Nguyệt San Giác Ngộ số 191 tháng 2 năm 2012

Page 34

Còn một điều nữa, không thể không nói đến trong thi ca của thầy Huyền Không. Đó là tấm lòng của thầy, một kẻ tha hương nhưng lúc nào cũng ngóng trông về cố quốc: Chiều nay mưa lòng ai Tâm hồn chìm xa vắng Ra đi đất nước người Nhìn nhau đầy thầm lặng. (Tiễn đưa) Ở nơi xứ người, dù mỗi năm mùa xuân vẫn đến, nhưng làm sao vui cười được nhỉ? Thương Xuân tuyết trắng trên đầu núi Nhớ nước làm sao nở nụ cười. Có lẽ hai câu thơ trên đã đủ để nói lên hết tất cả tấm lòng của thầy đối với quê hương đất nước rồi chăng? Trong hơn 20 năm qua, mỗi lần viết thư cho tôi, lúc nào thầy cũng nói lên cái mong ước của thầy là, một ngày nào đó sẽ về thăm lại quê nhà, thăm lại những ngôi chùa có con đường đỏ chạy lang thang. Và mỗi khi hồi âm cho thầy, tôi cũng đều chép hai câu thơ của thầy, hai câu thơ mà tôi đã thuộc nằm lòng từ khi còn ở với thầy ở chùa Linh Sơn (Đà Lạt): Tiếng chim hót ngoài xa Vui như ngày trở lại. Dù bây giờ có lẽ chim đã bắt đầu hót ngoài xa, nhưng tôi nghĩ trong ngậm ngùi, mai này trong những người trở về thăm lại quê nhà đó sẽ không bao giờ có thầy trong đó nữa... 

Nội lực để Phật giáo Việt Nam chuyển mình trong thời đại mới ĐÀO NGUYÊN Phật giáo Việt Nam trong gần 2.000 năm tồn tại và phát triển đồng hành cùng với dân tộc, đã luôn nói đến cũng như cố gắng thực hiện hai yếu tố: khế lý và khế cơ. Khế lý là nhấn mạnh về tính tư tưởng. Khế cơ là nhấn mạnh về tính lịch sử. Nhờ khế lý nên tư tưởng luôn phong phú, sâu sắc mà mình vẫn là mình. Do khế cơ nên mọi hình thái sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt luôn đa dạng, gắn bó mà không hề mất gốc. Có thể tạm so sánh: khế lý là phần nội lực; Khế cơ là phần chuyển mình để đi tới, vươn tới cùng hội nhập. Như thế thì chuyển mình để đi tới, vươn tới cùng hội nhập, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải dựa trên nền tảng là nội lực.

Nội lực của Phật giáo Việt Nam có thể chia làm 2 phần là hình thức và nội dung. Hình thức là chỉ cho phần trụ xứ (tự viện, thiền viện, tịnh xá, thiền thất…) giảng đường, cách thức thờ tự, tượng đài, pháp phục, lễ phục, cờ phướn trang hoàng v.v… Nội dung thì bao gồm 2 phần là tu tập và tu học(1). Tu tập là phần tụng niệm, hành thiền, ứng phú, trai đàn, chẩn tế, truyền giới, thọ giới, an cư, kiết hạ… Tu học là phần giáo dục theo thứ lớp từ thấp đến cao, thuyết pháp, diễn giảng, in ấn phát hành kinh sách, báo chí, biên dịch, soạn thuật… Toàn bộ phần tu tập - tu học ấy đều được dựa trên nền tảng là Tam tạng Kinh Luật Luận bằng tiếng Việt, tức là Đại tạng kinh Việt Nam. Gút lại, bàn về phần chính của nội lực ở đây là bàn về Đại tạng kinh Việt Nam cùng những hệ luận và khai triển: Thánh điển Phật giáo Việt Nam, Tục tạng Phật học Việt Nam, Bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Bộ Văn học Phật giáo Việt Nam, Bộ Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Bộ Giáo khoa Phật học Việt Nam, Bộ Danh Tăng Phật giáo Việt Nam… Chúng tôi xin lần lượt bàn tóm tắt qua từng mục. 1. Đại tạng kinh Việt Nam: Sau gần 40 năm thực hiện(2), đến nay (cuối năm 2011) sự nghiệp phiên dịch để hoàn thành Đại tạng kinh (ĐTK) Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng phấn khởi: a. ĐTK Việt Nam - Phần Phật giáo Nam truyền: * Bốn bộ Nikàya (Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ) đã được Hòa thượng Minh Châu Việt dịch. * Kinh Tiểu bộ (Gồm 15 mục) cũng đã được nữ Cư sĩ Trần Phương Lan Việt dịch. * Tạng Luận và Tạng Luật (?) cũng được chư vị bên Nam tông Việt dịch.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.