Pho Hien Hanh Nguyen Phap

Page 124

TỨ THẬP HOA NGHIÊM KINH – P3

125

coi TV, muốn coi đài nào thì vặn sang băng tần (channel) ấy, màn hình liền hiện ra. Ở nơi đây, chúng ta muốn chọn một đài nào thì phải vặn sang băng tần ấy, còn bọn họ thì không cần, chẳng mất công như thế, khởi tâm động niệm thì cảnh giới liền hiện tiền. Dưới đây, [ngài Thanh Lương] nêu một thí dụ, trong mười pháp giới nêu một thí dụ, lấy Phật [để dẫn chứng]. Dĩ như vi Phật, vô pháp bất như. 以 如 為 佛,無 法 不 如。 (Bởi Như là Phật, không pháp nào chẳng như) “Như” là Chân Như, là tự tánh. Bản tánh của Chân Như có thể hiện, có thể biến. Hết thảy cảnh giới đều được biến. Nếu nói theo Phật pháp giới thì “không pháp nào chẳng như”. Tắc vô phi Phật hỹ. 則 無 非 佛 矣。 (Cho nên không gì chẳng phải là Phật vậy) Chính là như kinh Hoa Nghiêm đã dạy: “Một tức hết thảy, hết thảy chính là một”. Đây là Phổ Nhãn. Nhập Phật pháp giới thì có pháp nào chẳng phải là Phật? Pháp nào cũng đều là Phật. Vì thế, cổ đại đức bảo chúng ta, nếu mỗi một người chúng ta thành Phật thì khi người ấy thành Phật, thấy tận hư không, trọn pháp giới, hữu tình lẫn vô tình đều là Phật. Lời này cũng được nói trong kinh Hoa Nghiêm: “Tình dữ vô tình, đồng viên Chủng Trí” (Hữu tình lẫn vô tình đều cùng viên mãn Chủng Trí). Chủng Trí là Nhất Thiết Chủng Trí, tức là điều đã được chứng bởi Như Lai. Viên là viên mãn. Hữu tình và vô tình cùng viên mãn Nhất Thiết Chủng Trí, ấy là thành Phật. Nếu bảo “coi Như là Bồ Tát, thì không pháp nào chẳng phải là Bồ Tát” thì hết thảy pháp tình và vô tình đều là Bồ Tát! Nói thật ra, đây cũng là quan niệm, trong vòng một niệm! Vì sao chúng ta không có cảnh giới ấy? Khi sáu căn của chúng ta tiếp


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.