Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới

Page 61

Đầu năm 1935, Ambedkar đã bị đe dọa khi bỏ Ấn Độ giáo, trong một bài phát biểu trước một cuộc họp của những giai cấp thấp, ông ta "nói một cách cay đắng về sự thất bại đối với những nỗ lực của họ để bảo đảm những nhân quyền căn bản như là các tín hữu của cộng đồng Hindu."[3] Ambedkar đã cân nhắc việc cải sang đạo Sikh, nhưng cuối cùng thừa nhận rằng chỉ có tính cách của Đức Phật và Chúa Kitô quyến rũ ông. Tuy nhiên, hệ thống đẳng cấp đã được quan sát thấy trong các nhà thờ Kitô giáo của miền Nam Ấn Độ, và Ambedkar cảm thấy cộng đồng Kitô hữu đã không có tinh thần chiến đấu chống lại sự bất công xã hội, ông đã chuyển sang Phật giáo.[4] Ambedkar đã viết rằng triết lý của ông đã được "niêm yết" trong ba từ: tự do, bình đẳng và tình huynh đệ. Tuy nhiên, không ai nói rằng tôi đã vay mượn triết lý của tôi từ cuộc Cách mạng Pháp. Tôi đã không. Triết lý của tôi có nguồn gốc tôn giáo và khoa học chính trị. Tôi đã tìm thấy những lời dạy của sư phụ mình, Đức Phật.[5] Ông ta cho rằng tình huynh đệ là tên khác cho dân chủ, đó là “một thái độ cơ bản về sự tôn trọng và tôn kính hướng đến những người cộng sự.”[6] Đức Phât đã biến đổi thái độ tôn trọng và vâng mệnh bao hàm trong các khái niệm giáo pháp của dân tộc Hindu trở thành một đạo đức phổ quát. Bằng cách chấp nhận các thành viên của “hạ cấp” và phụ nữ vào Tăng đoàn, Đức Phật đã thực hiện “những bước cụ thể để tiêu diệt các định chế bất bình đẳng."[7] Ambedkar lập luận rằng đối với Phật tử giáo pháp là đạo đức phổ quát để bảo vệ kẻ yếu từ kẻ mạnh, cung cấp các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mô hình chung, và biện pháp bảo vệ sự phát triển của cá nhân. Đó là những gì làm cho tự do và bình đẳng có hiệu quả. . .. "[8] Đối với Ambedkar, tình huynh đệ "không là gì, nhưng một cái tên khác cho tình huynh đệ của con người nằm trong ý nghĩa danh xưng đối với đạo đức. Đây là là lý do tại sao Đức Phật thuyết giảng về Dhamma, đó là Giáo pháp [dharma] đạo đức bởi Dhamma là thiêng liêng cho nên mang tính đạo đức toàn diện"[9] Phê bình Nhiều Phật tử đang lưỡng lự trong việc xác định giáo pháp với quyền con người. Học giả Phật giáo Masao Abe viết rằng "từ ngữ chính xác của phạm trù 'nhân quyền' theo nghĩa phương Tây không thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong văn học Phật giáo." [10] Khái niệm phương Tây về nhân quyền liên quan duy nhất chỉ dành cho con người. Khác với điểm này, trong Phật giáo một con người thì không chỉ được bao hàm từ quan điểm của con người, có nghĩa là, không chỉ đơn giản là một căn bản của trung tâm điểm [anthropocentric], nhưng trên cơ sở triết học vũ trụ xuyên suốt tâm thể rộng lớn hơn nhiều. Cụ thể hơn, trong Phật giáo, loài người được biết như là một phần của tất cả chúng sinh hoặc thậm chí là một phần của tất cả chúng sinh, có tri giác và không tri giác (sentient và nonsentient), bởi vì cả hai, con người và loài khác người (human và nonhuman beings) đều có giá trị như nhau, đó là tạm bợ và vô thường (transiency và impermanency).[11] Vì vậy, tự thân con người cũng là vô thường, hoặc quan hệ đến chúng. Khái niệm về tự ngã đồng nhất tuyệt đối hoặc cái tôi thực thể, vĩnh cửu là một cấu trúc quan niệm không thực được tạo ra


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.