
3 minute read
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
from Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No.10 – Ý định xác lập quan hệ pháp lý trong hợp đồng
by PMC WEB
Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại, thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Hợp đồng thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng là lĩnh vực thương mại, bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ

Một bên chủ thể của hợp đồng phải là thương nhân. Trong nhiều quan hệ hợp đồng thương mại cả hai bên đều phải là thương nhân như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá;
Mục đích của thương nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng là nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình
Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, hành vi hay văn bản. Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Fax, telex, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản.
Khi thoả mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức thì hợp đồng thương mại sẽ mang tính chất của một hợp đồng kinh tế. Ví dụ như những hợp đồng trong hoạt động thương mại được xác lập bằng văn bản giữa các thương nhân trong đó có ít nhất một bên là pháp nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu không thoả mãn các điều kiện đó, hợp đồng thương mại chỉ mang tính chất của một hợp đồng dân sự.
Trong các thỏa thuận thương mại, giả dụ các bên có ý định thiết lập quan hệ pháp lý mặc dù có thể bị bác bỏ nhưng trên thực tế rất khó thực hiện và cần có bằng chứng rõ ràng. Điều quan trọng ở bối cảnh thương mại là phải nhớ rằng hầu hết các hợp đồng được hình thành trong các tình huống mà ít nhất một trong các bên mong muốn kiếm được lợi ích thương mại, lợi nhuận - thường là tiền.
Với điều kiện các hợp đồng được thực hiện một cách công bằng thì việc hy vọng pháp luật sẽ điều chỉnh và giải quyết các tranh chấp liên quan đến thỏa thuận thương mại là hợp lý. Vì vậy, nếu một người đặt mua đồ nội thất từ cửa hàng và đã được giao đến thì không có gì sai khi luật quy định rằng khách hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán. Tương tự, nếu cửa hàng nội thất mua thêm nhiều mặt hàng từ nhà sản xuất thì đến lượt chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm pháp lý thanh toán cho nhà sản xuất theo các điều khoản của thỏa thuận giữa họ.



Hợp đồng thương mại hỗ trợ các mong đợi thương mại của người kinh doanh được quyền yêu cầu thanh toán và được người tiêu dùng thanh toán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Nhưng còn người tiêu dùng thì sao?

Nếu bạn mua một chiếc bàn chải đánh răng mới được quảng cáo bán kèm sticker mặt cười nhưng khi trả tiền bạn được thông báo không còn miếng dán nào, vậy liệu bạn có thể buộc người bán bồi thường cho bạn một cách hợp pháp? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mua một chiếc máy tính mới và được hứa tặng một chiếc máy in miễn phí?

Các Tòa án đã tiếp cận theo một ngữ cảnh và góc nhìn khác để bác bỏ giả định trong vụ Edmonds v Lawson (2000). Một sinh viên luật lập luận rằng thỏa thuận liên quan đến học sinh và sinh viên được thực hiện trong bối cảnh thương mại và do đó một hợp đồng mang tính pháp lý được xác lập.
Nếu đúng như vậy, thì giả định về ý định xác lập quan hệ pháp lý sẽ khiến hợp đồng tuân theo luật lao động và tuân theo mức lương tối thiểu. Tòa án cho rằng giả định này có thể được áp dụng nhưng sẽ bị bác bỏ vì bối cảnh trường học là nơi thanh toán không được thực hiện theo các giao dịch thương mại truyền thống.