Poor Real Estate

Page 1

GIÁ RÉT NƠI XÓM NGHÈO

Đêm khuya, gió lạnh thấu xương ào ào thổi vào những nhà bè trên bãi sông Hồng (Hà Nội). Trằn trọc vì lạnh, ông Thành ôm tấm chăn mỏng, thức dậy vặn đèn dầu, nhóm củi sưởi chong chong nhìn về phía mặt trời mọc. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Thành (73 tuổi) bà Nguyễn Thị Thủy 68 tuổi chỉ là một trong những gia đình nghèo khổ đang ngày ngày bám lấy mom sông, mưu sinh bằng nghề thu gom phế liệu ở ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Vén chiếc quần mỏng lội trong làn nước lạnh buốt để vào căn nhà bè nằm giữa lòng sông cạn, ông Thành cho biết cả "xóm" có 17 gia đình, đa phần


đều sống bằng nghề gom phế liệu nên ai cũng khổ. Tuy nhiên, chỉ gia đình ông bà là đơn độc, không con không cái.

“Những đứa trẻ vẫn vô tư trong nỗi lo nghèo đói của cha mẹ”

Trong căn nhà chật chội, vá víu bằng đủ loại vật liệu mà ông bà gom được, vật có giá trị nhất là chiếc đài catsette được tặng để nghe thời sự mỗi ngày. Cạnh đó là 3 chiếc chăn mỏng dính giúp hai tấm thân còm cõi chống chọi với cái lạnh thấu xương.

Mồ côi từ nhỏ, cậu bé Thành phải lang thang khắp nơi ăn xin kiếm sống. Năm 1969, chàng trai hơn 30 tuổi phiêu bạt về Hà Nội, ngày đi nhặt rác, tối ngủ hè phố. Đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, cô gái tên Thủy quê lúa Thái Bình đã theo ông về làm vợ.


Mồ côi từ nhỏ, cậu bé Thành phải lang thang khắp nơi ăn xin kiếm sống.

Tại xóm nhà bè, cuộc sống của năm mẹ con chị Nguyễn Thị Lĩnh (43 tuổi, quê Bắc Giang) cũng nhờ vào những mảnh nilon, giấy vụn lượm được ngoài chợ.

Xuống Hà Nội từ năm 1986, bắt đầu bằng nghề gom phế liệu nhưng chồng chị Lĩnh không may bị tai nạn, trở chứng tâm thần bỏ nhà đi. Một nách bốn con, tiền kiếm không đủ thuê nhà, cuộc sống vô cùng

Năm 1969, chàng trai hơn 30 tuổi phiêu bạt về Hà Nội, ngày đi nhặt rác, tối ngủ hè phố. Đồng cảm với người

khốn khó. Năm 2000, chị dành dụm ít tiền làm nhà bè dưới sông.

Ngồi trên bãi cát giữa trời giá rét, chị Lĩnh miệt mài phân loại đống giấy vụn, nilon, vỏ hộp... ba mẹ con gom được trong vài ngày qua. "Hôm nào cũng vậy, ba mẹ con phải dậy từ 1h30 sáng, ra khu vực chợ đêm, làm đến khoảng 3h thì về nghỉ. Mấy hôm vừa rồi, rét quá, phải nghỉ ở nhà", người phụ nữ 43 tuổi tâm sự.


Tổng thu nhập của ba lao động mỗi ngày chỉ được chừng 15.000-20.000 đồng, trong khi phải chi tiêu đủ thứ. Vậy nhưng người phụ nữ thay

chồng nuôi con này vẫn quyết tâm "không để cho chúng nó thất học được".


Do cuộc sống vất vả, năm 1990, ông bà “ Ngày đó, quyết định "nhảy dù" xuống bãi sông bọn nghiện đông lắm Hồng thuộc phường Phúc Xá để an cư. "Ngày đó, bọn nghiện đông lắm. Chúng thường xuyên quấy rầy các nhà để vào tiêm chích nhờ. Khi tôi đi bảo bà con không cho bọn nghiện tụ tập, còn bị chúng dọa đánh", ông lão 73 tuổi nhớ lại.

Nhờ sự kiên quyết của vợ chồng ông Thành và bà con "xóm" nhà bè, các con nghiện dần dần không dám xuống bè tiêm chích. Nhờ đó, ông Thành được công an phường tín nhiệm bầu làm trưởng "xóm" nhà bè và được tặng chiếc đài để theo dõi tin tức, báo cho bà con biết "nước lên kéo bè vào, nước xuống kéo bè ra".


"Đấy! Bà ấy đang vác bao tải giấy vụn sang bên kia bán. Chỗ đó chắc cũng phải được chục nghìn", giọng ông lão có phần hồ hởi khi chỉ tay về phía vợ. Tuy nhiên, nhiều hôm trời mưa rét, bà lão đi đến 8h tối vẫn phải về tay không. Nhà chẳng còn gì ăn, thương chồng ốm yếu, bệnh tật, bà lão đành lên đường đi xin.


"Hôm qua, trời rét quá. Đắp ba cái chăn mỏng mà cứ như không ấy. Gió rít qua từng khe hở lùa vào lạnh đến run người. Thức chong chong đến nửa đêm, hai ông bà đành thức dậy nhóm lửa sưởi ấm bàn chuyện kiếm tiền ăn Tết. Biết là rét lắm nhưng bốn, năm chục nghìn một cái chăn, không có tiền nên đành chịu", ông Thành kể.

Cả 4 đứa con chị đều đang đi học và được hỗ trợ học phí. Cô con lớn 19 tuổi nhưng do tới trường muộn nên giờ mới học THCS. Nhà không có tiền mua điện nên tối đến, các con chị Lĩnh chỉ biết đi chơi rồi về ngủ, sáng tranh thủ dậy sớm học bài. "Tết cố gắng lắm chắc cũng chỉ có thể dành dụm kiếm cho các con cân thịt thôi. Mấy hôm nay mưa rét, những người nghèo ven sông thật khổ, nhìn mấy đứa trẻ nhiều lúc tôi ứa nước mắt", vừa nói, chị Lĩnh vừa nhìn về phía mấy đứa con đang chơi đùa cùng các bạn trong xóm. Gió rét ào ào, những đôi môi tím tái giữa bãi cát ven sông.


Do hầu hết các gia đình đều khó khăn nên cả "xóm" nhà bè chỉ có 4-5 nhà kéo được điện với giá dùng khoán là 300.000 đồng một tháng. Các nhà còn lại đều dùng ắc quy hoặc đèn dầu.

"Ăn chưa đủ, lấy đâu tiền mua điện. Nếu chỉ vì kiếm tiền thì cứ trưa đến, cho vài thằng nghiện vào nằm tạm trong nhà là có dăm chục nghìn. Nhưng sao chúng tôi có thể làm vậy. Tôi có bảo bà lão, cố dành dụm chút tiền, Tết không có gì thì cũng phải mua nải chuối để lên ban thờ cho có chút không khí", ông buồn rầu nói. "Hôm qua, trời rét quá. Đắp ba cái chăn mỏng mà cứ như không ấy. Gió rít qua từng khe hở lùa vào lạnh đến run người. Thức chong chong đến nửa đêm, hai ông bà đành thức dậy nhóm lửa sưởi ấm bàn chuyện kiếm tiền ăn Tết. Biết là rét lắm nhưng bốn, năm chục nghìn một cái chăn, không có tiền nên đành chịu", ông Thành kể. Do hầu hết các gia đình đều khó khăn nên cả "xóm" nhà bè chỉ có 4-5 nhà kéo được điện với giá dùng khoán là 300.000 đồng một tháng. Các nhà còn lại đều dùng ắc quy hoặc đèn dầu.

"Ăn chưa đủ, lấy đâu tiền mua điện. Nếu chỉ vì kiếm tiền thì cứ trưa đến, cho vài thằng nghiện vào nằm tạm trong nhà là có dăm chục nghìn. Nhưng sao chúng tôi có thể làm vậy. Tôi có bảo bà lão, cố dành dụm chút tiền, Tết không có gì thì cũng phải mua nải chuối để lên ban thờ cho có chút không khí", ông buồn rầu nói.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.