mặt để hình ảnh qua ống kính nhìn thấy trên khung ngắm. Có thể thay đổi được ống kính. Có kích thước lớn sử dụng nhiều loại cảm biến.

CANON

JAPAN

canon.com

FUJIFILM

JAPAN

fujifilm-x.com

HASSELBLAD

SWEDEN

www.hasselblad.com

LEICA

GERMANY

leica-camera.com

NIKON

JAPAN

nikon.net

OLYMPUS

JAPAN

olympus-global.com

SONY

JAPAN

sony.com

03 MIRRORLESS CAMERAS

Có tính năng và chất lượng ảnh hoàn toàn tương đương với DSLR nhưng khác nhau về kiến trúc, máy ảnh không sử dụng cơ chế gương lật và dùng khung ngắm điện tử EVF.

ỨNG DỤNG

Dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có nhiều tiện ích chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh.

Nhỏ gọn và dễ mang theo: nên rất thích hợp để du lịch, sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong gia đình. Giá bán thấp (dưới 10 triệu) phù hợp nhiều đối tượng người dùng thông thường, không cần nhiều kiến thức kỹ thuật nhưng vẫn đạt được chất lượng hình ảnh tốt.

Máy ảnh Compact Mirrorless cao cấp: tiện dụng, không cần nhiều ống kính, góc nhìn phổ biến 23mm hoặc 35mm (có thể dùng bộ chuyển tiêu cự rộng hoặc tele), dùng để chụp ảnh đời thường, thức ăn, đường phố, phong cảnh,.... cảm biến hình ảnh lớn cho chất lượng hình ảnh cao, hỗ trợ ảnh RAW.

Máy ảnh PnS Máy ảnh Bridge

Máy ảnh Compact Mirrorless

Máy ảnh | COMPACT

Compact Cameras

Đây là dòng máy ảnh nhỏ gọn. Máy ảnh phổ biến trên thị trường thường dùng cảm biến hình ảnh tương đương với điện thoại di động. Tuy vậy các máy ảnh Compact cao cấp sau này đã dùng cảm biến hình ảnh lớn như APS-C (tiêu biểu có Fujifilm X30, X100V,...) hay Full Frame (tiêu biểu có Sony RX1,...). Đặc trưng dòng máy ảnh này là ống kính không đổi. Thường là ống kính zoom hoặc ống kính tiêu cự cố định.

Có 3 loại máy ảnh compact hiện nay trên thị trường. Một là máy ảnh Point-andshoot (PnS) nhỏ gọn, hoàn toàn tự động, sử dụng cảm biến nhỏ (khổ 1” hay 1/2.3 inch).

Hai là máy ảnh siêu zoom còn gọi là máy ảnh Bridge. Máy ảnh này cũng dùng cảm biến nhỏ như PnS, nhưng dùng ống kính dải tiêu cự khá lớn lên đến 125x từ 24-3000mm.

Sau cùng là máy ảnh compact cao cấp, có cấu trúc của một máy ảnh không gương lật nhưng không thay đổi được ống kính. Máy ảnh này chất lượng rất cao, tương đương dòng máy DSLR hay Mirrorless.

NHẦM LẪN

Máy ảnh Bridge có kiểu dáng như máy ảnh DSLR, nhưng không phải như vậy, khả năng mở rộng của máy ảnh này rất giới hạn. Máy ảnh cũng có chất lượng hình ảnh không cao chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn so với điện thoại di động.

THƯƠNG HIỆU MÁY ẢNH COMPACT

Có nhiều thương hiệu như Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Olympus, Panasonic,...

Tùy vào nhu cầu mà chọn loại máy ảnh Compact tương ứng, nên chọn loại máy ảnh có cảm biến lớn từ 1” trở lên và có hỗ trợ ảnh RAW để hậu kỳ khi cần. Không nên chọn máy ảnh có dải tiêu cự quá dài, dù tính tiện lợi cao, nhưng làm suy giảm chất lượng ảnh. Các thương hiệu đều có nhiều chất lượng và kiểu dáng để chọn. Thế mạnh màu sắc vẫn đến từ Canon hay Fujifilm, chọn Nikon nếu muốn dải tiêu cự dài hay Olympus về tính tiện dụng hoặc Sony để chọn chất lượng cao.

f ƯU ĐIỂM Tiện dụng, giá bán thấp, dễ sử dụng, nhỏ gọn dễ mang theo, không cần nhiều phụ kiện.

f NHƯỢC ĐIỂM Chất lượng tương đối thấp với máy ảnh Bridge hay PnS. Không thay đổi được ống kính, nên hạn chế khả năng mở rộng.

f ƯU ĐIỂM Chất lượng ảnh cao, thay đổi được ống kính, nhiều thiết bị và phụ kiện hỗ trợ.

f NHƯỢC ĐIỂM Cồng kềnh, ồn và dễ rung máy do hoạt động gương lật. Đắt hơn loại máy ảnh khác.

HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG

Máy ảnh DSLR cho phép lấy nét nhanh nhất hiện nay.

DSLR dùng hệ thống lấy nét theo pha độc lập độ nhạy cao (Cross type) nên tốc độ lấy nét vẫn nhanh nhất hiện nay. Dù hệ thống này đã được trang bị trên máy ảnh Mirrorless, nhưng do tích hợp trên cảm biến hình ảnh nên mật độ điểm lấy nét theo pha ít hơn so với hàng triệu cảm biến điểm AF trên máy ảnh DSLR. Hiệu suất máy ảnh phụ thuộc vào tốc độ lấy nét và khả năng chụp liên tục.

Máy ảnh | DSLR

DSLR Cameras

Đặc trưng dòng máy này là dùng khung ngắm quang học (OVF), nằm ở giữa, phần đầu máy ảnh gồ lên để chứa lăng kính 5 mặt bên trong và một gương lật để phản xạ hình ảnh từ ống kính (Through The Lens) lên lăng kính giúp nhìn thấy từ khung ngắm quang học. Máy ảnh DSLR thay đổi được ống kính,

Lăng kính 5 mặt

Gương lật mỗi máy ảnh sẽ có 1 tiêu chuẩn kỹ thuật ngàm gắn ống kính. Các ống kính không cùng ngàm gắn sẽ không sử dụng được trên máy ảnh tương ứng.

KÍCH THƯỚC CẢM BIẾN

„ Máy ảnh DSLR sử dụng nhiều loại cảm biến hình ảnh khác nhau, thường có 3 định dạng như sau: APS-C như máy ảnh Nikon D500 hay Canon 80D, hay cảm biến Full Frame như máy ảnh Canon 1DX Mark III hay Nikon D6 và loại cảm biến khổ trung bình

APS-C 18x12mm Full Frame 36x24mm (Medium format) như máy ảnh Pentax 645.

Kích thước cảm biến khác nhau cũng cần có ống kính tương thích. Ống kính máy ảnh APS-C không dùng được trên Full Frame, nhưng ngược lại thì có thể (cùng ngàm). Nhờ ngàm ống kính máy ảnh được tiêu chuẩn hóa, nên máy ảnh có thể thay đổi các ống kính khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Ngoài ra còn gắn các thiết bị thay đổi ngàm để dùng được với các ống kính khác hệ. Đây là ưu thế của các máy ảnh thay đổi được ống kính bao gồm máy ảnh DSLR và cả máy ảnh Mirrorless mới.

Medium Format ~ 43.8 x 32.8 mm hay 56 x 42mm

NGÀM ỐNG KÍNH

Tiêu chuẩn hóa thiết kế ống kính. Có thể chọn ống kính khác nhà sản xuất máy ảnh

PHỤ KIỆN HỖ TRỢ

Các máy ảnh chỉ trở nên hữu dụng khi có nhiều phụ kiện hỗ trợ

Máy ảnh DSLR là máy ảnh có nhiều ống kính và phụ kiện hỗ trợ nhiều nhất hiện nay do tồn tại lâu dài trên thị trường và phân khúc chuyên nghiệp. Các ống kính siêu tele, ống kính Tilt-shift hay các thiết bị phòng chụp chuyên dụng hiện nay chỉ có trên máy ảnh DSLR, dù các máy ảnh Mirrorless đang tiếp tục được cập nhật, nhưng cần thời gian để bắt kịp.

KHUNG NGẮM ĐIỆN TỬ (EVF) VÀ KHUNG NGẮM QUANG HỌC (OVF)

Khung ngắm quang học là một cấu trúc đặc trưng chỉ có trên máy ảnh DSLR.

Vì có thiết kế mới, nên máy ảnh Mirrorless không có khung ngắm quang học (OVF). Thay vào đó là khung ngắm điện tử (EVF). Đó là một màn hình nhỏ bên trong, hoạt động giống với chế độ Liveview của màn hình LCD phía sau. Vì là màn hình hiển thị, nên khung ngắm EVF hiển thị trễ hơn thực tế, dù đã được cải thiện rất nhiều, nhưng vẫn có độ trễ so với khung ngắm OVF. Đổi lại khung ngắm EVF cho thấy trước hiệu ứng hình ảnh sẽ thu được, giúp dễ cân chỉnh phơi sáng và chụp ảnh.

f ƯU ĐIỂM Chất lượng ảnh tương đương máy ảnh DSLR, nhỏ gọn, hoạt động êm ái. Dễ sử dụng hơn DSLR.

f NHƯỢC ĐIỂM Hiệu suất hiển thị khung ngắm EVF, độ trễ nút chụp, tốc độ lấy nét chậm hơn so với máy ảnh DSLR. Đây là loại máy ảnh mới nhất hiện nay, được cải tiến từ kiến trúc máy ảnh DSLR bằng cách loại bỏ gương lật và lăng kính năm mặt. Kiến trúc mới cho phép máy ảnh nhỏ gọn hơn, hoạt động ít tiếng ồn và duy trì được chất lượng ảnh cao của máy ảnh DSLR. Dù hiện nay ít

Máy ảnh | MIRRORLESS

Mirrorless Cameras (CSC)

phụ kiện hỗ trợ trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng máy ảnh CSC đang là tương lai vì nhiều ưu điểm thiết kế cũng như tích hợp nhiều công nghệ mới sau này.

KIỂU DÁNG RANGE FINDER

Là một dạng máy ảnh có cấu trúc khung ngắm trắc viễn và không có gương lật

Là một dòng máy ảnh không sử dụng cơ chế gương lật ngay từ đầu và khung ngắm 1 bên nên khá gần với máy ảnh Mirrorless sau này. Vì thế trong các thiết kế máy ảnh KTS Mirrorless có kiểu dáng máy ảnh Rangefinder, dù khung ngắm trắc viễn được đổi mới gần với khung ngắm EVF.

Tiêu chí | KỸ THUẬT

Camera Buying Guide

Để chọn một máy ảnh, cần phải dựa vào nhiều tiêu chí kỹ thuật. Theo đó có 2 tiêu chí kỹ thuật chính như sau: một là hiệu suất hoạt động và hai là chất lượng ảnh.

Hiệu suất máy ảnh được hiểu là tốc độ chụp ảnh, bao gồm khả năng lấy nét tự động và tốc độ chụp liên tục. Về chất lượng ảnh bao gồm 4 tiêu chí như sau: một là cảm biến hình ảnh (bao gồm kích thước và độ phân giải), phạm vi tương phản (Dynamic Range), độ sâu màu (Color Depth), sau cùng là hiệu suất giảm nhiễu (Noise Performance).

Đây cũng là tiêu chí khi chọn máy ảnh cho nhu cầu sử dụng. Ngoài ra còn có một tiêu chí khác về việc sử dụng, đó là dễ bảo hành, sửa chữa, linh kiện thay thế, phụ kiện phong phú và dễ mua, có thể mua hoặc thuê nhiều thiết bị. Có khả năng tương thích nhiều thiết bị mới sau này, có thể bán lại hoặc trao đổi với mức thiệt hại về tài chính thấp nhất.

THẺ NHỚ HỖ TRỢ

Các máy ảnh hiệu suất mạnh cần những thẻ nhớ tốc độ truy cập cao.

Các máy ảnh cao cấp đều có 2 khe thẻ nhớ, thường hỗ trợ thẻ SD và CF. Với loại thẻ SD cần phải chọn loại hỗ trợ chuẩn UHS-II. Với thẻ CF hiện nay các máy ảnh đã hỗ trợ chuẩn thẻ mới nhất CFexpress, có tốc độ truy cập đến 1750MB/s (ghi 1000MB/s). Tốc độ truy cập thẻ càng cao, giúp tận dụng hết khả năng chụp liên tục của máy ảnh. trường thiết kế cho ảnh hành động, một đứng đầu máy ảnh dùng cảm biến Full Frame như Sony A9, Nikon D6 hay Canon 1dX Mark III,... và một đứng đầu máy ảnh dùng cảm biến APS-C như Nikon D500, Canon EOS 7D Mark II,... Các máy ảnh Medium Format không thích hợp với ảnh thể thao do tốc độ chụp chậm và tập tin ảnh quá lớn.

Hiệu suất | MÁY ẢNH

Camera Performance

„ Tiêu chí này được đặt lên hàng đầu cho nhu cầu sử dụng chụp ảnh động hay ảnh hành động đòi hỏi tốc độ phản ứng nhanh. Các máy ảnh chụp hành động hay thể thao cần có khả năng chụp liên tục trên 10 khung hình/ giây và không bị gián đoạn do tràn vùng đệm hay ảnh hưởng bởi tốc độ ghi thẻ nhớ. Luôn có 2 dòng máy ảnh trên thị

„ Yếu tố này liên quan trực tiếp đến cảm biến hình ảnh. Khi chọn máy ảnh, thường phải xem xét đến cảm biến máy ảnh. Hiện nay có các máy ảnh chủ yếu sử dụng cảm biến của Sony là CMOS.

Cảm biến càng lớn, chất lượng càng cao, bất kể độ phân giải nhỏ hơn hoặc bằng loại có cảm biến nhỏ. Vì thế khi mua máy ảnh, cần chọn loại cảm biến (xếp theo kích thước tăng dần) từ 1”, MFT, APS-C, Full Frame hay Medium

Chất lượng | ẢNH

Image Quality

Format. Các máy ảnh có kích thước cảm biến từ APS-C trở lên đều cho được ảnh chất lượng cao.

KHẢ NĂNG XỬ LÝ

Tốc độ xử lý dữ liệu cần sự đồng bộ của các bộ phận trong máy ảnh

Thường các hãng sản xuất trang bị các bộ xử lý mạnh nhất cho máy ảnh cao cấp của họ, hoặc tăng vùng nhớ đệm, thẻ nhớ tốc độ cao hay cải thiện tốc độ truy cập. Nikon thường ghép 2 bộ xử lý lại để tăng tốc độ xử lý, trong khi Sony cải tiến cảm biến hình ảnh theo công nghệ Stacking Image Sensor để tăng tốc độ đọc dữ liệu cảm biến. Khi có nhu cầu tìm máy ảnh tốc độ cao, cần đọc các thông tin này.

LẤY NÉT TỰ ĐỘNG

Ngoài tốc độ lấy nét mạnh mẽ, các máy ảnh hiệu suất cao còn trang bị khả năng dự báo chuyển động của đối tượng để lấy nét nhanh

Ví dụ chuyển vị trí lấy nét theo đối tượng khi di chuyển trong khung hình, dự báo hướng chuyển động, lấy nét theo vùng, hay tự động chọn đối tượng khác để lấy nét, khi chủ đề ra ngoài khung hình hoặc bị che... Tính năng này không có trên máy ảnh thông thường.

CHỌN LỰA ẢNH CHÂN DUNG

Các máy ảnh có độ sâu màu cao và hiệu suất giảm nhiễu tốt

Là máy ảnh dùng trong phòng studio có đèn flash, các nhiếp ảnh gia studio hiếm khi cài đặt ISO thấp nhất trên máy. Chân dung đòi hỏi hiển thị màu sắc phong phú. Vì thế 3 yếu tố chọn máy ảnh chân dung là độ sâu màu, hiệu suất giảm nhiễu và độ phân giải cao. Phạm vi tương phản không quá quan trọng. Độ sâu màu trên 18bits là tuyệt vời, khả năng giảm nhiễu trên mức 2450 và độ phân giải từ 14MP trở lên.

TIÊU CHÍ KHÁC CẦN BIẾT

Các máy ảnh cần có hệ thống hỗ trợ phòng khi có sự cố hoặc muốn thay đổi.

Dù có nhiều tranh cãi, nhưng phải thừa nhận Canon và Nikon có nhiều chọn lựa về phụ kiện, thiết bị giá rẻ của hãng sản xuất thứ 3, có cộng đồng người dùng lớn, đó là ưu thế giúp dễ dàng trao đổi, mượn thiết bị và phụ kiện, kể cả bán lại. Tuy vậy Sony cũng là một chọn lựa đang lên với máy ảnh Mirrorless.

THAM KHẢO THÔNG TIN CẢM BIẾN Vào trong web DXO Mark để tham khảo thông tin cảm biến máy ảnh https://www.dxomark.com/

CHỌN LỰA ẢNH PHONG CẢNH

Các máy ảnh dùng ngoài trời có Dynamic Range cao

Khi chụp ảnh phong cảnh ngoài trời, độ chênh lệch ánh sáng thường rất cao và cần hiển thị màu sắc phong phú. Vì thế 3 yếu tố chọn máy ảnh phong cảnh là độ sâu màu và dynamic range cao. Một máy ảnh chụp phong cảnh cần có Dynamic Range từ 13EV trở lên và độ sâu màu 20bits. Độ phân giải là một ưu thế của máy ảnh chụp phong cảnh nhưng không quá quan trọng vì có chi tiết nhỏ.

CHỌN LỰA ẢNH DU LỊCH & ĐỜI THƯỜNG

Ống kính zoom hay cố định, giá bán thấp và dễ dùng

Các máy ảnh Compact Mirrorless như Fujifilm X100F, hay DSLR Entry Level như Canon 80D hay Mirrorless APS-C như Fujifilm X-T30 đều rất thích hợp. Nếu muốn dùng máy ảnh lâu năm, có ý định nâng cấp hoặc định hướng dài hạn, nên chọn máy ảnh DSLR ngay từ đầu để hạn chế đổi toàn bộ ống kính sang Full Frame, như máy ảnh Full frame giá rẻ Sony 7C hoặc Canon 6D Mark II hay Nikon D600,....

Chọn lựa | THÍCH HỢP

Camera Buying Guide

Để hiểu hết những tiêu chí này cần có thời gian, nhưng đừng bỏ qua vì những vấn đề kỹ thuật chưa biết. Hãy đọc để biết khái niệm về những vấn đề kỹ thuật, tìm hiểu nhu cầu sử dụng của chính mình, xem xét ngân sách ngắn hạn và dài hạn, sau đó nhờ 1 người có kinh nghiệm để tư vấn để hiểu những gì họ nói.

Đừng mua máy ảnh quá đắt tiền chỉ vì máy ảnh đáp ứng mọi nhu cầu, nhưng tần suất sử dụng quá ít. Đừng mua máy ảnh vì nó là chiếc máy ảnh tốt nhất so với nhu cầu quá ít hiện tại. Đừng xem máy ảnh Full Frame là lựa chọn tốt nhất trong khi chỉ cần dùng ảnh cho mục đích cá nhân hoặc chỉ tải lên mạng xã hội. Đừng chọn máy ảnh Đức nếu ít kinh nghiệm kỹ thuật, đó là máy ảnh dành cho người chuyên nghiệp.

Một chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy ảnh dùng nhiều nhất.