Điều tra đánh giá sơ bộ hệ thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hòa Bình

Page 9

Phần I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KHU BTTN HANG KIA – PÀ CÒ Khu BTTN Hang Kia – Pà Cò nằm ở phía bắc huyện Mai Châu, phía tây tỉnh Hoà Bình, giáp ranh với tỉnh Sơn La, ở vị trí từ 20o40’ đến 20o45’ vĩ độ bắc và từ 104o51’ đến 105o00’ kinh độ đông, trong địa giới hành chính 6 xã Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn, Bao La, Phiềng Vế, Cun Pheo; có diện tích 7091 ha. Hiện nay, theo quy hoạch mới diện tích của Khu bảo tồn là 5.257,77 ha, phần diện tích còn lại được quy hoạch rừng sản xuất. Về ranh giới: Phía bắc giáp xã Chiềng Yên huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Phía nam giáp các xã Bao La, Phiềng Vế, Cun Pheo; phía đông giáp các xã Đồng Bảng, Nà Mèo của huyện Mai Châu; phía tây giáp các xã Xuân Nha, Loóng Luông huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Khu vực này có các đặc điểm chính về cấu trúc địa mạo là những thung lũng đất thấp, những đỉnh núi đá vôi thấp bị bào mòn và những đỉnh núi đá vôi cao hơn. Đỉnh cao nhất tới 1536m ở phía tây bắc của khu vực, độ cao giảm dần về phía đông. Hầu hết Khu BTTN cao trên 900 m. Về cơ bản khí hậu khu vực này chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8, nhiệt độ bình quân 15 đến 250C. Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ 3-100C, thỉnh thoảng tụt xuống 00C. Độ ẩm mùa nóng 70%, mùa lạnh 55%. Lượng mưa trung bình năm 1850-2000 mm, chủ yếu vào mùa nóng. Từ tháng 8 tới tháng 4 năm sau thường xuyên có sương mùa. Mùa khô rất khan hiếm nước. Địa chất của khu vực được đặc trưng bởi hệ thống núi đá vôi bị chia cắt mạnh. Địa hình của vùng đã bị xói mòn tạo nên những quả núi có bề mặt gồ ghề giữa các thung lũng tương đối bằng phẳng. Những thung lũng bằng phẳng có nhiều trong khu vực này, điển hình nhất thuộc khu vực xã Tân Sơn, Pà Cò, Hang Kia. Loại hình địa mạo này đã mất rừng từ lâu, hiện được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và cư trú của cộng đồng địa phương. Thảm thực vật tự nhiên còn sót lại của loại hình địa mạo này chỉ còn thấy ở một vài điểm thuộc vùng lõi của Khu BTTN thuộc xã Pà Cò. Điển hình như khu vực ven quốc lộ 6. Xen kẽ những thung lũng này là các dãy núi đá vôi bị chia cắt mạnh, hiểm trở. Ngoài ra, có một số núi đất hầu hết thuộc xã Tân Sơn. Diện tích này được che phủ bởi lớp thảm thực vật nguyên sinh bị tác động mạnh đến vừa. Hầu hết sườn thấp và trung bình của những đỉnh núi cao cũng đã mất đi thảm thực vật nguyên sinh. Rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại ở sườn trên của các đỉnh núi. Toàn bộ khu vực nghiên cứu thuộc kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp, bao gồm các kiểu phụ thổ nhưỡng trên núi đá vôi, kiểu phụ thứ sinh nhân tác và kiểu phụ nuôi trồng nhân tạo. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào kiểu phụ thổ nhưỡng trên núi đá vôi, chiếm diện tích lớn nhất và quan trọng nhất để phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sống và bảo tồn đa dạng sinh học.

Trang 6


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.