Bich Nham LucPDF

Page 89

Kệ tụng

Từ tông môn của Sư xuất phát bốn vị hiền triết: Động Sơn Thủ Sơ [vị được nhắc đến trong công án 12.] Trí Môn Sư Khoan, Đức Sơn Duyên Mật và Hương Lâm Trừng Viễn.4 Vị này làm thị giả Vân Môn mười tám năm liền. Phàm tiếp ông ta thì Vân Môn chỉ nói lớn: Thị giả Viễn! Và khi Thị giả Viễn ứng thanh: Dạ đây! Sư hỏi: Là cái gì? Sự việc này lặp đi lặp lại mười tám năm liền như thế, đến lúc Thị giả Viễn ngày nọ ngộ được ý chỉ. Vân Môn liền bảo: Từ giờ trở đi ta không gọi ngươi như thế nữa. Trong lúc dạy chúng, Vân Môn thường áp dụng thủ đoạn của Mục Châu. Sư cứng rắn nghiêm khắc tương tự như một bờ nước cao vót sừng sững, rất khó cập bến thả neo. Sư có kềm búa trong tay để mà tháo nhổ đinh cột. Tuyết Đậu nói về Sư như sau: Ta rất thích cơ phong đạt được ở Thiều Dương của Sư. Cả cuộc đời Sư chẳng làm gì khác hơn là nhổ đinh, phá cọc buộc trói của người. Vấn đề trên được Sư dẫn nhập với những câu: Không hỏi các ngươi về mười lăm ngày đã qua. Về mười lăm ngày sau thì hãy đến đây nói một câu xem thử! Chúng cắt đứt tất cả những sai biệt ngay tận gốc, siêu việt cả phàm lẫn thánh. Và tự trả lời thay: Ngày ngày đều là ngày tốt. Ngay những chữ đầu »Về mười lăm ngày đã qua« v.v. đã cắt đứt thiên sai. Và những chữ »Về mười lăm ngày sau« v.v. cũng tương tự như thế. Sư chẳng nói cỡ như: Ngày mai là ngày mười sáu. Người sau chỉ biết suy ngẫm từ những câu nói trên mà thôi, nào có liên can gì đến sự việc đâu? Nếu Vân Môn lập tông phong [một cách mới lạ] như thế thì Sư chỉ có thể thực hiện vì người [và nó bao gồm, theo Viên Ngộ, sự giúp đỡ, dẫn dắt họ vượt qua mọi sự phân biệt, mọi điểm cá biệt, đặc biệt]. Sau câu hỏi của mình thì Sư tự đáp thay: Ngày ngày đều là ngày tốt. Lời phát biểu này từ đầu đến cuối thông quán cổ kim, cắt đứt tất cả những phân biệt trước sau. Chính Sơn tăng đây trong lúc bình giải Vân Môn cũng phải tuỳ lời mà phán đoán. [Thật là khó diễn giải lời nói kì đặc này!] Có lẽ chính ta cũng phải tự kỉ luật với chính mình thay vì chê trách người khác. Vừa mới nói đạo nói lí thì đã sa vào hố hào. Một câu của Vân Môn đã chứa đầy đủ cả ba câu. Đó chính là tông chỉ của Sư. Nếu đã đưa ra một câu dạy thì nó phải hướng về tông chỉ. Nếu không như thế thì chỉ là kẻ ăn nói phách lối vô căn cứ. Sự việc này không dung hàm nhiều luận thuyết. Nếu ai chưa thấu đắc thì điều tất yếu là phải đạt được trình độ như trên. Ai có cái nhìn xuyên suốt rồi thì sẽ hiểu được ý chỉ cổ nhân. Hãy xem Tuyết Đậu giàn dựng đám cát đằng của mình quanh lời Vân Môn!

Kệ tụng

V

ất bỏ một, nhưng lại bắt được bảy Trên dưới, bốn phương, xung quanh – chẳng có gì có thể so sánh Thong dong dạo bước trên mặt nước rì rào Ngây ngất hướng nhìn dấu chim bay Cỏ dầy đặc! Khói sương mù mịt! Hoa rơi loạn quanh chỗ ngồi bên sườn núi của Không Sinh5 Đáng thương thay Thuấn-nhã-đa! – chúng ta khảy tay, ngươi biến mất. Chớ có động đậy! Động đậy ăn ba mươi gậy! 去却一拈得七 上下四維無等匹 徐行 踏 斷 流 水 聲 縱觀寫出飛禽跡 草茸茸煙冪冪 空生巖畔花狼籍 彈指堪悲舜若多 莫動著動著三十棒 4 5

Từ trường phái này mà xuất phát ra vị thầy của Tuyết Đậu, tác giả quyển sách này. Xem thêm công án 17. ◊ Tên dịch ý của Tôn giả Tu-bồ-đề (s: subhūti), một trong mười Đại đệ tử của đức Phật, hiệu là »Giải không đệ nhất.«

89


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.