SHB - Báo cáo thường niên 2017

Page 112

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất (tiếp theo) tại ngày 31 tháng 12 năm 2017 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày 4.

TÓM TẮT CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU (tiếp theo)

4.16

Các khoản phải thu khác

4.16.1

Các khoản phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng

Các khoản phải thu được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng được ghi nhận theo giá gốc. Nợ phải thu khó đòi được Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được trình bày tại Thuyết minh số 4.7.

4.16.2

Các khoản phải thu khác

Các khoản phải thu khác không được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng được ghi nhận theo giá gốc.

Các khoản nợ phải thu khác được xem xét trích lập dự phòng rủi ro theo thời gian quá hạn của khoản nợ hoặc theo dự kiến tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết. Chi phí dự phòng phát sinh được hạch toán vào “Chi phí hoạt động khác”trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán theo hợp đồng gốc, mức trích lập dự phòng được xác định theo hướng dẫn của Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 7 tháng 12 năm 2009 sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo như sau: Thời gian quá hạn

Mức trích dự phòng

Từ trên sáu (6) tháng đến dưới một (1) năm

30%

Từ một (1) năm đến dưới hai (2) năm

50%

Từ hai (2) năm đến dưới ba (3) năm

70%

Trên ba (3) năm trở lên

100%

Đối với các khoản ủy thác đầu tư được xác định là các khoản tồn đọng tài chính, Ngân hàng phân bổ dự phòng phải trích vàovà thoái lãi dự thu khỏi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng theo lộ trình được xác định trong Đề án như trình bày tại Thuyết minh số 4.3. 4.17

Các cam kết và nợ tiềm ẩn SHB cung cấp các bảo lãnh tài chính và thư tín dụng để bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng đối với bên thứ ba. Nhiều khoản cam kết và nợ tiềm ẩn sẽ đáo hạn mà không phát sinh bất kỳ một phần hay toàn bộ một khoản tạm ứng nào. Do đó, các khoản cam kết và nợ tiềm ẩn này không phản ánh luồng lưu chuyển tiền tệ dự kiến trong tương lai. Theo Thông tư 02 và Thông tư 09, SHB phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm, tương tự các khoản cho vay và ứng trước khách hàng, cho mục đích quản lý.

112

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.