415

Page 216

Chư Tổ sư Tây Thiên

Nhớ lại lúc trước đã từng hết lòng công kích giáo lý Đại thừa, ngài lấy làm ân hận, định tự tay cắt lưỡi mình. Khi ấy ngài Vô Trước liền xuất hiện, cản lại và nói rằng: “Không nên cắt lưỡi, từ đây nó sẽ giúp em rộng truyền chân lý vậy.” Quả thật, sau khi theo giáo lý Đại thừa, ngài Thế Thân trở thành một bậc học giả uyên thâm, thông thái hơn hết ở Ấn Độ. Ngài đến làm giảng sư tại viện Na-lanđà,1 cùng chung sức với ngài Vô Trước soạn nhiều kinh sách rất giá trị. Viện Na-lan-đà là trường Phật học lớn hơn hết ở Ấn độ, rèn đúc các vị cao tăng, và chư vị Tổ sư nối nhau mà truyền Đạo, phần nhiều đều giảng dạy tại trường ấy. Đệ tử của hai ngài Vô Trước và Thế Thân vẫn nối tiếp nhau mà làm thượng tọa tại Na-lan-đà. Khi ngài Huyền Trang từ Trung Hoa sang Ấn Độ vào năm 633, có đến viện Na-lan-đà này học đạo với luận sư Giới Hiền.2 Ngài Giới Hiền chính là đệ tử của hai vị Vô Trước và Thế Thân, lúc ấy đã hơn trăm tuổi, nhưng vì một điềm mộng báo trước việc ngài Huyền Trang từ Trung Hoa sang cầu pháp, nên ngài vẫn chưa viên tịch, chính là muốn nán lại để truyền dạy cho vị tăng sĩ người Trung Hoa này.3 Nālandā. Đến nay, đây là một trường đại học đào tạo Phật học danh tiếng ở Ấn Độ. 2 Ciladhadra 3 Sự việc ngài Huyền Trang sang Ấn Độ cầu pháp, thỉnh kinh là có thật, đã được thần kỳ hóa qua bộ truyện Tây Du Ký, trong đó ngài trở thành Đường Tam Tạng cùng đi với ba đệ tử là Tôn Ngộ Không (Tề Thiên), Trư Ngộ Năng (Bát Giới) và Sa Ngộ Tịnh (Sa Tăng). 1

217


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.