18 minute read

Nhật Bản

Next Article
Nước Áo

Nước Áo

Phong Tục Nhật Bản

Chữ Nii trong Niinamesai hàm ý chỉ những sản vật và ngũ cốc mới thu hoạch trong mùa thu. Trong ngày tổ chức Niinamesai, Thiên hoàng đích thân làm lễ dâng lên các vị thần những phẩm vật này. Do chữ Name trong Niinamesai có ý nghĩa “thần linh và con người cùng thưởng thức” nên trong dân gian lưu truyền một tập quán là không đụng đến những bông lúa vừa được thu hoạch trong mùa thu cho đến khi Niinamesai kết thúc.

Nghi lễ tạ ơn mùa màng Niinamesai

Cũng giống như ở các quốc gia châu Á có văn hóa gốc nông nghiệp khác, nghi lễ cầu mùa và tạ ơn mùa vụ vốn là những sự kiện quan trọng trong triều đình Nhật Bản. Từ thời Nara (710 - 784), Niinamesai thường được tổ chức vào ngày Mẹo (U-no-hi) thứ hai của tháng 11 âm lịch. Đây là khoảng thời gian rất gần với tiết đông chí và rơi vào khoảng giữa từ ngày 11 đến 24 tùy theo năm.

Trong cung đình, sau khi kết thúc nghi lễ dâng phẩm vật, trong nghi thức tiếp theo, Thiên hoàng sẽ cùng với thần linh thưởng thức những phẩm vật đã dâng lên. Những phẩm vật này thường là cơm và cháo nấu bằng lúa mới, rượu trắng và rượu đen, hoa quả, hải sản tươi như cá, bào ngư, những món canh nóng với rau và thịt. Vào ngày sau đó, Thiên hoàng sẽ ban tặng cho quần thần một buổi yến tiệc linh đình tại điện Bugaku. Đặc biệt, đối với những vị Thiên hoàng mới lên ngôi, Niinamesai đầu tiên của Thiên hoàng được gọi là Daijosai với mức độ trang trọng được nâng lên hơn rất nhiều so với Niinamesai thông thường. Trong nghi lễ Daijosai, phẩm vật cũng được lựa chọn khắt khe hơn từ các khu vực phía Đông và phía Tây Nhật Bản. Các điện thờ nơi Thiên hoàng thực hiện các nghi lễ trước thần linh cũng được trang hoàng cẩn thận hơn. Có thể nói, Niinamesai và Daijosai là các nghi lễ quan trọng bậc nhất trong hệ thống lễ hội cung đình Nhật Bản.

Mâm cơm ngày lễ tạ ơn Nhật Bản

Người phụ nữ Nhật Bản ăn cơm trong bữa ăn tối điển hình. Không giống như Lễ Tạ ơn ở Hoa Kỳ, Kinro Kansha No Hi không có pháo hoa và diễu hành. Người Nhật cũng không ăn gà tây vào ngày đó, mà ăn mừng nó một cách lặng lẽ bằng một chuyến du lịch cùng gia đình và một bữa tiệc đơn giản bao gồm cá, cơm và trà.

Gạo Lứt

Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

Trong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng thường thấy những món ăn sử dụng gạo lứt thuộc nhóm thực phẩm với chức năng dùng để chữa trị một số bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường. Ngoài ra gạo lứt cũng có những tác dụng tương tự với nam giới cao tuổi nhưng không rõ rệt bằng.

Gạo Lứt Nảy Mầm

Khi gạo lứt nảy mầm, chúng ta sẽ cảm nhận rằng gạo lứt là loại hạt tràn đầy sức sống. Điều kiện nảy mầm là nhiệt độ từ 27 -30 độ, 15-50 độ C cũng được. Vì thế ban ngày có thể đặt cạnh cửa sổ, buổi tối đặt nơi ấm áp là có thể nảy mầm. Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt cao nhất là khi mọc mầm.

Nguyên liệu và dụng cụ

• Gạo giống • Rá tre

• Đĩa thủy tinh • Màng nilon • Tăm tre

Các bước thực hiện

1. Vo gạo trong rá tre, động tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lớp ngoài hạt gạo 2. Bước 2: Cho gạo lên đĩa thủy tinh hoặc trong khay, dàn mỏng. Không được dày quá 1cm, phủ càng dày sẽ càng dễ sinh vi khuẩn, độ dày thích hợp nhất là 5mm. Cố gắng sử dụng dụng cụ có đáy rộng 3. Ngâm gạo trong nước ấm 30độ 4. Để tránh cho nhiệt độ giảm xuống, nên bọc lớp màng nilon, dùng tăm châm những lỗ nhỏ phía trên lớp màng để cung cấp dưỡng khí cần thiết để đảm bảo cho gạo mọc mầm 5. Ban ngày đặt ở bên cửa sổ, buổi tối đặt ở trong phòng khách hoặc những nơi có nhiệt độ ấm áp 6. Mùa hè, cách 4-5 tiếng, mùa đông cách 7-8 tiếng đồng hồ phải thay nước ấm một lần.Khi thay nước đổ gạo ra rá tre nhẹ nhàng, rửa sạch qua nước. Từ 24-48 tiếng, phần phôi sẽ mọc ra hoàn chỉnh.

Gạo Ngũ Cốc

Gạo ngũ cốc là nguồn thực phẩm cung cấp hàng loạt nhóm chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm protein, chất béo, chất khoáng, vitamin cùng enzyme. Ngoài ra, đây còn là nguồn giàu niacin, sắt, riboflavin, thiamin. Hầu hết ngũ cốc đều chứa hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là yến mạch, lúa mạch, đại mạch. Trong đó, lúa mạch có chứa lớp màng cám dinh dưỡng, phần nhân giàu tinh bột cùng mầm ngũ cốc tốt cho sức khỏe.

Lưu ý khi ăn gạo ngũ cốc

Có một vài lưu ý bạn cần biết về cách chế biến và điều xảy ra khi ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng này. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe, bạn cũng cần tìm hiểu về tác dụng phụ có thể gặp nếu tiêu thụ quá nhiều. Hầu hết các loại bày bán trên thị trường thường có hàm lượng muối, đường và chất béo khá cao, những chất mà bạn nên càng hạn chế hấp thu càng tốt.

Cách nấu gạo Koshikikari chuẩn vị

1. Rửa gạo dưới vòi nước để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn. Chú ý rửa nhẹ tay để tránh làm vỡ hạt gạo và tránh làm mất chất dinh dưỡng của hạt gạo. 2. Đong gạo theo tỉ lệ gạo:nước = 1:1,2. Ngâm trong 30 phút. 3. Cho hỗn hợp trên vào nồi cơm điện, nấu chín trong khoảng 20 – 25 phút tùy chế độ của từng loại nồi. 4. Để nguội cơm khoảng 15 phút là dùng được. Đây là chú ý quan trọng đối với loại gạo này, đặc biệt nếu bạn sử dụng nó để làm món sushi hoặc cơm nắm để có thể tận hưởng trọn vẹn mùi vị thơm ngon của hạt gạo Koshihikari.

Gạo Koshihikari

Gạo Koshihikari lạo gạo nổi tiếng Nhật Bản được sản xuất tại thành phố Uonuma, tỉnh Niigata. Đây là loại gạo cao cấp thường được dùng trong các bữa tiệc. Gạo giống Nhật Koshihikari đang là sản phẩm được người Việt quan tâm và sử dụng nhiều trên thị trường với khả năng chống chọi cao, có thể rồng ở mọi vùng đất, thời tiết khác nhau.

Năng lượng: 172 calo. Chất béo: 0,5g (1%) Carbohydrate: 39g (14%) Protein: 3g (6%) Calcium: 5mg Các khoáng chất, Các vitamin Gạo Nhật Koshihikari có đặc trưng hạt tròn, trắng sáng, nấu cơm dẻo, thơm, hương vị đậm đà. Đây là loại gạo được nhiều nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp kiểm định và đánh giá có khả năng cải thiện chức năng của bộ máy tiêu hóa, tăng hấp thụ, chống các bệnh về đường ruột như: táo bón, tiêu chảy,..

Gạo Japonica

Japonica có hạt tròn, mẩy, căng bóng, đầy đặn, ít nứt vỡ và có mùi thơm tự nhiên, tinh tế. Khi nấu thành cơm, loại gạo này ăn rất dẻo và thơm, sóng sánh dưới ánh mặt trời.

Gạo Japonica rất, giàu khoáng chất như Manesium, selenium giúp tạo năng lượng từ protein và tinh bột, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cân bằng lượng đường trong máu, củng cố khả năng hoạt động của hệ thần kinh và xương khớp. Vì thế loại gạo này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị hen suyễn, huyết áp thấp, tim mạch.

Cá Nóc

Cá Nóc là một loài cá cực độc nhưng lại là món ăn được nhiều người trên thế giới yêu thích, đặc biệt là ở Nhật Bản. Tại Nhật Bản cá nóc được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp. Chúng có mặt trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trang trọng.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 120 loài Cá Nóc, trong đó có khoảng 50 loài được tìm thấy ở Nhật Bản và chỉ có 22 loài có thể ăn được. Torafugu (Cá Nóc Hổ) được coi là phổ biến nhất, ngon nhất và cũng đắt tiền nhất.

Với miếng thịt cá vừa “độc”, vừa “đắt”, thực khách có thể yêu cầu chế biến theo sở thích, như: Sashimi Cá Nóc, Lẩu Chirinabe, Fugu Karaage (Cá Nóc chiên giòn – thịt Cá Nóc được tẩm bột và chiên trong dầu), Fugu No Hirezake (Phần vây của cá nóc được làm khô, nướng với lửa và thêm rượu nóng), Cháo Cá Nóc, túi tinh hoàn của Cá Nóc, cá Nóc ngâm rượu Sak,…

Cá Ayu

Cá Ayu hay có tên khác là “cá hương”, “cá ngọt” (Sweetfish), có tên khoa học là “Plecoglossus altivelis”, chúng là loài duy nhất thuộc giống Plecoglossus, họ Plecoglossidae. Đây là một trong những loại cá nước ngọt có giá trị nhất. Bởi có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau

và hương vị ngon tuyệt, loại cá này chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống của người Nhật. Ayu trông giống như các loại cá bình thường khác, có kích thước khoảng 2-3 ngón tay và dài không quá một bàn tay. Điểm đặc biệt của cá Ayu là chỉ sống trong những con sông sạch nhất ở Nhật Bản. Do được sống hoàn toàn trong môi trường nước không bị nhiễm bẩn nên cá Ayu này không chỉ sạch mà phần thịt còn rất thơm và ngọt.

Mặc dù Ayu là một trong những loại cá đắt tiền và được ưa chuộng số một tại Nhật Bản, nhưng cách thức chế biến món cá này lại vô cùng giản dị, chủ yếu chỉ đem nướng muối. Cá Ayu sẽ được xiên tre và nướng muối trên lửa than. Vị tinh khiết, thơm ngọt không pha lẫn tạp chất của thịt cá Ayu kết hợp cùng chút muối mằn mặn, cùng hương củi thanh thanh đã tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Trong các nhà hàng, Cá Ayu cũng được chế biến thành nhiều món khác nhau

như: Sashimi, Sushi,… tạo nên hương vị đa dạng hơn cho người thưởng thức

Cá Hồi

Tại Nhật Bản, khi nói đến Cá Hồi là phải nhắc đến mùa thu. Cứ mỗi độ thu đến là từng đoàn cá Hồi mẹ sẽ cùng nhau bơi ngược dòng nước để lên thượng nguồn sinh sản. Sau cuộc hành trình lội ngược dòng và sản sinh ra thế hệ cá hồi tiếp theo thì những đàn cá hồi mẹ cũng đã kiệt sức. Tận dụng thời cơ này, người Nhật thường rủ nhau đi câu Cá Hồi. Một thú vui tao nhã của người dân nơi đây!

Cá Hồi thông thường có tỉ lệ mỡ chiếm khoảng 2-15% và Cá Hồi Keiji có lượng mỡ nhiều khoảng 20-30%. Cá Hồi là một trong các loại cá giàu axit béo Omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chống các dấu hiệu lão hóa, giảm mức cholesterol và huyết áp, kéo giảm nguy cơ bị đột quỵ, giúp giảm đau và cứng khớp gây ra bởi viêm khớp,… Có thể nói, Cá Hồi được xem là nguyên liệu thực phẩm số một khi nhắc đến ẩm thực Nhật Bản. Và Sashimi Cá Hồi chính là món ăn nổi tiếng không thể không thưởng thức khi du khách đặt chân đến “xứ sở hoa anh đào”. Với những miếng fillet Cá Hồi lọc sạch da, Sashimi Cá Hồi sẽ có độ giòn dai, đậm đà và vị ngon ngọt tự nhiên. Một miếng Cá Hồi kèm với một chút gừng hồng, lá tía tô và chấm mù tạt, tất cả hòa quyện tạo nên hương vị ngon khó cưỡng đấy! Ngoài Sashimi Cá Hồi, người Nhật còn chế biến Cá Hồi thành nhiều

món khác nhau như: Cháo Cá Hồi, Cá Hồi hấp, Cá Hồi nướng, Salad Cá Hồi,…

Trà xanh Matcha

Trong lá trà xanh có những thành phần vitamin và khoáng chất không tan. Tức là những thành phần này không thể hoà vào nước khi pha. Thế nên khi pha trà xanh truyền thống (như Trà Thái Nguyên) thì sẽ có những thành phần tốt không thể tan vào nước. Còn đối với bôt trà xanh thì chúng ta uống luôn cả bã, tức là hấp thụ 100% mọi thành phần hoá học của lá trà. Thế nên bột trà xanh sẽ có nhiều lợi ích cho sức khoẻ hơn so với trà xanh truyền thống.

Có lẽ không cần bàn cãi về độ phổ biến của trà xanh Matcha Nhật Bản. Từ lâu đây đã được coi là loại trà quốc dân, là linh hồn của nghi lễ trà đạo truyền thống. Ngoài việc dùng làm trà trực tiếp, Matcha còn là nguyên liệu quen thuộc của nhiều loại bánh ngọt, kem Matcha,… được hàng triệu tín đồ yêu thích. Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại trà này nhờ màu xanh nhạt tự nhiên của những lá trà non hảo hạng. Chất bột Matcha cực mềm mịn, hương thơm dịu nhẹ và không hề bị chát.

Trà Hojicha

Hojicha được chế biến bằng cách rang lá trà tới nhiệt độ khoảng 200 độ C cho đến khi có màu nâu đỏ đặc trưng rồi tiếp tục đem làm mát và bào nhỏ. Thành phần của loại trà này là thân và lá từ những cây trà đem dùng trong quá trình sản xuất bancha, sencha. Nhiệt độ sinh ra từ quá trình rang gây ra các biến đổi hóa học trong lá, tạo nên mùi thơm ngọt ngào, hơi giống caramel.

Cũng giống như các loại trà xanh khác, trà rang quá lửa có tất cả các thành phần có trong trà xanh như Catechin, Theanine, Tanin, Polyphenol, Vitamin, Caffeine. Houjicha được rang ở nhiệt độ cao 200 độ C, điều này làm cho caffein trong lá trà thấp nhất trong các loại trà xanh, thích hợp dùng thay thế cho cà phê vào buổi chiều và tối.

Cách pha trà rang Hojicha

1. Cho 8g trà xanh Hojicha vào ấm đã được tráng qua nước sôi, 2. Đổ 300ml nước nóng nhiệt độ 90 độ C vào ủ trong 30 giây. Hương vị houjicha đậm đà khi được ngâm đủ trong nước nóng nhưng trà sẽ trở nên đắng nếu bị ngâm quá lâu. 3. Rót ra chén và thưởng thức. Trà rang có thể được dùng đến 3 lần nước để chiết xuất hết hương vị từ lá trà. Thưởng thức ngon nhất khi nước trà được để nguội

Trà xanh hoa nhài Jasmine-cha

Nếu yêu thích hương thơm nồng nàn của nhài, Jasmine-cha chắc chắn là một loại trà Nhật Bản bạn nên thử. Hương vị chan chát, hậu ngọt của trà xanh kết hợp với hương thơm hoa nhài mang lại trải nghiệm rất dễ chịu khi thưởng thức. Cách dễ nhất để nhận biết trà Jasmine-cha là qua hương thơm của hoa nhài. Về phần nhìn, trà có màu khá sẫm, sau chế biến được xắt dạng khúc mảnh. Hương thơm dịu dàng quyến rũ từ hoa nhài tự nhiên hoà quyện với hương thơm tinh tuý của chè xanh được hái vào mùa hè sẽ giúp thực khách có tinh thần tỉnh táo

và cảm giác thư giãn.

Nguyên liệu

• Hoa nhài khô • Ấm trà

• Nước sôi 1. Rửa hoa: rửa một nhúm hoa nhài khoảng chừng 8-10 bông với nước sạch. 2. Pha trà: cho hoa đã rửa sạch vào ấm trà. Rót đầy nước sôi và hãm trà trong vòng 10 phút là có thể dùng được rồi.

Các bước thực hiện

Rượu Sake

Khi nhắc đến rượu của Nhật Bản, ngoài Sake ra còn phải kể đến rượu Shochu. Sự khác biệt cơ bản giữa Sake và Shochu đó là: Sake là rượu lên men không qua chưng cất trong khi đó Shochu là rượu đã qua chưng cất. Rượu lên men từ các loại hoa quả hay ngũ cốc, sau đó tiếp tục chưng cất sẽ thành rượu chưng cất. Có nghĩa nếu như chưng cất rượu Sake thì ta sẽ được rượu Shochu. Các nguyên liệu chính như gạo, lúa mì, khoai tây, hoặc kiều mạch được lên men rượu sau đó đem đi chưng cất. Rượu sake Nhật Bản là một loại rượu nhẹ truyền thống của Nhật Bản được nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men mà người Nhật thường gọi là Nihonshu.

Tuy nhiên có nhiều người uống thử rượu sake nhưng không thấy ngon vì có thể họ chưa biết cách uống rượu sake đúng. Sake là một loại rượu khá độc đáo trên thế giới do có thể thưởng thức cả khi lạnh cũng như khi được hâm nóng.

Nguyên liệu

• Gạo – 1 kg • Men rượu hoặc koji – theo hướng dẫn cho mỗi 6-8 lít wort • Nước nấu cơm • Đường – lên đến 200 gam trên 1 lít rượu vang để tăng cường độ ngọt và làm ngọt

Các bước thực hiện

1. Vo gạo vài lần cho đến khi nước trong. Sau đó đổ nước sôi vào, đậy nắp nồi nấu lại và để trong 60 phút. Lọc gạo qua rây và hấp chín. 2. Nấu thêm 5-10 phút cho đến khi chín. Trải cơm thành

một lớp đều trên khay. Chờ cho đến khi hạt nguội xuống nhiệt độ phòng. Thêm men đã hoạt hóa đều khắp bề mặt và khuấy đều. 3. Cho gạo vào hộp thủy tinh. Đậy nắp bằng khóa gió, chuyển vào chỗ tối và để ở 20-28 ° C trong 30 ngày. 4. Rượu lên men nhẹ hơn, có một lớp cặn ở đáy.

This article is from: