386

Page 101

Kinh Duy-ma-cật rộng khắp, ngài bỏ nhà giàu sang để đến nhà nghèo hèn mà khất thực. ‘Thưa ngài, hãy trụ nơi pháp bình đẳng, theo thứ tự nhà cửa mà đi khất thực. Vì chẳng ăn, mới nên đi khất thực. Vì bỏ tướng hòa hiệp, mới nên bốc lấy thức ăn. Vì chẳng thọ nhận, mới nên thọ nhận đồ ăn ấy. Vì xem làng xóm như nơi không dân cư, nên mới đi vào xóm làng. Chỗ thấy hình sắc với chỗ không nhìn thấy của kẻ mù đều như nhau. Âm thanh nghe được với tiếng dội lại đều như nhau. Mùi ngửi với gió đều như nhau. Những món mà mình ăn, mình chẳng phân biệt mùi vị. Thọ cảm sự đụng cọ, dường như trí chứng. Hiểu biết các pháp như tướng ảo hóa: không có tánh của mình, không có tánh của vật khác; xưa vốn chẳng cháy, nay cũng không tắt. ‘Thưa ngài, nếu có thể chẳng bỏ tám tà1 vào tám giải thoát,2 dùng tướng tà mà vào pháp chánh, đem một bữa

1

Tám tà (Bát tà), tức là tám tà đạo, đối lại với tám chánh đạo (Bát chánh đạo). Tám tà ấy là: Tà kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng, Tà phương tiện, Tà niệm và Tà định. 2 Tám giải thoát (Bát giải thoát, Sanskrit: aṣtavimokaṣa). Tám môn giải thoát, gồm có: 1. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát: (内有色想觀外色解 脱) Ở trong sắc giới, quán nội sắc và ngoại sắc, nhằm bỏ tâm ham thích sắc thể . 2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát: (内無色想觀外色解 脱) Không quán nội sắc, quán ngoại sắc, nhận ngoại sắc là ô nhiễm. 3. Tịnh thân tác chứng cụ túc tác giải thoát: (淨身作證具足作解脱) Quán tưởng về thanh tịnh nhưng không bám giữ.

102


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.