Nồi inox có độc không

Page 1

NỒI INOX CÓ ĐỘC KHÔNG Bếp từ là một trong những sản phẩm được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các dòng bếp từ là kén nồi. Không phải loại nào cũng có thể sử dụng được trên bếp từ. Vậy nồi nấu bếp từ như thế nào là phù hợp? Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết này. Hy vọng rằng những thông tin mình chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn khi lựa chọn các sản phẩm bộ nồi nấu cho bếp từ được tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của nồi từ? Nguyên lý hoạt động dựa vào cảm ứng điện từ, cũng giống như biến thể, chỉnh lưu hay động cơ quạt. Chúng đều có lõi thép bên trong vòng dây. Tuy nhiên, với những dòng bếp cảm ứng từ thì lại khác một chút đó là mặt dây sẽ đặt phía dưới mặt kính của bếp từ, còn lõi thép thì trở thành đáy nồi. Vì đáy nồi khép kín nên khi bếp hoạt động đáy nồi sẽ sản sinh ra dòng điện, dòng điện phía dưới đáy nồi sẽ tự chuyển hóa thành nhiệt năng là làm chín thức ăn. Do đó, để nồi có thể hoạt động trên bếp từ thì điều đầu tiên bạn phải quan tâm đó là đáy xoong nồi phải nhiễm từ.


Chất liệu inox phổ biến để làm đồ dùng cho nhà bếp? Chất liệu inox 430: Trong loại inox này có chứa 18% Crom, 0% là Niken còn lại là sắt và các thành phần khác. Loại này có đặc điểm nổi bật là có tính nhiễm từ, người ta thường sử dụng để làm nồi, chảo hoặc cũng có thể được dùng để làm lớp phủ ngoài của đáy nồi. Inox 430 có ưu điểm là vẻ ngoài sáng bóng, cầm nhẹ, an toàn cho sức khỏe và thường được sử dụng cho bếp từ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó lại rất mỏng hay bị hoen ố sau một thời gian sử dụng, độ bền và khả năng chống oxy hóa cũng không cao. Chất liệu inox 201: Trong thành phần của inox 201 có chức 18% Crom, 3% Niken còn lại là sắt và các thành phần khác. Loại này thì đứng sau inox 304 nhưng lại đứng trước inox 430. Được sử dụng nhiều để làm nồi, chảo hoặc ruột bình giữ nhiệt… Inox 201 có ưu điểm là rẻ, độ bền tốt, trọng lượng nhẹ và có vẻ ngoài sáng bóng. Tuy nhiên, nhược điểm lại không sử dụng ở trên bếp từ và nếu không bảo quản, vệ sinh tốt thì cũng sẽ xuất hiện những vết hoen rỉ nhỏ li ti trên bề mặt. Chất liệu inox 410: Cũng tương tự như inox 430 thì inox 410 cũng nhiễm từ. Loại này thì thành phần chính chỉ có 11.5% Crom và được sử dụng nhiều để làm muỗng, đũa… Inox 410 có ưu điểm cầm nhẹ, an toàn cho sức khỏe và giá thành rẻ. Nhưng nhược điểm lại hay bị trầy xước và sử dụng một thời gian sẽ bị hoen ố, xỉn màu. Chất liệu inox 304: Thành phần chính của inox 304 là 18% Crom, 10% Niken còn lại là sắt và các thành phần khác. Không giống như các chất liệu inox khác, inox 304 được đánh giá “tốt – bền –đẹp” nhất và đặc biệt khả năng chống oxy hóa tốt, không bị nhiễm từ và được ứng dụng nhiều trong y tế và làm nồi, chảo. Tuy nhiên, chất liệu nồi inox 304 lại có nhược điểm là nặng, giá thành cao. Phần đáy nồi sẽ luôn được phủ bởi một lớp inox 430 phía dưới thì mới có thể sử dụng được trên bếp từ. Nên lựa chọn loại chất liệu nồi inox nào là tốt?


Nếu bạn muốn an toàn cho sức khỏe, chất liệu tốt, nấu ăn ngon thì nên chọn chất liệu nồi inox 304. Nhưng giá thành của bộ nồi này hơn cao. Còn nếu bạn muốn chọn sản phẩm bộ nồi inox giá phải chăng thì có thể lựa chọn bộ nồi inox 430, 210, 410 đều được. Bạn có thể dễ dàng mua ở bất cứ chợ hay siêu thị nào.

Vai trò của các lớp đáy trong nồi inox là như thế nào? Khi bạn chọn mua nồi inox thì điều đầu tiên bạn cần phải quan tâm đó là khả năng tỏa nhiệt và giữ nhiệt của các loại nồi này. Bởi nếu như lựa chọn bộ nồi mà tản nhiệt chậm sẽ khiến cho thức ăn không chín mà còn cháy rất nhanh. Chính vì thế nên, khi lựa chọn mua nồi inox thì người tiêu dùng cần phải quan tâm tới đáy của nồi xem là loại gì? Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách phân biệt các loại đáy nồi phổ biến hay được dùng cho bếp từ nhất. Những loại đáy nồi phổ biến dùng cho bếp từ? 1: Nồi lẩu cho bếp từ Loại này thường thiết kế duy nhất 1 đáy, có độ dày từ 0,5 – 0,6mm. Có đặc tính là bắt nhiệt nhanh nhưng tản nhiệt lại không đều (do thiết kế 1 đáy khá mỏng nên khi nấu thức ăn sẽ bị cháy rất nhanh). 2: Nồi 3 đáy Nồi 3 đáy có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp trong cùng: Có chất liệu là inox 304 là loại inox siêu bền và không có tính nhiễm từ đã được phân tích ở phía trên. Lớp giữa: Thường nhà sản xuất sẽ sử dụng nhôm hoặc là đồng nguyên chất. Với đặc tính là hấp thụ nhiệt tốt cũng như khả năng phân tán nhiệt đều. Lớp cuối cùng: Sử dụng inox 430 là loại inox có tính chống xước cao, sáng bóng có nhiễm từ và đặc biệt với khả năng chịu ăn mòn cao nên thường được sử dụng cho bếp từ.


3: Nồi 5 đáy - Lớp trong cùng: Nồi inox có độc không? Có chất liệu là inox 304 khiến cho nồi luôn được sáng bóng, có độ bền cao và đặc biệt không bị oxy hóa. Nhiệt sẽ được truyền trực tiếp tới lớp lõi hợp kim nhôm có tác dụng giúp tản nhiệt nhanh chóng. Khi nhiệt tỏa ra sẽ làm cho thức ăn chín đều và đảm bảo được chất lượng dinh dưỡng cho các món ăn. - Lớp giữa: Lớp nhôm tinh chế (Refined Aluminum), sau đó được kẹp với lớp lõi hợp kim nhôm đặc biệt và được bao phủ bởi một lớp nhôm tinh tế thứ 2. Điều này giúp truyền nhiệt và giữ nhiệt giúp giữ được nhiên liệu trong suốt quá trình nấu nước. - Lớp cuối cùng: Được bao phủ bởi inox 430 có nhiễm từ với khả năng chịu ăn mòn cao nên có thể sử dụng cho bếp từ.


Về cơ bản thì cấu tạo các loại đáy nồi đều 3 lớp giống nhau. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể linh hoạt chế tạo ra các loại nồi 5 lớp hay 7 lớp. Điều khác biệt nhất giữa các lớp đáy là phần giữa được đa dạng hóa lớp lõi.

Thiết kế của bộ nồi nấu cho bếp từ? Kiểu dáng: Mỗi nhà sản xuất sẽ cho ra mắt các loại sản phẩm bộ nồi với những kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những mẫu thiết kế có màu sắc trang nhã, những gam màu như trắng, vàng sẽ giúp cho căn bếp của bạn trở nên sang trọng và hiện đại hơn. Ở một số dòng nồi thì các nhà sản xuất còn tỉ mỉ khắc bên trong thành nồi một thang đo thể tích lượng nước. Điều này giúp cho các bà nội chợ dễ dàng hơn trong việc đo lượng nước khi nấu theo công thức Tay cầm: Ở các dòng bộ nồi cao cấp thì kỹ thuật hàn ghép vô cùng tinh xảo, cho khả năng cách nhiệt và nhịu lực tốt lên tới 150kg. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho các bà nội chợ vô cùng yêu thích và yên tâm mỗi khi sử dụng. Nắp nồi: Thường thì các nhà sản xuất hay lựa chọn chất liệu bằng inox hoặc bằng kính cường lực. Được thiết kế vừa khít với thành nồi nên việc lưu giữ hương vị


món ăn sẽ tốt hơn. Mặt khác, trên nắp nồi sẽ được thiết kế thêm một lỗ nhỏ tinh tế, giúp cho hơi nước được bốc hơi và tạo thành luồng hơi nước đối lưu bên trong lòng nồi. Việc này giúp cho hương vị và chất dinh dương được đảm bảo, thức ăn sẽ được chín mềm và ngon hơn. Đáy nồi: Công nghệ đúc đáy đa lớp đã trở thành một mô típ quen thuộc của các mẫu thiết kế đồ da dụng. Cấu tạo của các lớp đáy bằng kim loại khác nhau với hệ số giãn nở vì nhiệt cũng khác nhau nên các loại nồi, xoong chảo có đáy đa lớp sẽ rất dễ bị cong, vênh, lồi lõm. Ở những dòng nồi chảo thông thường, thì hiện tượng cong vênh, lồi lõm rất hay xảy ra sau một thời gian dài sử dụng do sự tác động của các kim loại có hệ số giãn nở vì nhiệt khác nhau. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm của Đức có thể khắc chế được các hiện tượng trên nhờ vào việc các lớp đáy được nung nóng ở nhiệt độ 600*C. Hơi nóng cháy sẽ kết dính lại với nhau loại bỏ hoàn toàn các kẽ hở, bọt khí. Sau đó, được dập vào thân nồi với một lực mạnh lên tới 1500 tấn – 4000 tấn. Với những tính toán này của nhà sản xuất sẽ khiến cho các đáy nồi của các dòng nồi Đức luôn luôn giữ được độ phẳng kể cả cho kim loại có giãn nở. Vì nguyên tắc, đáy nồi càng dày đặc thì độ truyền nhiệt, dẫn nhiệt, giữ nhiệt sẽ càng tốt. Nhờ vào công nghệ đúc đáy nồi này mà các dòng nồi cao cấp sẽ cho khả năng phân tán nhiệt đều, chống cháy khi nấu, và giữ nhiệt được lâu hơn, vì nguyên tắc đáy nồi càng dày đặc sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn.

Phân loại kích cỡ loại nồi theo từng tính năng sử dụng? Bạn sẽ chế biến nhiều món ăn ngon cho gia đình, từ đơn giản cho tới phức tạp nên việc chọn size phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiên liệu và thời gian nấu ăn. Dưới đây là một số loại kích cỡ nồi cơ bản: + Nồi luộc gà: Thường sẽ có đáy rộng từ 26-32cm, chiều cao từ 25-30cm. Với kích thước này bạn có thể đặt nguyên một con gà từ 3-4kg vẫn vừa. + Nồi nấu bột: Sẽ có đáy rộng từ 14-16cm. Vì trẻ con ăn không được nhiều nên bạn chỉ cần chọn size bé sẽ giúp tiết kiệm thời gian nấu hơn và không bị cháy thức ăn cửa trẻ. + Nồi luộc rau: Sẽ có đáy rộng từ 18-20cm.


+ Chảo từ: Chảo có nhiều loại kích thước khác nhau tùy nhiên bạn nên lựa chọn một chiếc chảo có đường kính rộng 18-20cm và sâu lòng. Để khi chiến, xào thức ăn sẽ không bị bắn dầu mỡ ra bên ngoài.

Sự tương thích giữa kích thước vòng từ và đáy nồi? Nhiều người thường không quan tâm tới điều này, tuy nhiên nó lại liên quan khá nhiều tới hiệu suất và thời gian nấu ăn. Kích thước vòng từ sẽ ảnh hưởng tới công suất của bếp. Thông thường các nhà sản xuất sẽ thiết kế vòng từ trên bề mặt của bếp dao động từ 18-24cm, nhưng trong thực tế vòng từ có thể nhỏ hơn từ 2-4cm so với bản vẻ trên mặt bếp. Kích thước vòng từ ảnh hưởng tới hiệu suất nấu ăn Khi bạn sử dụng một loại nồi cùng kích cỡ với lượng nước trong nồi giống nhau nhưng lại đặt lên 2 kích thước vòng từ khác nhau, bạn sẽ thấy nồi ở bếp có vòng từ lớn hơn sẽ làm nước trong nồi sôi nhanh hơn. Tại vì, với kích thước vòng từ lớn hơn thì tốc độ truyền năng lượng cũng sẽ nhanh hơn. Kích thước đáy nồi quyết định tốc độ nấu ăn Bạn đặt 2 chiếc nồi với kích thước khác nhau lên trên cùng 1 chiếc bếp với đường kính vòng từ giống nhau. Đun một lượng nước như nhau, trong một khoảng thời gian như nhau (không được mở nắp vung nồi). Bạn sẽ thấy, chiếc nồi có đáy to hơn sẽ khiến cho nước sôi nhanh hơn.

Cách kiểm tra nồi có thể sử dụng được cho bếp từ hay không? 1: Sử dụng nam châm để kiểm tra Bạn có thể sử dụng một thỏi nam châm để kiểm tra phần đáy của xoong nồi, nếu nam châm hút mạnh có nghĩa là nồi đó sử dụng được cho bếp từ.


2: Xem ký hiệu được in trên đáy nồi Một trong những đặc điểm mà nhà sản xuất thiết kế sẵn để cho người tiêu dùng dễ dàng nhận biết đó chính là phân biệt qua ký hiệu được in trên đáy của xoong nồi. Có hai kiểu ký hiệu được nhà sản xuất thường hay sử dụng đó là:  Ký hiệu bằng chữ “Induction” trong tiếng anh được gọi là cảm ứng từ.  Ký hiệu bằng hình vẽ cuộn dây xoắn.


3: Chọn mua đáy nồi phẳng Nếu đáy nồi tiếp xúc với bề mặt bếp thì sẽ giúp cho đáy nồi làm nóng nhanh hơn. Chính vì thế, bạn nên chọn những loại nồi có đáy phẳng và chất liệu bằng kim loại có đáy nhiễm từ như inox…

Cách phân biệt giữa các dòng sản phẩm nồi trung quốc với các dòng nồi xịn? Với những bộ nồi Trung Quốc thì bạn có thể nhận thấy ngay đó là khi cầm nồi rất nhẹ, mỏng, vẻ ngoài thường bóng loáng và tay cầm luôn thô. Còn với những bộ nồi xịn, chuẩn xuất xứ Châu Âu thì khi cầm sẽ nặng, đáy nồi sẽ luôn dập nổi có thông tin của nhà sản xuất cũng như chi tiết số lớp đáy (có thể là 3 hoặc 5, 7 tùy vào từng loại nồi). Các dòng chữ sẽ được in rất rõ nét. Đặc biệt, nắp nồi, tay cầm sẽ được thiết kế chắc chắn và tinh tế hơn. Với những bộ nồi Trung Quốc thường có giá thành rất rẻ còn đối với những dòng nồi cao cấp chuẩn xịn thì giá thành sẽ cao.


Các sản phẩm nồi Trung Quốc do được làm bằng các chất liệu không đạt tiêu chuẩn nên không được bền, sử dụng một thời gian sẽ có hiện tượng bị cong, vênh, móp, lồi lõm. Còn đối với các dòng xuất xứ Châu Âu thì sẽ không có hiện tượng này.

Hiện tượng bếp từ không nhận nồi và cách khắc phục? Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ, khi bạn bật bếp thì nguồn điện sẽ chạy qua bộ phận mâm từ, mâm từ sẽ phát ra các bước sóng điện từ dạng elip chạy trên bề mặt vùng nấu khoảng chừng 2 – 3mm. Sóng này sẽ cảm ứng với vùng đáy nồi và từ đó sinh ra nhiệt để làm chín thức ăn. Vậy trong trường hợp, bếp từ không nhận nồi thì bạn cần phải kiểm tra một số những yếu tố sau đây: 1: Vị trí đặt nồi Nếu bạn đặt vị trí đáy nồi lệch hẳn so với vùng từ trên bếp từ thì bếp sẽ không nhận diện được nồi và sẽ cảnh báo lỗi. Khắc phục: Bạn cần đặt lại vị trí đáy nồi vào đúng vị trí vùng từ là bếp có thể hoạt động.

2: Nồi không tương thích với bếp từ


Như đã nói ở trên, do bếp từ hoạt động theo nguyên lý cảm ứng từ, thế nên đáy nồi phải là các loại có đáy nhiễm từ thì bếp mới có thể hoạt động được. Nên khi bạn sử dụng một trong các dòng nồi không có đáy nhiễm từ thì bếp sẽ không nhận và sẽ báo lỗi. Khắc phục: Chọn mua những loại nồi có đáy nhiễm từ để sử dụng. 3: Kiểm tra mặt đáy của nồi Nếu vị trí đặt nồi chuẩn, nồi mua đã tương thích với bếp từ mà sau một thời gian sử dụng bếp cảnh báo lỗi và không nhận nồi thì bạn cần phải kiểm tra mặt đáy của nồi xem có bị biến dạng hay không? Khắc phục: Nên thay nồi mới để không bị ảnh hưởng tới quá trình sử dụng cũng như cảm biến, bo mạch của bếp. 4: Các dòng bếp cao cấp sẽ kém chọn nồi Cùng là một dòng bếp từ nhập khẩu Châu Âu và nồi bạn cũng sử dụng là dòng nồi cao cấp Châu Âu, thế nhưng tại sao lại xuất hiện tình trạng bếp không nhận nồi. Điều này bạn có thể dễ dàng hiểu như này, mỗi dòng bếp sẽ có một mạch công suất và tần số được thiết kế khác nhau. Do đó nên không phải loại nồi nào cũng có thể sử dụng và nhận diện được. Không chỉ có thế, chất liệu tạo nên đáy nồi cùng khác nhau nên nó cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bếp từ có nhận nồi hay không? Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của mình. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thêm. Xem chi tiết hơn tại: http://kocher.vn/noi-inox-co-doc-khong.htm


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.