
4 minute read
2.3.3. Các khoảng trống nghiên cứu trước đây
là gi a các làng nghề và các doanh nghiệp đặt tại các khu công nghiệp. Trong nội bộ làng, mối quan hệ qua lại gi a các doanh nghiệp gia đình có ý nghĩa quyết định đối với việc củng cố mối liên kết xã hội dựa trên sự tương trợ, chuyển giao kiến thức, lòng tin.
2.3.3. Các khoảng trống nghiên cứu trƣớc đây
Advertisement
- Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của làng nghề, CCN, CCNLN nhưng còn rất ít các nghiên cứu về sự phát triển lan tỏa theo không gian địa lý của làng nghề, sự chuyên môn hóa, đổi mới, hiện đại hóa, các mối quan hệ của các làng và sự hình thành thành CLN. Đến nay, các CLN vẫn đang phát triển một các tự phát với nhiều ưu điểm nhưng cũng có nh ng tồn tại hạn chế đối với sự phát triển địa phương. Cần có nghiên cứu đầy đủ về lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển các CLN. - Ở Việt Nam, cho đến nay các nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan tới CLN còn rất ít, chưa đầy đủ, phân tán, hầu hết các nghiên cứu có gắn với tác giả là người nước ngoài hoặc các đề tài gắn với luận án, đề tài nghiên cứu có sự tham gia của các lưu học sinh, nhà nghiên cứu của nước ngoài thực hiện và được công bố ở nước ngoài Hoan Nguyen Xuan (2004); Nam Vu Hoang (2008); Nghi Nguyen Quy (2009); Ganne & Lecler (2009); Fanchette (2014, 2019);… các nghiên cứu này cũng mới tập trung vào một vài khía cạnh xã hội học như: vốn xã hội, vốn con người, các yếu tố sản xuất, lao động trong CLN,… - Các nghiên cứu thường dựa trên quan niệm riêng hoặc khái niệm Cụm công nghiệp (CCN) của Marshal (1980); Becattini (1992); Schmitz & Nadvi (1997); Ganne & Lecler (2009) để nghiên cứu thực tế nên chưa giải thích được đầy đủ bản chất của CLN ở Việt Nam. Với Việt Nam cho đến nay chưa có một tài liệu nào trình bày rõ các lý luận về CLN như khái niệm, bản chất, phân loại, điều kiện hình thành, tiêu chí xác định,... Điều này dẫn đến sự hiểu lầm “Cụm làng nghề” giống như: “làng nghề”, “Cụm công nghiệp” hoặc “Cụm công nghiệp làng nghề” . - Vấn đề phát triển nông thôn theo vùng hoặc liên kết vùng, liên kết ngành ngày càng có tầm quan trọng. Trên thế giới vấn đề này ngày càng được quan tâm nghiên cứu; nhưng Ở Việt Nam còn là vấn đề mới nên việc nghiên cứu chủ yếu do các cá nhân các nhà khoa học tâm huyết tiến hành; các địa phương cũng như Chính phủ cũng chưa có chính sách khuyến khích các nghiên cứu này.
Kết luận của phần I: - Cụm làng nghề là một tập hợp gồm một số làng nghề cùng loại ở gần cạnh nhau, tập trung trên một không gian địa lý các cộng đồng người dân, chủ cơ sở SXKD làng nghề và các thể chế địa phương với các mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương. - Phát triển cụm làng nghề là sự phát triển kinh tế, xã hội của cụm; có sự lồng ghép gi a phát triển SXKD với bảo tồn tài nguyên và bản sắc văn hóa trong không gian địa lý nhất định của CLN. Có 4 giai đoạn phát triển của CLN đó là: giai đoạn phôi thai, củng cố, phát triển và suy tàn. - Cụm làng nghề là một hệ thống tổ chức sản xuất địa phương quan trọng ở thời kỳ đầu của CNH ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp, Italia, Trung Quốc,... CLN được hình thành tự phát có nh ng ưu điểm nhưng cũng có nh ng tồn tại hạn chế đối với phát triển địa phương. Các nước đã rất chú trọng phát triển các CLN để thực hiện các mục tiêu như tạo việc làm cho người lao động, duy trì và bảo tồn nghề truyền thống, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch; đổi mới sáng tạo và công nghiệp hóa nông thôn. - Ở Việt Nam, cho đến nay các nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan tới CLN còn rất ít, chưa đầy đủ, phân tán, hầu hết các nghiên cứu có gắn với tác giả là người nước ngoài hoặc có sự tham gia của các lưu học sinh, nhà nghiên cứu của nước ngoài thực hiện. Các nghiên cứu này cũng mới tập trung vào một vài khía cạnh xã hội học như: vốn xã hội, vốn con người, các yếu tố sản xuất trong CLN. Vì chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về lý luận và thực tiễn nên chưa có các giải pháp và cơ chế chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển các CLN.