6 minute read

Đà Lạt THÀNH PHỐ SƯƠNG MÙ

TÁC GIẢ BÀI VIẾT & ẢNH: BÙI PHÚ KHÁNH

Advertisement

Là một người con của thành phố mộng mơ. Tác giả lớn lên trong cảnh thiên nhiên, kiến trúc tây thuộc và văn hóa tây nguyên, nuôi dưỡng đam mê từ khi được nhìn thấy những bức ảnh phong cảnh của các bậc đàn anh và nay trở thành nhiếp ảnh gia thương mại. Bài viết sau là những chia sẻ kinh nghiệm và lòng đam mê về nhiếp ảnh sương mù của anh.

TÁC GIẢ: BÙI PHÚ KHÁNH Là một công chức nhà nước, tác giả đến với nhiếp ảnh vì những đam mê và trở thành nhiếp ảnh gia thương mại. Anh may mắn được giao lưu, học hỏi rất nhiều từ các thế hệ đàn anh đi trước trong giới nhiếp ảnh ở Đà Lạt như a Lý Hoàng Long, Lại Thế Anh, Nguyễn Khánh Hoàng, Vũ Xuân Lập…và rất nhiều các chú, các anh khác mà tác giả không kể ra hết. K hi thời tiết bắt đầu trở lạnh, không khí se lạnh tràn về, thì từng ngôi nhà, ngõ phố, ... chìm mờ ảo trong làn sương, ánh đèn vàng xa xa tạo nên phong cảnh thành phố đầy ảo dịu, mộng mơ, đẹp hút hồn. Nói đến Đà Lạt, người ta nghĩ ngay đến những mệnh danh mỹ miều như thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố buồn...nhưng với tác giả cái tên nhiều cảm xúc nhất đó là “Thành phố của sương mù”, cái tên đã đi vào âm nhạc và thi ca, mà chúng ta đã biết với bao hoài niệm.

NAG. Bùi Phú Khánh Nơi chốn: Langbiang

TÔI VÀ THÀNH PHỐ SƯƠNG MÙ

Tác giả lớn lên từ vùng đất này, mọi thứ ở đây đã trở nên quen thuộc từ khi được rong ruổi thời cắp sách và mỗi lúc trên đường về nhà.

Rồi khi rời xa thành phố để tiếp tục học tập, anh mới cảm nhận được nơi này có ý nghĩa thế nào với bản thân. Đó là năm 2010. Mạng xã hội là phương tiện duy nhất giúp tác giả nhìn thấy quê nhà qua những tấm ảnh của bạn bè và cả những nhiếp ảnh yêu thích Đà Lạt. Khi đó nỗi nhớ nhà và cảm xúc về thành phố này càng trở nên da diết hơn.

Có lẽ đó là 2 người anh đầu tiên truyền cảm hứng và đam mê nhiếp ảnh đến với tác giả, mặc dù khi đó chưa bao giờ gặp được họ. Mãi đến sau này tác giả mới biết tên thật của nhiếp ảnh gia (NAG.) Vonfram là Nguyễn Thanh Tùng nhưng anh ấy đã không còn cầm máy và chuyển đổi sang công việc khác.

Đà Lạt chỉ có sương mù không phải mây luồng như Tây bắc, khi nắng lên thì sẽ tan.

Năm 2013 sau khi tốt nghiệp và trở về Đà Lạt. Từ những tháng lương đầu tiên anh đã dành dụm tiền để sắm chiếc máy ảnh du lịch đầu tiên và tìm hiểu về nhiếp ảnh. Anh chụp tất cả những gì cảm thấy đẹp rồi dần dần thay đổi các thiết bị, học cách hậu kỳ cũng như những kỹ thuật khác... và nay đã trở thành NAG thương mại. Ngoài việc mưu sinh anh cũng dành thời gian để ghi lại nét đẹp quê hương và giới thiệu đến mọi người về nơi đã nuôi dưỡng bao đam mê và hoài bão. Và các bức ảnh sương mù đã đến với anh theo một cách tự nhiên và cũng là niềm đam mê nhiếp ảnh phong cảnh của chính mình.

Vị trí | TỐT NHẤT

Đà Lạt Sương Mù

Có 02 địa điểm trong thành phố có thể chụp ảnh sương mù đẹp. Đó là Núi Du Sinh và Núi Hoành Bồ. Ngoài 2 địa điểm trên còn có núi Langbiang, Cầu Đất, nhưng cách thành phố khoảng 20km di chuyển và một số địa danh khác. Thời gian chụp từ giữa đêm đến 6h sáng. Khi nắng lên sương sẽ dần tan

MÁY ẢNH 2014: Pentax K50 2016: Pentax K3 Mark II 2018: Nikon D810 2020: Canon 5D Mark IV

FACEBOOK facebook.com/phu.khanh.75

Tất cả hình ảnh trong bài viết này, bản quyền thuộc về tác giả Bùi Phú Khánh ©

THỜI TIẾT

Thời tiết ở Đà Lạt luôn chuyển biến không ngừng, còn được biết đến với tên gọi “Tiểu thời tiết”. Vì thế có một số bài viết của vài nhiếp ảnh gia chia sẻ về cách săn sương mù ở Đà Lạt, khi ứng dụng vào thực tế có thể không chính xác. Đơn giản vì thời tiết nơi đây không theo một quy luật nhất định nào, nên tác giả tin vào sự may mắn khi chụp ảnh sương mù. Tuy nhiên có thể giảm bớt rủi ro bằng cách cài đặt một vài phần mềm dự báo thời tiết. Hiện nay các phần mềm hỗ trợ dự báo thời tiết khá đa dạng và tỷ lệ chính xác cao,

Tùy vào khoảng cách, tiêu cự lý tưởng để chụp sương mù là 24mm, 70-200mm hay 300mm. Các ống kính siêu rộng làm suy giảm chất lượng ảnh ở các góc ảnh. Nếu cần góc rộng nên chụp Panorama và hậu kỳ.

bản thân tác giả cũng sử dụng hai phần mềm (Thời Tiết XL và Ventusky) để so sánh và đưa ra quyết định của riêng mình.

KINH NGHIỆM CHỤP MÂY

Ngay cả trong điều kiện hoàn hảo, nhưng nếu thời tiết quá lạnh, có mưa, sức gió thay đổi liên tục, có gió luồn tầm thấp, trời nhiều mây hay hơi nóng ẩm thì mức ngưng tụ sẽ không đạt… khi đó không thể chụp được những bức ảnh hoàn hảo. Và khi trên tay có đầy đủ thiết bị, thời tiết thuận lợi, thời gian và không gian lý tưởng thì kỹ năng, kinh nghiệm chụp, thì kỹ thuật hậu kỳ mới là yếu tố quyết định. Tác giả xin chia sẻ một câu nói của một người anh cùng chơi nhiếp ảnh ở Đà Lạt để kết thúc bài viết “Khi bạn câu được một con cá to mà không biết chế biến thành món ăn, thì đó chỉ là một con cá to chứ không phải một món ăn ngon”.

NAG. Bùi Phú Khánh Nơi chốn: Hoành Bồ

NAG. Bùi Phú Khánh Nơi chốn: Hoành Bồ

DỰ ĐOÁN SƯƠNG MÙ

Kinh nghiệm dự đoán thời tiết để chụp được những bức ảnh sương mù đẹp nhất.

f SAU MỘT KHOẢNG THỜI GIAN TRỜI NẮNG (2-3 ngày) nếu xuất hiện cơn mưa chiều ở ngày thứ 4 và tạnh trước khi trời tối.

f KIỂM TRA PHẦN MỀM DỰ BÁO THỜI TIẾT nếu độ ẩm khoảng 90%, sức gió dưới 10km/h, độ ngưng tụ trên 14% được giữ ổn định trong khoảng thời gian từ đêm đến 6h sáng.

Đây là điều kiện hoàn hảo để vác ba lô lên và đi.