4 minute read

BƯỚM THẦU DẦU LÔNG MƯỢT (Argyreus hyperbius)

Họ: Bướm đốm Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Các thành viên giống này có cánh trước bị cắt cụt tạo thành góc ở gân 6. Đồng thời gân cận mép trên cánh trước hoặc gân 12 bị phồng lên ở gốc. Giống Argyreus có màu cam, cam sậm với các đường mảnh màu nâu chạy ngoằn ngoèo trên cánh, mép cánh gợn sóng, chót cánh trước hơi nhô ra thành góc. Mép cánh sau lượn sóng theo đúng nhịp bước sóng của các đường mảnh nâu tối chạy ngoằn ngoèo trên cánh. Mặt dưới cánh sậm màu hơn mặt trên và thường có màu kiểu sắt gỉ.

Việt nam có ba loài, Argyreus specularia không có chấm trắng ở trên chót cánh trước, mép cánh ít gợn sóng hơn so với loài Argyreus ariadne. Loài Argyreus merioe có chấm trắng ở chót cánh trước nhưng các đường ngoằn ngoèo ở mặt trên cánh chạy gắt hơn, mép cánh không gợn sóng như Argyreus aridane.

Con cái thuộc giống Argyreus có màu nhạt hơn con đực. Vẻ bề ngoài thì bướm đực và cái giống nhau nhưng bướm đực có các mảng vảy phấn tối màu ở mặt dưới cánh trước và mặt trên cánh sau. Ở mặt trên loài Argyreus ariadne có màu nền nâu đất son với 5 hoặc 6 đường ngang hẹp lượn sóng, kéo dài từ mép trên đến mép dưới ở cả 2 cánh. Có một chấm trắng ở gần chót cánh trước. Mặt dưới có màu nâu tối phớt hồng. Sải cánh: 45-55mm.

Sinh học sinh thái:

Gặp ở những chỗ có nắng, ven rừng thứ sinh thấp, đặc biệt khu vực gần cây chủ là Thầu dầu Ricinus communis - họ Thầu dầu

Euphorbiaceae, một loại cây dại phổ biến khắp nơi. Khi đậu thường xoè cánh. Các loài trong giống này bay không nhanh. Cách bay khá dễ nhận diện là đập cánh vài lần liên tục sau đó xoè cánh ra để lượn. Cách bay này tương tự giống Neptis. Giống Argyreus thuộc dạng khó tiếp cận. Thông thường, khi phát hiện ra người tới gần nó lập tức bay ra xa, đậu cách vài mét. Bướm thường bay ở khu vực gần chỗ có người ở và khu vực đất trống, ở nơi có mọc cây thức ăn cho sâu non như

Thầu dầu Euphorbiaceae.

Phân bố:

Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Nam đến Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam (ở Việt Nam có mọi nơi). Tên loài được đặt vì có lớp phấn lông mượt và sống trên cây họ thầu dầu Euphorbiaceae.

6. BƯỚM MÀU CÀ RỐT (Loxura atymnus)

Họ: Bướm xanh Lycaenidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Loxura là giống gồm những con bướm có màu nền đỏ da cam với đuôi ở gân 2 cánh sau dài 10mm và chót đuôi màu trắng. Con cái có viền mép cánh màu đen phủ rộng hơn ở con đực. Râu của chúng ngắn, nhưng xúc biện miệng dài và thò ra ngoài. Loài D.atymnus dễ nhận diện. Mặt trên có màu đỏ cam, viền cánh đen rộng ra ở góc cánh trước. Cánh sau đua dài về phía sau và cuối của nó là một đuôi dài với chót đuôi màu trắng. Mặt dưới có màu vàng bò đến vàng nâu. Cánh trước có một loạt các đốm xếp thành dải băng, một phần dịch chỗ ở gân 5. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Sải cánh: 3640mm.

Phân bố:

Loài này có phân bố rộng từ Sri-lan-ca và Ấn Độ đến Nam Trung Quốc phía Nam qua bán đảo Mã-lai đến Sulawesi. Gặp mọi nơi ở Việt Nam. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài có phổ phân bố rộng và thường gặp. Có thể nhân nuôi loài này vì đã biết rõ cây thức ăn của nó và cũng là một loài bướm đẹp.

Sinh học sinh thái:

Có thể gặp ở các khu vực có cây bụi, cả trong thành phố lớn. Phổ biến ở ven rừng, những chỗ nắng. Sâu ăn lá cây Khoai mỡ (Dioscorea sp.), Kim cang (Smilax sp.), được một loài kiến vàng chăm sóc. Chúng thường gặp ở gần làng nằm cạnh bìa rừng và những vạt rừng bị chặt. Chúng xuất hiện ở độ cao vừa và thấp. Ở Trung Quốc bướm cái đẻ trứng trên chổi non cây Củ nâu và cây Kim cang.

7. BƯỚM CAM ĐUÔI DÀI (Papilio polytes)

Họ: Bướm phượng Papilionidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Sinh học, sinh thái:

Đẻ trứng trên các loài cây thuộc họ cam chanh. Cũng đẻ trứng trên một số cây hoang dại khác như Cơm rượu (Glycosmiss sp.). Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae.

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm đực chỉ có một dạng trong khi bướm cái có một số dạng. Một trong những dạng không phổ biến (cyrus) giống như con đực. Bướm cái trong ảnh là một dạng bắt chước loài bướm độc Papilio anstolochiae. Loài này dễ dàng nhận biết được vì thân có màu hồng. Loài bướm này phổ biến ở rừng phục hồi, rừng thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng. Sâu non ăn lá một số cây giống như các loài Papilio demoleus.

Phân bố:

Loài này có vùng phân bố rộng từ Srilanca và Đông Ấn Độ đến Đài Loan và phía Nam đến quần đảo Sanđa, Đây là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Tên được đặt do thường gặp trên các loài thực vật thuộc họ Cam Rutaceae và sau cánh có đuôi. Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Được coi là sâu hại trong nông nghiệp nhưng chúng chưa thành dịch hại bao giờ.

Tuy vậy, là loài có thể nhân nuôi để phục vụ nhiều mục đích khác nhau vì chúng cũng là loài bướm to và đẹp. Là loài bướm có thể nuôi dễ dàng trong trang trại. Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

This article is from: