Xi nhuc

Page 1

Đối Phó Với Sự Lăng Nhục và Xem Thường Như Thế Nào? Hải Đường Tĩnh Nguyệt / July 30, 2015 Hãy để chúng ta bắt đầu với việc nghĩ về đủ kiểu lăng mạ có ở ngoài kia. Đầu tiên gồm có, sỉ nhục qua lời nói (dĩ nhiên rồi), có thể là trực tiếp, hoặc thông thường hơn là gián tiếp. Ví dụ của loại này là những trò đùa, lời nói châm biếm, những lời khen mỉa mai, bắt chước, và giả vờ như hứng thú với những gì đối phương nói. Và vì đôi mắt và biểu cảm khuôn mặt của chúng ta có thể thay thế cho lời nói, điển hình như ánh mắt lạnh lùng hoặc không đổi, nụ cười giả dối hay giả lả quá mức, hoặc đôi mày nhướng cao có thể được coi là lăng mạ gián tiếp. Tiếp theo đó là xúc phạm về thể xác, thường dễ thấy hơn, như đấm đá, tát hoặc nhổ nước miếng. Những điều kể trên bao gồm những hành vi sỉ nhục bằng việc làm ra hành động gì đó. Thế nhưng cố lãng quên người khác cũng là một dạng sỉ nhục tương đương, hoặc còn phổ biến hơn. Ví dụ về loại này bao gồm không mời hoặc cô lập người khác, hành xử như trẻ con ( không cười trước trò đùa của đối phương) và tránh né ánh mắt của người ta. Vậy thì, chúng ta nên đối phó với những loại sỉ nhục này theo cách nào là tốt nhất? 1. Giận giữ: Đây là cách đáp trả ít tích cực nhất bởi vì ba lý do. Thứ nhất, nó chứng tỏ là chúng ta coi những lời sỉ nhục


đó và kẻ sỉ nhục chúng ta là quan trọng. Thứ hai, nó chứng tỏ rằng lời xúc phạm đó có vài phần đúng. Và thứ ba, khiến chúng ta bối rối và đau đớn. 2. Chấp nhận: Cái này có vẻ như là phản ứng yếu đuối nhất, nhưng trong nhiều trường hợp, nó ngược lại là phản ứng mạnh mẽ nhất. Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta phải cân nhắc ba thứ: sự xúc phạm ấy có đúng hay không, đến từ người nào, và tại sao? Nếu lời xúc phạm ấy là đúng, đến từ người biết lý lẽ, và anh ta có động lực tốt, vậy thì sự xúc phạm ấy không phải là xúc phạm nữa mà là lời trần thuật về một điều thực tế, và hơn nữa, điều này có khả năng có ích cho chúng ta. Vậy cho nên, chúng ta không nên cảm thấy bị xúc phạm trước những lời góp ý của thầy cô, ba mẹ, hay bạn thân.


Hình từ http://ellyswartz.com/ Nói chung là nếu người mà tôi tôn trọng xúc phạm tôi, tôi sẽ nghĩ về sự xúc phạm đó và cố gắng học thật nhiều từ nó. Ngược lại, nếu tôi nghĩ người xúc phạm tôi chẳng đáng để tôi quan tâm, tôi không có lý do gì phải để ý đến hắn ta hay cảm thấy bị xúc phạm bởi những gì anh ta nói, , cũng như tôi chẳng


việc gì phải cảm thấy bị xúc phạm bởi một đứa trẻ hư hỏng hay một con chó đang sủa điên cuồng. Để ý điều đó, mặc kệ là trường hợp nào đi nữa, tôi không cần phải để ý đến những lời nói khó nghe đó. 3. Đáp trả sự xúc phạm: Có một vài vấn đề với kiểu này, dù cho sự đáp trả ấy có tài tình đến mức nào đi chăng nữa. Thứ nhất, sự đáp trả ấy cần phải rất khôn ngoan, và thứ nhì, nó phải đến với chúng ta đúng thời điểm. Nhưng dù cho chúng ta có sắc bén và dí dỏm như Oscar Wilde, sự đáp trả không phải là phương thức bảo vệ bản thân tốt nhất. Bạn thấy đấy, vấn đề với sự đáp trả là dù nó có hay đến cỡ nào, thì nó có xu hướng cân bằng chúng ta với người xúc phạm chúng ta, đưa anh ta lên ngang hàng với chúng ta, và hạ mình xuống cho bằng anh ta. Điều này có nghĩa là chúng ta cho anh ta quá nhiều danh vọng và nể trọng. Thực tế, đáp trả khôn ngoan chỉ nên dùng giữa bạn bè với nhau, và chỉ để tạo tiếng cười vui vẻ đúng dịp. Và nó cũng chỉ nên kêt thúc với một cái xoa vai, hay cụng ly vui vẻ. Tóm lại, nó chỉ nên dùng với mục đích tạo niềm vui. 4. Hài hước: Sự hài hước là một phản ứng cực cỳ hữu dụng với ba lý do, thứ nhất, làm nhẹ đi sự sỉ nhục, kéo người xem (nếu có) về phía chúng ta và khuếch tán đi sự căng thẳng của tình huống. Sau đây là một ví dụ về tác dụng của sự hài hước. Cato the Younger, người xứ Rome và là


nhà triết học theo chủ nghĩa Stoic ( chủ nghĩa này cho rằng những cảm xúc tiêu cực đến từ những phán xét sai lầm và những người có tinh thần và cực kỳ thông minh sẽ không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc này), từng bào chữa cho một trường hợp khi đối thủ của ông, Lentulus, phun nước miếng vào mặt ông. Sau khi lau nó xong, Cata nói, “Tôi dám thề với bất cứ ai, Lentulus, rằng họ đã nhầm khi nói rằng anh không thể dùng miệng của mình.” Đôi lúc, trong một số trường hợp, phóng đại về sự xúc phạm như là một cách đùa giỡn với người đó có thể phù hợp, “À, nếu cậu quen tôi từ lâu thì sẽ biết rằng tôi từng phạm phải lỗi còn lớn hơn thế này nữa kia.” 5. Lờ đi sự sỉ nhục: một khuyết điểm của sự hài hước là nó đòi hỏi suy nghĩ nhanh. Ngược lại, lờ đi sự xúc phạm thì dễ hơn, và thực tế, mạnh mẽ hơn. Có một ngày, một người cục mịch đánh Cata khi ông đang ở nhà tấm công cộng. Khi người nọ nhận ra ông ta đánh lầm phải Cato thì liền đến xin lỗi. Thay vì giận dữ hay chấp nhận lời xin lỗi, Cato trả lời, “Tôi không nhớ là mình bị đánh hồi nào.” Lời đáp trả của ông có ý nghĩa, “Ông chẳng quan trọng gì với tôi, và tôi cũng không cần ghi nhận lời xin lỗi của ông, càng nói chi đến việc bị xúc phạm bởi ông.” Kết luận lại là, chúng ta không cần phải cảm thấy bị xúc phạm. Sự xúc phạm không chỉ tồn tại trong lời/ hành vi sỉ nhục của đối phương mà còn nằm trong cách chúng ta phản ứng lại, và


phản ứng ấy hoàn toàn nằm trong quyền điều kiển của chúng ta. Sẽ rất là vô lý nếu chúng ta mong chờ kẻ thô lô có thể trở thành hiền giả, và thế nên nếu chúng ta cảm thấy bị xúc phạm bởi vì những hành vi xấu xa của hắn ta thì chúng ta chỉ có thể tự trách bản thân mình thôi. _______________________ Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/hide-andseek/201302/how-deal-insults-and-put-downs


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.